Các nước đang phát triển phụ thuộc vào các nước phát triển ngày càng nhiều về

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2018

Giải thích: Các nước đang phát triển cần nhiều máy móc, trang thiết bị - kĩ thuật, công nghệ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế nên ngày càng phụ thuộc vào các nước đang phát triển về công nghệ - nguồn vốn.

Đáp án: A

21 tháng 2 2021

* Thuận lợi:

- Vị trí địa lí:

+ Nằm ở Đông Á, gần Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường.

+ Cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển: đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển.

- Địa hình: Có một số đồng bằng nhỏ, đất đai màu mỡ giúp để phát triển nông nghiệp.

- Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, các trích,...) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản.

- Khí hậu: Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới tạo điều kiện để đa dang hóa cơ cấu cây trồng và vật nuôi.

- Sông ngòi: Chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc tạo nên tiềm năng thủy điện lớn.

- Khoáng sản: Có một số loại khoáng sản để phát triển công nghiệp như than đá, đồng, dầu mỏ, vàng...

* Khó khăn:

- Địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp.

Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

- Thiên tai: bão, sóng thần,... 

- Nghèo khoáng sản. -> Thiếu nguyên liệu cho phát triển công nghiệp.

21 tháng 2 2021

a.Thuận lợi

- Nằm ở Đông Á, gần với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ tương đối cao (Trung Quốc, Việt Nam,...), gần kề các nước và lãnh thể công nghiệp mới.

- Đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ.

- Bờ biển: dài (khoảng 29750km), bị chia cắt tạo thành nhiều vinh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá....

- Nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.

- Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.

b.

Khó khăn

- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hô-cai-đô Hôn-su, Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của lãnh thổ đất nước.

- Địa hình chủ yếu là núi, có nhiều núi lửa, động đất; ít đồng bằng, thiếu đất trồng trọt (phải canh tác cả trên những vùng có độ dốc tới 15o).

- Nghèo khoáng sản.

- Có nhiều bão, mưa lớn gây ngập lụt và sóng thần.

1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ...
Đọc tiếp
1. Tự do hóa thương mại. cơ hội hàng hóa tự do lưu thông thúc đẩy sản xuất phát triển. thách thức các nước phát triển trở thành thị trường tiêu thụ cho các cường quốc kinh tế. Nạn buôn lậu. 2. Cách mạng khoa học công nghệ cơ hội tiếp cận nền khcn thế giới. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, hình thành và phát triển kinh tế tri thức. thách thức nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế 3.sự áp đặt lối sống văn hóa của các siêu cường cơ hội tiếp thu các văn hóa tinh hoa của nhân loại thách thức giá trị đạo đức bị biến đổi theo chiều hướng xấu,đánh mất bản sắc dân tộc. 4.chuyển giao công nghệ vì lợi nhuận. cơ hội tiếp cận đầu tư công nghệ hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật thách thức trở thành bãi rác thải công nghệ lạc hậu cho các nước phát triển 5.toàn cầu hóa trong công nghệ cơ hội tạo điều kiện đi tắt đón đầu thành tựu khoa học công nghệ để phát triển. thách thức gia tăng nhanh chóng nợ nước ngoài và nguy cơ tụt hậu 6.chuyển giao mọi thành tựu của nhân loại cơ hội thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ tăng nhanh chóng vào nền kinh tế thế giới thách thức sự cạnh tranh trở nên quyết liệt 7.sự đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ kinh tế cơ hội tận dụng tiềm năng thế mạnh của toàn cầu để phát triển kinh tế đất nước thách thức chảy máu chất xám, nguy cơ cạn kiệt tài nguyên
0
14 tháng 12 2017

Tác động không đúng với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đối với nước đang phát triển là đón đầu được tất cả các công nghệ hiện đại, áp dụng vào sản xuất. Vì các nước đang phát triển tuy có cơ hội đón đầu các công nghệ để áp dụng vào sản xuất, tuy nhiên do trình độ lao động và quản lí, trình độ về khoa học công nghệ của các nước đang phát triển còn hạn chế nên có thể chưa tiếp thu và áp dụng được nhiều công nghệ hiện đại => Chọn đáp án C

13 tháng 6 2016

Đặc điểm tự nhiên Miền Đông:

  • Địa hình phần lớn là đồng bằng châu thổ màu mỡ.
  • Khí hậu cận nhiệt đới gió mùa và ôn đới gió mùa.
  • Sông ngòi: có nhiều sông lớn (Hoàng Hà, Trường Giang, Tây Giang)
  • Khoáng sản kim loại làu là chủ yếu.

