K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2017

I/Mở bài

- Nêu lên đối tượng: Chiếc áo dài VN

VD: Trên thê giới, mỗi Quốc gia đều có một trang phục của riêng mình. Từ xưa đến nay, chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam.

II/Thân Bài

1. Nguồn gốc, xuất xứ

+ Ko ai biết chính xác áo dài có từ bao giờ

+ Bắt nguồn từ áo tứ thân Trung Quốc

+ Căn cứ vào sử liệu, văn chương, điêu khắc, hội hoa, sân khấu dân gian.....chúng ta đã thấy hình ảnh tà áo dài qua nhiều giai đoạn lịch sử

- Tiền thân của áo dài VN là chiếc áo giao lãnh, hơi giống áo từ thân, sau đó qua lao động, sản xuất chiếc áo giao lãnh mới được chỉnh sửa để phù hợp với đặc thù lao động -> áo tứ thân và ngũ thân.

- Người có công khai sáng là định hình chiếc áo dài Việt Nam là chúa Nguyễn Phúc Khoát. Chiếc áo dài đầu tiên được thiết kế tại thời điểm này là sự kết hợp giữa váy của người Chăm và chiếc váy sườn xám của người trung hoa....==> áo dài đã có từ rất lâu.

2. Hiện tại

+ Tuy đã xuất hiện rất nhiều những mẫu mã thời trang, nhưng chiếc áo dài vẫn giữ được tầm quan trọng của nó, và trở thành bộ lễ phục của các bà các cô mặc trong các dịp lễ đặc biệt..

+ Đã được tổ chức Unesco công nhận là một di sản Văn Hoá phi vật thể, là biểu tượng của người phu nữ Việt Nam.

3. Hình dáng

- Cấu tạo

* Áo dài từ cổ xuống đến chân

* Cổ áo may theo kiểu cổ Tàu, cũng có khi là cổ thuyền, cổ tròn theo sở thích của người mặc. Khi mặc, cổ áo ôm khít lấy cổ, tạo vẻ kín đáo.

* Khuy áo thường dùng bằng khuy bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông.

* Thân áo gồm 2 phần: Thân trước và thân sau, dài suốt từ trên xuống gần mắt cá chân.
* Áo được may bằng vải một màu thì thân trước thân sau sẽ được trang trí hoa văn cho áo thêm rực rỡ.

* Thân áo may sát vào form người, khi mặc, áo ôm sát vào vòng eo, làm nổi bật những đường cong gợi cảm của người phụ nữ.

* Tay áo dài ko có cầu vai, may liền, kéo dài từ cổ áo --> cổ tay.

* Tà áo xẻ dài từ trên xuống, giúp người mặc đi lại dễ dàng, thướt tha, uyển chuyển.

* Áo dài thường mặc với quần đồng màu hoặc màu trắng bằng lụa, satanh, phi bóng....với trang phục đó, người phụ nữ sẽ trở nên đài các, quý phái hơn.

- Thợ may áo dài phải là người có tay nghề cao, thợ khéo tay sẽ khiến áo dài khi mặc vào ôm sát form người.

- Áo dài gắn liền tên tuổi của những nhà may nổi tiếng như Thuý An, Hồng Nhung, Mỹ Hào, ....., đặc biệt là áo dài Huế màu tím nhẹ nhàng…

- Chất liệu vải phong phú, đa dạng, nhưng đều có đặc điểm là mềm, nhẹ, thoáng mát. Thường là nhiễu, voan, nhất là lụa tơ tằm…

- Màu sắc sặc sỡ như đỏ hồng, cũng có khi nhẹ nhàng, thanh khiết như trắng, xanh nhạt...Tuỳ theo sở thích, độ tuổi. Thường các bà, các chị chọn tiết dê đỏ thẫm…

4. Áo dài trong mắt người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế

- Từ xưa đến nay, áo dài luôn được tôn trọng, nâng niu.…

- Phụ nữ nước ngoài rất thích áo dài

5. Tương lai của tà áo dài

III. Kết bài

Cảm nghĩ về tà áo dài, ...

1 tháng 12 2017

I. Mở bài: Giới thiệu về chiếc áo dài

Chiếc áo quê hương dáng thướt tha

Non sông gấm vóc mở đôi tà

Tà bên Đông Hải lung linh sóng

Tà phía Trường Sơn rực rỡ hoa

Vạt rộng Nam phần chao cánh gió

Vòng eo Trung bộ thắt lưng ngà

Nhịp tim Hà Nội nhô gò ngực

Hương lúa ba miền thơm thịt da.

Không biết tự bao giờ hình ảnh chiếc áo dài đi vào thơ ca một đỗi thân thuộc và yêu thương. Mỗi quốc gia đều có một quốc phục riêng, và chiếc áo dài là quốc phụ của Việt Nam. Áo dài là niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam.

