Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bài làm
Người lao động chí óc mà em biết đó là cô em. Cô em làm bác sĩ ở bệnh viện tỉnh. Hàng ngày cô em thường đến sớm để chuẩn bị dụng cụ khám cho bệnh nhân. Nhiều hôm có rất nhiều bệnh nhân đến khám bệnh nhưng cô ân cần vui vẻ với mọi người. Cô em rất bận rộn nhưng cô em vẫn kiên trì làm việc. Cô em rất chu đáo và niềm nở. Mọi người rất yêu quý và tin tưởng ở cô.Em rất yêu thương cô.
Chú Huỳnh là kĩ sư công nghệ phần mềm, chú làm việc ở công ty viễn thông Mobifone.
Chú năm nay vừa tròn ba mươi tuổi. Chú đã có hơn sáu năm kinh nghiệm làm việc cho các công ty công nghệ phần mềm. Chú hơi gầy, người tầm thước. Mắt chú to và sáng. Mái tóc xoăn bồng bềnh khiến chú giông một thi sĩ hơn là một kĩ sư.
Ngày hai buổi, chú Huỳnh làm việc cần mẫn tại cơ quan. Khi có dự án về, chú thường thức khuya, làm việc miệt mài bên bàn vi tính, trầm ngâm suy nghĩ. Mọi người trong nhà đi lại khẽ khàng, giữ yên lặng để chú làm việc.
Chú Huỳnh cũng rất yêu trẻ con. Khi rỗi, chú thường vui đùa cùng chúng em.
Em rất yêu quý và thích chú Huỳnh, thích nghề kĩ sư phần mềm của chú. Em sẽ cố gắng học giỏi để làm việc giỏi giang như chú Huỳnh.(tham khảo thui nha em,tích đúng cho chị)
Bài 1:
Tùng rinh rinh... tùng tùng tùng rinh rinh..." Mới chợp tối, khắp mọi nơi đã rộn vang tiếng trống, tiếng nhạc mừng đêm Trung thu. Ai ai cũng háo hức chờ giây phút được rước đèn, phá cỗ. Trên sân khấu, chú Cuội và chị Hằng đã cười nói để bắt đầu đêm hội. Các bạn nhỏ lần lượt biểu diễn những bài hát trung thu vui nhộn. Chúng em ngồi xếp thành hàng, vừa vẫy tay vừa ca hát theo. Trên vòm trời, ông Trăng sáng vằng vặc, tròn xoe như một chiếc mâm bạc. Đêm Trung thu, thiếu ông chắc sẽ buồn lắm. Hình như ông biết, lũ trẻ chúng em mừng vui nên càng lúc ông càng lên cao, đổ muôn tia sáng xuống mặt đất. Những chiếc đèn ông sao trên tay chúng em nhờ ánh trăng chiếu mà đẹp lấp lánh hơn. Một hồi trống vang lên để báo hiệu màn múa lân sắp bắt đầu. Ba chú lân khoác trên mình bộ áo choàng đỏ rực. Các chú cứ nhảy lên rồi uốn lượn. Chúng em đứng xung quanh xem và hát vang "Đêm Trung thu rước đèn ông trăng...". Chúng em còn được ăn rất nhiều bánh kẹo. Đó là đêm Trung thu vui nhất của em. Em mong mùa thu mau tới để em lại được rước đèn, phá cỗ.
Bài 2:
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
Bài 3:
Ở quê em có một hội lớn lắm. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Nhân dân ta có câu: "Dù ai buôn đâu bán đâu, mồng chín tháng tám thì về chọi trâu". Vào ngày hội du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội chọi trâu. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Sau bao nhiêu trận đấu quyết liệt là những tiếng reo hò của khán giả. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Mỗi năm một lần, hội rước đèn đêm Trung thu ở xã em diễn ra tại sân vận động của xã rất từng bừng, náo nhiệt.
