K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2017

Đất nước ta có muôn ngàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý. Nhưng em thích nhất là cây tre – loài cây đã gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử, đã cùng người dân Việt Nam xông pha trận mạc, cùng người dân đánh giặc giữ nước, xây thành đắp lũy góp phần vào công cuộc gây dựng và bảo vệ đất nước.

Tre có mặt ở khắp mọi miền trên đất nước. Trải dài cả một vùng quê là những lũy tre xanh mướt. Dáng tre thẳng đứng, gầy guộc. Lá của chúng thì mong manh, nhỏ nhắn. Thế nhưng, tre bền bỉ, kiên cường! Tre không bao giờ khuất mình dưới bóng của cây khác. Tre vững chãi trong mọi môi trường sống: dù bùn lầy, khô hạn, đất sỏi, đất vôi bạc màu nhưng tre vẫn xanh tốt. Tre đứng thành hàng, giăng thành lũy, đan níu vào nhau như con người Việt Nam đoàn kết một lòng. Những cây con thì nhọn hoắt, đâm thẳng, tự tin, vươn lên đầy sức sống như sự tiếp sức cho thế hệ đi trước.

Tuy mộc mạc nhưng tre Việt Nam có vẻ đẹp của tâm hồn con người. Tre là vẻ đẹp của phong cảnh quê hương, là vẻ đẹp của nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre, xóm làng hiện lên thanh bình, yên ả. Vào những buổi sáng đẹp trời, ngọn tre cong như cái gọng vó từ từ kéo mặt trời lên cao. Khi có làn gió thoảng qua, lũy tre xanh lại rì rào khúc hát, ngọn tre phất phơ, lắc lư theo nhịp hát diệu kì ấy. Rồi đêm đến, khi ông mặt trời đã xuống núi ngủ say, tre nâng vầng trăng lên để ban phát cho đất trời ánh sáng lung linh, tạo nên một khung cảnh thơ mộng.

Tre không chỉ đem đến cái đẹp cho làng quê mà còn là bạn thân của con người. Từ xa xưa, tre đã cùng ta đánh giặc. Tre cùng Thánh Gióng quật chết quân thù, cọc tre đã làm chìm thuyền giặc trên sông Bạch Đằng. Khi hòa bình về, cày tre, bừa tre lại cùng bác nông dân lao động sản xuất. Ngày nay, mặc dù trên đất nước ta đã áp dụng nền khoa học kĩ thuật hiện đại, nhưng tre vẫn sẽ tồn tại mãi mãi với con người Việt Nam. Tre, nứa luôn giúp ích cho người, nứa làm nên trang giấy trắng để chứa đựng bao nguồn tri thức, tre làm nên chiếc nôi êm đềm nuôi dưỡng trẻ thơ. Các mặt hàng bằng tre đi khắp mọi nơi để làm đẹp cho đời.

Ghế tre, guốc tre, rổ tre,... vẫn không thể thiếu trên thị trường cả nước, chỉ chiếc nón tre thôi cũng đủ làm cho người con gái thôn quê trở nên duyên dáng. Những que chuyền, que sáo tre kia đã làm cho những tâm hồn bé nhỏ như chúng em có được niềm vui thú. Tre cũng tạo nên cảm hứng sáng tác trong nhiều tác phẩm thơ văn. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm” hay một khúc hát giao duyên “Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê, của cuộc sống thanh bình.

Cây tre là biểu tượng, niềm tự hào rực rỡ của dân tộc em, quê hương em, đất nước em. Tre mang những đức tính mà con người Việt Nam luôn gắn cho nó với những cái tên cái tính cách mà không thể ai phủ nhận. Hình ảnh những khóm tre với những lũy tre làng quen thuộc lại gợi về những câu chuyện xa xưa mà không ai không bồi hồi xúc động. Tre chiếm một vị trí vô cùng đặc biệt trong trái tim của mỗi con người Việt Nam.

30 tháng 11 2016
Bài Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua, Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những phút giây thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ – chiến sĩ là Bác.
 
Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:
 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lắng chìm đi để nổi bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vốn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ 3/4 ngắt ở từ trong, sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

 
 
 
 
 
 
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
 
Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:
 
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
 
Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh, sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng dưới gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa… Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tình điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.
 
Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:
 
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 
Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay ?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.
 
Còn một lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
 
Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Còn ở câu dưới, Bác chưa ngủ vì nghĩ đến trách nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.
 
Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào, Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi lôgíc nhưng thực ra hai điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.
 
Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào để rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật mênh mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.
 
Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ – vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của dân tộc ta. Bài thơ là một trong muôn vàn dẫn chứng minh họa cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ – chiến sĩ Hồ Chí Minh.
29 tháng 11 2017

dài kinh

10 tháng 10 2016

Hoa giấy là loài cây mà tôi yêu thích nhất. Vào chớm hè, cây hoa giấy đã bắt đầu hé những chồi non xanh mơn mởn, tiếp đến là những bông hoa đa sắc màu như  đang khoe sắc vậy, Hoa giấy không có mùi hương như các loài hoa khác nhưng nó thu hút tôi bởi một sức sống mãnh liệt, chân thật và giản dị. Trên ban công nhà ai cũng có trồng hoa giấy. Đừng trước gió nhưng hoa chưa bao giờ héo, chưa bao giờ gục ngã, mà nó vẫn tươi tốt như tượng trưng cho sự kiên nhẫn, dũng cảm vậy.

Văn của mình ko hay lắm đâu nha leuleu

21 tháng 10 2016

Đất nước “Mặt trời mọc” có hai mùa đẹp nhất trong năm mùa hoa anh đào mùa lá đỏ. Hoa anh đào bắt đầu nở vào mùa xuân, đẹp nhất cuối tháng 3 đầu tháng 4 kéo dài cho đến đầu hè. Anh đào là Quốc hoa của Nhật Bản. Trong khi đó, khi mùa thu đến khoảng từ cuối tháng chín tới giữa tháng 11, lại là mùa “rừng phong chuyển sắc” từ xanh sang đỏ, còn gọi là “mùa lá đỏ”.
 

“Nếu hoa, xin làm sakura

Nếu người, xin làm samurai”
 
Sakura (Hoa Anh Đào), samurai (Võ sĩ đạo) những nét tiêu biểu, đặc trưng cho văn hoá truyền thống Nhật Bản. Người dân Nhật Bản đều rất đỗi tự hào mỗi khi nhắc đến câu ca đó.
 
Trong mùa hoa anh đào nở, nước Nhật như được bao phủ trong một đám mây hoa những cánh hoa rơi rụng lả tả trong gió như một trận mưa hoa vừa kiêu hãnh vừa bi tráng, người Nhật thường tổ chức lễ hội mừng hoa khắp nước. Thanh niên nam nữ tổ chức cắm trại vui chơi. Các cụ già ngồi uống rượu Sake dưới gốc cây. Trong khi uống rượu sake, nếu có một cánh hoa rơi rụng vào chén rượu thì mọi người thường hân hoan cho đó điều may mắn.

Từ lâu, Nhật Bản nổi tiếng với vẻ đẹp tinh khiết của hoa anh đào. Khoảng cuối tháng tháng 3 hằng năm mùa hoa nở rộ, nên đến Nhật Bản vào thời điểm này du khách sẽ có cơ hội thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa nổi tiếng nàytham gia lễ hội ngắm hoa anh đào (Hanami) truyền thống ở Nhật.
20 tháng 10 2016

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng ch***** em em? Công việc của mẹ rất giản d***** đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã b***** rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã b***** cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời , vì nuôi dưỡng ch***** em em? Công việc của mẹ rất giản d***** đó chính là làm ruộng. Mẹ em có sở thích rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã b***** rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã b***** cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Bạn tham khảo nha!

20 tháng 10 2016

  bài này không mẫu nha. Bài này là mình tự làm và cô đã sửa vaif ý cho mình rồi

Chúc Bạn Làm Tốt Nha

Nếu ai có hỏi " Em yêu ai nhất?" em sẽ trả lời rằng em yêu mẹ nhất. mẹ luôn là tấm gương để em noi theo

  Mẹ em năm nay đã ngoaif 30 tuổi. Mẹ không còn trẻ như trước nữa. Vì tóc mẹ đã bạc màu vì dầm mưa dãi nắng đôi mắt mẹ đã xuất hiện nhiều nếp nhăn. Đôi bàn tay chân mẹ đã bị chai như in lại những nỗi khổ khó khăn của mẹ. dáng mẹ cân đối phù hợp với dáng người của mẹ. Những lúc em bệnh mẹ luôn quan tâm chăm sóc đến em. Mỗi tối sau khi làm công việc của mẹ xong mẹ trở thành 1 cô giáo để chir em những bài tập khó khi em buồn mẹ như người bạn luôn bên em để chia sẻ và an ủi em.

   Em rất yêu mẹ của em. Em hứa sẽ luôn chăm ngoan học giỏi để không phụ lòng của mẹ và cho mẹ vui lòng. Nếu bạn còn có mẹ thí hãy biết hiếu thảo quý trọng với mẹ của mình. vì nếu khi một ngày mẹ rời xa chúng ta thì chúng ta sẽ không hối tiếc cả đời 

31 tháng 10 2016

Từ khi mở mắt chào đón cuộc đời, tôi đã cảm nhận được tình cảm thiêng liêng vô giá của cha mẹ. Và lúc đó tôi cứ ngỡ chỉ có cha mẹ là cho tôi tình cảm nhiều nhất. Nhưng không. Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi tôi được cắp sách tới trường thì tôi đã nhận được tình cảm của thầy cô dành cho tôi. Đối với tôi cô như là một người mẹ hiền trên con đường học vấn.