II. Thân bài

1. Lịch sử, nguồn gốc

- Thời chúa Nguyễn Phúc Kháng: Do chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nên đến cuối thế kỉ 16 thì ăn mặc của người Việt vẫn giống người Phương Bắc. Trước làm song xâm nhập này, vua ban hành mọi người dân Việt đều mặc quần không đáy.

- Thời vua Minh Mạng: Cho đến thế kỉ 17 phong tục mặc váy vẫn được duy trì.

- Áo dài Le mor: Biến chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau

- Áo dài Lê Phổ: Bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc để tạo thành áo dài

- Đời sống mới: Chiếc áo dài giờ vẫn có hai tà và ôm sát người.

2. Cấu tạo

- Cổ áo: Cổ áo cổ điển cao khoảng 4 đến 5cm, thường khoét chữ v ở trước. Ngày nay, kiểu cổ áo dài được biến tấu khá đa dạng như kiểu trái tim, cổ tròn, cổ chữ U, cổ tròn,….

- Thân áo: May vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chít ở hai bên. Cúc áo dài thường là cúc bấm, từ cổ chéo sang vai rồi kéo xuống ngang hông. Ngày nay đã có sự biến tấu nhiều với chiếc áo dài.

- Áo dài có hai tà: Tà trước và tà sau và buộc dài qua gối.

- Tay áo được tính từ vai, may ôm sát cánh tay, không có cầu vai, may liền, dài đến qua khỏi cổ tay một tí.

- Quần áo dài

3. Công dụng

- Trang phục truyền thống

- Là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam

- Trang phục công sở như các ngành nghề: Tiếp viên hàng không, nữ giáo viên, nữ nhân viên ngân hàng, học sinh,…

4. Cách bảo quản

Do chất liệu vải mềm mại nên áo dài đòi hỏi phải được bảo quản cẩn thận. Mặc xong nên giặt ngay để tránh ẩm mốc, giặt bằng tay, treo bằng móc áo, không phơi trực tiếp dưới ánh nắng để tránh gây bạc màu. Sau đó ủi với nhiệt độ vừa phải, treo vào mắc áo và cất vào tủ. Bảo quản tốt thì áo dài sẽ mặc bền, giữ được dáng áo và mình vải đẹp.

5. Ý nghĩa của chiếc áo dài

- Trong đời sống: Là trang phục truyền thống, quốc phục của dân tộc Việt Nam

- Trong nghệ thuật:

+ Thơ văn:

Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong

Hôm xưa em đến mắt như lòng

Nở bừng ánh sáng em đi đến

Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng

+ Âm nhạc:

Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố

Những lúc buồn vui vu vơ nào đó

Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà……

...Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi

Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người

Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi

Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người

+ Hội họa

+ Trình diễn

III. Kết bài: Nêu ý nghĩa của chiếc áo dài

Dù cuộc sống hiện đại và có những trang phục đẹp, nhưng chiếc áo dài luôn là trang phục truyền thống và gắn với người dân Việt Nam.