Tối mười bốn tháng tám âm lịch, trên bãi sân rộng, thiếu nhi trong xã xếp hàng từng đội theo xóm. Tay bạn nào cũng cầm theo một cái lồng đèn được mua hoặc tự làm hay ống tre làm thành đuốc. Ban tổ chức gọi tổ trưởng lên bàn nhận bánh kẹo về cho tổ mình. Sau khi tổ trưởng phát xong kẹo bánh, có vài tiết mục văn nghệ "Cây nhà lá vườn" diễn ra ở sân rộng, thiếu nhi đồng vỗ tay theo nhịp, ủng hộ những nghệ sĩ không chuyên nghiệp của xã nhà. Tiếp đó là lệnh đốt nến. Tất cả các lồng đèn, đuốc được thắp sáng. Lúc bấy giờ sân bãi đẹp lung linh, kì ảo với hàng trăm ánh nến xanh, vàng, đỏ và ánh hồng của cây đuốc làm bằng ống tre. Lễ rước đèn Trung thu bắt đầu bằng bài hát "Rước đèn Trung thu". Thiếu nhi vừa cầm lồng đèn, vừa hát "Tết Trung thu...". Đoàn rước đèn đi một vòng quanh xã. Các cô chú Đội sản xuất và các anh chị Thanh niên xã đoàn đi kèm thiếu nhi đều giữ hàng ngũ ngay ngắn, trật tự, vừa tạo mĩ quan của hội rước đèn, vừa coi sóc phòng cháy (do đốt đèn nến và đuốc nên phải tăng cường phòng vệ, trông coi). Dọc đường, có bạn cầm lồng đèn từ trong nhà chạy ra nhập vào đoàn thiếu nhi đang "rồng rắn" rước đèn. Trên đường về, bạn nào nhà gần đường đi rước đèn có thể tách hàng về nhà. Trăng lúc này đã lên cao, tròn vành vạnh soi ánh vàng trong trẻo xuống mặt đất. Đoàn thiếu nhi vừa đi, vừa hát trở lại chỗ xuất phát. Các anh chị xã đoàn bắt nhịp bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng". Kết thúc ngày hội, chúng em chia tay nhau và ra về.
Buổi lễ rước đèn là sinh hoạt rất vui của thiếu nhi xã em và đã trở thành thông lệ không thể thiếu trong ngày lễ Trung Thu. Em rất yêu quê và yêu ngày hội Trung thu ở quê hương mình.
đề 1
Cô Phương của em là nữ bác sĩ trẻ nhất khoa Sản của bệnh viện Từ Dũ, nơi cô đang làm việc.
Cô Phương tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề. Cô Phương còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Làn da cô trắng trẻo, khuôn mặt cô đẹp với đôi mắt to và sáng, mũi cao thanh tú. Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời. Bàn tay thon đẹp, dịu dàng của cô đã nâng đỡ bao mái đầu tơ non của em bé, đã giúp bao sản phụ nhẹ mình đỡ đau trong cơn vượt cạn một mình. Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Phương luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.
Em rất quý mến và tự hào về cô.
đề 2
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
đề3
Giáo viên, kỹ sư, kỹ thuật viên, thầy thuốc, luật sư, nghệ sĩ, thầy giáo và người làm công tác khoa học, một bộ phận lớn viên chức,... còn nhiều lắm nhé !!
[ HT ]
Giáo viên, bác sĩ, kiến trúc sư, giáo sư, kỹ sư, luật sư, ....
Tham khảo :
Người trí thức mà em biết là ông nội em. Ông em năm nay khoảng sáu mươi tư tuổi, ông làm nghề bác sĩ. Ông có dáng người cân đối với khuôn mặt vuông, nước da màu nâu trông rất đẹp. Ông là người rất nghiêm khắc. Khi ông đến bệnh viện, ông khoác chiếc áo trắng giản dị nhưng trông ông rất đẹp. Hằng ngày ông khám, chữa bệnh cho mọi người. Từ sáng đến tối, ông vẫn tận tụy với công việc của mình. Tất cả các bệnh nhân ông đều khám cẩn thận và hỏi han chu đáo. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh và khỏe sau khi được ông điều trị. Với hàng xóm, nếu ai bị ốm đau ông đều nhiệt tình sang khám giúp không kể đêm hôm. Vì vậy mọi người luôn kính trọng và biết ơn ông. Mọi người luôn ca ngời ông là bác sĩ giỏi. Em rất yêu quý ông. Em mong ông luôn làm tốt công việc của ông.
