Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Châu phi có vị trí từ 37° vĩ tuyến bắc kéo dài đến tận cùng của 33° vĩ tuyến nam.
Và nằm giữa hai đường chí tuyến.có dòng biển nóng và lạnh đi qua.
Ảnh hưởng là do dòng biển nóng làm tăng nhiệt độ không khí ở các vùng ven bờ. Tạo điều kiện cho nước biển bôc hơi, gây mưa cho các vùng ven biển. Dòng biển lạnh làm giảm nhiệt độ, hơi nước không bốc lên được mà hình thành sương mù ngoài biển. Vì vậy, khối khí khi đi qua dòng biển lạnh vào bờ thường có tính chất khô, tạo nên hoang mạc ở các vùng ven biển.
Hết ròi nhoa bợn
Châu phi
. Vị trí địa lí
- Tiếp giáp:
+ Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải.
+ Phía đông bắc giáp biển Đỏ và châu Á.
+ Phía đông nam giáp ấn Độ Dương.
+ Phía tây giáp Đại Tây Dương.
- Toạ độ địa lí: nằm trong khoảng từ 34oB đến 34oN.
=> Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
- Diện tích: 30 triệu km2, lãnh thổ có dạng hình khối rộng lớn, diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau châu Mĩ và châu Á).
- Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.
- Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.
- Kênh đào Xuy-ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới
- Đây là bài làm của mình:
Thứ nhất, sự phân bố sản xuất của các nghành công nghiệp chủ yếu phân bố không đồng đều.
Thứ hai, ta phân tích:
+ Phía Đông Bra-xin:Dệt,lọc dầu,luyện kim đen,thực phẩm,khai thác dầu,sản xuất ô tô.
+ Phía Nam Ac-hen-ti-na:Thực phẩm,cơ khí,khai thác dầu,luyện kim đen,luyện kim màu.
+ Phía Tây Chi-lê:Luyện kim màu.
+ Phía Bắc Vê-nê-xu-ê-la:Lọc dầu,hóa chất,dệt,cảng,khai thác dầu.
Nếu giáo viên hỏi bạn li do sao có sự phân bố trên thì bạn có thể trả lời là:Do sâu trong nội địa là đồng bằng, phía Tây là dãy An-đét, phía Đông là sơn nguyên=> phân bố ở ven biển và cũng làm cho việc giao thương thuận lợi hơn.
- Hết - Thanks!^^
Day la bai cua minh:
- phan bo khai thac dau o khu vuc andet va eo dat trung mi do co day nui andet va eo dat trung mi la noi tan cung cua he thong cooc-di-e _ la nhung noi co nguon tai nguyen khoang san san co.
- phan bo luyen kim mau, luyen kim den o Bra-xin, Ac-hen-ti-na... la nhung noi co nhieu khoang san de che bien
- phan bo det o Ac-hen-ti-na, U-ru-goay...la nhung noi sx bong- nguyen lieu det.
-Châu Mĩ rộng....42 triệu Km2...,, nằm hoàn tàn ở nửa cầu...Tây.... . Trải dài từ vòng.....cực Bắc ..... đến tận vùng cận.. cực Nam........
-Châu Mĩ có thành phần....... chủng tộc .. đa dạng. Các chủng tộc ở Châu Mĩ đã hòa huyết, tạo nên thành phần....người lai.........
-Châu Mĩ gồm 2 lục địa:....... Bắc Mỹ...... và.......... Nam Mỹ...............
câu 1: Lãnh thổ châu Mĩ là lãnh thổ rộng lớn vơi 42 triệu km2, trải dài từ vùng cực Bắc đến cận cực Nam: 71°57′ B đến 53°54′ N. Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
câu 2: Các luồng nhập cư khiến cho thành phần dân cư ở châu Mĩ rất đa dang bao gồm có cả người da đen, da trắng, người da vàng và cả người lai nữa.
Đa số thành phần dân cư châu Mỹ là dân nhập cư thuộc đủ các chủng tộc trên thế giới. (chủng tộc Nê-gro-it bị bắt sang làm nô lệ, chủng tôc Ơ-rô-pê-ô-ít sang xâm chiếm đất đai,.v.v…) Mà khi mỗi chủng tộc sống với nhau thì sẽ hòa quyện huyết thống tạo ra chủng tộc người lai. Từ đó, giúp cho Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng.
chúc nạn học tốt:)
1.Lãnh thổ châu Mĩ kéo dài từ vòng cực Bắc đến vùng cận cực Nam khoảng 125 vĩ độ.
Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- Nêu diện tích, vị trí địa lí của châu Mĩ?
Một lãnh thổ rộng lớn- Phạm vi lãnh thổ:
+ Diện tích 42 triệu Km2.
+ Lãnh thổ kéo dài từ vùng cực Bắc đến tận vùng cực Nam.
- Vị trí địa lí:
+ Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây.
+ Tiếp giáp với các đại dương Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương.
- Trình bày đặc điểm về thành phần chủng tộc của châu Mĩ?
2. Vùng đất của dân nhập cư. Thành phần chủng tộc đa dạng
- Thành phần nhập cư: Người châu Á, châu Âu, châu Phi.
- Người bản địa: Người Anh-điêng và các tộc người.
- Các chủng tộc: Môn – gô – lô – it, Ơ – rô – pê – ô –it, Nê – grô – it. Các chủng tộc đã hòa huyết với nhau tạo nên thành phần người lai.
------------------ có ý bạn tham khảo---------------
Châu Phi hay Phi Châu (l'Afrique, Africa) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ ba về diện tích (sau châu Á và châu Mỹ). Với diện tích khoảng 29.661.703 km² (11.452.448 mi²) (chưa bao gồm cả các đảo cận kề) chiếm 19% đất đai của Trái Đất. Với 1.384.087.771 người sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2021, châu Phi chiếm khoảng 17,52% dân số thế giới
Tham khảo:
Châu Phi là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số (sau châu Á), thứ hai về diện tích của lục địa (sau lục địa Á-Âu) và diện tích đứng thứ ba trên thế giới (sau châu Á và châu Mĩ)
Với diện tích khoảng 30.221.532 km² bao gồm cả các đảo cận kề thì nó chiếm 20,4% tổng diện tích đất đai của Trái Đất. Với 1.225.100.000 người sinh sống ở 54 quốc gia tính đến 2016, châu Phi chiếm khoảng 16,4% dân số thế giới.
Châu Phi là phần lớn nhất trong số 3 phần nổi trên mặt nước ở phía nam của bề mặt Trái Đất. Nó bao gồm khu vực bao quanh một diện tích khoảng 30.221.532 km² tính cả các đảo. Đại bộ phận diện tích nằm giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam nên có khí hậu nóng quanh năm.
Bị Địa Trung Hải ngăn cách với châu Âu, đại lục này nối liền với châu Á về phía tận cùng đông bắc bằng eo đất Suez có bề rộng 130 km . Về mặt địa lý thì bán đảo Sinai của Ai Cập nằm về phía đông kênh đào Suez. Từ điểm xa nhất về phía bắc là Ras ben Sakka ở Tunisia, nằm về phía tây mũi Blanc, ở vĩ độ 37°21' bắc, tới điểm xa nhất về phía nam là mũi Agulhas ở Nam Phi, 34°51′15″ nam, có khoảng cách khoảng 8.000 km (5.000 dặm); từ Cabo Verde, 17°33′22″ tây, tức điểm xa nhất về phía tây tới Ras Hafun ở Somalia, 51°27′52″ đông, có khoảng cách xấp xỉ 7.400 km. Độ dài của bờ biển là 26.000 km. Sự thiếu vắng các chỗ lõm sâu dọc theo bờ biển được so sánh thể hiện theo thực tế bằng tầm cỡ châu Âu, nơi có diện tích chỉ 9.700.000 km² nhưng lại có đường bờ biển tới 32.000 km.
Các đường cấu trúc chính của châu lục này được thể hiện theo cả hai hướng tây-đông (ít nhất là ở phần bán cầu bắc) của những phần nằm về phía bắc nhiều hơn và hướng bắc-nam ở các bán đảo miền nam. châu Phi vì thế có thể coi là tổ hợp của hai phần vuông góc với nhau, phần phía bắc chạy theo hướng từ đông sang tây, phần phía nam chạy theo hướng bắc-nam.
Địa hình châu Phi khá đơn giản. Có thể coi toàn bộ lục địa là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m; trên đó chủ yếu là các sơn nguyên xen các bồn địa thấp. Phần đông của lục địa được nâng lên mạnh, nền đá bị nứt vỡ và đổ sụp, tạo thành nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài. châu Phi có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.