11 tháng 12 2017

Đề bài: Cảm nghĩ về ông nội. Thế mà đã hai năm kể từ ngày ông ra đi, nhanh thật. Thời gian không thể xóa đi kỉ niệm về ông, về tình yêu ông dành cho cháu, những ngày tháng tươi đẹp khi mà cháu chưa mất ông nhưng nó cũng đã xóa đi phần nào nỗi đau, nỗi nhớ và lòng xót xa của cháu. Ôn đã ra đi thật nhẹ nhàng và thanh thản, tưởng như chỉ là một giấc mơ, nhưng nào có phải và nỗi đau lại quặn thắt trong lòng. Nhưng thôi, khi nhắc về ông, không nên nói đến những nỗi buồn, bởi nhắc đến ông là nhắc đến một tấm gương sáng ngời về nghị lực, ý chí vượt lên trên khó khăn và thêm vào đó là một tài năng và những phẩm chất tuyệt vời. Cuộc đời ông luôn gặp nhiều khó khăn, bất trắc, nhiều trở ngại to lớn nhưng không gì có thể ngăn cản ông vượt lên. Lên bốn tuổi, cái tuổi mà con người ta mới bập bẹ nói, lững chững tập đi, ông đã không còn bố nữa. Vài năm sau, mẹ ông cũng ra đi và nằm lại nơi nào ông cũng không biết. Người ta nói: "Mồ côi cha ăn cơm với cá Mồ côi má lót lá mà nằm" Thế mà chỉ mười năm đầu đời, ông đã không còn cả cha lẫn mẹ. Đau khổ là thế, nhưng đến năm 20 tuổi ông vẫn là một trong những học sinh xuất sắc của thành phố Huế. Hoạt động cách mạng, bị giặc bắt, tra tấn dã man, hành hạ đánh đập tàn bạo để đến mấy chục năm sau ông vẫn chịu di chứng: đó là căn bệnh suyễn. Và chắc chắn rằng nếu ông có những trận đòn ác liệt ấy thì đến hôm nay, lúc cháu đang viết những dòng này, có thể ông vẫn ngồi bên và mỉm cười với cháu, một nụ cười chất phác, hiền hậu mà cháu đã mất... Giữ vững những phẩm chất của một Đảng viên Cách mạng, ông được ra tù, thế nhưng không được đền đáp mà ông còn bị nghi ngờ, bị coi là lí lịch không rõ ràng. Bất công đến như thế nhưng ông vẫn sống, sống cho đời, làm việc cho đất nước và đã khẳng định được mình, ông làm nghề nhà giáo, trở thành Hiệu trường của trường Đại học sư phạm Huế và những học trò của ông hiện nay không thiếu những người thành đạt, trở thành hiệu trưởng của trường này, thứ trường kia. Ông không chỉ là tình yêu, là người ông mà còn là niềm tự hào lớn lao của cháu, còn nhứ khi cháu mới bốn, năm tuổi gặp bạn bè cháu khoe rằng: "Tao không biết ba tao làm nghề gì, nhưng ông tao là một nhà khoa học". Đối với cháu lúc áy, ông là to lớn nhất, giỏi giang nhất, vì đại nhất, ông là "một nhà khoa học" cơ đấy. Rồi thì lớn lên, hiểu rõ về ông hơn, cháu lại càng tự hào hơn khi cháu học lớp bảy, lớp của cháu có sử dụng cuốn sách mà ông viết. Cháu vẫn không sao quên được niềm sung sướng khi chỉ tay vào cuốn sách và hỏi: "Chúng mày có biết cuốn sách này của ai viết không? Ông tao đấy, ông tao chính là người viết cuốn sách này". Và nhìn những đứa bạn trố mắt, trầm trồ đọc ba chữ "Lê Đình Phi" cháu cảm thấy lòng mình lâng lâng. Ôi thật tự hào và hạnh phúc biết bao! Nay, ông không còn nữa, những niềm tự hào ấy vẫn sẽ theo cháu suốt cuộc đời. Nhưng có tự hào bao nhiêu cháu vẫn ước gì mình được như xưa, được có ông bên cạnh, chỉ bảo ân cần. Nhớ sao những ngày xưa ấy, ông dắt tay cháu đi bộ trên đài Nam giao, chỉ cho cháu xem những ông Phật đứng, Phật nằm, kể cho cháu nghe những câu chuyện thật hấp dẫn. Hay chỉ cách đây vài năm, ông vẫn ngồi trên ghế nhựa, phe phẩy chiếc quạt, hỏi han, trò chuyện cùng cháu, cười với cháu và đố cháu những bài toán nho nhỏ. Ở nơi ông cháu luôn tìm thấy chốn yên bình nhất, thanh thản nhất. Ba mẹ có đôi khi giận dữ la mắng, đánh đập khi cháu hư. Những lúc ấy, cháu lại chạy đến với ông, lại ngồi cạnh ông, cười với ông, gần ông cháu lại thấy quên đi tất cả nỗi buồn. Nhưng nay! Cháu đã mất ông rồi! Hụt hẫng làm sao, đau đớn làm sao! Cháu không còn chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất. Lấy ai an ủi cháu và để cháu tâm sự? Buồn quá! Biết làm sao đây. Ông ơi! Ở trên ấy ông có nghe những lời cháu không ông? Chắc chắn ông sẽ nghe được rằng cháu thật lòng yêu ông! Yêu ông nhiều lắm!

11 tháng 12 2017

Bài viết số 3:Thuyết kinh dép lop nhé

Mở bài : Đôi dép lốp trong kháng chiến là vật chứng tiêu biểu cho một quá trình gian khổ của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến.

Thân bài :

- Giới thiệu khái quát lịch sử ra đời của đôi dép lốp cao su : Trong cuộc kháng chiến muôn vàn khó khăn, đôi dép cắt từ lốp xe cùng một vài vật dụng khác là trang phục kháng chiến của các anh bộ đội.

- Đặc điểm hình dáng, cấu tạo :

+ Hình dáng giống như đôi dép bình thường có quai dép làm từ săm xe ô tô cũ, hai quai trước bắt chéo, hai quai sau song song, vắt ngang cổ chân.

+ Đế dép làm từ lốp xe ô tô cũ hoặc đúc bằng cao su, đế được đục những cái lỗ để xỏ quai qua.

+ Điểm đặc biệt : giữa quai và đế không dính bằng keo mà cố định nhau bằng sự giãn nở của cao su.

- Dép lốp cao su dễ làm, dễ sử dụng trong mọi địa hình, rất bền.

- Rất dễ bảo quản : chỉ cần không để ở nơi có nhiệt độ cao.

Kết bài : Dép lốp tuy không còn phổ biến như xưa nhưng đó là một thời kì lịch sử với bao gian khó. Chúng ta sống ở thời bình phải biết trân trọng những giá trị quá khứ.

8 tháng 10 2016

Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện cổ dân gian. Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam. Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng.