#H
Link : Kể về một người lao động trí óc mà em biết (28 mẫu) - Bài văn tả về người trí óc hay chọn lọc lớp 3 - VnDoc.com
Bác Dũng là một biên tập viên ở đài truyền hình của tỉnh. Bác chính là người lao động trí óc mà em ngưỡng mộ nhất. Năm nay, bác đã bốn mươi tư tuổi nhưng trông bác vẫn trẻ và khỏe mạnh lắm. Bác có dáng người hơi thấp, nhưng chắc chắn. Mái tóc đen lấm tấm ít sợi bạc lúc nào cũng được chải chuốt gọn gàng. Trên sống mũi, luôn là một chiếc kính gọng vàng. Trang phục của bác rất đơn giản, thường chỉ là những chiếc áo phông, quần jean. Khi nào có việc quan trọng hay dịp đặc biệt thì bác sẽ mặc vest. Công việc của bác Hùng rất bận rộn. Hằng ngày, bác dành nhiều thời gian ở đài truyền hình để lên kế hoạch, viết nội dung, chỉnh sửa cho các chương trình. Để có những chương trình hay và ý nghĩa, bác và rất nhiều người khác đã phải làm việc rất vất vả. Mỗi khi có thời gian rảnh, bác lại dành thời gian cho gia đình và vườn cây cảnh trước nhà. Em hy vọng sau này có thể trở thành một biên tập viên như bác.
Bài 1:
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
Bài 2:
Trong số các loài vật nuôi trong gia đình, em yêu thích nhất là con chó. Con chó nhà em mới được nuôi cách đây một năm, khi bố em mua nó về nó vẫn là một chú chó con rất đáng yêu, đến năm nay, nó đã rất lớn và trở thành một chú chó cao to. Em đặt tên cho con chó nhà em là Mực. Mực là một con chó cái, rất hiền lành và khôn ngoan. Em gọi nó là Mực vì con chó có màu lông đen lại lốm đốm vài chấm trắng, giống như là bị đổ mực đen lên người vậy, trông rất đặc biệt. Bốn chân của Mực to và chắc khỏe, nó chạy rất nhanh, nhất là khi đuổi mèo hoặc chuột. Nó có cái mũi dài rất nhạy và đôi tai to rất thính, có thể đánh hơi thấy mùi chuột và nghe tiếng động nhỏ nhất của lũ chuột. Mực còn có đôi mắt rất tinh có thể nhìn mọi vật trong tối, có lẽ vì thế mà chó được nuôi để trông giữ nhà cửa. Trong gia đình em, ai cũng yêu quý Mực và luôn coi nó như một thành viên trong gia đình, em cho Mực ăn hàng ngày và thi thoảng cùng bố tắm cho Mực, em mong Mực sẽ mãi là người bạn trung thành với gia đình em.
Bài 3:
Em còn nhớ đó là một buổi sang mùa thu thật đẹp. Hôm đó mẹ đưa em đến trường. Bầu trời trong xanh, nắng vàng như mật ong trải khắp sân trường. Ngôi trường thật lớn và rất đông người. Em rụt rè nép bên mẹ, không dám rời tay. Nhưng cô giáo đã đến bên em dịu dàng vỗ về. Cô đón em vào lớp và giới thiệu với các bạn để làm quen. Cái lo sợ và hồi hộp
trong em tự nhiên biến mất. Lúc đó, em đã bắt đầu thấy yêu lớp học của mình.
Bài 4:
... ngày ... tháng ... năm...
Bạn An-na thân mến!
Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này vì bạn chưa biết mình một người Việt Nam, nhưng mình lại biết bạn qua xem chương trình truyền hình về nước Nga. Chính vì thế mà mình muốn viết thư làm quen với bạn.
Mình tự giới thiệu nhé: Mình tên là Nguyễn Trần Phương Nhi, học lớp 3A trường Tiểu học vạn Thắng 2 ở Vạn Ninh - Khánh Hòa, nước Việt Nam. Mình viết thư này để mong bạn cho mình biết về bạn: bạn năm học lớp mấy? Học giỏi môn nào? Thích chơi môn gì? Gia đình bạn ra sao?... Mình còn muốn biết thêm về đất nước, về cuộc sống của người dân Nga... Được như thế, mình và bạn trên thế giới sẽ được cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất này là của chúng mình ...
