Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Ở lứa tuổi cấp 1 mẹ thường bắt tôi ngủ trưa và học bài, tôi không nghe thì bị mẹ đánh, lúc đó tôi rất ghét mẹ, đôi khi tâm trí tôi thấy mẹ thật là ác”, Linh kể.
Mọi chuyện chưa dừng lại ở đó, đến khi lên cấp 2, tôi ghét mẹ vì luôn mắng tôi mỗi khi bị giáo viên mắng. Lúc đó, tôi chỉ muốn xách ba lô ra ở riêng. Tôi ghét mẹ lắm! Tôi từng muốn không có mẹ trên đời này…
Tôi có tính đua đòi mà gia đình thì không khá giả lắm. Năm tôi học lớp 9, tôi bắt mẹ phải cho tôi học trường tư dù học phí rất cao, lúc đó tôi suy nghĩ thật nông cạn. Mỗi lần ba tôi về, thấy tôi hư là lại gọi mẹ ra la và ba mẹ tôi thường cãi nhau vì tôi…
Lên cấp 3, lớp tôi bạn bè ai cũng được tổ chức sinh nhật, riêng tôi từ bé đến giờ chưa có lần nào. Tôi về xin tiền mẹ, mẹ bảo tốn kém và chỉ cho vài trăm mời bạn bè uống nước. Tối hôm đó, tôi bù la bù loa ăn vạ đủ kiểu, thấy vậy, mẹ vẫn kiên quyết không cho vì vậy tôi bắt đầu cáu giận, cãi với mẹ mà còn hơn cãi nhau với đứa bạn cùng lứa…
Đỉnh điểm mâu thuẫn giữa tôi và mẹ khi tôi học lớp 11, tôi chuyển về gần nhà học, đây là năm tôi không thể quên những gì tôi đối xử với mẹ. Ngày Noel tôi đã dặn mẹ đón sớm hơn mà mẹ lại quên. Báo hại là hôm đó, tôi phải đi bộ cả tiếng đồng hồ. Về tới nhà, tôi cãi lộn với mẹ, nói những câu nói mà chính tôi cũng không tưởng tượng được.
Tối Giáng sinh, tôi đi Nhà thờ chơi nhưng khi bước xuống cổng, mẹ vẫn cằn nhằn và la tôi trước mặt bạn bè. Tôi đã không suy nghĩ mà ném cả khóa cổng vào người mẹ, làm bàn tay mẹ bị bầm tím cả tháng trời. Lúc đó tôi rất giận mẹ, nhưng tôi cũng thấy chưa có đứa con gái nào lại hư như tôi.
Trong thâm tâm tôi, tôi biết rằng mẹ cũng rất quan tâm tôi nhưng vì mẹ hay la mắng và bắt tôi phải theo khuôn phép nên tôi thấy khó chịu. Thêm vào đó, thấy bạn bè của mình có được nhiều thứ và được ba mẹ chiều chuộng, dễ dãi nên lúc nào tôi cũng chỉ muốn mẹ mình bằng một góc nhỏ của mẹ đứa bạn…
Nhưng mọi việc đã bắt đầu đổi thay khi tôi học lớp 12. Tôi đã gặp khó khăn lớn với đám bạn cùng khối. Đó là những đứa bạn mà tôi từng nói với mẹ là chúng còn tốt với tôi hơn cả mẹ. Chúng tôi bắt đầu chia phe và lên Facebook lời qua tiếng lại, rồi chúng kéo nhau đến tận nhà để đòi đánh.
Rồi chúng cô lập để bạn bè chung lớp dần xa lánh tôi. Mâu thuẫn kéo dài, nhiều ngày liên tiếp và điều đó khiến tôi mất ăn mất ngủ. Khi vượt qua giới hạn chịu đựng của mình, tôi kể cho mẹ nghe những rắc rối và xin mẹ cho chuyển trường.
Hôm đó, tôi bị mẹ la rất nhiều, mẹ bảo tôi: “Mày chết đi cho nhẹ đầu” và quyết định cho tôi nghỉ học luôn. Tuy nói vậy, nhưng mẹ vẫn bên tôi những lúc tôi suy sụp.