8 tháng 10 2016

“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện dân gian Việt nam. Nó thể hiện niềm tự hào, tự tôn về  nguồn gốc cao quý của dân tộc, khẳng định mối quan hệ gắn bó khăng khít, keo sơn giữa các đồng bào dân tộc. Mỗi chúng ta đều luôn tự hào vì mình là giống nòi con Rồng, cháu Tiên.Chuyện năm mươi người con theo mẹ lên rừng, năm mươi người con theo cha xuống biển phản ánh quá trình lập nghiệp, khai phá đất đai, chinh phục tự nhiên, xây dựng cơ đồ từ thuở xa xưa của người Việt. Trong đó, tất cả người Việt, từ non cao núi thẳm đến biển xa sông rộng, đều cùng một cội rễ chung, đoàn kết bên nhau trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Cả câu chuyện là một bài ca tự hào về nguồn gốc cao quý và sự khẳng định cội nguồn thống nhất đã làm nên sức mạnh vững bền của dân tộc Việt Nam từ thuở cha ông bắt đầu lập nghiệp trên mảnh đất ven bờ biển Đông này.

 

26 tháng 11 2019

- Mở bài: Lí do em có quyển sách?
Để chuẩn bị bước vào năm học mới, mẹ mua cho em quyển sách Tiếng Việt 5, tập một và tập hai.
- Thân bài:
+ Tả bao quát:
Quyển sách Tiếng Việt 5, tập hai mới xinh xắn làm sao, sách hình chữ nhật. Bìa sách được trang trí bằng nhiều màu sắc. Mặt bìa láng bóng. Quyển sách có mùi thơm của giấy mới và màu mực in.
+ Tả các bộ phận của đồ vật:
Quyển sách khá dày, gồm 176 trang. Bìa sách là màu xanh da trời, phía trên in hai chữ Tiếng Việt 5, tập hai. Phía dưới là bức tranh có các bạn người Kinh, người dân tộc đang nói chuyện vui vẻ với nhau. Phía trước các bạn là những người nông dân đang miệt mài trồng lúa, cày bừa. Phía xa một ngôi làng nhỏ mái ngói đỏ tươi nấp sau những rừng cây xanh tốt. Xa nữa là biển cả mênh mông, từng đoàn tàu đánh cá ra khơi. Trên bầu trời trong xanh, đàn hải âu đang chao liệng.
Lật sách ra, trang thứ nhất là tên các tác giả của cuốn sách và một lần nữa chữ TIẾNG VIỆT 5, tập hai lại được lặp lại, có lẽ là để nhắc nhở chúng em hãy học tập tốt bộ môn Tiếng Việt.
Trang ba là một bức tranh vẽ các bạn thiếu niên đang xếp hàng bỏ phiếu, nét mặt ai cùng rạng rỡ, vui vẻ. Phía trên ghi chủ điểm: ??.
. Những trang giấy đều thuộc loại tốt nên chữ đen nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Để thuận tiện cho việc học tập, sách đã sắp xếp khéo léo các bài học theo từng chủ điểm, từng tuần học, từng phân môn. Ngoài nội dung bằng chữ, sách còn ghép các bức tranh minh hoạ sinh động giúp các em hứng thú hơn trong học tập.
Trong các bài học, em thích nhất bài tập đọc ??. Bài thơ bộc lộ cảm xúc... ( anh tự cảm thụ NGẮN về nó)
- Kết bài: Cảm nghĩ của em.
Em và quyển sách đã trở thành người bạn thân thiết ngay từ những ngày đầu. Mỗi khi học bài xong, em đều cất nó cẩn thận vào cặp sách. Mai này dù lên lớp ?, em vẫn xem quyển sách ấy là người bạn tri kỉ giúp em có kiến thức bước vào ngưỡng cửa cấp II.

2 tháng 11 2016

Mở bài: giới thiệu chung về các hoạt động của chi đội.

Thân bài:

+ Thành tích của liên đội và chi đội đã đạt được ( trong tháng 8,9,10, chi đội đã thực hiện, hoàn thành tốt các nhiệm vụ về học tập, lao động tốt luôn mang lại những thành tích xuất sắc cho liên đội, và chi đội..................)

+Trong học tập ( học sinh tốt chiếm bao nhiêu %, học sinh yếu chiếm bao nhiêu % hoặc không có. Một số bạn có thành tích học tập cao ví dụ,...................)

+ Về rèn luyện đạo đức 100% học sinh đạt tiêu chí, không ai là không đạt

+ Về tham gia các hoạt động xã hội ( cái này tùy thuộc vào nơi em sinh sống nhé! , quy định,....)

+ Một số bạn đã giành những giải thưởng cao cho chi đội, liên đội.

+ Sự cố gắng của các bạn được công nhận

Kết bài:

+ Lời hứa của bản thân và toàn thể các chi tội, liên đội tiếp tục cố gắng,......

20 tháng 11 2016

oOo nàng công chúa dễ thương oOo?