Châu Phi có nguồn khoáng sản phong phú, là châu lục đang nắm giữ 90% lượng Cobalt, 90% Platin, 50% Vàng, 98% Crom, 70% Tantalite, 64% Mangan và một phần ba lượng Urani của thế giới. Cộng hòa Dân chủ Congo có 70% lượng Coltan của thế giới, một loại Khoáng sản được dùng để sản xuất tụ điện Tantalum cho các thiết bị điện tử như điện thoại di động. Guinea là quốc gia xuất khẩu Bô xít lớn nhất thế giới. Ngoài ra, còn có nhiều dầu mỏ và khí đốt.
Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.
Các môi trường tự nhiên của châu Phi nằm đối xứng qua xích đạo: Môi trường xích đạo ẩm với thảm thực vật rừng rậm xanh quanh năm, gồm bồn địa Congo và miền duyên hải phía bắc vịnh Guinea; Hai môi trường nhiệt đới: càng xa Xích đạo lượng mưa càng giảm, rừng rậm nhường chỗ cho rừng thưa & xavan cây bụi. Nhờ nguồn thức ăn phong phú, xavan là nơi tập trung nhiều động vật ăn cỏ (ngựa vằn, sơn dương, hươu cao cổ...) và động vật ăn thịt (sư tử, báo gấm...); Hai môi trường hoang mạc, gồm sa mạc Sahara ở phía bắc & hoang mạc Kalahari, hoang mạc Namib ở phía nam. Khí hậu khắc nghiệt, mưa rất hiếm, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm lớn. Thực vật, động vật nghèo nàn; Hai môi trường địa trung hải ở phần cực Bắc và phần cực Nam châu Phi. Mùa đông mát mẻ và có mưa, mùa hạ nóng và khô. Thảm thực vật là rừng cây bụi lá cứng.
Châu Phi là cái nôi của loài người. Trong suốt thời kỳ tiền sử của loài người, châu Phi giống như các châu lục khác đã không có các quốc gia mà chủ yếu là các nhóm người săn bắn theo bầy đàn sinh sống. Khoảng năm 3300 TCN, nhà nước Ai Cập cổ đại đã ra đời và phát triển, nó đã tồn tại với các mức độ ảnh hưởng khác nhau cho đến khoảng năm 343 TCN. Các nền văn minh khác bao gồm Ethiopia, vương quốc Nubia, các vương quốc Sahel Ghana, Mali và Songhai và Đại Zimbabwe.
Năm 1482, người Bồ Đào Nha đã thiết lập trạm thương mại đầu tiên (trong số nhiều trạm như thế) dọc theo bờ biển Guinée ở Elmina. Sự phát hiện ra châu Mỹ năm 1492 đã tạo ra sự phát triển mạnh mẽ trong buôn bán nô lệ mà trước thời kỳ của người Bồ Đào Nha thì việc buôn bán này trên đất liền gần như chỉ là những trường hợp hãn hữu.
Nhưng cùng vào thời điểm này thì chế độ nông nô đã đi vào giai đoạn kết thúc ở châu Âu và trong đầu thế kỷ XIX, các lực lượng thực dân châu Âu đã tiến hành sự "tranh giành châu Phi" vô cùng khủng khiếp và đã chiếm đóng nhiều vùng đất của châu lục này, tạo ra nhiều quốc gia thuộc địa, chỉ để sót lại 2 quốc gia độc lập là Liberia, thuộc địa của người Mỹ da đen và Ethiopia. Sự chiếm đóng này còn tiếp diễn cho đến tận sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, khi các nước thuộc địa dần dần giành được quy chế độc lập hình thức.
Ngày nay, châu Phi là quê hương của trên 50 quốc gia độc lập, tất cả trong số đó có đường biên giới được tạo ra trong thời kỳ chủ nghĩa thực dân của người châu Âu.
Câu 1: “Tân thế giới” là tên gọi của châu lục nào?
A. Châu Âu.
B. Châu Mĩ.
C. Châu Đại Dương.
D. Châu Phi.
Câu 2: Vai trò của các luồng nhập cư đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ?
A. Đa dạng các chủng tộc và xuất hiện thành phần người lai.
B. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội một cách mạnh mẽ.
