K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2019

Cham mi ẻ không ra làm ra răng

28 tháng 11 2019

Hình gì?
Chuông chuông như lá quốc kì
Bốn góc thước thợ anh thì nhớ không?
Hai ngang, hai sổ song song
Vừa đôi, phải lứa như vợ chồng chúng ta?

16 tháng 9 2021

Học tập thật sự rất là vui, nhưng vẫn có bạn kêu nó buồn chán.Không hiểu sao lại nghĩ nó buồn chán nữa cả.Khi học tập thì sẽ giúp ta có một tương lai sáng thay vì cứ mãi ở trong một hố đen tối không có gì.Nó giúp chúng ta có thể hiểu biết rất nhiều thứ: tốt với xấu khác nhau như thế nào; thông minh và ngu dốt cách biệt ra sao; lười biếng sẽ có kết quả khác như nào đối với siêng năng;....v.v...Học tập còn mở ra cánh cổng đến ước mơ và hi vọng nữa cơ! Nên nó không buồn chán chút nào! Thử không học xem, bạn sẽ là một kẻ đáng bị xã hội ruồng bỏ.( mk ghi nhiều cặp từ nên bạn hãy tìm nha! Mk có việc nên ko ghi rõ đc.Xin lỗi nhiều!)

13 tháng 2 2020

Qua câu tục ngữ: “Không thầy đố mày làm nên” ông bà chúng ta đều cao vai trò, vị trí, tác dụng quyết định tuyệt đối của người thầy giáo đối với học sinh. Không có sự giáo dục uốn nắn của thầy thì chúng ta sẽ không bao giờ làm nên bất cứ việc gì cả.

Ngược lại, câu tục ngữ sau cũng không phải hoàn toàn phủ nhận vai trò của người thầy giáo nhưng lại quá đề cao vai trò của bạn bè trong quá trình học tập rèn luyện nên cho rằng học bạn là có kết quả hơn học thầy.

Như vậy xét cho cùng hai câu tục ngữ trên không hề mâu thuẫn nhau, vì đều đề cập vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp đào tạo, giáo dục con người nhưng có khác nhau ở mức độ: câu đầu quá đề cao, câu sau lại coi nhẹ vai trò và tác dụng đó.

13 tháng 11 2021

các bạn ơi giúp mình với!

13 tháng 11 2021

Mình chỉ có bài văn thôi, bạn tham khảo lấy ý nhé

 

Trong mỗi công việc, để đạt được thành công, ta cần biết sử dụng phối hợp nhiều đồ dùng khác nhau. Nhưng ở công việc nào cũng cần đến sách vở. Công việc học tập cũng vậy, ta cần có bút, thước, cặp, tẩy…nhưng trong  đó quan trọng hơn cả là sách vở. Đó là những người bạn thiết yếu và vô cùng thân thiết đối với mỗi chúng ta.

Bài văn cảm nghĩ về đồ dùng học tập - Ảnh minh họa

Em trân trọng và yêu quý sách vở của mình bởi trước hết đó là người thầy của em trong học tập. Không chỉ có lời cô dạy trên lớp mà chúng em còn cần có sách vở. Sách Ngữ văn cho em những bài văn hay thời Đường, thời trung đại, cho em biết những bài ca dao tục ngữ khác nhau. Mỗi khi cầm và đọc sách Ngữ văn em như thấy một tâm hồn nghệ sĩ đang thổn thức trong trái tim mình. Không chỉ yêu sách Văn mà em còn rất thích các cuốn sách khác. Sách Toán cho em những công thức, những con số thú vị và rèn luyện khả năng tư duy suy nghĩ của em. Sách Tiếng Anh không chỉ làm cho em biết thêm được một ngôn ngữ mới mà nó còn rèn luyện cho em tính kiên trì, nhẫn nại. Tiếng Anh còn giúp em hiểu về văn hóa nước bạn để xây dựng tình đoàn kết giữa các quốc gia với nhau. Ngoài các môn học chính thì sách Địa lý còn dạy cho em về các thành phố, quốc gia trên toàn thế giới. Qua việc học địa lý em biết được giới hạn lãnh thổ của quốc gia mình. Biết thêm được các nước láng giềng với Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia.
Sách vở là người thầy của em trong học tập, hơn nữa sách vở còn là người bạn của em trong cuộc sống. Sách vở chia sẻ với em nhiều suy nghĩ, tình cảm của lứa tuổi mình. Khi đọc trong sách Văn học, bắt gặp những suy nghĩ từng có trong mình, những hoàn cảnh mình từng gặp em xúc động vô cùng. Những bài học về đạo đức, kỷ luật về tính đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong sách Giáo dục công dân khiến em nhớ đến những năm tháng tuổi thơ đầy kỉ niệm với bạn bè, thầy cô. Đặc biệt, những lúc buồn vui, em đều có thể ghi lại chia sẻ cùng những trang giấy trắng của cuốn nhật kí thân yêu… Sách vở đã cùng em song hành qua những năm tháng tuổi thơ đẹp đẽ.