Mẹ cho tôi một cơ hội mới tại ngôi trường khác. Tối hôm đó, mẹ không ngủ được và trăn trở suốt đêm. Lúc ấy, tôi bắt đầu thấy hận vì đã đi theo bạn bè mà quay lưng với mẹ. Sáng hôm sau, mẹ dậy từ sớm đưa em tôi đi học, sau đó quay lại chở tôi lên trường và xin rút học bạ chuyển trường cho tôi. Trưa nắng, mẹ không ngủ trưa mà chở tôi lên trường mới để xin học. Chiều mẹ với tôi về, mẹ vừa chạy vừa đi đón em, vừa lo soạn đồ ăn để đưa tôi vào trường nội trú học.
Hơn 7 giờ tối, vì nội quy trường không được mặc quần ngắn, mẹ lại chạy đi mua quần cho tôi. Cả ngày mẹ không ăn uống đủ, lại lăn lộn ngoài đường vì tôi. Điều đó đã thực sự thay đổi suy nghĩ của tôi về mẹ.
Đi học nội trú xa nhà, tôi lại muốn quay về khoảnh khắc đẹp khi có mẹ bên cạnh. Tôi thầm hiểu và ngày càng quý trọng mẹ hơn. Mẹ không hề ghét bỏ tôi như tôi nghĩ, hồi bé mẹ bắt tôi ngủ trưa và học bài thì tốt cho tôi chứ mẹ có được gì. Đánh tôi đau, mẹ còn đau hơn cả trăm lần như thế. Tôi còn nhớ, ngày còn nhỏ, cứ mỗi lần mẹ đánh tôi là tối mẹ lại ngồi bóp mật gấu cho tôi. Và ở trường mới, tôi phải vô cùng biết ơn cô giáo dạy văn của mình. Bởi cô đã từng dạy để giúp mỗi chúng tôi kịp nhận ra rằng: “Cha mẹ chúng ta là những người rất tốt, tuy đôi khi họ có thể chưa đúng, những chắc chắn một việc đúng nhất mà họ đã làm được là cho chúng ta được đến trường.
Để chúng ta hiểu được là chúng ta có sự hiểu biết và nhận thức nhằm hóa giải những mâu thuẫn của thế hệ và thời đại”. Tôi dần thấy và cảm nhận rằng, dù mẹ có thể là người phụ nữ quê mùa nhưng mẹ đã hy sinh cả công việc và sự nghiệp của mình để chăm sóc chị em tôi…
Là con gái, sau này lớn lên tôi cũng làm mẹ. Tôi cũng không muốn con mình sau này như tôi. Tới lúc khó khăn nhất, tôi mới biết bên mình không phải là bạn bè mà là gia đình, là mẹ, nơi tôi sinh ra và nuôi dưỡng cho đến khi tôi lớn lên.
Giờ đây, khi đã đủ nhận thức để trưởng thành, tôi muốn nói với mẹ rằng: “Con xin lỗi mẹ! Vì con không bao giờ chịu ngồi xuống lắng nghe lời mẹ dạy, con đã luôn bỏ ngoài tai những gì mẹ dặn dò, răn bảo. Con hư đốn lắm phải không mẹ? Những việc mà con gây ra chắc chắn đã làm mẹ tổn thương nhiều lắm. nhưng dù sao con cũng thấy mình may mắn vì đã kịp thời nhận ra để biết tôn trọng mẹ từng phút, từng giây khi mẹ còn bên cạnh…”.
k mk nhé
tham khảo :
Gia đình có vai trò thật quan trọng, và đối với tôi cũng vậy. Trong gia đình, người mà tôi yêu thương nhất chính là mẹ.
Mẹ tôi là một người phụ nữ giản dị. Nhưng mẹ đã dành cho tôi những sự hy sinh thật phi thường. Bố mẹ chia tay khi tôi còn rất nhỏ. Tôi sống cùng với mẹ. Mẹ vừa phải làm mẹ, vừa phải làm bố. Nhờ có tình yêu thương vô bờ của mẹ đã lấp đầy khoảng trống tình cảm của bố.