C. Mang lại bức tranh mới trong phân bố dân cư trên thế giới.
D. Tàn sát, diệt chủng nhiều bộ tộc bản địa.
Câu 3: Ai là người tìm ra châu Mĩ đầu tiên:
A. Cri- xtop Cô-lôm-bô.
B. Ma-gien-lăng.
C. David.
D. Michel Owen.
Câu 4: Khi mới phát hiện ra châu Mĩ thì chủ nhân của châu lục này là người thuộc chủng tộc nào?
A. Ơ-rô-pê-ô-ít
B. Nê-grô-ít
C. Môn-gô-lô-ít
D. Ôt-xtra-lo-it
Câu 5: Sau khi tìm ra châu Mĩ, người da đen châu Phi nhập cư vào châu Mĩ như thế nào?
A. Sang xâm chiếm thuộc địa
B. Bị đưa sang làm nô lệ
C. Sang buôn bán
D. Đi thăm quan du lịch
Câu 6: Người Anh-điêng sống chủ yếu bằng nghề:
A. Săn bắn và trồng trọt.
B. Săn bắt và chăn nuôi.
C. Chăn nuôi và trồng trọt.
D. Chăn nuôi và trồng cây lương thực.
Câu 7: Dòng sông được mệnh danh “Vua của các dòng sông” nằm ở châu Mĩ là:
A. Sông Mixixipi.
B. Sông Amadon.
C. Sông Panama.
D. Sông Orrinoco.
Câu 8: Hệ thống núi Cooc-đi-ê nằm ở phía Tây Bắc Mĩ và chạy theo hướng:
A. Đông – Tây.
B. Bắc – Nam.
C. Tây Bắc – Đông Nam.
D. Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 9: Dân cư Bắc Mĩ có đặc điểm phân bố là:
A. Rất đều.
B. Đều.
C. Không đều.
D. Rất không đều.
Câu 10 Hai khu vực thưa dân nhất Bắc Mĩ là:
A. Alaxca và Bắc Canada.
B. Bắc Canada và Tây Hoa Kỳ.
C. Tây Hoa Kì và Mê-hi-cô.
D. Mê-hi-cô và Alaxca.
Câu 11: Quá trình đô thị hóa ở Bắc Mĩ gắn liền với quá trình:
A. Di dân.
B. Chiến tranh.
C. Công nghiệp hóa.
D. Tác động thiên tai.
Câu 12: Càng vào sâu trong lục địa thì:
A. Đô thị càng dày đặc.
B. Đô thị càng thưa thớt.
C. Đô thị quy mô càng nhỏ.
D. Đô thị quy mô càng lớn.
Câu 13: Mê-hi-cô là nước tiến hành công nghiệp hóa:
A. Rất muộn.
B. Muộn.
C. Sớm.
D. Rất sớm.
Câu 14: Quá trình đô thị hóa phát triển nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp và hình thành nên:
A. Các khu công nghiệp tập trung.
B. Hình thành các dải siêu đô thị.
C. Hình thành các vùng công nghiệp cao.
D. Hình thành các khu ổ chuột.
Nhiều quá đợi lm từng khúc :_)
Câu 15: Dân cư phân bố không đồng đều giữa miền Bắc và miền Nam, giữa phía Tây và phía Đông do:
A. Sự phát triển kinh tế.
B. Sự phân hóa về tự nhiên.
C. Chính sách dân số.
D. Lịch sử khai thác lãnh thổ.
Câu 16: Đâu không phải nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 17: Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp:
A. Rộng lớn.
B. Ôn đới.
C. Hàng hóa.
D. Công nghiệp.
Câu 18: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế:
A. Giá thành cao.
B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Nền nông nghiệp tiến tiến
Câu 19: Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất?
A. Ca-na-đa.
B. Hoa kì.
C. Mê-hi-cô.
D. Ba nước như nhau.
Tham khảo
Châu Phi:
Vị trí địa lí
- Tiếp giáp:
+ Phía bắc giáp biển Địa Trung Hải.
+ Phía đông bắc giáp biển Đỏ và châu Á.
+ Phía đông nam giáp ấn Độ Dương.
+ Phía tây giáp Đại Tây Dương.
- Toạ độ địa lí: nằm trong khoảng từ 34oB đến 34oN.
=> Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa 2 chí tuyến Bắc và Nam nên châu Phi có khí hậu nóng quanh năm.
- Diện tích: 30 triệu km2, lãnh thổ có dạng hình khối rộng lớn, diện tích lớn thứ 3 thế giới (sau châu Mĩ và châu Á).
