Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
3.Các loại hình giao thông vận tải trên đất nước ta mà em biết là: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không và đường ống.
chỉ bít câu 3 thui
Đường bộ: xe đạp, xe đạp điện,ô tô, xe máy, xe tải, tàu hỏa, ....
Đường thủy: thuyền, tàu thủy, du thuyền, ...
Đường hàng không: máy bay, trực thăng, khinh khí cầu, ...
Cần có phương tiện tàu điện ngầm để tránh những việc khó khăn về giao thông vẫn tải.
CHÚC BN THI TỐT :)))))
– Trong tình thế khó khăn về tài chính, đồng bào cả nước đã góp được 60 triệu đồng cho “Quỹ độc lập” và “Quỹ đảm phụ quốc phòng”; “Tuần lễ vàng” đã thu được gần 4 tạ vàng.
– Điều đó thể hiện truyền thống yêu nước nồng nàn.
I. Lịch Sử
Câu 1: Địa danh nào chỉ căn cứ kháng chiến chống Pháp của ta?
Trả lời: Căn cứ địa Việt Bắc
Câu 2 : Phong trà Xô viết Nghệ Tĩnh diễn ra ở những tình thành nào?
Trả lời: Nghệ An, Hà Tĩnh
Câu 3: Nêu những việc làm đặc trưng của từng nhân vật lịch sử sau để đấu tranh giành lại độc lập cho đất nước : Trương Định, Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Thành?
Trả lời: Trương Định: Tập hợp nghĩa quân, lãnh đạo nhân dân Nam kì chống thực dân Pháp
Nguyễn Trường Tộ: Đề ra bản điều trần mong muốn canh tân đất nước
Phan Bội Châu: Tổ chức phong trào Đông Du để đưa thanh niên sang Nhật học tập.
Nguyễn Tất Thành: Ra đi tìm con đường cứu nước, giải phóng nhân dân khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp
Câu 4: Ta quyết định mở chiến dịh biên giới thu - đông năm 1950 nhằm mục đích gì?
Trả lời: - Nhằm giải phóng một phần biên giới Việt - Trung
- Củng cố và mở rộng Căn cứ địa Việt Bắc
- Phá tan âm mưu khoá chặt biên giới Việt - Trung của địch, khai thông đường liên lạc
II. Địa Lý
Câu 1: Nêu đặc điểm nghề thủ công ở nước ta?
Trả lời: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công. chủ yếu dựa vào truyền thống, sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có. Nghề thủ công của nước ta ngày càng phát triển đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Câu 2: Nêu dặc điểm dân số nước ta?
Trả lời: Nước ta có số dân đứng thứ ba các nước ở Đông Nam Á và là một trong những nước đông dân trên thế giới.
Câu 3: Nêu đặc điểm sông ngòi của nước ta?
Trả lời: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhưng ít sông lớn. Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Câu 4: Ảnh hưởng của khí hậu nước ta đối với đời sống và sản xuất của con người như thế nào?
Trả lời: Khí hậu thuận lợi cho cây cối phát triển, xanh tốt quanh năm. Khí hậu cũng gây ra một số khó khăn: Có năm mưa lớn, gây lũ lụt; có năm ít mưa gây hạn hán; bão có sức tàm phá lớn;...
Câu 5: Ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động gì?
Trả lời: Trồng và bảo vệ rừng ; Khai thác gỗ và lâm sản khác.
Câu 6: Kể tên 10 dân tộc trên đất nước Việt Nam?
Kinh, Dao, Thái, Mông, Mèo, Nùng, Ba - na, Ê - đê, Xơ Đăng, Mường.
Câu 1 :
1. Những khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám bao gồm: nạn đói, nạn dốt, khó khăn về tài chính, chính quyền còn non trẻ và giặc ngoại xâm, nội phản.
2. Biện pháp giải quyết của Đảng và Chính phủ:
- Ổn định đất nước, xây dựng và củng cố chính quyền cách mạng:
+ Về chính trị: tiến hành bầu cử Quốc hội, ban hành Hiến Pháp, thành lập Quân đội quốc gia Việt Nam.
+ Về kinh tế: thực hiện chủ trương trước mắt là “nhường cơm sẻ áo”; “hũ gạo cứu đói”, chủ trương lâu dài là tăng gia sản xuất.
