Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Qua toàn bộ đoạn trích, hình ảnh chàng trai hiện lên là một người thủy chung, son sắt luôn một lòng một dạ với người con gái mình yêu.
- Những biểu hiện khiến em xúc động nhất khi đọc bài thơ này là: khi chàng trai nói mình muốn được bồng bế những đứa con của cô gái. Vì quá yêu cô gái, chàng trai sẵn sàng chấp nhận cả những đứa con không phải của mình, bởi chỉ cần mang theo một hơi thở của cô gái, đối với chàng đều đáng trân trọng và đáng quý. Tình yêu đó đã vượt xa những chuẩn mực đạo đức, những quy tắc trong xã hội nhưng đặt trong hoàn cảnh này hoàn toàn có thể hiểu được bởi chàng trai đã quá yêu cô gái, tình yêu đó mãnh liệt, cháy bỏng đã phá tan những rào cản của xã hội.
“Củi một cành khô lạc mấy dòng”: Một” gợi lên sự ít ỏi, nhỏ bé, “cành khô” gợi sự khô héo, cạn kiệt nhựa sống, “lạc” mang nỗi sầu vô định, trôi nổi, bập bềnh trên “mấy dòng” nước thiên nhiên rộng lớn mênh mông. Cành củi khô đó trôi dạc đi nơi nào, hình ảnh giản dị, không tô vẽ mà sao đầy rợn ngợp, khiến lòng người đọc cảm thấy trống vắng, đơn côi.
Hình ảnh lá cờ hiện lên trong đầu Tràng có ý nghĩa:
- Tràng đã bắt đầu mơ hồ tìm thấy con đường đi cho tương lai của mình đồng thời cũng nói lên bước đầu của sự nhận thức, giác ngộ với cách mạng của những người dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.
- Hình ảnh lá cờ là hình ảnh thực mang ý nghĩa biểu trưng, biểu tượng lớn lao thể hiện giá trị hiện thực khi đề cập đến sự đổi thay của xã hội của số phận con người, đồng thời cũng mang một giá trị nhân đạo sâu sắc, mở ra cho con người một hướng giải quyết mới lạc quan hơn và nhiều hy vọng hơn.
Tham khảo!
Hình ảnh sông Đáy hiện lên trong cuộc đời của nhân vật trữ tình là:
- Mỗi buổi chiều mẹ đi làm về;
- Trong kí ức nhân vật trữ tình khi sống xa quê;
- Buổi chiều ngày nhân vật trữ tình trở lại.
Các mốc thời gian đó được sắp xếp theo trình tự thời gian: từ khi nhân vật trữ tình còn nhỏ, đến lúc lớn lên đi xa quê hương và cuối cùng là ngày trở về.
Trình tự thời gian đi theo mạch cảm xúc của tác giả, thể hiện được chiều sâu của nỗi nhớ, niềm vui và nỗi buồn khi xa quê và ngày trở về của chủ thể trữ tình. Cái riêng, cái độc đáo trong bài thơ này là việc Nguyễn Quang Thiều đã kết hợp khéo léo và hài hòa giữa thực tại và những kỷ niệm trong quá khứ. Qua đó làm sâu sắc hơn mối quan hệ mật thiết của sông Đáy với tác giả, nó đã in sâu vào tâm trí, vào tim của thi sĩ.
- Lời kể trong đoạn trích là của người con trai.
- So với các tác phẩm viết bằng văn xuôi đã học lời kể ở đây đặc biệt ở chỗ nó là lời kể của chính nhân vật trong truyện. Lời kể của nhân vật là lăng kính chủ quan thể hiện cảm xúc của chàng trai một cách chân thực, rõ nét nhất.
a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối: gợi cho ta nghĩ đến cái đẹp trường tồn của nghệ thuật và tình yêu, vì nó sống mãi trong tâm hồn con người.
b. Điểm khác biệt giữa những hình ảnh trên với hình ảnh “những chiếc lá” ở sáu dòng thơ đầu: một bên là cái đẹp và sự trường tồn, một bên là sự huỷ hoại và tàn phai.
- Các hình ảnh hiện lên ở đây đều là những hình ảnh đồng quê đơn sơ, gần gũi quen thuộc hiện lên trong nỗi nhớ của tác giả.