Còn nhớ năm lớp tám, tôi đến nhà Hồng - cô bạn thân cùng lớp chơi. Do quá mải chơi nên khi về đến nhà thì trời đã tối. Tôi nghĩ thầm trong lòng rằng kiểu gì khi về đến nhà mẹ cũng mắng. Nhưng khi tôi về đến nơi, bước vào nhà lại thấy thật yên tĩnh, chỉ nhìn thấy trên bàn là cơm canh nóng hổi, mà không thấy mẹ đâu. Tôi ăn cơm xong mà lòng đầy lo âu. Tôi lén vào phòng của mẹ, thì nhìn thấy mẹ đang nằm trên giường. Tôi khẽ gọi: “Mẹ ơi!” nhưng không thấy tiếng trả lời. Cảm thấy lo lắng, tôi chạy đến bên giường, khi chạm vào người mẹ thì thấy nóng bừng. Có lẽ mẹ đã bị sốt.
Bỗng nhiên tôi cảm thấy sợ hãi, xen lẫn cả sự ân hận. Tôi tự trách mình mải chơi, trong khi mẹ thì phải làm việc vất vả, lại bị ốm mà vẫn cố gắng nấu cơm cho tôi. Tự trấn an bản thân, tôi nhanh chóng chạy đi lấy khăn mặt lạnh đắp lên trán mẹ. Rồi còn nấu một ít cháo ăn liền và mua thuốc cho mẹ. Một lúc sau, có vẻ đã khá hơn, mẹ tỉnh dậy. Tôi thuyết phục mẹ ăn cháo và uống thuốc. Mẹ vừa ăn vừa mỉm cười nhìn tôi. Xong xuôi, tôi nhìn mẹ, rồi ôm lấy mẹ và bật khóc nức nở: “Con xin lỗi mẹ ạ!”. Mẹ chỉ ôm tôi vào lòng rồi nhẹ nhàng nói: “Không sao đâu! Nín đi con!”.
Sáng hôm sau, mẹ đã khỏe hẳn và có thể đi làm bình thường. Nhưng nhờ có trải nghiệm hôm qua mà tôi mới biết mẹ đã vất vả vì tôi như thế nào. Tôi thầm nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập hơn, giúp đỡ mẹ nhiều hơn để mẹ khỏi lo lắng, vất vả.
Đối với tôi, mẹ chính là nguồn ánh sáng diệu kỳ. Sau hôm đó, tôi dường như thấu hiểu thêm công ơn của mẹ, cũng như hiểu được rằng:
“Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời, lòng mẹ vẫn theo con”
Hai năm trước, gia đình em đã có một chuyến du lịch rất vui vẻ. Đó là phần thưởng mà bố mẹ dành cho em khi đạt được thành tích học tập tốt vào cuối học kì I. Đây là lần đầu tiên em được đi đến biển chơi.
Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cùng các bạn nhỏ cùng tuổi mình cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Sau khi đến khách sạn nhận phòng và cất đồ đạc. Mọi người cùng nhau đi ăn trưa, rồi nghỉ ngơi.
Buổi chiều, mọi người trong đoàn cùng đi tắm biển. Thật kì diệu! Em đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn.
Bờ biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao, rồi nhảy xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển xong, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.
Chuyến du lịch ba ngày hai đêm của gia đình em đã kết thúc. Nhưng em xảm thấy vô cùng hạnh phúc vì đã có những trải nghiệm vô cùng thú vị ở đây. Em mong sẽ có thêm nhiều chuyến du lịch như vậy cùng với gia đình của mình.
Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)
Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú
+ Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”
+ Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.
- Bố cục:
+ Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế
+ Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ
+ Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.
Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):
- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt
- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường
- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.
- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn
→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.
Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách
- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn
- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)
- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ
→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.
- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả
- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.
Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.
+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.
Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.
Soạn bài: Lượm (Tố Hữu)
Câu 1 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Bài thơ kể và tả về Lượm bằng lời của người chú
+ Về chuyện gặp gỡ của hai chú cháu ở thành phố Huế trong “ngày Huế đổ máu”
+ Sự hi sinh anh dũng của Lượm khi đang trên đường làm nhiệm vụ và hình ảnh của Lượm còn sống mãi.