Thuận lợi:

  • Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và khí hậu gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển.
  • Tài nguyên khoáng sản phong phú tạo điều kiện phát triển công nghiệp khai thác và luyện kim

Khó khăn:

  • thiên tai gây khó khăn cho đời sống và sản xuất (bão, lũ, lụt,..)
13 tháng 6 2016

* Miền Đông:

+ Thuận lợi:

- Địa hình thấp có nhiều đồng bằng  rộng lớn,  đất phù sa màu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng trọt

- Khí hậu cận nhiệt gió mùa và ôn đới gió mùa, mưa nhiều, thuận lợi cho phát triển cơ cấu cây trồng đa dạng

-Sông ngòi: hạ lưu của các sông lớn như: Hoàng Hà, Trường Giang, nguồn nước dồi dào thuận lợi cho việc phát triển thuỷ điện, thuỷ lợi và giao thông…

- Có nhiều khoáng sản nhất là khoáng sản  kim loại màu phát triển công nghiêp chế tạo, luyện kim.

+ Khó khăn: Nhiều bão ,lũ lụt ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất nông nghiệp

16 tháng 9 2016

  thay đổi cách giáo dục cổ điển, tập trung thực hành nhiều hơn lý thuyết, đổi mới cả nội dung giảng dạy để phù hợp với Thế giới, xây dựng 1 ngân quỹ dành riêng cho việc đào tạo người giỏi, gửi người sang những cường quốc về kh-kt để học tập những cái hay cái giỏi, cái mới của người ta... có chính sách đãi ngộ nhân tài, tạo mọi điều kiện để họ phát triển trong nước, tránh tình trạng chảy máu chất xám... Và nhất là đừng có thái độ "mèo khen mèo dài đuôi", tất cả những công nghệ mà VN đang tự tung hô trong nước thực ra nước ngoài đã có từ lâu, quân đội VN chế tạo robot bắn súng, robot chữa cháy tự động đã la rần trời trong khi nước ngoài người ta đã có những con robot tự động, thám hiểm tận đẩu tận đâu ngoài vũ trụ...

9 tháng 9 2018

- Học hỏi tìm tòi, nghiên cứu về kinh tế xã hội của đất nước.

- Tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới.

- Chọn lọc và áp dụng những khoa học kĩ thuật phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình.

- Luôn đưa ra những phát minh mới, để ngày càng đổi mới kinh tế đất nước theo hướng tốt đẹp hơn.

1.sản lượng CN Nhật Bản đứng 2/TG, sau Hoa Kì, trong đó ngành đóng góp nhiều nhất là:A. CN chế tạo B. SX điện tửC. Xây dựng và công trình công cộng D. Dệt  2/ HIỆN nay, Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới về GDP sau Hoa Kì vàA. Ấn ĐộB. Liên bang NgaC. Trung Quốc D. Anh3/ Hiện nay, về KT tài chính, Nhật Bản...A. 1/TGB. 2/TG sau Hoa KìC. 3/TG sau Hoa Kì, ĐứcD. 2/TG sau EU4. Do là một  quốc gia quần...
Đọc tiếp

1.sản lượng CN Nhật Bản đứng 2/TG, sau Hoa Kì, trong đó ngành đóng góp nhiều nhất là:

A. CN chế tạo 

B. SX điện tử

C. Xây dựng và công trình công cộng 

D. Dệt

  2/ HIỆN nay, Nhật Bản đứng thứ 3 trên thế giới về GDP sau Hoa Kì và

A. Ấn Độ

B. Liên bang Nga

C. Trung Quốc 

D. Anh

3/ Hiện nay, về KT tài chính, Nhật Bản...

