K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2021

Q = m.c. ∆t

Trong đó:

      • Q là nhiệt lượng, đơn vị: Jun (J)
      • m: Khối lượng của vật,  đơn vị Kilogam (Kg)
      • c: Nhiệt dung riêng của chất tạo ra vật với đơn vị là J/kg.K
      • ∆t: Là độ tăng hay giảm nhiệt độ của vật, có đơn vị là oC hoặc K.
      • Nhiệt dung riêng của một chất sẽ cho ta biết được chính xác nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất của vật đó tăng được nêm thêm 1oC.

Công thức tính nhiệt lượng thu vào Q = m . c . ∆t trong đó: Q là nhiệt lượng (J), m là khối lượng của vật (kg), ∆t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K), c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).

Trong đó:

Q là nhiệt lượng mà vật thu vào hoặc toả ra. Có đơn vị là Jun (J).

m là khối lượng của vật, được đo bằng kg.

c là nhiệt dung riêng của chất, được đo bằng J/kg.K

Nhiệt dung riêng của 1 chất có thể cho biết nhiệt lượng cần thiết để có thể làm cho 1kg chất đó tăng thêm 1 độ C.

27 tháng 5 2016

-Nhiệt lượng là phần nhiệt năng vật nhận được thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

-Công thức tính nhiệt lượng:

Q = mc\(\Delta t\)

trong đó: 

m là khối lượng của vật (kg)

c là nhiệt dung riêng của vật (J/kg.K)

\(\Delta t\) (0C) = t1 - t2 (Độ giảm nhiệt độ)

hoặc     = t2 - t1 (Độ tăng nhiệt độ)

27 tháng 5 2016

-Phần nhiệt lượng nhận được hay mấy đi trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng

-Công thức tính nhiệt lượng thu vào :

Q = m . c . \(\Delta\)t

Trong đó:

Q là nhiệt lượng (J)

m là khối lượng của vật (kg)

\(\Delta\)t là độ tăng nhiệt của vật (0C hoặc K)

c là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K).
 

m1=1kg;m2=10kg;m3=5kgt01=100C;t02=200C;t03=600C;m1=1kg;m2=10kg;m3=5kgt01=100C;t02=200C;t03=600C;

a,cân bằng nhiệt xảy ra khi:

Qthu=Qtoam1.c1.Δt1+m2.c2.Δt2=m3.c3.Δt31.2000.(t10)+10.4000.(t20)=5.2000.(60t)t=27,30CQthu=Qtoa⇔m1.c1.Δt1+m2.c2.Δt2=m3.c3.Δt3⇔1.2000.(t−10)+10.4000.(t−20)=5.2000.(60−t)⇒t=27,30C

b,nhiệt lượng cần để hỗn hợp tăng thêm 6 độ:

Q=(m1.c1+m2.c2+m3.c3).Δt=(1.2000+10.4000+5.2000).6=312000J

28 tháng 1 2022

gfvfvfvfvfvfvfv555

27 tháng 5 2016

Tóm tắt:

Nhôm m1 = 1,5 kg

           c1 = 880J/kg.K

Nước V2 = 2l => m2 = 2 kg

           c2 = 4200J/kg.K

t1 = 300C

t2 = 1000C

Q = ?

Giải:

Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi ấm nước là:

Q = Q1 + Q2 

= m1.c1.(t2-t1) + m2.c2.(t2 - t1)

= (m1.c1 + m2.c2).(t2 - t1)

= (1,5.880 + 2.4200).(100 - 30)

= 680400 (J)

8 tháng 4 2018

Tóm tắt:

t1=1500C t2=200C t=500C

t'=?

Giai:

Gọi m là khối lượng của vật rắn
c là nhiệt dung riêng của vật rắn
M là Khối lượng của nước trong bình
C là nhiệt dung riêng của nước.

Theo PTCBN:Khi thả vật rắn ở nhiệt độ là 1000C vào bình. Ta co':

Q1=Q2

<=> mc(t1-t)=MC(t-t2)

=> mc(150-50)=MC(50-20)

<=>100mc=30MC=>mc=\(\dfrac{30}{100}\)MC (*)

Khi bỏ thêm vật rắn ở nhiệt độ 1000C vào bình nước thì:

Q3=Q4

<=>mc(100-t')=MC(t'-50)

Thay (*) vào đây ta được phương trình sau:

\(\dfrac{30}{100}\)MC(100-t')=MC(t'-50)