Từ ngày đầu tiên được đi học tôi cảm thấy như mình lớn hơn. Và cô Thu là người đã dạy cho tôi đầu tiên nên tôi đã dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Được ở bên cô tôi mới cảm nhận được hết những điều ở cô. Cô có những nét thật là đáng yêu. Bởi vì vậy mà học sinh chúng tôi luôn dành tình cảm cho cô nhiều nhất. Đôi mắt của cô trìu mến nhìn chúng tôi với nụ cười xinh. Cô có một làn da trắng mịn nên các thầy giáo trên trường đều thích cô. Nghe cô giảng bài thì thật là thích thú, sức hấp dẫn của bài không chỉ là do bài hay mà còn do cái giọng mượt mà của cô. Mỗi khi đến lớp trong trang phục áo dài trắng trinh nguyên, cô như là biểu trưng cho vẻ đẹp thanh khiết cao quý của tâm hồn người thiếu nữ đất Việt.
Tôi yêu cô nhiều lắm. Tôi luôn cố gắng để làm cô vui lòng. Càng nhìn thấy cô tôi càng thấy được sự quan trọng của cô trong lòng tôi. Đối với tôi cô như là người lái đò cần mẫn, âm thầm trên bến thời gian đưa từng thế hệ học sinh này rồi thế hệ học sinh khác đến bên bờ tri thức vô tận. Và với tôi niềm hạnh phúc lớn nhất của con người là được cắp sách tới trường, được trải qua một thời gian bên thầy cô, được nghe những lời giảng ngọt ngào của cô. Thật bất hạnh cho những trẻ em không được đi học. Họ sẽ không được người mẹ thứ hai che chở và dạy bảo. Họ sẽ không cảm nhận được những điều kỳ diệu, những tình cảm mà cô mang lại. Tôi sẽ luôn trân trọng cái tình cảm đáng quý đó và không để những nỗi thất vọng hiện lên khuôn mặt cô.
Cô luôn dành tình cảm yêu thương ngọt ngào cho tôi. Cô là người dẫn dắt chúng tôi đi trên con đường đời của riêng mình, người chắp cánh ước mơ cho chúng tôi. Cô như là những người thầm lặng đưa chúng tôi đến những đỉnh cao của kiến thức, cho chúng tôi một tương lai tươi đẹp. Tình yêu ấy luôn cháy bỏng trong tim tôi, như sưởi ấm những sinh linh bé nhỏ vẫn còn chập chững bước đi trên đường đời. Nhớ những ngày nào, khi chúng tôi mới bước vào lớp, cô đã nói rằng: “Các em hãy tự tin lên, cô tin chắc các em sẽ thành công”. Những lời đó đã khắc sâu vào tâm trí tâm.
Nhưng bây giờ lời nói đó đâu còn nữa, hình ảnh đó cũng đâu còn nữa. Chỉ còn những tình cảm mà cô dành cho tôi, được tôi cất trong tận đáy lòng. Tôi biết, bây giờ tôi không còn được gặp cô nữa bởi một tai nạn giao thông đã cướp đi sinh mạng của cô. Dù thời gian có như thế nào, dù tương lai có ra sao nhưng hình ảnh của cô vẫn mãi trong trái tim tôi cùng với những kỷ niệm xưa. Sau này khi tôi đã lớn tôi vẫn mãi mãi nhớ về cô.

Tôi yêu cô nhiều lắm. Cô mãi mãi là người đỡ đầu cho tôi. Không bao giờ tôi có thể quên công ơn sâu nặng và tình cảm bao la của cô.

31 tháng 10 2016

Nhắc đến ngày nhà giáo việt nam là nhắc đến một ngày trọng đại, ý nghĩa nhất trong những ngày ý nghĩa. Là ngày để toàn nhân loại hướng về các thầy cô-những người lái đò âm thâm, lặng lẽ, những người ươm mầm xanh cho đất nước.

Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng là “Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học”. Quả thật vậy, nghề dạy học là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới sự phát triển của đất nước. Vì vậy, khi ngày 20-11 đến, từ cụ già mái tóc bạc phơ đến những em thơ cắp sách đến trường, từ miền xuôi đến miền ngược, từ hải đảo xa xôi đến miền núi đều đến chúc mừng, thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn vô hạn tời các thầy cô giáo của mình.

Là những học sinh đang ngồi học dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, là những chủ nhân tương lai của đất nước, tập thể lớp 8D chúng em đã, đang và sẽ phấn đấu ra sức rèn luyện tài đức để trở thành những người công dân có ích cho xã hội, để không phụ lòng mong mỏi của các thầy cô, để 8D là một khóm hoa đẹp trong mái trường. Điều đó được thể hiện qua từng giờ học, sự tiến bộ qua các tuần học của lớp, phấn đấu thi đua giành những bông hoa điểm 10 tươi thắm nhất kính tặng thầy cô nhân ngày 20-11.