A. 1/TG

B. 2/TG sau Hoa Kì

C. 3/TG sau Hoa Kì, Đức

D. 2/TG sau EU

4. Do là một  quốc gia quần đảo, hơn nữa KT PT , khoa học kỹ thuật hiện đại nên ngành GTVT biển của Nhật Bản hết sức PT, hiện đứng thứ 

A. 1/TG

B. 3/TG

C.2/TG

D. 4/TG

5. ý nào sau đây sai về KT  nông nghiệp của Nhật

A. Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền KT Nhật Bản

B. Diện tích đất nông nghiệp rộng nhưng kém phì nhiêu

C. nền nông nghiệp PT theo hướng thâm canh

D.  Tỉ trọng của nông nghiệp trong GDP chỉ khoảng 1%

6. Để rút ngắn khoảng cách với các nước PT đồng thời tiết kiệm được thời gian và chi phí, Nhật Bản đã thực hiện chính sách 

A. Tận dụng triệt để nguồn đầu tư của nước ngoài, đặc biệt là Hoa Kì

B.Đẩy mạnh đầu tư vào các nước khác để tận dụng nguồn tài nguyên và nhân công giá rẻ 

C. Đầu tư nhiều hơn nữa cho GD và ĐT nguồn LĐ có chất lượng cao

D. Tích cực NK công nghệ và kĩ thuật của nước ngoài

7.Câu nhận xét nào là đúng nhất về về ngoại thương của Nhật bản trong những trong năm gần đây?

A. Ngoại thương ngày càng PT

B.Ngoại thương có mức tăng trưởng không cao

C.Thương mại ngày càng tăng nhanh

D.Luôn là nước xuất siêu với giá trị XNK ngày càng tăng

8. Nông nghiệp đóng vai trò chính trong hoạt động kinh tế là đặc điểm của vùng 

A. Hôn-su
B. Kiu-xiu
C. Xi-cô-cư
D. Hô-cai-đô

9.Hiện nay về kinh tế khoa học, kỹ thuật và tài chính Nhật được xếp  thứ mấy sau các nước là

A .Hoa Kỳ 

B .Hoa Kỳ - Trung Quốc 

C.Trung Quốc

D. Hoa Kỳ - LB Nga

10.Nông nghiệp  giữ vai trò thứ yếu trong nền kinh tế của Nhật Bản là

A.Thiếu lao động có chuyên môn trong nông nhiệp

B.Diện tích đất nông nghiệp ít

C Không được chú trọng phát triển của nhà nước 

D.Chịu tác động của thiên tai

0
Câu 20: Nhân tố giữ vai trò quyết định đến một nước đang phát triển rút ngắn, đi tắt, đón đầu tiến kịp các nước phát triển A. phát triển nguồn lao động cả số lượng lẫn chất lượng.          B. khai thác triệt để các nguồn lực của quốc gia đang có.C. chính sách phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia đó.D. tranh thủ được vốn và tri thức của các nước phát...
Đọc tiếp

Câu 20: Nhân tố giữ vai trò quyết định đến một nước đang phát triển rút ngắn, đi tắt, đón đầu tiến kịp các nước phát triển

A. phát triển nguồn lao động cả số lượng lẫn chất lượng.          

B. khai thác triệt để các nguồn lực của quốc gia đang có.

C. chính sách phát triển khoa học và công nghệ của quốc gia đó.

D. tranh thủ được vốn và tri thức của các nước phát triển.

Câu 21: Quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt được gọi chung là gì?

A. Liên hợp hoá khu vực kinh tế.                           B. Toàn cầu hoá. 

C. Xã hội hoá kinh tế lãnh thổ.                               D. Thương mại hoá thế giới.

Câu 22. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của toàn cầu hóa?

A. Thương mại quốc tế phát triển nhanh.               B. Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh.

C. Hạn chế sự phân công lao động quốc tế.            D. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng.

Câu 23. Tổ chức có vai trò quyết định đối với tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới

A. EU                B. NAFTA                      C. WTO               D. APEC

Câu 24. Thành viên thứ 150 của WTO

A. Trung Quốc            B. Cămpuchia                   C. Việt Nam          D. Liên bang Nga

Câu 25. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu là biểu hiện của

A. thương mại thế giới phát triển mạnh                B. thị trường tài chính quốc tế mở rộng

C. đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh              D. các công ty quốc gia có vai trò ngày càng lớn

Câu 26. Đặc điểm nào sau đây không phải của các công ty xuyên quốc gia

A. phạm vi hoạt động rộng                                      B. nắm trong tay những của cải vật chất lớn

C. chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng            D. số lượng có xu hướng giảm đi

u 27. Hậu quả lớn nhất của toàn cầu hoá kinh tế là gì?

