K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 12 2017

Trả lời:

Hai phương pháp nghiên cứu chính:
+ Phương pháp nghiên cứu trực tiếp: là dùng mũi khoan, khoan vào độ sâu 15 km.
+ Phương pháp nghiên cứu gián tiếp: là sử dụng PP địa chấn, PP trọng lực, PP địa từ.

17 tháng 11 2016

* Các nhà địa chất sử dụng các phương pháp thực địa, phân tích trong phòng thí nghiệm, và mô hình số để giải mã lục sử Trái Đất và hiểu các quá trình xảy ra trên Trái Đất. Trong các cuộc khảo sát địa chất, các nhà địa chất thường dùng các thông tin nguyên thủy liên quan đến thạch học (nghiên cứu về các loại đá), địa tầng học (nghiên cứu các lớp trầm tích), và địa chất cấu tạo (nghiên cứu về thế nằm và sự biến dạng của đá). Trong một số trường hợp, các nhà địa chất cũng nghiên cứu đất, sông, địa hình, và băng hà; khảo sát sự sống hiện tại và quá khứ và các con đường địa hóa, và sử dụng các phương pháp địa vật lý để khảo sát phần bên dưới mặt đất.

- Các phương pháp thực địa

Công việc khảo sát địa chất thực tế hay thực địa thay đổi tùy theo nhiệm vụ được giao (đặt ra). Các công việc thông thường bao gồm:

  • Lập bản đồ địa chất
    • Bản đồ cấu trúc: xác định các vị trí của các thành tạo đá chính và các đứt gãy, nếp uốn tác động lên (tạo ra) nó.
    • Bản đồ địa tầng: Xác định các vị trí của các tướng trầm tích (tướng thạch học và tướng sinh học) hoặc lập bản đồ đẳng dày của các lớp đá trầm tích
    • Bản đồ Surficial: Xác định vị trí của các loại đất và các tích tụ surficial
  • Khảo sát các đặc điểm địa hình
    • Tạo ra bản đồ địa hình
    • Khảo sát sự thay đổi của địa hình cảnh quan bao gồm:
      • Các dạng xói mòn và tích tụ
      • Thay đổi lòng sông tạo ra khúc uốn và thay đổimực xâm thực cơ sở (avulsion)?
      • Các quá trình sườn
  • Lập bản đồ dưới bề mặt bằng phương pháp địa vật lý.
    • Các phương pháp bao gồm:
      • Khảo sát bằng sóng địa chấn ở độ sâu nông
      • Thẩm thấu radar mặt đất (GPR)
      • Ảnh điện trở
    • Các phương pháp được sử dụng trong:
      • Tìm kiếm hydrocacbon
      • Tìm nước ngầm
      • Xác định vị trí các kiến trúc cổ bị chôn vùi
  • Địa tầng học phân giải cao
    • Đo đạc và mô tả các mặt cắt địa tầng trên bề mặt
    • Khoan giếng và đo đạc trong giếng
  • Sinh địa hóa học và vi sinh địa học
    • Thu thập mẫu để:
      • Xác định các đường sinh hóa
      • Xác định các tổ hợp loài mới
      • Xác định các hợp chất hóa học mới
    • Và sử dụng các phát hiện này để
      • Hiểu sự sống trước đây trên Trái Đất và nó thực hiện chức năng và trao đổi chất như thế nào
      • Tìm kiếm các hợp chất quan trọng để sử dụng trong dược phẩm.
  • Cổ sinh vật học: khai quật các vật liệu hóa thạch
    • Dùng nghiên cứu sự sống trong quá khứ và sự tiến hóa
    • Dùng trưng bày trong bảo tàng và giáo dục
  • Thu thập mẫu để nghiên cứu Niên đại địa chất và Niên đại chính xác (thermochronology)
  • Băng hà học: đo đạc các đặc điểm của băng hà và sự di chuyển của