Đặt tay vào những trang giấy trắng mịn màng với những dòng chữ tròn trịa ngay ngắn thật là thích thú. Những trang sách của ngày hôm nay đã đẹp hơn, trắng hơn, mịn màng hơn những trang sách của ngày hôm qua nhưng qua năm tháng mối gắn bó giữa sách vở và con người vẫn không hề thay đổi. Em cảm thấy hân hoan vui vẻ khi được đọc những trang sách mới. Nhìn những trang sách mới em lại nhớ tới công lao của những con người đã nhọc tâm suy nghĩ để chúng em có trang sách mịn màng. Em ước mơ mai sau sẽ trở thành người in sách để có ích cho cuộc đời.

14 tháng 7 2016

Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.

- Đó là ngày khai trường đầu tiên của một người học sinh.

14 tháng 7 2016

1. Bài viết ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào học lớp một. Người mẹ hồi hộp, phập phồng cho con và cả tuổi thơ đến trường của chính mình sống dậy.

Câu 1: Từ bài Rằm tháng giêng em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh con người Bác. Qua đó em học tập được gì ở Bác. * HS có thể diễn đạt bằng nhiều cáchkhác nhau nhưng miễn sao đảm bảo được các ý cơ bản sau:Giới thiệu khái quát về con người Bác.- Tình yêu thiên nhiên tha thiết sâu nặng của Bác.- Phong thái ung dung lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách...
Đọc tiếp

Câu 1: Từ bài Rằm tháng giêng em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 - 12 dòng) trình bày cảm nhận của em về hình ảnh con người Bác. Qua đó em học tập được gì ở Bác. 

* HS có thể diễn đạt bằng nhiều cáchkhác nhau nhưng miễn sao đảm bảo được các ý cơ bản sau:

Giới thiệu khái quát về con người Bác.

- Tình yêu thiên nhiên tha thiết sâu nặng của Bác.

- Phong thái ung dung lạc quan tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng.

- Bày tỏ tình cảm của em về tâm trạng và cảnh thiên nhiên của Bác ở núi rừng Việt Bắc.

- Em học tập được ở Bác là phải ra sức học tập tốt để xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp hơn, văn minh hơn, xứng đáng là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.

Giúp mình với mình đang cần gấp

0
27 tháng 3 2021

tham khảo

Trên sân trường em có rất nhiều loại cây nhưng loại cây mà em cảm thấy yêu thích nhất chính là cây bàng. Cây bàng được trồng ở sân trường em cũng được một thời gian rất dài, bàng vẫn ở đó lặng lẽ đón và tiễn biết bao thế hệ học sinh đến rồi đi. Thân bàng to lớn, phải bằng ba vòng tay của bọn học sinh chúng em. Mỗi mùa bàng lại mang một vẻ đẹp khác nhau. Mùa hè, bàng cho chúng em bóng mát và nơi vui chơi. Cứ vào giờ ra chơi là bao nhiêu trò chơi của chúng em diễn ra dưới gốc bàng. Chúng em nhảy dây. đá cầu ,chơi ô ăn quan ,đọc truyện . Rồi mùa thu. Lá bàng bắt đầu ngả màu xanh tươi sang màu vàng. Thi thoảng có cơn gió nhẹ thổi qua thì từng chiếc lá rụng rồi rơi êm trên mặt đất. Vào mùa đông, cây bàng trơ trụi lá, từng cành cây khẳng khiu như những cánh tay gầy guộc. Nhưng em biết, cây bàng đang ấp ủ dòng nhựa sống để nuôi những mầm non sẵn sàng mọc lên khi xuân tới. Và rồi mùa xuân ấm áp cũng đến. Bàng căng tràn sức sống mọc lên những mầm non xanh mơn mởn. Quanh năm, tuổi học trò của chúng em gắn liền với cây bàng. Chúng em ăn quả bàng ngọt bùi, chúng em lấy lá bàng quạt mát và xếp thành đồ chơi. Tóm lại, cây bàng là cây gắn liền với bao thế hệ học sinh và em rất yêu cây bàng trường em.

 
1 tháng 10 2017

Đáp án

Viết bài văn nêu cảm nhận về loài hoa em yêu quý. Yêu cầu biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được cảm xúc chân thành.

Bài văn có sử dụng 1 câu đặc biệt và 1 câu rút gọn 

- Chỉ ra được câu đặc biệt và câu rút gọn

Về cơ bản phải nêu được các nội dung sau:

a. Mở bài:

- Giới thiệu được loài cây em yêu, ấn tượng chung của en về loài cây đó. 

b. Thân bài:

- Cảm nghĩ của em về vẻ đẹp của cây: màu sắc, hình dáng…

- Cảm nghĩ về công dụng, lợi ích của cây: làm bóng mát, lấy gỗ…

- Ý nghĩa của loài cây đó

c. Kết bài:

- Khẳng định tình cảm đặc biệt của em với loài cây đó, có ý thức giữ gìn, bảo vệ cây cối và môi trường.