A. Gia tăng khoảng cách giàu nghèo            B. Tác động xấu đến môi trường xã hội

C. Làm ô nhiễm môi trường tự nhiên           D. Làm tăng cường các hoạt động tội phạm

Câu 28. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ gồm có

A. 4 thành viên           B. 3 thành viên           C. 5 thành viên            D.6 thành viên

Câu 29. Trong quá trình thực hiện xu hướng khu vực hoá, các quốc gia cần quan tâm giải quyết vấn đề nào sau đây?

A. Việc mở cửa thị trường các quốc gia.            

B. Việc tạo lập thị trường khu vực rộng lớn.

C. Vấn đề tự chủ về kinh tế.    

D. Vấn đề đầu tư dịch vụ giữa các khu vực với nhau.

Câu 30. Bùng nổ dân số, già hoá dân số, ô nhiễm môi trường... được coi là những vấn đề mang tính toàn cu, vì lí do nào?

A. Gây nhiều hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt.              

B. Ảnh hưởng không tốt đến nhiều quốc gia.

C. Cần sự hợp tác của toàn cầu để giải quyết các vấn đề đó.

D. Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế các quốc gia đang phát triển.

Câu 31. Vấn đề dân số cần giải quyết các nước đang phát triển hiện nay

A. bùng nổ dân số                               B. già hoá dân số         

C. phân hoá giàu nghèo rõ nét            D. tỉ lệ dân thành thị cao

Câu 32. Biện pháp quan trọng để giảm gia tăng dân số hiện nay các nước đang phát triển

A. giảm tỉ suất sinh                               B. giảm tỉ suất tử

C. tiến hành xuất khẩu lao động           D. phân bố lại dân cư giữa các vùng

Câu 33. Tỉ lệ người dưới 15 tuổi trong dân số thế giới ngày càng thấp, thể hiện vấn đề

A. gây bùng nổ dân số .                          B. số lao động ngày càng đông. 

C. xu hướng già đi của dân số.               D. dân số giảm dần.

Câu 34. Già hoá dân số gây nên hậu quả cơ bản là

A. thừa lao động                                     B. thiếu lao động          

C. thiếu việc làm                                     D. chi phí chăm sóc trẻ em lớn

Câu 35: Thủ phạm gây ra hiệu ứng nhà kính làm thủng tầng ôzôn là

A. hoạt động nông nghiệp sử dụng ngày càng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu.

B. phát triển du lịch quá tải, tác hại đến môi trường.

C. tăng lượng khí CO2 và khí CFC trong bầu khí quyển.

D. chất thải sinh hoạt thải ra môi trường.

Câu 36. Hậu quả cơ bản của hiệu ứng nhà kính là

A. tan băng ở các cực                            B. mực nước biển dâng cao hơn

C. nhiệt độ toàn cầu tăng lên                 D. xâm nhập mặn vào nội địa sâu hơn

Câu 37. Năm 2016, hiện tượng cá chết hàng loạt ở một số tỉnh miền Trung của Việt Nam là do

A. nước biển nóng lên                           B. ô nhiễm môi trường nước

C. hiện tương thủy triều đỏ                    D. độ mặn của nước biển tăng

Câu 38: Phần lớn lãnh th châu Phi có khí hậu khô nóng là do

A. lãnh thổ nằm xa biển.          

B. phần lớn lãnh thổ phân bố hai bên đường chí tuyến Bắc và Nam.

C. phần lớn lãnh thổ nằm gọn trong vùng Xích đạo.         

D. phần lớn lãnh thổ là đất cát dễ thoát nước.

Câu 39: Trong các tiêu chí sau đây châu Phi có tiêu chí nào cao nhất so với thế giới?

A. Tuổi thọ trung bình của dân số.                           B. Tỉ lệ người nhiễm HIV so với dân số.

C. GDP bình quân trên đầu người.                          D. Trung bình số năm đi học của mỗi người.

Câu 40: Giải pháp cấp bách nhất để đưa nền kinh tế châu Phi thoát khỏi tình trạng chậm tiến là

A. giải quyết thuỷ lợi cho sản xuất nông nghiệp.            

B. sử dụng tài nguyên có hiệu quả.

C. chấm dứt xung đột vũ trang.                     

D. gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).  

0