Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp, châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú: vàng, kim cương, uranium, crom, đồng, phốt phát... Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.
Dạng địa hình chủ yếu ở Châu Phi là sơn nguyên, bồn địa, cao nguyên.
Khoáng sản chủ yếu ở Châu Phi là vàng, uranium, kim cương, crom, chì, dầu mỏ, đồng, khí đốt, sắt, coban, mangan,...
Nước đang phát triển là quốc gia có mức sống còn khiêm tốn, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số phát triển con người (HDI) không cao. Ở các nước này, thu nhập đầu người ít ỏi, nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản thấp.
Mức độ phát triển của một xã hội bao hàm cơ sở hạ tầng hiện đại (cả về mặt vật chất và thể chế) và sự chuyển đổi ra khỏi những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng thấp như nông nghiệp và khai thác tài nguyên tự nhiên. Ở các quốc gia phát triển, hệ thống kinh tế dựa trên sự tăng trưởng mạnh mẽ và bền vững ở những lĩnh vực dịch vụ, giáo dục, nghiên cứu phát triển, thông tin, v.v..
Mình nói đúng nhưng vắn tắt nha:
Các nước phát triển : Pháp, Ý, Anh, Đức, Hoa Kì,....
Các nước trên đã phát triển và đang trong quá trình cải tiến và có thể đi xâm lược các nước khác, thâu tóm một ngày vững mạnh
môi trường xích đạo ẩm :
vt:nằm trong khoảng 5'B -5'N
đặc điểm: khí hậu nắng nóng mưa nhiều quanh năm
-nhiệt độ và độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển
-cây rừng rậm rạp,xanh tốt quanh năm nhiều tầng , nhiều dây leo ,chim thú,...
* ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU
-Nhiệt độ: + Trung bình năm cao từ 25σC đến 28σC
+ Biên độ nhiệt năm nhỏ: 2 đến 3σC
- Lượng mưa: +Trung bình hàng tháng: 170 đến 250 mm
+ Trung bình năm cao từ: 1500 đến 2500mm
→ Nắng nóng, mưa nhiều quanh năm
* Rừng rậm xanh wanh năm
- Độ ẩm và nhiệt độ cao tạo điều kiện cho rừng rậm xanh quanh năm phát triển
-Vùng cửa sông và ven biển có rừng ngập mặn
-Rừng có nhiều loại cây mọc thành nhiều tầng rất rậm rạp cao trên 40m
-Động vật phong phú và đa dạng sống trên khắp các tầm của rừng rậm
Phân biệt quần cư nông thôn và quần cư đô thị ?
Quần cư nông thôn:
- Cách tổ chức sinh sống: thôn, xóm, làng, bản,...
- Mật độ dân số: thấp
- Lối sống: Dựa vào truyền thống phong tục.
- Hoạt động kinh tế: Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp.
Quần cư đô thị:
- Cách tổ chức sinh sống: phố, phường,...
- Mật độ dân số: cao
- Lối sống: Cộng đồng có tổ chức, sống văn minh, bình đẳng.
- Hoạt động kinh tế: Công nghiệp, dịch vụ.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Quần cư nông thôn hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp. Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, gắn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.
1,
âu 1. Trên thế giới khu vực có khí hậu hoang mạc phân bố ở:
A. Ven biển . C. Dọc 2 đường chí tuyến.
B. Nằm sâu trong lục địa. D. Câu B+C đúng .
Câu 2. Châu lục có khí hậu khắc nghiệt nhất hiện nay:
A. Châu Mĩ. C. Châu Á.
B. Châu Phi. D. Châu Âu.
Câu 3. Đới lạnh là khu vực giới hạn từ:
A. Chí tuyến Bắc đến chí tuyến Nam
B. Xích đạo đến 2 chí tuyến
C. 2 chí tuyến đên 2 vòng cực
D. 2 vòng cực đến 2 cực
Câu 4. Sự bùng nổ dân số từ những năm 50 của thế kỉ XX diễn ra ở các nước thuộc
A. Châu Á, châu Phi và Mĩ la Tinh C. Châu Âu, châu Mĩ
B. Bắc Mĩ và châu Đại Dương D. Châu Phi
Câu 5. Đới nóng nằm khoảng vị trí:
A. 5°B- 5°N C. 2 chí tuyến đên 2 vòng cực
B. Xích đạo đến 2 chí tuyến D. 2 vòng cực đến 2 cực
Câu 6. Môi trường nhiệt đới gió mùa phân bố chủ yếu ở:
A. Đông Á C. Tây Nam Á
B. Bắc Á D. Nam Á, Đông Nam Á
Câu 7. Mực nước của các đại dương dâng cao là hậu qủa trực tiếp của hiện tượng:
A. Đất bị xói mòn. C. Ô nhiễm nguồn nước.
B. Nhiệt độ Trái Đất nóng lên. D. Phá rừng đầu nguồn.
Câu 8. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào
A. Chỉ số thông minh. C. Cấu tạo cơ thể.
B. Hình thái bên ngoài cơ thể. D. Tình trạng sức khoẻ.
Câu 9. Tháp tuổi cho ta biết:
A. Độ tuổi dân số. C. Tổng số nam nữ.
B. Số người trong độ tuổi lao động. D. Câu A+B+C đúng .
Câu 10. Hình dạng của tháp tuổi có dân số trẻ:
A. Đáy tháp rộng, đỉnh tròn. C. Đáy tháp hẹp, đỉnh tròn.
B. Đáy tháp rộng, đỉnh nhọn. D. Đáy tháp hẹp, đỉnh nhọn.
Câu 11. Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc:
A. Ơ-rô-pê-ô-it . C. Môn-gô-lô-it .
B. Nê-grô-it. D. Người lai.
Câu 12. Thảm thực vật tiêu biểu của môi trường xích đạo ẩm là:
A. Rừng thưa. C. Rừng lá kim.
B. Rừng rậm xanh quanh năm. D. Rừng cây bụi lá cứng.
Câu 13. Xa van(đồng cỏ cao nhiệt đới) là thảm thực vật tiêu biểu cho môi trường:
A. Nhiệt đới. C. Xích đạo ẩm.
B. Nhiệt đới gió mùa. D. Hoang mạc.
Câu 14. Tác động của các đợt khí nóng và lạnh làm cho khí hậu và thời tiết ở đới ôn hòa có đặc điểm:
A. Nhiệt độ nóng lên đột ngột . C. Nhiệt độ tăng giảm đột ngột.
B. Nhiệt độ hạ xuống đột ngột . D. Tất cả đều sai .
Câu 15. Lục địa nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc:
A. Lục địa Á-Âu. C. Lục địa Phi .
B. Lục địa Nam Mĩ. D. Lục địa ô-trây-li-a .
Câu 16. Những yếu tố gây nên sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa là:
A. Đợt khí lạnh. C. Gió Tây và dòng biển nóng.
B. Đợt khí nóng. D. Câu A+B+C đúng.
Câu 17. Thảm thực vật tương ứng với môi trường ôn đới lục địa là:
A. Rừng lá rộng. C. Rừng cây bụi gai.
B. Rừng lá kim. D. Rừng rậm xanh quanh năm.
Câu 18. Đặc điểm nổi bật của khí hậu hoang mạc:
A. Nóng ẩm quanh năm. C. Mưa theo mùa.
B. Khô hạn, biên độ nhiệt lớn. D. Mưa vào thu đông.
Câu 19. Tên một hoang mạc lớn nhất thế giới:
A. Gô-bi ở châu Á. C. Ca-la-ha-ri ở Nam Phi.
B. Xa-ha-ra ở châu Phi. D. A-ra-bi-an ở Tây nam Á.
Câu 20. Cuộc sống ở đới lạnh chỉ sinh động trong thời kì:
A. Mùa hạ. C. Mùa đông.
B. Mùa thu. D. Mùa xuân.
Câu 21. Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo:
A. Vĩ độ. C. Độ cao và hướng của sườn núi.
B. Gần biển hay xa biển. D. Gần cực hay gần chí tuyến.
Câu 22. Vùng núi ở đới ôn hòa, thực vật thường phát triển mạnh ở khu vực:
A. Sườn khuất nắng. C. Sườn đón gió lạnh.
B. Sườn khuất gió. D. Sườn đón nắng và gió ẩm..
Câu 23. Sự phân tầng thực vật theo độ cao là do sự thay đổi của:
A. Đất đai theo độ cao. C. Khí áp theo độ cao
B. Không khí theo độ cao. D. Nhiệt độ theo độ cao.
Câu 24. Các châu lục nằm hoàn toàn ở nửa cầu Nam:
A. Châu Nam Cực. C. Châu Á
B. Châu Âu. D. Châu Mĩ.
Câu 25. Vấn đề lo ngại đang đặt ra ở môi trường đới lạnh:
A. Ô nhiễm môi trường.
B. Nguy cơ tuyệt chủng các loài động vật quý hiếm.
C. Thiếu nhân lực
D. Câu B+C đúng.
2,I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm) (Chọn câu trả lời đúng nhất)
Câu 1. Đới nóng nằm ở khoảng
A. giữa hai chí tuyến.
B. giữa đới lạnh và đới ôn hòa.
C. giữa chí tuyến Bắc đến cực Bắc.
D. giữa chí tuyến Nam đến cực Nam.
Câu 2. Nguyên nhân sâu xa gây tác động tiêu cực tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng là
A. dân số tăng quá nhanh.
B. kinh tế phát triển chậm.
C. đời sống nhân dân thấp kém.
D. khai thác tài nguyên không hợp lí.
Câu 3. Khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình là
A. Bắc Phi, Nam Phi B. Trung Phi, Nam Phi C. Đông Á, Nam Á D. Nam Á, Đông Nam Á
Câu 4. Tại sao Sê-ra-pun-di là nơi có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới?
A. Chịu tác động mạnh của gió mùa mùa đông.
B. Nằm ngay sát biển nên chịu tác động của biển.
C. Nằm ở sườn đón gió (phía nam dãy Hi-ma-lay-a).
D. Nằm gần dòng biển nóng mang theo nhiều hơi nước.
Câu 5. Để nhận biết sự khác nhau giữa các chủng tộc người ta căn cứ vào
A. cấu tạo cơ thể.
B. hình thái bên ngoài.
C. trang phục bên ngoài.
D. sự phát triển của trí tuệ.
Câu 6. Năm 2001, Việt Nam có số dân là 78,7 triệu người, trong khi diện tích là 330.991 km2. Vậy mật độ dân số của Việt Nam năm 2001 là
A. 823 người/ km2 B. 238 người/ km2 C. 832 người/ km2 D. 328 người/ km2
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm) So sánh sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị.
Câu 2. (1.5 điểm) Trình bày đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Câu 3. (2.5 điểm) Quan sát hình 4.2 và 4.3 SGK cho biết sau 10 năm: (lấy ảnh trong sách nhé ^^)
- Hình dáng tháp tuổi có gì thay đổi?
- Nhóm tuổi nào tăng về tỉ lệ?
- Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ?
Đáp án đề (2):
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý lớp 7
I. TRẮC NGHIỆM: (3.0 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng đạt 0.5 điểm)
Câu hỏi |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
A |
A |
D |
C |
B |
B |
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm) Sự khác nhau cơ bản giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị:
- Quần cư nông thôn: có mật độ dân số thấp (0.5 điểm); kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp (0.5 điểm).
- Quần cư thành thị: có mật độ dân số cao (0.5 điểm), kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ (0.5 điểm).
- Lối sống nông thôn và lối sống đô thị có nhiều điểm khác biệt. (1.0 điểm)
Câu 2. (1.5 điểm) Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa:
- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. (0.5 điểm)
- Thời tiết diễn biến thất thường (0.5 điểm). Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn và lượng mưa có năm ít, năm nhiều nên dễ gây hạn hán hay lũ lụt. (0.5 điểm)
Câu 3. (2.5 điểm) Tháp dân số của TP Hồ Chí Minh có sự thay đổi:
- Đáy tháp năm 1999 thu hẹp lại (0.5 điểm), thân tháp mở rộng ra (0.5 điểm).
- Nhóm tuổi trong độ tuổi lao động có xu hướng tăng về tỉ lệ (0.5 điểm). Trên độ tuổi lao động có tăng chút ít (0.5 điểm).
- Nhóm tuổi chưa đến độ tuổi lao động có xu hướng giảm về tỉ lệ (0.5 điểm).
trường tớ thì kiểm tra địa như văn ý "em hãy viết một lá thư cho ng bn về cuộc sống ở đới lạnh(ví dụ nhà em chuyển tới Bắc Cực sinh sống":)))
Cộng Hòa Nam Phi
_ Thuộc khu vực Nam Phi
_ Thu hập bình quân đầu người là 12.240 USD (năm 2013)
Kênia
_ Thuộc khu vực Trung Phi
_ Thu nhập bình quân đầu người là 2.780 USD (năm 2013)
Ai Cập
_ Thuộc khu vực Bắc Phi
_ Thu nhập bình quân đầu người là 10.790 USD (năm 2013)
Chúc bạn học tốt
Ban can nam 2001 hay 2013 vay?