- Đường bờ biển ít chia cắt, rất ít các vịnh biển, bán đảo và đảo.
- Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.
- Kênh đào Xuy-ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới.
Địa hình và khoáng sản
a) Địa hình
- Các dạng địa hình chính:
+ Phần lớn diện tích của châu Phi là núi và cao nguyên.
Ví dụ: Dãy núi trẻ At-lat nằm ở tây bắc, dãy Đrê- ken-bec và các sơn nguyên cao nằm ở đông nam.
+ Trên cao nguyên Đông Phi có nhiều hồ lớn.
+ Có nhiều bồn địa xen kẽ các cao nguyên.
+ Đồng bằng chiếm diện tích nhỏ tập trung ở ven biển.
- Hướng nghiêng: Địa hình châu Phi chủ yếu nghiêng theo chiều Đông Nam – Tây Bắc.
b) Khoáng sản
- Giàu tài nguyên khoáng sản: vàng, kim cương, uranium, sắt, đồng, phốt phát, dầu mỏ, khí đốt.
- Phân bố: tập trung trên các cao nguyên, bồn địa phía Nam; ven vịnh Ghi-nê và phía Bắc ven Địa Trung Hải.
Bài 1. Quan sát hình 36.1 và 36.2, nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu ?
Trả lời:
. Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.
Bài 2. Trình bày sự phân hoá khí hậu Bắc Mĩ. Giải thích sự phân hoá đó.
Trả lời:
- Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
- Theo chiều kinh tuyến : lấy kinh tuyến 100° Tây làm ranh giới, thấy rất rõ sự phân hoá khí hậu. Phía tây kinh tuyến này, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Phía đông của kinh tuyến hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Hệ thống Coóc-đi-e đồ sộ kéo dài theo hướng bắc - nam đã ngăn cản sự di chuyển của các khối khí từ biển vào, làm cho các cao nguyên, bồn địa và sườn đông Coóc-đi-e có lượng mưa rất ít, hình thành khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc. Đồng thời các dãy núi cao cũng làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa khi lên cao.
Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào? Tại sao nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây ?
Trả lời:
Châu Mĩ tiếp giáp với 3 đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Binh Dương và Bắc Băng Dương.
Nói châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây vì các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Mĩ đều thuộc bán cầu Tây.
Cho biết ý nghĩa kinh tế của kênh đào Pa-na-ma.
Trả lời:
Kênh đào Pa-na-ma đã rút ngắn con đường đi biển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương. Nhờ kênh đào này mà việc giao lưu giữa các nền kinh tế vùng châu Á - Thái Bình Dương với nền kinh tế Hoa Kì. Kênh đào đã đem lại lợi ích rất lớn cho Hoa Kì, ngày nay kênh đào đã trao trả cho Pa-na-ma.
Nêu các luồng nhập cư vào châu Mĩ. Tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư ở khu vực Bắc Mĩ với dân cư ở khu vực Trung và Nam Mĩ ?
Trả lời:
- Các luồng nhập cư vào châu Mĩ:
+ Luồng người từ Anh, Pháp, I-ta-li-a, Đức.
+ Luồng người từ Tây Ban Nha.
+ Luồng người từ Bồ Đào Nha.
- Có sự khác nhau về ngôn ngữ của dân cư Bắc Mĩ với Trung và Nam Mĩ là do lịch sử nhập cư.
+ Bắc Mĩ sử dụng ngôn ngữ chính là tiếng Anh.
+ Trung và Nam Mĩ, ngôn ngữ chủ yếu là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Bài 2. Các luồng nhập cư có vai trò quan trọng như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư châu Mĩ ?
Trả lời:
— Trước thế kỉ XV, ở châu MT chủ yếu là chủng tộc Môn-sô-lô-ít ' (người Anh-điêng và người E-xki-mô).
— Từ thế kỉ XV đến nay, ở châu Mĩ có đầy đủ các chủng tộc :
+ ơ-rô-pê-ô-ít (gồm các dân tộc từ châu Âu sang);
+ Nê-grô-ít (người da đen bị cưỡng bức từ châu Phi sang làm nô lệ);
+ Môn-gô-lô-ít (gồm người bản địa và các dân tộc ở châu Á - Trung Quốc, Nhật Bản sang);
+ Người lai (sự hoà huyết giữa các chủng tộc hình thành người lai).