Chúc bạn luôn học giỏi và tràn đầy sức khỏe nhớ viết thư cho mình nhé!
Người bạn Việt Nam.
Tên người viết.
Bài 1:
Người lao động trí óc mà em muốn kể chính là bố em. Bố em là giáo viên của trường Tiểu học Vạn Thắng 3. Công việc hằng ngày của bố là soạn bài và giảng bài cho các anh, chị. Tối nào em cũng thấy bố làm việc trên máy vi tính. Khi lên lớp, ngoài việc chuẩn bị kỹ bài dạy, bố còn để ý cả việc ăn mặc thật tươm tất: quần áo ủi thật phẳng, đôi giày đánh xi đen bóng,… Bố em rất yêu công việc dạy học của mình và luôn cố gắng ngày một giỏi hơn.
tham khảo nhé
Trong cuộc sống, đa số ta đều bắt gặp những con người luôn lao động bằng chân tay và theo sau đó cũng có một bộ phận nhỏ lao động bằng trí óc. Cô của tôi năm nay đã tròn 30 tuổi mà ngày nào cũng phải thức khuya để lo lắng về mọi chuyện. Vì cô làm nghề giáo viên trường cấp 1 ( trường tiểu học cơ sở ) nên phải làm nhiều thứ để có thể giảng dạy cho các em dễ hiểu bài. Trường cấp 1 có tầm quan trọng rất lớn đến các em nhỏ cho nên cô làm giáo án, làm bài giảng, những câu hỏi để dạy cho các em mỗi ngày. Bình thường chúng ta thường nghĩ lao động chân tay là rất mệt nhưng lao động trí óc cũng không kém phần cực nhọc. Mỗi phút giây, mỗi trang giáo án như thể ba nhiêu giọt mồ hôi của cô. Từng tia nắng, ngọn gió nhẹ lướt qua hiền từ bên cạnh nơi cô ngồi. Chao ôi ! Một con người gương mẫu và chăm chỉ như cô tôi chắc chắn sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
*** Phép so sánh: in đậm ( như thể: từ so sánh ngang bằng ) ***
__ Phép nhân hóa: gạch chân ( nhẹ lướt qua, hiền từ: dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ vật ) __
Kể về một người lao động trí óc số 2
Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.
Cô em đã ngoài ba mươi tuổi nhưng trông cô như mới chỉ hai mấy tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng như sao, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học.Bài dạy của cô chắc hẳn có tính hài hước.Cô dạy không khiến học sinh áp lực,mà còn thấy học sinh thoải mái và vui vẻ. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.
Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.
Mẹ là tiếng gọi đầu đời của trẻ thơ, là dòng sữa ngọt nuôi nấng ta lúc chào đời, dạy ta bắt đầu học nói. Mẹ hát ru ta ngủ, chăm sóc lúc ta thức, tập cho ta những bước đi đầu tiên. Tình mẹ diệu vợi luôn luôn nồng ấm hòa nhập với mạch sống của con, lòng mẹ hân hoan sung sướng khi thấy con khôn lớn, hạnh phúc, thành đạt trong xã hội, và sãn sàng chia sẻ những muộn phiền lo âu khi con gặp những thất bại trên đường đời. Không có bút mực nào tảhết được tình cảm thiêng liêng về tấm lòng cao cả của người mẹ. Dù rằng trong các bộ môn văn hộc nghệ thuật : thi văn, âm nhạc, hội họa, điện ảnh hay sân khấu…, đã được người nghệsĩ đem tim óc diễn tả về khối tình tuyệt vời đó, nhưng nào ai có thể diễn tả được hết tình mẹ bao la sâu thẳm đó ? Hình ảnh người mẹ trong lãnh vực tôn giáo: Phật Giáo có đức Quan Thế Âm, tôn sùng dưới hình thức Mẹ. Thiên Chúa Giáo có đức Mẹ, thánh nữ đồng trinh Maria. Trong kho tàng văn hóa Việt Nam những truyện cổ tích, ca dao, tranh họa, cải lương, kịch..…viết về mẹ không nhiều, nhưng lại thắm tình dân gian nên lưu truyền đến ngày nay.