+ Về tài chính: kêu gọi khuyên góp, ủng hộ: “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập”, phát hành tiền Việt Nam.
+ Văn hóa, giáo dục: ngày 8/9/1945, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ, đổi mới giáo dục theo tinh thần dân tộc, dân chủ.
- Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản:
+ Hòa hoãn với Tưởng để chống Pháp ở miền Nam (trước 6/3/1946)
+ Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân đội Trung Hoa Dân quốc ra khỏi miền Bắc (6/3/1946 đến trước 19/12/1946)
Câu 2 : Mở lớp dạy mù chữ
Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (ngày 5 tháng 6 năm 1911) là ngày kỷ niệm hàng năm tại Việt Nam ghi nhận sự kiện Hồ Chí Minh lúc đó tên là Nguyễn Tất Thành rời bến Nhà Rồng trên con tàu Đô đốc Latouche-Tréville lên đường sang Pháp với tên gọi Văn Ba hay anh Ba để học hỏi những điều mà Người cho là "tinh hoa và ...
2.Ai được nhân dân tôn là bình tây đại nguyên soái?
A. Trương Định B.Tôn Thất Thuyết C. Nguyễn Trường Tộ
3.Dưới triều Nguyễn người muốn canh tân đát nước là ai?
A. Trương Định B.Tôn Thất Thuyết C. Nguyễn Trường Tộ
ko bít.Các bn nào bít ko?
Khmer Đỏ (tiếng Campuchia: ខ្មែរក្រហម; tiếng Pháp: Khmer Rouge), tên chính thức là Đảng Campuchia Dân chủ, là một tổ chức chính trị cực tả cầm quyền tại Campuchia từ 1975 đến 1979. Tổ chức này còn được biết với các tên Đảng Cộng sản Khmer, Quân đội Nhân dân Campuchia Dân chủ.
Ban đầu Khmer Đỏ tuyên bố đi theo chủ nghĩa cộng sản thuộc nhánh chủ nghĩa Marx-Lenin, thế nhưng sau những mâu thuẫn nội bộ và việc thủ lĩnh đảng là Pol Pot tiêu diệt những đảng viên phản đối tư tưởng cực đoan của ông, Khmer Đỏ đã dần trở thành một tổ chức theo chủ nghĩa Sô vanh, tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng bài ngoại[1], Đài Tiếng nói Việt Nam thì cho rằng chủ nghĩa cộng sản chỉ còn là tấm bình phong để Pol Pot thực hiện các kế hoạch cực đoan của ông[2]. Tới năm 1981, Khmer Đỏ chính thức tuyên bố họ không còn đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin.[3]
Thời kỳ cầm quyền của Khmer Đỏ ở Campuchia chấm dứt khi Việt Nam cho đưa quân sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer đỏ của Pol Pot vào năm 1979 và lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia với Heng Samrin lên làm Chủ tịch. Chế độ Khmer Đỏ nay được biết đến vì đã giết chết khoảng 2 triệu người[4] (từ một dân số 7,1 triệu) bằng các biện pháp tử hình bằng các dụng cụ thô sơ như cuốc, mai, xẻng, bỏ đói và lao động cưỡng bức. Nó được nhiều học giả xem là một trong những chế độ tàn bạo nhất trong thế kỷ 20[5] – thường được so sánh với chế độ của Adolf Hitler. Nếu tính theo tỷ lệ người bị giết so sánh với dân số, có thể nó là chế độ giết người nhiều nhất trong thế kỷ XX.