Sao chj luk thì gửi ngữ văn 6, 7, 8? cj lớp 7 mà

16 tháng 12 2021

Trà sữa trân châu chắc hẳn là đồ uống không còn quá xa lạ với các bạn trẻ hiện nay. Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây không ít cửa hàng trà sữa nổi lên với nhiều thương hiệu như: KOI, Gong Cha, Royal Tea, Maku,… rất nhiều chi nhánh trên khắp cả nước để phục vụ nhu cầu của giới trẻ. Mỗi nơi sẽ có hương vị đặc trưng riêng, không chỉ trà sữa trân châu đơn thuần như trước gần đây còn xuất hiện thêm thêm kem mặn và các loại topping đa dạng không kém. Tuy nhiên, ít ai có thể biết được trà sữa trân châu có nguồn gốc, lịch sử từ đâu. Hôm nay, hãy cùng Tin Tức Trà Sữa giải đáp thắc mắc trên nhé.
"Trà trân châu hay trà sữa trân châu (珍珠奶茶; trân châu nãi trà) là thức uống được chế biến từ trà xanh hoặc trà đen được các cửa hàng đồ uống tại Đài Trung, Đài Loan phát triển từ những năm 1980. Đặc điểm của trà trân châu là khi bị lắc, một lớp bọt nước mỏng được tạo thành trên bề mặt. Do đặc điểm này, trà bong bóng được dùng để gọi bất kỳ loại trà nào được lắc trong khi chuẩn bị, ví dụ như các loại trà đường "Phao mạt hồng trà" (泡沫紅茶), "bào mạt hồng trà" (泡沫綠茶).
Trà trân châu nói chung được chia thành hai loại: trà tạo hương vị từ hoa quả hay trà sữa. Trà sữa có thể sử dụng các loại kem từ sữa hay không từ sữa. Có nguồn gốc từ Đài Loan, trà trân châu đặc biệt phổ biến tại một số quốc gia châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Malaysia, Philipin, Việt Nam và Singapore. Loại đồ uống này cũng phổ biến tại châu Âu, Canada và Hoa Kỳ. Trà trân châu cũng có thể để chỉ loại trà sữa nóng kiểu Quảng Đông pha với các hạt bột sắn.
Khi trà sữa trân châu (trân châu nãi trà) được giới thiệu vào các nước ngoài châu Á, nó được gọi bằng tên tiếng Anh là "bubble tea". Do khác biệt cơ bản nhất giữa các loại trà bong bóng và các loại trà khác là các hạt bột sắn ở đáy cốc, nên một số người không biết tiếng Anh cho rằng "bubble" trong "bubble tea" là chỉ đến bột sắn. Tuy nhiên, trân châu trong "trà sữa trân châu" nói đến các hạt "trân châu" (bột sắn).
Trân châu Hạt trân châu được làm từ củ sắn. Hạt trân châu hay còn gọi là bola đun sôi khoảng dưới nửa tiếng cho tới khi chín hoàn toàn, nhưng vẫn còn độ dẻo, khi đó hạt nở ra đáng kể, rồi làm lạnh trong khoảng nửa tiếng nữa. Sau khi để ráo nước, hạt trân châu được cho vào nước đường hay mật ong để sẵn dùng vào trà. Sau khi nấu có thể để được 7 giờ. Các hạt chân trâu lớn, làm từ bột sắn nằm ở dưới đáy cốc. Các hạt thường lớn hơn 6 mm, màu nâu, mờ mờ không trong suốt và nâu đậm hơn ở giữa hạt. Hạt trân châu được hút bằng ống hút to (thường được cắm sẵn vào li trà), người uống trà vừa uống trà vừa nhai hạt trân châu.
Thay cho hạt bột truyền thống, thạch dừa hoặc thạch konjac còn được dùng để làm trà trân châu. Thạch được cắt thành viên nhỏ, hình lập phương hoặc hình hộp, có độ dẻo và dai. Trà trân châu có thể pha chế thành trà trân châu thập cẩm, khi có cả trân châu và thạch. Có nhiều loại thạch khác như thạch vải, thạch cà phê, thạch cầu vồng[cần dẫn nguồn] và thạch trái cây hỗn hợp.
Hạt trân châu trong trà sữa bày bán nhiều nơi có khả năng được làm từ vỏ lốp xe cũ và đế giày da. Bình thường, nếu dùng bột củ quả để làm trân châu thì những viên trân châu này sẽ dễ dàng được tiêu hóa ngay khi vào thành ruột. Hiện tại, trân châu được tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc chỉ có một loại, nhưng thành phần làm ra những hạt trân châu này thì không biết rõ. Chúng có tính kết dính và co giãn rất mạnh. Nếu như tích tụ trong dạ dày, những hạt trân châu này sẽ khó có thể tiêu hóa, thậm chí dồn ứ ở đó.
Thực chất món trà sữa trân châu này chẳng có trà, chẳng có sữa, mà chủ yếu được tạo thành từ các chất phụ gia và trân châu giả, làm từ mảnh bỉm của trẻ con. Sở dĩ giá thành của một ly trà rẻ do hầu hết các quán không dùng sữa, trà hay hoa quả mà chỉ sử dụng các loại chất tạo màu, tạo mùi, cộng với hạt trân châu giả làm từ bột sắn và một loại bột hóa học chuyên dùng làm bỉm trẻ em để tạo độ giòn và màu sắc bắt mắt.