Và hơn nữa, chúng em đang ấp ủ trong mình những ước mơ, hoài bão, đó cũng là một động lực giúp chúng em vươn lên.Với cá nhân em, em luôn có một ước mơ cháy bỏng là trở thành cô giáo để đem ánh sáng văn hoá về thắp lên những tâm hồn bé nhỏ của các em thơ tại huyện nhà, tiếp bước các thầy cô dìu dắt những em nhỏ trở thành ngưòi có ích cho xã hội.

11 tháng 10 2016

I. Mở bài:   - Giới thiệu khái quát về hoa phượng.  

II. Thân bài:   Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng:  

Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.   

- Tả lá của phượng.  

- Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh.  

- Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh.  

- Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.  

III. Kết bải:   Nồi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè. 

Bạn dựa vào dàn ý rồi làm bài nhé! Chúc bạn học tốt!

 

11 tháng 10 2016

Khi trời bắt đầu nắng nóng, mặt trời bắt đầu chiếu những tia nắng chói trang xuống mặt đất, tiếng ve vang lên gọi hè thì cũng là lúc hoa phượng nở rực trời. Hoa phượng rất gần gũi và thân quen với tuổi học trò, nó gắn liền với những kỉ niệm vui buồn của học trò chúng tôi.

Hầu như trong trường nào cũng trồng một vài cây phượng. Trường của tôi cây phượng được trồng ở giữa sân, dịu hiền với chiếc mũ bông đỏ thắm màu hoa. Thân cây cao to khoác nên mình chiếc áo nâu xù xì,mốc meo màu thời gian. Thời gian trôi, thấm thoắt mà cũng đến mùa thi,tôi nhớ khi trên vòm cây kia ve râm ran tiếng hát là phượng bắt đầu lấp ló những bóng lửa hồng. Phượng ra hoa. Hoa phượng có năm cánh,nở đồng loạt, từng cánh son mềm mịn như nhung kết thành từng bông, từng chùm,từng tán lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau. Giữa những cánh bướm thắm là nhị hoa dài phủ phấn vàng e lệ.

Trong khung trời trong xanh không gợn mây trôi hoa phượng hồng thắm nổi bật lên kiêu sa mà dễ thương đến lạ. tôi nhớ lại mùi hương hoa phượng không nồng nàn như hồng nhung mà mang một mùi riêng rất riêng chỉ thoảng nhẹ trong gió làm lắng đọng bao tâm hồn học trò...

Vào những ngày hè nắng như đổ lửa, phượng dang những cánh tay khẳng khiu mộc mạc chở che cho chúng tôi. Vẳng đâu đây bên tai tôi vẫn là những tiếng cười đùa vui vẻ của cô học sinh cấp I. Tôi nhớ những mùa hoa phượng rơi, phượng thả từng cánh son của mình xuống sân trường tạo thành một cơn mưa mang sắc đỏ của hoa phượng.Từng cánh phượng hồng rơi nhè nhẹ như ánh lên những tia nắng hè đếm từng giây phút xa bạn học sinh. Ba tháng hè dài đằng đẵng, không tiếng thầy giảng, không tiếng chuyện trò, không tiếng trống trường, phượn tróng vắng. Hẳn là hoa phượng đang buồn đang khóc!

Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm với cây phượng. Nhớ lắm những giờ ra chơi,lũ học trò quây quần bên gốc phượng. Nhớ lắm ngày chia tay, “những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng”, chở cả tiếng cười giòn tan trong nắng,chở cả nỗi nhớ, nỗi buồn sầu chia li. Nhớ lắm cánh phượng mong manh ép chặt trong trang lưu bút, lưu giữ lại một thời hồn nhiên, mơ mộng của tôi. Nhớ lắm những chiều tan trường, mái tóc tôi bay bay trong gió, đùa giỡn, vờn với lá phượng, lá phượng vấn vít, vương trên tóc. Nhớ lắm hình ảnh những cậu học trò bẽn lẽn với chùm hoa phượng giấu sau lưng vì còn ngại ngùng đợi trao tay cho một ai đó. Phượng vui buồn với tuổi học trò, chứng kiến biết bao cuộc chia li để rồi chỉ còn lại một mình phượng cô đơn,buồn bã..Phượng đẹp,phượng rực rỡ,nhưng nhiều khi phượng hờn,phượng tủi vì chính mình. Bởi vẻ đẹp đó có được ai chiêm ngưỡng khi mà học trò đã nghỉ hè hết. Gió ghé qua đùa bỡn,trêu chọc, phượng chạnh lòng, phượng khóc. Lá phượng rơi, hoa phượng rụng.