- Bố cục:
+ Phần 1 ( 5 khổ thơ đầu): Cuộc gặp gỡ của hai chú cháu tại Huế
+ Phần 2 (7 khổ thơ tiếp) Sự hi sinh của Lượm trên đường làm nhiệm vụ
+ Phần 3 (còn lại): Hình ảnh Lượm sống mãi với đất nước.
Câu 2 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Hình ảnh nhân vật Lượm (khổ 2 tới khổ 5):
- Về mặt hình dáng: loắt choắt, chân thoăn thoắt
- Trang phục: xắc xinh xinh, ca lô đội lệch
- Hoạt động: đầu nghênh nghênh, mồm huýt sáo vang, nhảy trên đường
- Lời nói tự nhiên, chân thật, lễ phép: cháu đi liên lạc/ vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá/ thích hơn ở nhà.
- Biện pháp nghệ thuật: từ láy, so sánh, nhịp điệu nhanh, vui nhộn
→ Hình ảnh Lượm là chú bé thông minh, nhanh nhẹn, hồn nhiên. Công việc khó khăn, nguy hiểm nhưng Lượm vẫn rất dũng cảm, không hề quan tâm tới hiểm nguy.
Câu 3 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách
- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn
- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)
- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Câu 4 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ
→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.
- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả
- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.
Câu 5 (trang 76 sgk ngữ văn 6 tập 2):
- Câu thơ: “Lượm ơi, còn không?” được đặt ở gần cuối bài thơ để bộc lộ cảm xúc và khẳng định.
+ Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.
+ Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa kịp tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.
- Sau câu thơ đặc biệt “Lượm ơi, còn không?” hình ảnh Lượm ở đầu khổ thơ được lặp lại nhằm khẳng định hình ảnh của em còn mãi về quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.
LUYỆN TẬP
Bài 1 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Học thuộc lòng thơ từ Một hôm nào đó đến hết bài thơ.
Bài 2 (trang 77 sgk ngữ văn 6 tập 2):
Trong bài thơ Lượm, hình ảnh chú bé liên lạc nhanh nhẹn, thông minh, gan dạ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Lượm làm nhiệm vụ giao liên, hằng ngày phải đối mặt với mưa bom bão đạn nhưng với trí thông minh, tinh thần gan dạ “sợ chi hiểm nghèo”. Trong một lần đưa thư “thượng khẩn” cũng như bao ngày, sau khi bỏ thư vào bao, Lượm băng qua những mặt trận “đạn bay vèo vèo” nguy hiểm, ác liệt. Bỗng đạn nổ “một dòng máu tươi”… Lượm ngã xuống trong tay vẫn nắm chặt bông lúa. Lượm hi sinh giữa cánh đồng lúa chín, hóa thân vào dáng hình xứ sở.
! Mình tự làm đó
Mở bài
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.
- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2. Thân bài
a. Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b. Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3. Kết bài
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.
Đề 2: Hãy viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè.
1. Mở bài
- Cây hoa phượng được trồng ở đâu?
- Từ bao giờ?
2. Thân bài
a. Tả cây phượng:
- Cây phượng lớn cỡ nào? Hình dáng nó ra sao?
- Cây phượng có đặc điểm gì? Rễ, thân, cành, lá, hoa, quả... như thế nào?
- Hoa phượng nở vào mùa nào trong năm?
- Màu sắc của cánh hoa, nhụy hoa?
- Cây phượng gắn bó với học sinh ra sao?
b. Tả tiếng ve:
- Cùng với hoa phượng ve ở đâu cũng kéo về, tiếng ve như thế nào?
- Mọi người xung quanh có nhận xét gì khi nghe tiếng ve kêu?
- Tiếng ve đã làm cho mùa hè trở nên như thế nào?
c. Tình cảm học sinh đối với hàng phượng vĩ và tiếng ve:
- Yêu quý, nhớ nhung khi mùa hè qua đi ...
- Thương cho những chú ve kêu suốt đến khô cả xác.
3. Kết bài
- Em sẽ làm gì để bảo vệ và chăm sóc cây phượng sau khi mùa hè qua: Dọn dẹp vệ sinh xung quanh cây, tưới nước ...