-Các phương pháp trong phòng thí nghiệm

 

Trong lĩnh vực thạch học, các nhà thạch học xác định các mẫu đá trong phòng thí nghiệm bằng hai phương pháp là soi mẫu dưới kính hiển vi quang học và dưới kính hiển vi điện tử. Trong các phân tích khoáng vật quang học, mẫu lát mỏng được phân tích bằng kính hiển vi thạch học, nhờ đó các khoáng vật có thể được xác định qua các thuộc tính khác nhau của chúng bởi ánh sáng phân cực xuyên qua và mặt phẳng phân cực, gồm các tính chất của nó như khúc xạ kép, đa sắc, song tinh, và sự giao thoa bởi lăng kính lồi. Khi dùng máy dò điện tử, các vị trí riêng lẻ được phân tích về thành phần hóa học chính xác và sự thanh đổi về thành phần trong các tinh thể riêng lẻ.Các nghiên cứu về đồng vị bền và phóng xạ giúp con người hiểu hơn về thành phần vật chất bên trong, cũng như sự phát triển của địa hóa học về các loại đá.

Các nhà thạch học sử dụng dữ liệu về các bao thể và các thí nghiệm vật lý ở nhiệt độ và áp suất cao để tìm hiểu nhiệt độ và áp suất mà tại đó hình thành các pha tạo khoáng vật khác nhau, và bằng cách nào chúng biến đổi trong các quá trình mácma và biến chất. Nghiên cứu này có thể được ngoại suy từ thực tế để hiểu các quá trình biến chất và các điều kiện kết tinh của các đá mácma.Công trình này cũng giúp giải thích các quá trình xuất hiện trong lòng Trái Đất như sự hút chìm và sự tiến hóa của lò mácma.

 

17 tháng 11 2016

ai là cung bạch dươngBài 10 : Cấu tạo bên trong trái đất

26 tháng 12 2021

Em tham khảo nhé:

1, Cấu tạo Trái đất gồm 3 lớp:

- Lớp vỏ (từ 5-70km): Mỏng nhất, quan trọng nhất, vật chất trạng thái rắn, nhiệt độ tăng dần từ ngoài vào sâu bên trong (tối đa 10000C).

- Lớp trung gian (từ 70-3000km): có thành phần ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 15000C – 47000C.

Lớp lõi (dày nhất, trên 3000km): lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C.

- Vỏ Trái Đất là lóp mỏng nhất, nhưng lại rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

2, *Đặc điểm của lớp vỏ Trái đất

- Vỏ Trái đất là lớp đất đá rắn chắc, độ dày dao động từ 5km đến 70 km 

- Lớp vỏ Trái đất chiếm 1% thể tích và 0,55 khối lượng của Trái đất.

- Vỏ Trái đất được cấu tạo do một số địa mảng nằm kề nhau.

3. *Đặc điểm của lớp man ti

- Có độ sâu 2900km tính từ vỏ Trái Đất.

- Chiếm hơn 80% thể tích và 68,5% khối lượng của Trái Đất.

- Đặc điểm: tầng manti trên đặc quánh dẻo, tầng manti dưới ở trạng thái rắn.

- Thạch quyển: vỏ Trái Đất và manti trên (100km) được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau tạo thành lớp vỏ cứng bên ngoài Trái Đất.

4, *Đặc điểm của lớp nhân

- Độ dày khoảng 3470km.

- Bao gồm:

+ Nhân ngoài: từ 2900km đến 5100km, nhiệt độ khoảng 5000°C, áp suất từ 1.3 đến 3,1 triệu át mốt phe, vật chất ở trạng thái lỏng.

+ Nhân trong (hạt): từ 5100km đến 6370km, áp suất từ 3 đến 3,5 triệu át mốt phe, vật chất ở trạng thái rắn.

- Thần phần vật chất: chủ yếu các kim loại nặng như sắt, niken.