Sữa Trong pha chế pha trà trân châu, có thể dùng sữa không có nguồn gốc từ động vật, thay vì sữa thường, khi đó trà có mùi vị khác biệt. Một trong những lý do dùng loại sữa này là do chúng không gây kết tủa như sữa thường, hay giá thành của sữa này rẻ hơn, tiện dụng hơn và có nhiều kem hơn sữa thường.
Giải thích một ít về trân trân và sữa rồi, vậy lịch sửa hình thành trà sữa như thế nào và ai là người chế biến ra công thức trà sữa này vẫn còn đang là câu hỏi không ai có thể biết được. Theo một bạn ở vnexpress.net cho biết: “Trà sữa trân châu có nguồn gốc từ Đài Loan” có thật sự phải như vậy không? Hãy cùng mình theo dõi ngay nhé.
"Trà sữa trân châu có nguồn gốc từ Đài Loan khoảng 25 năm trước đây và hiện nay vẫn là một đồ uống yêu thích hàng ngày của hàng triệu người. Không những thế, trà sữa trân châu đã vươn xa đến khắp nơi trên thế giới từ Trung Quốc, Philippines đến Australia, Mỹ… dưới hình thức những quầy bán hàng nhỏ.
Ý tưởng đầu tiên được xuất phát từ một gánh bán trà rong ở Đài Loan. Người bán hàng muốn thu hút khách hàng đa số là giới trẻ với một loại đồ uống mới, bổ dưỡng mang hương vị hoa quả. Ý tưởng này ngay lập tức đã rất thành công và trở thành một trào lưu mạnh mẽ ở Đài Loan với tên gọi Trà bong bóng. Tại sao lại gọi là Trà bong bóng? Đó chính là do những lớp bọt được tạo nên khi lắc những hương vị của thứ đồ uống này quyện lại với sữa.
Để làm hấp dẫn thêm thứ đồ uống này, người ta đã nghĩ ra hạt trân châu. Hạt trân châu có màu đen hoặc màu trắng tùy vào nguyên liệu. Trân châu đen thường làm từ khoai lang, sắn và đường đen. Khi luộc lên, hạt trân châu trong hơn, mềm hơn ở bên ngoài và dai dai khi cắn vào bên trong. Để hút được những hạt trân châu, người ta lại giới thiệu những ống hút to với hình dáng rất ngỗ nghĩnh.
Trà sữa trân châu không ngừng mở rộng ở Châu Á, lan sang cả Bắc Mỹ và nhiều nước khác. Học sinh Mỹ uống Trà sữa trân châu sau giờ học, học sinh Trung Quốc chen chân ở các quầy hàng yêu thích sau khi tan trường. Hình ảnh Trà sữa trân châu đã trở nên ngày càng quen thuộc. Khi trào lưu ngày càng mạnh, các hương vị trái cây được đưa vào thứ đồ uống này tạo nên sự kết hợp đặc biệt. Đa số Trà sữa trân châu ở Châu Á được kết hợp cùng trà và các vị trái cây khác nhau. Ở Mỹ và Australia, người ta lại thích uống chỉ hương vị trái cây đánh với sữa tạo nên những màu sắc khác nhau và được tô điểm thêm bởi những hạt trân châu lắng ở đáy cốc.
Dễ uống, ngộ nghĩnh và bổ dưỡng chính là những lý do Trà sữa trân châu đã trở thành mối quan tâm lớn của giới trẻ.
Chắc hẳn các bạn đã biết được nguồn gốc, lịch sử của trà sửa rồi đúng không nào? Vậy đối với những fan cuồng trà sữa còn biết đồ uống này còn có những bí mật gì khác không? Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao trà sữa trân châu xuất hiện tại Đài Loan mà không xuất hiện tại các nước khác trên thế giới không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để khám phá xem trà sữa còn có những bí mật nào nữa nhé.
"Những ai là fan cuồng trà sữa đều biết nguồn gốc xuất xứ của thức uống này là từ Đài Loan, nơi gắn liền với tên gọi “Milk Tea Heaven – Thiên Đường Trà Sữa”. Nhưng đã ai từng thắc mắc vì sao trà sữa trân châu lại xuất hiện ở Đài Loan mà không phải là một đất nước khác? Và vì sao lại phải là trân châu? Trân châu từ đâu ra mà có?
Châu Âu trong thời kỳ xâm lược các nước Châu Á đã bị ảnh hưởng nền văn hoá Á Đông và trong đó có văn hoá uống trà. Tuy nhiên, người Châu Âu không quen với hương vị chát đắng đậm đà nên đã nảy ra sáng kiến pha trà cùng với sữa và đường để cân bằng lại vị đắng. Khi Hà Lan đô hộ Đài Loan, những thương buôn Hà Lan đã lựa chọn vùng đất này để làm nơi nhập khẩu trà. Món trà pha với sữa tươi và đường của người Châu Âu từ đó đã được du nhập vào Đài Loan. Khoảng thời gian bị Nhật Bản đô hộ, Đài Loan cũng trở thành vùng đất trồng trà đen cho người Nhật. Từ đó về sau, Đài Loan trở thành một trong những đất nước nổi tiếng về trồng trà không thua gì Nhật Bản, Trung Quốc hay Ấn Độ. Đây là lý do vì sao trà và trà sữa đã đến với Đài Loan.