Mỗi khi nhìn phượng rơi mà lòng tôi lại chênh vênh một nỗi buồn nôn nao khó tả, đó là dấu hiệu báo với chúng tôi rằng, chúng tôi sắp xa trường, xa bạn rồi. Cánh phượng mỏng nhưng màu hoa thì đỏ thắm, không phai nhạt, cũng giống như tình cảm học trò với thầy cô, với bè bạn thân yêu không bao giờ phai nhạt.

15 tháng 12 2016

Câu 1:

Bánh trôi nước- nhắc đến bài thơ là ta lại nhớ đến người phụ nữ Việt Nam. Ta cũng biết rằng, xã hội xưa là xã hội nam quyền trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, nhất là vào thời của bà đại thi sĩ Hồ Xuân Hương. Bà cũng là một ng phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, cũng phải chịu chung một số phận như họ: hai lần đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai lầ đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc, nên bà hiểu đc họ, hiểu được người phụ nữ việt nam, bà là một điển hình của họ. Người con gái xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng lại phải chịu một cuộc đời "ba chìm bảy nổi" , để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu, như một hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt ra ruông đồng.nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, nết na, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của ng phụ nữ việt nam, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà ko vấy bẩn chút gì, và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

Câu 2:

Hồ Xuân Hương là một nữ sĩ hiếm hoi trên thi đàn văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm được lưu truyền cho đến ngày nay. Với phong cách sáng tác hiện đại, cá tính, phong khoáng, Hồ Xuân Hương đã khiến người đọc khâm phục tài năng. Bà viết nhiều, viết sâu sắc về phụ nữ Việt nam thời kì phong kiến. Bài thơ “Bánh trôi nước” là một bài thơ ẩn dụ về hình ảnh người phụ nữ.

Bài thơ “Bánh trôi nước’ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt, tứ thơ cô dọng nhưng có nội dung sâu xa. Có lẽ cũng chính vì thế mà người ta gọi bà là “Bà chúa thơ Nôm” với những câu thơ hàm súc nhưng ý kiến quá sắc sảo.

Hình ảnh người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước” Hồ Xuân Hương-Văn lớp 7

Hồ Xuân Hương đã lựa chọn “bánh trôi nước” làm hình ảnh trung tâm, biểu tượng cho người phụ nữ Việt nam trong xã hội phong kiến:

Đến câu thơ thứ 2 là quá trình nấu bánh:

Bảy nổi ba chìm với nước non

Câu thơ đã khái quát được đầy đủ cách nấu chín bánh trôi trong dân gian. Nhưng hai từ “nổi” và ‘chìm’ dường như gợi nhắc sự bếp bênh, trôi nổi vô định của chiếc bánh trôi, hay của chính cuộc đời người phụ nữ. Số từ “ba, bày’ để ám chỉ nhưng sóng gió, những long đong, lận đận mà người phụ nữ phải trải qua.

Xã hội phong kiến đầy áp bức, bóc lột, hành hạ người phụ nữ đến thê thảm. Họ thấp cổ bé họng nên không dám kêu ai, không dám than ai vì có ai thấu, có ai hiểu đâu.

Câu thơ thứ 3 dường như là sư phó mặc vào người làm bánh, hay chính là phó mặc cho xã hội đầy bất công;

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Phụ nữ sống trong thời kì phong kiến luôn lép vế, phải cam chịu và đầu hàng số phận. kệ người ta xô, mặc người ta đẩy mà không dám ké răng nửa lời. Họ không dám đấu tranh, không dám đòi công bằng. Từ “mặc” trong câu thơ như khẳng định một sự phó mặc đến não nề, và còn thấp thoáng sự bất cần. Vậy nhưng đọc câu thơ này, chúng ta vẫn nhận ra được một chút chống cự qua từ “mặc” nhưng nó không quá nổi bật. Chỉ là Hồ Xuân Hương là người phụ nữ không chịu khuất phục nên thơ bà cũng không chịu khuất phục như vậy.

Mặc dù bị chà đẹp, bóc lột nhưng tâm hồn người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn son sắt

Mà em vẫn giữ tâm lòng son

Dẫu cho cuộc đời nghiệt ngã, bạc bẽo và bất công như thế nào thì sự son sắt và thủy chung của người phụ nữ vẫn luôn là phẩm chât cao đẹp, đáng trân trọng. Hồ Xuân hương đã khám phá ra một nét đẹp hiếm thấy của phụ nữ Việt Nam. Tâm hồn thanh khiết, tấm lòng son không hề bị vướng bận.

Hồ Xuân Hương với sự tài tình trong ngôn ngữ và đặc biệt lối nói ẩn dụ độc đáo đã vén màn cho người đọc thấy xã hội phong kiến nhiều bất công, thối nát. Người phụ nữ phải chịu sự đè nén nhưng vẫn giữ được trái tim thủy chung, son sắt.

 

Bạn tham khảo nhé! Chúc bạn học tốt!