Đề 3: Em đã từng chứng kiến cảnh bão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trên truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó.
1. Mở bài
- Em dự định miêu tả cảnh gì?
- Đó là cảnh mà em đã trực tiếp được chứng kiến hay đã xem nó trên truyền hình.
2. Thân bài
- Miêu tả lại trận bão lụt khủng khiếp đó:
+ Cảnh trước khi cơn bão đến.
+ Khung cảnh chung khi cơn bão tràn qua?
+ Xóm làng (thành phố, ...), cây cối, sức vật, con người như thế nào sau cơn bão?
- Trận bão đã để lại những thiệt hại khủng khiếp như thế nào? (cây cối đổ nát, nhà cửa tốc mái, ...)
3. Kết bài
- Bài học rút ra sau khi chứng kiến trận bãolà gì? (phải tôn trọng những quy luật của thiên nhiên và có các bước phòng trống bão).
Đề 4: Em hãy viết thư cho bạn ở miền xa, tả lại khu phố hay thôn xóm, bản làng nơi mình ở vào một ngày mùa đông giá lạnh.
1. Mở bài
- Lời xưng hô.
- Lời chúc.
- Dẫn dắt để giới thiệu về khu phố, thôn xóm hay bản làng của mình vào một ngày đông.
2. Thân bài
- Miêu tả những nét đặc trưng của mùa đông (nhất là mùa đông nơi em đang ở).
thời tiết, hình ảnh ông mặt trời, gió, sương, ...
thiên nhiên, cảnh vật
- Miêu tả những sinh hoạt đời thường ở khu phố, thôn xóm,... của em trong những ngày đông ấy.
- Những ngày đông giá lạnh ấy gợi cho em những cảm xúc và suy nghĩ ra sao?
3. Kết bài
- Ấn tượng sâu đậm nhất của em về những ngày mùa đông ấy là gì? (co ro trong áo ấm, xum xoe bên bếp lửa mẹ nấu, ...)
- Lời chào tạm biệt.
- Lời chúc và nhắn nhủ.
:D
1. Mở bài
- Hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân miền Bắc
- Thấy hoa đào nở là thấy xân về.
- Em thấy lòng mìn náo nức mỗi khi nhìn thấy cây đào trước ngõ.
2. Thân bài
a. Cây đào nhìn từ xa:
- Cây đào do ông em trồng trước ngõ đã nhiều năm.
- Cây to, gốc sù sì, cành toả rộng.
- Mùa đông, cành cây đen đúa, khẳng khiu, nhìn gầy gò, không có sức sống.
- Khi có mưa xuân, cành cây bỗng mỡ màng và dịp tết đến cây như một ngọn đèn hồng rực rỡ thắp sáng ngõ nhà em.
b. Cây đào nhìn cận cảnh:
- Ngày 28 tết, ông lựa cành đào đẹp nhất, cắt lấy cắm vào chiếc lục bình.
- Sắc hồng của hoa đào làm căn phòng thêm ấm cúng.
- Cành đào xoè ra với dáng vẻ tự nhiên không bị uốn nắn.
- Mỗi đoá hoa có năm cánh hồng nhạt mỏng manh.
- Nhuỵ hoa vàng tươi.
- Những bông hoa chen với nụ nở chi chít trên cành.
- Hoa đào cùng nhau trầm đèn nến tạo nên không khí tết thật đầm ấm.
3. Kết bài
- Em rất yêu cây đào trước ngõ.
- Loài hoa mang đến niềm vui năm mới.
- Em chăm sóc cây đào để mỗi mùa xuân nó lại nở hoa.
– Mép vỏ phía trên phình to ra là vì chất dinh dưỡng được tổng hợp từ lá vận chuyển xuống không chuyển được xuống phần phía dưới. mép vỏ phía dưới không phình to ra vì chất dinh dưỡng chuyển theo chiều từ lá xuống rễ.
– Mạch rây có chức năng vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
– Nhân dân ta thường sử dụng phương pháp chiết để nhân nhanh các cây ăn quả như nhãn, hồng xiêm…
vân anh nguyễn
Vân Anh Nguyễn, Nguyễn Khánh Ly,..