K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 12 2018

nói về cái gì cũng được à bạn

26 tháng 12 2018

Chết vinh còn hơn sống nhục

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần

Ăn cỗ đi trước,lội nước đi sau

10 tháng 10 2017

- Có chí thì nên 
- Hữu chí cánh thành.( nghĩa như câu trên ) 
- Có chí làm quan, có có gan làm giàu. 
- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững. 
- Mưu cao chẳng bằng chí dày. 
- Thua keo này bày keo khác. 
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ. 
- Hết cơn bĩ cực, đến kì thái lai. 
- Ai đội đá mà sống ở đời. 
- Ba cái vui thì trẻ, ba cái bẽ thì già. 
- Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo. 
- Chớ vì nghẹn một miếng mà bỏ bữa bỏ ăn, chớ vì ngã một lần mà chân không bước. 
- Có cứng mới đứng được đầu gió. 
- Không vào hang hổ, sao bắt được hổ. 
- Mảng lo khó, bó không chặt. 
- Trăm bó đuốc cũng vớ được con ếch. 
- Kiến tha lâu đầy tổ. 
- Có công mài sắt có ngày nên kim. 
CA DAO: 
- Ngọc kia chuốt mãi cũng tròn, 
Sắt kia mài mãi cũng còn nên kim. 
- Dẫu rằng chí thiễn tài hèn 
Chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ. 
- Ai ơi giữ chí cho bền 
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. 
- Hãy cho bền chí câu cua, 
Dù ai câu chạch câu rùa mặc ai. 
- Người đời ai khỏi gian nan 
Gian nan có thuở thanh nhàn có khi. 
- Có bột mới gột nên hồ 
Tay không mà dựng cơ đồ mới ngoan. 
- Ai ơi giữ chí cho bền 
Dù ai đổi hướng xoay chiều mặc ai. 
- Trời nào có phụ ai đâu 
Hay làm thì giàu, có chí thì nên. 
- Non cao cũng có đường trèo 
Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi. 
- Non cao cũng có đường trèo 
Những bệnh hiểm nghèo có thuốc thần tiên.

10 tháng 10 2017

Có công mài sắt có ngày nên kim

13 tháng 7 2021

Lên thác xuống ghềnh.

 Góp gió thành bão.

 Nước chảy đá mòn.

 Khoai đất lạ, mạ đất quên.

24 tháng 7 2023

Ca dao, tục ngữ và thành ngữ là những hình thức diễn đạt đạt truyền thống trong văn hóa dân gian. Dưới đây là sự giống nhau và khác nhau giữa chúng:

Giống nhau:
1. Cả ba đều là hình thức diễn đạt đạt được hệ thống truyền thông của dân gian, được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Cả ba đều mang tính chất ngắn gọn, dễ nhớ và dễ truyền bá.
3. Cả ba đều chứa đựng những tâm lý, quan điểm, kinh nghiệm sống của dân gian.

Khác nhau:
1. Ca dao là thể thơ rút gọn, thường có nhịp điệu và thể hiện qua các câu chữ rút gọn, thường là 4 chữ, 6 chữ hoặc 8 chữ. Tục ngữ và thành ngữ không có yêu cầu về dạng thức.
2. Ca dao thường được dùng để diễn đạt những tình cảm, suy nghĩ, trạng thái tâm lý của con người. Tục ngữ và thành ngữ thường diễn đạt các quy tắc, quan điểm, lời khuyên hoặc mô tả sự thật trong cuộc sống.
3. Ca dao thường có nguồn gốc từ các bài hát dân ca, thường được truyền bá qua các bài hát. Tục ngữ và thành ngữ thông thường được truyền bá qua các câu chuyện, câu chuyện cười hoặc qua lời nói của người lớn.
4. Ca dao thường mang tính chất tổng quát, chỉ quan tâm đến một vấn đề, một sự việc cụ thể. Tục ngữ và thành ngữ thông thường mang tính cụ thể hơn, áp dụng vào những vấn đề, sự việc cụ thể trong cuộc sống hàng ngày.

25 tháng 7 2023

Sự giống nhau của ca dao và tục ngữ, thành ngữ:

+ đều không rõ tác giả, được truyền đạt đến thế hệ sau qua dân gian.

+ đều trình bày ngắn gọn, súc tích, thường bao gồm 1 câu hoặc 2 - 3 câu ngắn.