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Chỉ với 1 câu thơ nhưng Hồ Xuân Hương đã miêu tả quá chi tiết hình dáng, màu sắc của chiếc bánh trôi. Bánh trôi là loại bánh dân dã, gắn liền với đời sống của nhân dân. Tác giả đã dùng từ “thân em” để chỉ chiếc bánh trôi có chăng là ẩn dụ về chính bản thân mình. Có rất nhiều cách để viết hay, viết đẹp hơn nữa nhưng Hồ Xuân hương lại chọn cách viết thật, viết đúng, viết sâu như thế này. “Vừa trắng lại vừa tròn” không phải là chuẩn mực của cái đẹp nhưng lại rất phúc hậu. Chiếc bánh trôi trắng và tròn cũng giống như hình dáng của người phụ nữ hiền lành, điềm đạm và khỏe mạnh.

16 tháng 12 2016

Trên mạng ý! Hông phải mik làm đâu!vui

30 tháng 10 2016

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Mở đầu là hai câu đề:

Bước đến đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.


Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bài thơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xế tà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chút nuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến một vài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vật qua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khung cảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bé nhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này để lại cho ta thật nhiều suy nghĩ.

Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi, cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà


Hình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kết hợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnh thiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnh vật.

Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.


Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điển tích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoải càng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đây cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùng chuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.

Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước

Một mảnh tình riêng ta với ta.


Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núi non, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợt nhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiên càng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâu kín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câu thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.

“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân. Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lại những vần thơ tuyệt tác như vậy.

Bạn tham khảo nha!

30 tháng 10 2016

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau u tùm,rậm rạp.Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả

10 tháng 9 2016

- Đây là loài chim thường xuất hiện ở đồng ruộng gắn bó gần gũi với người nông dân và làng quê Việt Nam: “Cò có trên ruộng phân vân”, “Con cò bay lả bay la, bay từ cửa Phủ bay ra cánh đồng”. - Cò là loài chim nhỏ bé, bình thường, nó gợi lên được thân phận nhỏ bé, lam lũ, lận đận, vất vả, đáng thương của người nông dân, đặc biệt là người phụ nữ. - Giữa người nông dân và con cò có những đặc điểm và phẩm chất tương đồng như: cần cù, chịu khó lặn lội để kiếm sống suốt cả cuộc đời.
 

13 tháng 12 2016

mik biết đấyvui

19 tháng 10 2016

Với một phong cách ẩm thực không cầu kỳ hay kiểu cách, Bún Hà Nội đã trở thành món ăn đặc sắc mà ai khi đi xa dù tận miền viễn sứ cũng nhớ về hương v***** quê nhà, hay đối với những du khách một lần đến và thưởng thức cũng để lại những ấn tượng khó quên!