 


 

26 tháng 12 2021

cảm ơn anh

 

23 tháng 11 2016

Câu 6: Trả lời:

Cấu tạo bên trong của Trái Đất
Gồm 3 lớp: - Lớp vỏ
- Lớp trung gian
- Lớp lõi Trái Đất

Có 7 địa mảng chính: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Áu-Ắ, Phi, Thái Bình Dương, Ấn Độ, Nam Cực

 

 

 

23 tháng 11 2016

Câu 5: trả lời:

- Hai mảng tách xa nhau:
Vật chất dưới sâu trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đáy đại dương.

- Hai mảng xô vào nhau:
Đá bị nén ép, nhô lên thành núi, núi lửa, động đất.

- Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ Trái Đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi.

- Đặc điểm của từng lớp:

  • Lớp vỏ Trái Đất là lớp mỏng nhất có độ dày từ 5km đến 70km. vật chất ở dạng rắn chắc.  Lớp vỏ trái đất rất quan trọng vì nó là nơi tồn tại các thành phần tự nhiên của Trái Đất như không khí, nước, sinh vật... đồng thời là nơi tồn tại của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất được cấu tạo từ một sổ địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng di chuyển rất chậm chạp. Hai địa mảng kề nhaụ có thể tách xa nhau hoặc xô vào nhau.
  • Lớp trung gian: Có độ dày gần 3000km, vật chất ở trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ khoảng 1500 độ C đến 4700 độ C
  • Lõi Trái đất: Có độ dày trên 3000km, vật chất ở trạng thái lỏng ở ngoài, rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất khoảng 5000 độ C.
7 tháng 9 2016

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đácủa hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên Thế giới (World), "hành tinh xanh"[note 3] hay "Địa Cầu", là nhà của hàng triệu loài sinh vật,[12] trong đó có con người và cho đến nay đây là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Hành tinh này được hình thành cách đây 4,55 tỷ năm[13][14][15][16] và sự sống xuất hiện trên bề mặt của nó khoảng 1 tỷ năm trước. Kể từ đó, sinh quyển, bầu khí quyển của Trái Đất và các điều kiện vô cơ khác đã thay đổi đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phổ biến của các vi sinh vật ưa khí cũng như sự hình thành của tầng ôzôn-lớp bảo vệ quan trọng, cùng với từ trường của Trái Đất, đã ngăn chặn các bức xạ có hại và chở che cho sự sống.[17] Các đặc điểm vật lý của Trái Đất cũng như lịch sử địa lý hay quỹ đạo, cho phép sự sống tồn tại trong thời gian qua. Người ta hy vọng rằng Trái Đất còn có thể hỗ trợ sự sống thêm 1,5 tỷ năm nữa, trước khi kích thước của Mặt Trời tăng lên và tiêu diệt hết sự sống.[18]

Bề mặt Trái Đất được chia thành các mảng kiến tạo, chúng di chuyển từ từ trên bề mặt Trái Đất trong hàng triệunăm. Khoảng 71% bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi các đại dương nước mặn, phần còn lại là các lục địa và các đảo. Nước là thành phần rất cần thiết cho sự sống và cho đến nay con người vẫn chưa phát hiện thấy sự tồn tại của nó trên bề mặt của bất kì hành tinh nào khác.[note 4][note 5] Tuy nhiên, người ta có chứng cứ xác định nguồn nước có ở Sao Hỏa trong quá khứ, và có thể tồn tại cho tới ngày nay.[19] Lõi của Trái Đất vẫn hoạt động được bao bọc bởi lớp manti rắn dày, lớp lõi ngoài lỏng tạo ra từ trường và lõi sắt trong rắn. Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống.[22]