Trong thời gian cầm quyền, chính quyền Khmer Đỏ đã được Trung Quốc hậu thuẫn vì muốn cô lập nước Việt Nam lúc đó đang được Liên Xô hậu thuẫn. Năm 1979, Khmer Đỏ bị quân đội Việt Nam lật đổ. Trong những năm sau đó, Khmer Đỏ cùng với ANS (một đảng bảo hoàng) và KPNLF (một đảng cánh hữu chống cộng) hợp lại thành một chính phủ gọi là "Liên minh chính phủ Kampuchea dân chủ" (CGDK), liên minh này tiếp tục tiến hành chiến tranh du kích chống lại chính quyền thân Việt Cộng hòa Nhân dân Campuchia của Hun Sen. Trong giai đoạn 1979 – 1988, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng với Mỹ và Thái Lan, vào thời kì mặn nồng nhất của quan hệ Trung – Mỹ, đã cung cấp vũ khí, thông tin tình báo và căn cứ để tiếp tế cũng như cung cấp nơi trú ẩn cho binh lính của Khmer Đỏ và sau đó là CGDK[6]. Ben Kiernan tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã hỗ trợ Khmer Đỏ để chống lại Việt Nam[7] tuy nhiên theo Nat Thayer thì viện trợ của Hoa Kỳ chủ yếu chỉ dành cho 2 đảng KPNLF (còn gọi là Khmer Xanh) và ANS (còn gọi là Khmer Trắng), đây là hai đảng có tư tưởng bảo hoàng hoặc chống cộng cùng nằm trong liên minh CGDK với Khmer Đỏ[8]. Hoa Kỳ, Trung Quốc, Tây Âu, và khối ASEAN đồng loạt phản đối hành động đưa quân vào Campuchia của Việt Nam, họ cho rằng đây là hành vi "xâm lược".[9] Họ đòi Việt Nam rút quân và lực lượng Liên Hợp Quốc sẽ vào tiếp quản.[9] Việt Nam đề nghị rút quân để đổi lại một thỏa thuận chính trị nhằm đảm bảo Khmer Đỏ sẽ không quay trở lại nắm quyền lực, nhưng Trung Quốc, ASEAN và Hoa Kỳ coi điều này là không thể chấp nhận được, họ cho rằng Việt Nam không được phép hưởng lợi từ cuộc "xâm lược" này.[3]
Theo BBC, Hoa Kỳ không muốn mang tiếng là giúp Pol Pot, nhưng họ đã thông qua Trung Quốc để làm điều đó, và Hoa Kỳ cũng giúp đỡ về ngoại giao bằng cách bỏ phiếu chấp thuận việc duy trì ghế của Kampuchea Dân chủ (của Pol Pot) ở Liên Hợp Quốc. Cố vấn An ninh Quốc gia Zbigniew Brzezinski rất tự hào về chiến lược khuyến khích Thái Lan hợp tác với Trung Quốc để giúp Khmer Đỏ tái xây dựng lực lượng [10]. Cũng theo BBC, tới năm 1985, CIA đã ngầm viện trợ cho các nhóm du kích Campuchia thuộc liên minh CDGK lên tới 12 triệu USD mỗi năm để chống lại chính quyền thân Việt Nam của Hun Sen. Vào ngày 10 tháng 7 năm 1985, Hạ viện Hoa Kỳ đã chính thức thông qua một khoản viện trợ công khai về tài chính và quân sự trị giá 5 triệu USD dành cho "các nhóm kháng chiến phi cộng sản" ở Campuchia (tức KPNLF và ANS) để chống lại chính quyền Hun Sen, tuy nhiên có một quy định đi kèm là khoản viện trợ này không được phép đến tay Khmer Đỏ[11]. Năm 1989, chính quyền Mỹ đã cảnh báo Thái Lan nếu họ bỏ rơi các nhóm du kích CGDK để hợp tác với chính phủ Hun Sen tại Campuchia[10]. Tuy vậy, nhà bảo trợ chính cho Khmer Đỏ vẫn là Trung Quốc. Andrew Mertha, từng cho biết 90% viện trợ nước ngoài mà Khmer Đỏ nhận được đã đến từ Trung Quốc[10].
Quan hệ giữa Việt Nam và khối ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, trong thời kỳ này rất căng thẳng[9] và trong nhiều trường hợp đứng bên bờ vực chiến tranh. Sau khi Việt Nam rút khỏi Campuchia vào năm 1991, quan hệ Việt Nam – ASEAN dần được cải thiện và bình thường hóa. Năm 1995, Việt Nam gia nhập ASEAN.
Pol Pot chết ở Anlong Veng, Campuchia vì bệnh tim năm 1998 sau khi bị một thuộc cấp là Ta Mok hạ bệ vào năm 1997. Tháng 12 năm 1999, Ta Mok và các thủ lĩnh còn lại đầu hàng, Khmer Đỏ chấm dứt sự tồn tại. Đến năm 2006, chỉ có ba trong số các lãnh đạo Khmer Đỏ bị chính phủ Campuchia bắt giam kể từ khi bị lật đổ. Năm 2018, các lãnh đạo Khmer Đỏ còn sống đã bị tòa án quốc tế tuyên án tù chung thân vì phạm tội diệt chủng.