Theo nhiều nhà ẩm thực học thì Hà Nội có vào khoảng trên dưới 15 món bún khác nhau và được chia thành hai dòng là dòng khô và dòng nước. Dòng khô có các món tiêu biểu như Bún Chả, Bún Đậu, ... Dòng nước có Bún ốc, Bún Riêu Cua, Bún Thang, Bún Cá... Năm tháng qua đi, phố phường ngày càng phồn hoa, đô hội, nhưng sự mộc mạc và bình d***** chính là phẩm chất nổi trội nhất của nghệ thuật nấu nướng và thưởng thức các món quà Bún này. Nhắc đến Bún thì đầu tiên phải kể đến món Bún Chả. Không ai biết rõ Bún Chả có từ bao giờ. Ông tổ của món ăn này chưa thấy được hậu thế ghi lại. Chỉ biết là từ rất lâu rồi, Bún Chả đã xuất hiện trên khắp các nẻo đường Hà Nội mà nổi tiếng là Bún Chả Hàng Mành. Trong cuốn “Hà Nội 36 phố phường”, bằng những cảm nhận tinh tế nhất, nhà văn Thạch Lam đã dùng những âm hưởng của thi ca để miêu tả về sự đặc sắc của món ăn này vào những năm 30 của thế kỷ trước: “Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long Bún Chả là đây có phải không?” Một món quà Bún khác tuy không phổ biến như món phở hay món Bún Chả ở trên nhưng nó vẫn được liệt vào danh sách những món ngon đặc sản của người Hà Nội, đó là món Bún Thang. Trước đây, Bún Thang vốn là một món ăn quý, chỉ được làm vào những d*****p lễ tết nhưng ngày nay nó đã được bình dân hoá để ngày càng có nhiều người được d*****p thưởng thức món ăn tinh tế này. Bún Thang Hà Nội ngon nhất là ở phố Cầu Gỗ, Hàng Hành để rồi đã có bao nhiêu du khách đến với Hà Nội, thưởng thức món Bún Thang và mang theo dư âm của món ăn về nơi xa ấy suốt đời. Trong muôn vàn hương v***** phong phú của các món ăn, món Bún ốc vẫn tạo được một sắc thái riêng và đã thực sự đạt đến “cái đích ăn ngon” của người Hà Nội. Bún ốc đi vào phong v***** ẩm thực Hà Nội với những đặc trưng ấn tượng nhất phải kể đến Bún ốc Phủ Tây Hồ, bún ốc Phù Đổng Thiên Vương và bún ốc Khương Thượng. Chính ở những đ*****a điểm này, Bún ốc đã đạt đến độ thăng hoa nhất và trở thành một món quà độc nhất vô nh***** của người Hà Nội. Tương tự như món Bún ốc, món Bún Riêu Cua cũng là một món ăn khoác lên mình nó nét quê mùa, chất phát từ ao hồ, sông suối, từ đồng ruộng ngàn đời. Chao ôi! Có đỡ bát bún riêu nóng bỏng và ngút khói trên tay thì mới có thể cảm nhận hết được tấm lòng của “người trao kẻ nhận” đối với món ăn giản d***** này. Để rồi dù trời nóng hay lạnh mà được *****át bún riêu cua nóng hổi, thêm chút ớt cay, vài ngọn rau sống thì quả là thích thú. Những người sành ăn có thể tìm đến các quán bún riêu ngon có tiếng ở phố Thi Sách hay bún riêu Thanh Hồng ở phố Hòa Mã, Hà Nội để thưởng thức đúng cái chất, cái v***** của bún riêu Hà Nội. Cũng giống như Bún bò Huế, mì Quảng, bún cá Hải Phòng từ lâu đã trở nên vô cùng quen thuộc với người Hà Nội. Ở mỗi góc phố, mỗi nhà hàng lại có một cách sáng tạo món ăn này với cách chế biến khác nhau sao cho phù hợp với khẩu v***** tinh tế của người Hà Nội mà vẫn giữ được cái cốt cách, cái hương v***** bún cá biển đặc sản đến từ thành phố Cảng. Có lẽ ở Hà Nội, không ở đâu mà món bún cá biển lại ngon, lại được sáng tạo thăng hoa như ở quán Bằng -Bún Cá Biển Cay ở đầu phố Trần Huy Liệu. Khi ăn, bát Bún Cá Biển Cay có v***** ngọt đậm của xương, v***** dai, ngậy, thơm của miếng cá và chả cá, v***** béo của th*****t móng giò, v***** cay nồng của ớt chưng, v***** chua d*****u nhẹ của nước me chua cộng với v***** thanh mát của bún và rau sống. Dù là cao sang hay nghèo hèn, ai cũng có thể tới đây để thưởng thức và cảm nhận hương v***** quện nồng của món ăn này. Nói về các món Quà Bún thì chẳng có giấy mực nào ghi lại cho hết được.

Chỉ có những thực khách đã từng thưởng thức và cảm nhận thì cho dù miền ký ức của họ không rộng lớn nhưng sẽ vẫn luôn có một khoảng trống vừa đủ để hướng đến và lưu giữ mãi mãi về những món Bún “độc nhất vô nh*****” của Hà Nội. 

Bạn tham khảo nha!

19 tháng 10 2016

Từ ngày xa gia đình lên Sài Gòn học, hai chị em tôi chưa xuống Long An thăm gia đình chú thím út của tôi. Ngày còn bé cứ rảnh rỗi chúng tôi lại về chơi với ông bà nhưng theo thời gian vòng xoay của cuộc sống ông bà không còn, chúng tôi phải học hành nên ít có thời gian về đó. Hôm nay là thứ 7, hai chị em tôi liền chạy xe về, vừa về thăm chú thím cũng xem như thay đổi không khí hai ngày cuối tuần ở vùng quê.

Không khí ở Long An mát và trong lành hơn hẳn so với cái nóng nực, khó chịu của Sài Gòn. Nhìn những ruộng lúa xanh ngát cùng hương thơm mùi lúa mới thật là dễ chiu. Sau hai tiếng chạy xe cuối cùng cũng chúng tôi cũng về đến nhà chú thím. Dù hai chị em thay nhau chạy xe nhưng chạy xe đường dài quả thật cũng hơi mệt mỏi trong người, lại còn đói bụng nữa chứ.

Lâu rồi tôi cũng chưa có dịp thưởng thức tài nấu ăn của thím tôi, hồi trước chú tôi phải lòng thím cũng nhờ tài nấu ăn của thím. Khi gia đình tôi ở chung với nội, chị em tôi mê thức ăn thím nấu lắm. Nếu giờ được ăn các món ngon thím tôi nấu thì thật là không còn gì bằng. Thím tôi nấu được rất nhiều món, mà món nào cũng thật là ngon, nhất là món bún măng vịt, cá kho riềng, gà nướng… . Nhưng món ăn làm tôi nhớ nhất là món bún riêu cua.