Trái Đất tương tác với các vật thể khác trong không gian bao gồm Mặt Trời và Mặt Trăng. Hiện quãng thời gian Trái Đất di chuyển hết một vòng quanh Mặt Trời bằng 365,26 lần quãng thời gian nó tự quay một vòng quanh trục của mình. Khoảng thời gian này bằng với một năm thiên văn tức 365,26 ngày trong dương lịch.[note 6] Trục tự quay của Trái Đất nghiêng một góc bằng 23,4° so với trục vuông góc với mặt phẳng quỹ đạo,[23] tạo ra sự thay đổi mùa trên bề mặt của Trái Đất trong một năm chí tuyến. Mặt Trăng, vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, đồng thời cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thủy triều đại dương, bắt đầu quay quanh Trái Đất từ 4,53 tỷ năm trước, vẫn giữ nguyên góc quay ban đầu theo thời gian nhưng đang chuyển động chậm dần lại. Trong khoảng từ 4,1 đến 3,8 tỷ năm trước, sự va đập của các thiên thạch trong suốt thời kì "Công phá Mạnh muộn" đã tạo ra những sự thay đổi đáng kể trên bề mặt Mặt Trăng.

Cả tài nguyên khoáng sản lẫn các sản phẩm của sinh quyển được sử dụng để cung cấp cho cuộc sống của con người. Dân cư được chia thành hơn 200 quốc gia độc lập, có quan hệ với nhau thông qua các hoạt động ngoại giao, du lịch, thương mại, quân sự. Văn hóa loài người đã phát triển tạo nên nhiều cách nhìn về Trái Đất bao gồm việc nhân cách hóa Trái Đất như một vị thần, niềm tin vào một Trái Đất phẳng hoặc một Trái Đất là trung tâm của cả vũ trụ, và một quan điểm nhìn hiện đại hơn như Trái Đất là một môi trường thống nhất cần có sự định hướng 

21 tháng 5 2019

Trái Đất quay trên quỹ đạo quanh Mặt Trời với khoảng cách trung bình 150 triệu km hết 365,2564 ngày Mặt Trời trung bình (1 năm thiên văn, số liệu đo được đến năm 2006)[cần dẫn nguồn][xem thảo luận]. Vì thế từ Trái Đất nó tạo ra chuyển động biểu kiến của Mặt Trời thể hiện bằng sự thay đổi vị trí tương đối so với các ngôi sao, với vận tốc góc khoảng 1°/ngày, hay một khoảng cách bằng đường kính góc của Mặt Trăng hay Mặt Trời cứ sau mỗi 12 giờ về phía đông. Vì chuyển động này, trung bình nó mất 24 giờ - một ngày Mặt Trời - để Trái Đất hoàn thành một vòng tự quay quanh trục sao cho Mặt Trời lại trở lại đường Tý Ngọ (kinh tuyến thiên cầu). Vận tốc quỹ đạo của Trái Đất khoảng 30 km/s, đủ để đi hết quãng đường bằng đường kính Trái Đất (~12.700 km) trong 7 phút, hay khoảng cách đến Mặt Trăng (384.000 km) trong 4 giờ.[120]

Mặt Trăng quay cùng Trái Đất một vòng quanh tâm khối chung hết 27,32 ngày so với các ngôi sao trên nền. Khi kết hợp với chu kỳ quay quanh Mặt Trời của hệ Trái Đất-Mặt Trăng thì thời gian của một tháng giao hội từ sóc này tới sóc kế tiếp là 29,53 ngày. Quan sát từ cực Bắc thiên cầu, chuyển động của Trái Đất, Mặt Trăng và sự tự quay quanh trục của chúng là ngược chiều kim đồng hồ. Nhìn từ một điểm cao thuận lợi trên cực Bắc của cả Trái Đất và Mặt Trời, Trái Đất dường như quay quanh Mặt Trời theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. Mặt phẳng quỹ đạo và mặt phẳng trục không vuông góc với nhau: trục Trái Đất nghiêng một góc khoảng 23,5° so với đường thẳng vuông góc với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời và mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trăng nghiêng khoảng 5 độ so với mặt phẳng Trái Đất-Mặt Trời. Nếu không có độ nghiêng như vậy thì cứ hai tuần lại có hiện tượng thực với nhật thực và nguyệt thực xen kẽ nhau.[120][121]

22 tháng 12 2022

TK:

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ trái đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi. – Đặc điểm: + Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 đến 70 km; vật chất ở trạng thái rắn chắc; càng xuống sâu nhiệt độ càng cao; nhưng tối đa chỉ tới 1.000oC.