Vào những năm 1980, khi mà ngành kinh doanh trà bắt đầu phát triển rầm rộ, Đài Loan xuất hiện rất nhiều những kiosk nhỏ bán trà như một loại nước giải khát. Họ cạnh tranh nhau trên từng con phố, ngõ hẻm. Theo nhiều tư liệu, trong số đó có một tiệm đã trở nên nổi bật hơn khi chủ tiệm cho thêm một số nguyên liệu trái cây vào công thức trà của họ. Hương vị thơm ngon đặc biệt và mới lạ này nhanh chóng được các tiệm khác bắt chước và trở thành một trào lưu.
Tên gọi “Bubble Tea” cũng bắt đầu được hình thành từ câu chuyện trên. Khi cho các nguyên liệu khác vào ly trà, để có được vị ngon đều, người pha chế phải lắc hỗn hợp trà thật mạnh cho nguyên liệu và trà hoà quyện lại với nhau. Hành động lắc trà đã tạo ra những bọt bong bóng gọi là “bubble”. Và đây là bí mật đầu tiên cũng chính là nguyên nhân cái tên “Bubble Tea” ra đời. Trước đây, nhiều người vẫn tưởng rằng chữ “bubble” xuất phát từ những hạt trân châu, nhưng sự thật thì không phải thế!
Năm 1983, ông Liu Han – Chieh, người sáng lập ra thương hiệu Chun Sui Tang Tea House tại Đài Trung, một thành phố của Đài Loan, đã mang ý tưởng trà sữa uống lạnh đến với đất nước này. Một lần du ngoạn đến xứ sở hoa anh đào, khi ông chứng kiến cách người Nhật uống cà phê lạnh, ông đã về và pha trà lạnh cho khách hàng của mình thưởng thức. Không ngoài mong đợi, ý tưởng mới của ông đã được đón nhận rất tích cực và từ đó, món trà sữa lạnh lại tiếp tục được phổ biến rộng rãi như một trào lưu mới.
May mắn tiếp tục đến với ông Liu khi một quản lý nữ của ông đã vô tình phát minh ra trà sữa có thể kết hợp với các loại hạt dai dai, còn gọi là “Fen Yuan”, một món tráng miệng phổ biến của Đài Loan thời đó. Trong một lần họp nhân viên, bà vô tình bỏ những hạt Fen Yuan dai dai vào trong ly trà sữa như một thú vui. Khi thưởng thức, bà tỏ ra ngạc nhiên với sự kết hợp tuyệt vời này. Sau đó, bà đưa cho tất cả nhân viên trong tiệm uống thử thì mọi người đồng lòng đưa món trà sữa kết hợp với Fen Yuan, bây giờ là trân châu vào menu bán cho khách. Hiện nay, thương hiệu Chun Sui Tang Tea House vẫn trụ vững sau 20 năm thành lập. 80-90% doanh số đến từ trà sữa trân châu truyền thống và họ đã có khoảng 30 cửa hàng trên khắp đất nước Đài Loan mặc cho sự canh trạnh khốc kiệt của thị trường trà sữa.
Hạt trân châu thường có màu đen, nâu đậm hoặc màu trắng trong tuỳ vào thành phần nấu. Trân châu trắng trong làm từ chính thành phần bột năng nguyên chất. Trong khi trân châu đen có thể làm từ bột năng, hoặc tinh bột sắn dây nấu cùng đường nâu và caramel để tạo ra màu đen hoặc nâu đậm. Nhưng hãy nhớ nhé, những hạt trân châu xinh xinh này không phải là lý do cho tên gọi “bubble” mà chính là những hạt bong bóng nhỏ li ti do trà sữa được lắc đều. Sau này khi trà sữa đã trở thành thức uống quá phổ biến thì cái tên “bubble tea” luôn được gắn liền với trà sữa trân châu.
Một ly trà sữa 500ml chứa khoảng 220 calories (chưa bao gồm các loại topping). Nếu bạn thích một ly đầy trân châu thì hàm lượng calo có thể tăng thêm tới 90 calories. Đây quả là con số không mấy thân thiện với những ai có nhu cầu giảm cân. Tuy nhiên, đối với các bạn đang cần tăng cân thì trà sữa là một thức uống giàu chất dinh dưỡng. Với thành phần từ trà đen hoặc trà ô long, sữa tươi, kem béo thực vật và sữa đặc, trà sữa là nguồn năng lượng dồi dào cho suốt một ngày lao động miệt mài. Vì thế, nếu ai đang có vấn đề với cân nặng thì cần tiết chế lại việc uống trà sữa hoặc các topping và thay vào đó là các loại trà trái cây chỉ chứa khoảng 100-120 calories. Còn ai cần tăng cân hay có dấu hiệu suy nhược thì có thể thoả thích thưởng thức trà sữa.