=>30-\(\dfrac{30}{100}\)t'=t'-50

=>\(\dfrac{130}{100}\)t'=80=>t'=\(\approx\)61,5380C

13 tháng 6 2017

Giải chi tiết hộ mình với

Câu 11: Một máy cày hoạt động trong 30 phút máy đã thực hiện được một công là 1440J. Công suất của máy cày là:A. 48W;                                    B. 43200W;                            C. 800W;                    D. 48000W.Câu 12: Khi nào vật có cơ năng?A.    Khi vật có khả năng nhận một công cơ học.B .Khi vật có khả năng thực hiện một...
Đọc tiếp

Câu 11: Một máy cày hoạt động trong 30 phút máy đã thực hiện được một công là 1440J. Công suất của máy cày là:

A. 48W;                                    B. 43200W;                            C. 800W;                    D. 48000W.

Câu 12: Khi nào vật có cơ năng?

A.    Khi vật có khả năng nhận một công cơ học.

B .Khi vật có khả năng thực hiện một công cơ học.

C .Khi vật thực hiện được một công cơ học.

D .Cả ba trường hợp nêu trên.

Câu 13: Thả một cục đường vào một cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt. Câu giải thích nào sau đây là đúng?
A. Vì khuấy nhiều nước và đường cùng nóng lên.
B. Vì khi khuấy lên thì các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước.
C. Một cách giải thích khác.
D. Vì khi bỏ đường vào và khuấy lên thể tích nước trong cốc tăng.
Câu 14: Đổ 100cm3 rượu vào 100cm3 nước, thể tích hỗn hợp rượu và nước thu được có thể nhận giá trị nào sau đây?
A. 200cm3             B. 100cm3.                  C. Nhỏ hơn 200cm3                        D. Lớn hơn 200cm3
Câu 15: Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 và khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 và khối lượng m2. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Khối lượng hỗn hợp (rượu + nước) là m < m1 + m2
B. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V > V1 + V2
C. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V < V1 + V2
D. Thể tích hỗn hợp (rượu + nước) là V = V1 + V2
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu tạo của các chất?
A. Giữa các phân tử, nguyên tử luôn có khoảng cách.
B. Các phát biểu nêu ra đều đúng.
C. Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ bé gọi là các phân tử, nguyên tử.
D. Các phân tử, nguyên tử luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.
Câu 17: Chuyển động của các hạt phấn hoa trong thí nghiệm của Brao chứng tỏ:
A. Các phân tử nước hút và đẩy hạt phấn hoa.
B. Các phân tử nước lúc thì đứng yên, lúc thì chuyển động.
C. Các phân tử nước không đứng yên mà chuyển động không ngừng.
D. Hạt phấn hoa hút và đẩy các phân tử nước.
Câu 18: Chọn câu sai. Chuyển động nhiệt của các phân tử của một chất khí có các tính chất sau:
A. Các vận tốc của các phân tử có thể rất khác nhau về độ lớn.
B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn.
C. Sau mỗi va chạm độ lớn vận tốc của các phân tử không thay đổi.
D. Khi chuyển động các phân tử va chạm nhau.
Câu 19: Nung nóng một miếng sắt rồi thả vào cốc nước lạnh, nhiệt năng của chúng thay đổi thế nào? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt? Chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sau:
A. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự thực hiện công.
B. Nhiệt năng của miếng sắt và của nước đều tăng. Không có sự truyền nhiệt.
C. Nhiệt năng của miếng sắt tăng, nhiệt năng của nước giảm. Đây là sự thực hiện công.
D. Nhiệt năng của miếng sắt giảm, nhiệt năng của nước tăng. Đây là sự truyền nhiệt.

Câu 20: Chọn câu sai.
A. Khi thực hiện một công lên miếng sắt, nhiệt năng của nó tăng.
B. Một chất khí thực hiện một công thì nhiệt năng của chất khí giảm.
C. Nhiệt năng, công và nhiệt lượng hoàn toàn giống nhau nên chúng có chung đơn vị là Jun (J).
D. Một hệ cô lập gồm hai vật nóng, lạnh tiếp xúc nhau, nhiệt lượng sẽ truyền từ vật nóng sang vật lạnh

0
7 tháng 5 2023

Công thức tính nhiệt lượng:

\(Q=m.c.\Delta t\)

Nhiệt dung riêng có nghĩa là muốn  đun 1kg chất đó lên 1 độ C thì cần một nhiệt lượng bằng nhiệt dung riêng VD: nước là 4200J/kg.K vậy muốn đun 1kg nước lên 1 độ C thì cần một nhiệt lượng là 4200J

Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất rắn là dẫn nhiệt

Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí là đối lưu
Hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chân không là bức xạ nhiệt