25 tháng 12 2022

Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm ba lớp: lớp ngoài cùng là vỏ trái đất, ở giữa là lớp trung gian và trong cùng là lõi. – Đặc điểm: + Lớp vỏ Trái Đất: độ dày từ 5 đến 70 km; vật chất ở trạng thái rắn chắc; càng xuống sâu nhiệt độ càng cao; nhưng tối đa chỉ tới 1.000oC.

30 tháng 3 2017

Cấu tạo bên trong trái đất gồm 3 lớp:

Lớp Độ dày Trạng thái Nhiệt độ
Lớp vỏ Trái Đất Từ 5 km đến 7 km Rắn chắc Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao, nhưng tối đa chỉ tới 1000oC
Lớp trung gian Gần 3000 km Từ quánh dẻo đến lỏng Khoảng 1500oC đến 4700oC
Lõi Trái Đất Trên 3000 km Lỏng ở ngoài, rắn ở trong Cao nhất khoảng 5000oC

24 tháng 5 2017

Trái Đất gồm 3 lớp: lớp vỏ , lớp trung gian , lớp lõi

a, Lớp vỏ

- mỏng nhất , dày từ 5 đến 70km, trạng thái rắn chắc.

b, Lớp trung gian

- Dày gần 3000km , trạng thái quánh dẻo đến lỏng, nhiệt độ từ 18000 đến 47000

c, Lớp lõi

- Dày trên 3000km , trạng thái lỏng ở ngoài , rắn ở trong , cao nhất khoảng 50000C

16 tháng 12 2016

Cấu tạo bên trong Trái Đất gồm:

+ Vỏ Trái Đất

+ Lớp trung gian

+ Lõi Trái Đất

Vỏ Trái Đất là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như: nước, không khí, sinh vật… và cũng là nơi sinh sống, hoạt động của xã hội loài người.

18 tháng 12 2016

Trái đất gồm 3 lớp: Lớp vỏ, lớp trung gian, lớp lõi

Đặc điểm từng lớp :

+ Lớp vỏ:

-Dày 5 đến 70 km

-Rắn chắc

-Càng vào sâu càng tăng tối đa là 1000 độ C

+ Lớp trung gian:

-Dày gần 3000km

-Quánh dẻo đến lỏng

-Từ 1500 đến 4700 độ C

+Lớp lõi:

-Dày >3000 km

-Lỏng ngoài rắn trong

-Cao nhất là 5000 độ C

20 tháng 10 2017

-Cấu tạo bên trong của Trái Đất gồm: vỏ trái đất, lớp trung gian và lõi.

-Đặc điểm:

+ Lớp vỏ Trái Đất:

       ♦Độ dày từ 5 đến 70 km.

       ♦Vật chất ở trạng thái rắn chắc.

       ♦Càng xuống sâu nhiệt độ càng cao (tối đa chỉ tới 1.000ºC).

+ Lớp trung gian (bao Manti):

       ♦Độ dày gần 3.000 km.

       ♦Vật chất ở trạng thái quánh dẻo đến lỏng.

       ♦Nhiệt độ khoảng 1.500ºC đến 4.700ºC.

+ Lõi Trái Đất:

       ♦Độ dày trên 3.000 km.

       ♦Vật chất ở trạng thái lỏng ở bên ngoài, rắn ở bên trong.

       ♦Nhiệt độ cao nhất khoảng 5.000ºC.