Chiều thứ 6 đi học về tôi gọi điện báo chú thím ngày mai hai chị em về chơi. Thím hỏi thích ăn món gì để thím chuẩn bị, tôi reo lên ngay: Bún riêu cua thím ơi. Thím cười thích thú đầy tự hào.

Cách nấu ăn của thím tôi cũng đặc biệt lắm. Bún riêu cua thím tôi chỉ làm bằng cua đồng nên nước bún riêu rất ngon, ngọt và thơm. Lần nào thím làm, tôi cũng đều chăm chú quan sát. Lên Sài Gòn tôi cũng có học nấu ăn và học làm món này nhưng mùi vị không sao ngon bằng của thím nấu. Chắc do tay nghề nấu ăn của tôi còn lâu mới đuổi kịp thím tôi.

Bún riêu cua đồng – Cua đồng làm sạch

Để làm món bún riêu cua thì phải trải qua rất nhiều công đoạn. Trước tiên là làm cua, khi mua cua về thím tôi thường ngâm cua trong nước gạo từ 1 đến 2 giờ cho cua nhả hết đất cát và xả lại bằng nước sạch. Sau đó đem cua làm sạch, phần mai cua thì dùng tăm khều hết gạch cua ra một cái chén.

Cho thịt cua vào máy xay cùng chút xíu muối. Xay nhuyễn và lọc lấy nước cua cho vào một cái nồi. Đặt nồi nước cua vừa lọc lên bếp đun nhỏ lửa để nước cua sôi cho đển khi phần cua đóng gạch. Khuấy nhẹ để riêu cua kết lại, thím mình còn dặn phải cho chút muối vào để khi sôi lên thịt cua đồng đặc lại sẽ có vị mặn vừa ăn, không thì nhạt mất.

Bún riêu cua đồng

Khi thịt cua đóng thành tảng, thím hớt ra bát để riêng. Cà chua cắt thành miếng vừa ăn, me cạo sạch vỏ, hành khô bóc vỏ thái mỏng. Đậu phụ thái miếng vuông nhỏ. Cho vào chảo dầu rán vàng các mặt. Vớt ra chén để riêng. Để có được nồi bún riêu cua ngon thì mỗi công đoạn đều phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, thím vừa nấu vừa căn dặn.

Phi thơm hành với dầu ăn, cho cà chua vào xào chín, thêm một thìa súp để cà chua mau mềm. Cho gạch cua vào xào cùng đến khi gạch tan ra hết. Dằm me chua ra bát chắt lấy nước chua bỏ bã. Khi nồi riêu cua sôi cho cà chua đã xào chín vào đun nhỏ lửa. Một loại gia vị không thể thiếu khi làm món ăn này đó là mắm ruốc, cho mắm ruốc vào tô, hòa với nước lạnh và đổ vào nồi. Khi nước sôi hạ bớt lửa.

 

Bún riêu cua đồng – Nấu nước dùng

Bún mua về nên chần sơ qua với nước sôi, xong xếp ra tô sẵn. Chan nước riêu cua vào dùng nóng thì không còn gì ngon hơn. Nhìn tô bún riêu cua nổi bật với màu vàng của nước dùng lẫn những sợi bún trắng tươi, màu đỏ của cà chua, vị chua thơm dịu của me và những miếng gạch cua nâu nâu, thơm nồng còn có cả đậu rán giòn ngon ngon nữa.

Tô bún riêu cua đồng sẽ đậm đà khó quên khi cho thêm mắm ruốc và ớt xào dầu vào ăn kèm thêm rau rổ rau thơm xanh rờn, có thể pha thêm chút mắm ớt tỏi rưới vào để món bún riêu cua thêm đậm đà hơn nữa.

Bún riêu cua đồng – Tô bún riêu thơm lừng

Bưng tô bún riêu cua nóng hổi tỏa khói nghi ngút cùng với mùi thơm lừng của mắm ruốc, ăn vào một miếng cảm nhận được vị ngọt của nước, cái ngọt beo béo của cua đồng, miếng đậu phụ giòn thơm ngon tất cả hòa quyện khiến mình ăn một lần cứ muốn ăn mãi. Chỉ với một tô bún riêu cua đã làm cho cái bụng của tôi được thỏa mãn rồi. Nhìn hai chị em tôi bưng hai tô bún húp xì xụp, ánh mắt chú thím tôi ánh lên niềm thương cảm. Ăn xong, thím nói cứ cuối tuần rảnh hai chị em về đây thím nấu cho ăn, thím còn nhiều món lắm, làm tôi cảm động sự chân thành của thím vô cùng.

Cháu cám ơn chú thím, hai tuần nữa cháu sẽ về Long An thăm chú thím :-)

Bạn có biết? Để bún riêu có hương vị đậm đà, mắm ruốc là thành phần không thể thiếu đối với món này :-)?