+ đều có nội dung, ý nghĩa sâu sắc về phẩm chất, chân lý cuộc sống, kinh nghiệm dân gian về thời tiết/ sinh hoạt nhằm giáo dục dạy dỗ mọi người.

Sự khác nhau giữa ca dao và tục ngữ, thành ngữ:

 Nội dungNgôn ngữSử dụng
Ca dao

thường là những bài thơ ngắn, thể hiện những tình cảm, suy nghĩ, kinh nghiệm của người dân.

thường sử dụng ngôn ngữ thơ, có nhịp điệu và âm điệu đặc trưng.dùng trong các tình huống giao tiếp, truyền đạt cảm xúc.
Tục ngữ, thành ngữ là những câu châm ngôn, lời khuyên, hay những ngạn ngữ phổ biến trong xã hội. thường sử dụng ngôn ngữ thông tục, phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sống, hay những lời khuyên.

 

3 tháng 10 2021

"Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"


"Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh như tranh họa đồ"


"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai"


" Thân em như thể bèo trôi,
Sóng dập gió dồi, biết ghé vào đâu?"


"Thân em như tấm lụa điều
Đã đông nơi chuộng lại nhiều nơi thương."

"Thân em như thể hoa lài,
Hỡi người quân tử thương ai mà gầy."

3 tháng 10 2021

phép so sánh đâu ạ

 

13 tháng 3 2018

Ca dao là những câu thơ có thể hát thành những làn điệu dân ca, ru con... hoặc ca dao là lời dân ca đã lược bỏ đi những luyến láy khi hát. Ca dao để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học. Phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ, ngoài ra còn có những nội dung khác của ca dao: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp khác trong xã hội...
   Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của dân gian về mọi mặt như: tự nhiên, lao động sản xuất và xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ, lời ăn tiếng nói và khuyên răn. Nó ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, có nhịp điệu, có hình ảnh. Đây là một thể loại văn học dân gian.
a.- công cha như núi thái sơn 
nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra 
- anh em cùng một mẹ cha 
cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành 
- trên trời mây trắng như bông 
ở giữa cánh đồng, bông trắng như mây 
- qua đình ngả nón trông đình 
đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu 
- cày đồng đang buổi ban trưa 
mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày 
- thân em như ớt trên cây 
càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng 
b. - Thương người như thể thương thân
-Chậm như rùa 
- Trắng như tuyết 
- Đen như mực 
- Khỏe như voi 
- Nhanh như chớp

28 tháng 12 2020

ăn cháo đá bát

1 . So sánh chính là đối chiếu sự vật sự việc này với sự vật sự việc khác có tính tương đồng để làm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho sự diễn đạt.

2 . Có 2 kiểu so sánh :

- So sánh ngang bằng . VD : Bác Hồ như là vị cha già kính yêu của dân tộc ta. 

- So sánh ko ngang bằng. VD : Tình yêu của mẹ dành cho con hơn mọi thứ tình yêu khác.

3  . +) thương người như thể thương thân

+) Lúng túng như gà mắc tóc

+) Lăng xăng như thằng mất khố

#B

6 tháng 4 2020

1. Cấu tạo của phép so sánh: vế A ( SỰ VẬT ĐƯỢC SO SÁNH) + Phương diện so sánh+ Từ so sánh+ Vế B ( SỰ VẬT DÙNG ĐỂ SO SÁNH). 

2. Có 2 kiểu so sánh:

   + so sánh ngang bằng

    + so sánh không ngang bằng

 3. một số câu ca dao tục ngữ thành ngữ có phép so sánh:

   

    - Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

    - Lôi thôi như cá trôi xổ ruột.                                  - Thương người như thể thương thân

7 tháng 3 2019

bạn có thể lên google tìm rấts nhiều

20 tháng 2 2016

1. thương người như thể thương thân 

2. Lúng túng như gà mắc tóc

3.Lăng xăng như thằng mất khố

4. Lôi thôi như cá trôi xổ ruột

5. rành rành như canh nấu hẹ

6. Lầm rầm như thầy bói nhầm quẻ

7. Nhào nhào như chào mào mổ đom

8. Nhăng nhẳng như chó cắn ma

9.Lừ đừ như ông từ vào đền

10. Lanh chanh như hành không muối .

20 tháng 2 2016

................