Cô giáo dạy em năm lớp Một tên là Vân. Cô rất quan tâm và thương yêu học sinh. Em nhớ như in giọng nói dịu dàng, đầm ấm của cô trong giờ kể chuyện. Đối với bạn chưa ngoan, cô ân cần khuyên bảo chứ không hề trách phạt. Em rất quý mến cô, luôn xem cô như người mẹ hiền của em. Khi em viết chưa đẹp, cô cầm tay em uốn nắn theo từng con chữ. Những bài toán khó, cô giảng thật tỉ mỉ cho em hiểu. Em có tiến bộ như ngày nay đều nhờ vào sự chăm chút của cô. Em cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để đáp lại công ơn của cô đã dành cho em.
Trong gia đình em có rất nhiều người trí thức nhưng người mà em yêu quý và khâm phục nhất là ông nội. Ông là bác sĩ ở bệnh viện Phòng không Không quân. Hằng ngày, ông thường tới bệnh viện từ bảy giờ sáng đến sáu giờ tối ông mới trở về. Khi đi làm, ông mặc bộ quần áo blu trằng tinh và đem theo chiếc cặp thêu chữ thập đỏ. Lúc nào ông cũng bận rộn, khi thì kê đơn, khi thì bốc thuốc, có lúc lại khám và tiêm thuốc cho bệnh nhân. Công việc của ông lúc nào cũng đòi hỏi độ chính xác cao, rất căng thẳng và mệt mỏi nhưng em luôn thấy ông ân cần với mọi người. Ông hỏi thăm sức khỏe từng bệnh nhân, động viên người nhà và bệnh nhân yên tâm chữa bệnh. Ông còn nhắc nhở mọi người uống thuốc đúng giờ. Mọi người đều bảo ông không những chữa bệnh bằng thuốc mà còn chữa bệnh bằng tinh thần. Buổi tối, có những hôm ông phải đi trực ở bệnh viện. Những hôm ông ở nhà, em lại thấy ông làm việc đến tận khuya để tìm hiểu về các loại thuốc. Ở bệnh viện ông là bác sĩ giỏi, là “người mẹ hiền” của bệnh nhân. Về nhà, ông được mọi người trong gia đình và khu phố tin yêu, kính trọng. Em rất yêu quý ông và sẽ học thật giỏi để sau này trở thành một bác sĩ mẫu mực như ông.
Mẹ em là người lao động trí óc gần gũi với em nhất. Mẹ em là một giáo viên Trung học cơ sở. Công việc hằng ngày của mẹ là dạy học. Mẹ là một cô giáo rất tận tâm với nghề. Những hôm bồi dưỡng các anh chị đi thi học sinh giỏi, mẹ bảo các anh chị về nhà học thêm. Các anh chị thấy sự tận tình của mẹ nên rất cố gắng để đạt giải cao trong cuộc thi. Mẹ nói năng rất nhẹ nhàng, mẹ bảo em phải biết cách cư xử đúng mực với người khác, phải biết kính trên nhường dưới. Mẹ em là một giáo viên và là một người mẹ thật tuyệt vời.
Cô Lan là bác sĩ ở bệnh viên Quân Y 105. Năm nay cô đã 35 tuổi nhưng nhìn cô rất trẻ trung. Cô làm bác sĩ đã được 10 năm. Suốt 10 năm công tác, cô rất tận tụy với nghề. Cô rất yêu nghề và hết lòng cứu chữa cho bệnh nhân. Lúc khám bệnh, cô luôn tham hỏi, động viên bệnh nhân để họ bớt lo lắng. Nhiều bệnh nhân đau đớn sinh ra cáu gắt nhưng nụ cười vẫn nở trên môi cô. Cô luôn được bệnh nhân tin yêu và kính trọng xứng đáng với câu nói “ Thầy thuốc như mẹ hiền”. Đối với đồng nghiệp, cô luôn hòa nhà và vui vẻ. Trong gia đình, cô là người con hiếu thảo khiến bà con lối xóm ai cũng yêu mến. Em rất quý cô, em mong sau này sẽ trở thành bác sĩ như cô.