Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đất feralit được hình thành: trong điều kiện khí hậu ôn đới lục địa (nửa khô hạn), đất đen được hình thành,...
Giải Thích : Dựa vào hình 14.1 SGK/53, các đới khí hậu kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII. Như vậy, ta thấy đới khí hậu được phân chia thành nhiều kiểu khí hậu nhất là đới khí hậu cận nhiệt với 3 kiểu khí hậu, đó là kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa, cận nhiệt gió mùa và kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.
Đáp án: B
- Có 7 đới khí hậu trên Trái Đất:
Đới khí hậu | Phạm vi | Phân hóa thành các kiểu khí hậu |
Đới khí hậu cực | - Bán cầu Bắc: khoảng 70oB – cực Bắc. - Bán cầu Nam: khoảng 66oN – cực Nam. | |
Đới khí hậu cận cực | Bán cầu Bắc: khoảng 50oB – 70oB. | |
Đới khí hậu ôn đới | - Bán cầu Bắc: khoảng 35oB – 66oB. - Bán cầu Nam: 40oN – 50oN. | - Ôn đới lục địa - Ôn đới gió mùa - Ôn đới hải dương |
Đới khí hậu cận nhiệt | - Bán cầu Bắc: khoảng 20oB – 40oB. - Bán cầu Nam: khoảng 23oN – 40oN. | - Cận nhiệt lục địa - Cận nhiệt hải dương - Cận nhiệt địa trung hải |
Đới khí hậu nhiệt đới | - Bán cầu Bắc: khoảng từ Xích đạo – 30oB. - Bán cầu Nam: khoảng từ Xích đạo – 30oN. | - Nhiệt đới lục địa - Nhiệt đới gió mùa |
Đới khí hậu cận xích đạo | - Bán cầu Bắc: khoảng 10oB – 20oB. - Bán cầu Nam: khoảng 26oN – 29oN. | |
Đới khí hậu Xích đạo | Khoảng 10oB – 10oN. |
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu nhiệt đới, thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Giải Thích : Dựa vào hình 14.1 SGK/53, các đới khí hậu kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII. Như vậy, ta thấy kiểu khí hậu có diện tích lớn nhất trên các lục địa là kiểu khí hậu ôn đới lục địa (màu xanh lá cây nhạt).
Đáp án: B
Giải Thích : Dựa vào hình 14.1 SGK/53, các đới khí hậu kí hiệu I, II, III, IV, V, VI, VII. Như vậy, ta thấy kiểu khí hậu có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa là kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải (màu cam đậm).
Đáp án: C
* Nguyên nhân thay đổi của khí áp
- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.
- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.
- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.
- Ngoài ra, khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí.
* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất
- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
- Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực).
- Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí tuyến (nguyên nhân động lực).
- Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).
- Từ các đai áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực).
Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
- Đất và thảm thực có sự thay đổi theo độ cao:
+ Dưới chân núi là rừng lá rộng, càng lên cao thực vật càng thưa thớt, đến 1 độ cao nhất định xuất hiện băng tuyết.
+ Các loại đất tốt, màu mỡ được hình thành dưới chân núi; càng lên cao tầng đất càng mỏng, đất kém phát triển.
=> Nguyên nhân: do sự khác nhau về nhiệt và ẩm (càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm, còn độ ẩm không khí tăng lên đến 1 độ cao nhất định mới giảm).
- Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cap-ca:
Sườn Tây dãy Cap-ca
+ 0 – 500 m: rừng sồi – đất đỏ cận nhiệt.
+ 500 – 1300 m: rừng dẻ - đất đỏ cận nhiệt (500 – 800 m) và đất nâu sẫm (800 – 1300 m).
+ 1300 – 1700 m: rừng linh sam – đất pôtdôn.
+ 1700 – 2300 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.
+ 2300 – 3000m: địa y và cây bụi – vách đá và đứt đoạn các đảo đất.
+ Trên 3000 m: băng tuyết.
Sườn Đông dãy Cap-ca
+ 0 – 500 m: thảo nguyên – đất hạt dẻ và nâu sẫm.
+ 500 – 1000m: rừng dẻ và sồi – đất rừng màu nâu.
+ 1000 – 2000 m: đồng cỏ An-pin – đất đồng cỏ núi.
+ 2000 – 3000 m: địa y và cây bụi – đất sơ đẳng.
+ Trên 3000 m: băng tuyết.
Giải Thích : Dựa vào hình 14.1 SGK/53, ta thấy kinh tuyến 80oĐ đi qua những đới và kiểu khí hậu lần lượt từ Bắc xuống Nam trên đất liền là Cận cực, ôn đới lục địa, cận nhiệt lục địa và kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Đáp án: B
- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).
=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.
- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):
Nguyên nhân nhiệt lực:
+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.
+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.
Nguyên nhân động lực:
+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.
+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.
Có. Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, đất feralit được hình thành; trong điều kiện khí hậu ôn đới núi cao, đất mùn alit được hình thành, ...