19 tháng 12 2021

dàn ý bạn ơi

25 tháng 12 2017

hahah

25 tháng 12 2017

MÌNH CHỊU BÀI NÀY LUÔN ĐẤY BẠN!!

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có...
Đọc tiếp

Thông qua việc tìm hiểu các văn bản như Hịch tướng sĩ và Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, em hãy cho biết: Làm thế nào để phát huy hết tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận?

a) Người làm văn chỉ cần suy nghĩ về luận điểm và lập luận hay còn phải thực sự xúc động trước từng điều mình đang nói tới?

b) Chỉ có rung cảm không thôi đã đủ chưa? Phải chăng chỉ cần có lòng yêu nước và căm thù giặc nồng cháy là có thể dễ dàng tìm ra những cách nói như: "Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả..." hay "uốn lưỡi cú diều..."? Để viết được những câu như thế, người viết cần phải có phẩm chất gì khác nữa.

c) Có bạn cho rằng: Càng dùng nhiều từ ngữ biểu cảm, càng đặt nhiều câu cảm thán thì giá trị biểu cảm trong văn nghị luận càng tăng.

Ý kiến ấy có đúng không? Vì sao?

1
7 tháng 5 2018

Phương pháp phát huy tác dụng của yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận:

    - Người viết ngoài việc suy nghĩ về luận điểm, lập luận còn phải thực sự xúc động trước những điều mình đang nói tới.

    - Không chỉ cần rung cảm, mà cần phải có tình cảm, cảm xúc thực sự trước những vấn đề mà mình trình bày.

    - Không phải bài văn cứ sử dụng nhiều từ ngữ biểu cảm và câu cảm thán thì giá trị biểu cảm tăng vì những yếu tố này chỉ là phụ trợ. Cảm xúc, sự rung động thực sự chứ không phải sự đưa đẩy bóng bẩy bằng ngôn từ.

2 tháng 5 2019

Số sách của trường Trần Quốc Toản là:

       (8320+230) : 2 =4275 (quyển)

Số sách của trường Lê Lợi là:

      4275 - 230 = 4045 (quyển)

                    Đáp số: Trường Trần Quốc Toản: 4275 quyển

                                  Trường Lê Lợi: 4045 quyển

27 tháng 2 2020

Những buổi sáng đẹp trời, em cùng các bạn thường cắp sách tới trường với tâm trạng háo hức phấn khởi. Bởi niềm vui của tuổi thơ chúng
em là những giây phút túm năm tụm bảy trước giờ học hay giờ ra chơi, những giây phút ngắm cảnh sân trường vào buổi sớm mai.
Bầu trời trong xanh, thoáng đãng, không khí rất trong lành. Chỉ có tiếng lá cây xào xạc và tiếng chim hót líu lo. Lúc này, sân trường thật
tĩnh mịch, yên ả. Có rất ít học sinh đến trường. Những ánh đèn trong lớp học dần được thắp sáng, những chiếc quạt cũng dần bật lên, để lộ
những hàng ghế màu vàng. Ba dãy nhà tầng được xếp theo hình chữ U, để lại một khoảng sân trống rỗng với lá cờ đỏ sao vàng bay phấp
phới, cũng chẳng có tiếng học sinh nô đùa. Mặt trời đã nhô lên, trông giống như quả bóng khổng lồ. Những tia nắng dìu dịu chiếu xuống
sân trường làm nó sáng hẳn lên. Những giọt sương sáng sớm đọng lại trên những chiếc lá xanh non long lanh như những hạt ngọc. Một vài
phút sau, học sinh đến nhiều hơn. Bây giờ, sân trường đã náo nhiệt hơn lúc trước. Tiếng học sinh cười, nói vang dội khắp sân trường. Mỗi
bạn chơi một trò, bạn thì đá cầu, bạn thì nhảy dây... Chốc chốc tiếng reo hò lại rộ lên thán phục cổ vũ cho những người thắng cuộc. Trên
cành phượng, cành xà cừ những chú chim sẻ, chim chích bông đua nhau nhảy nhót, cất tiếng hót líu lo như muốn cổ vũ, hoà mình với
những cuộc vui phía dưới. Các thầy, cô giáo đều đã đến trường để chuẩn bị bài giảng của mình. Bác trống nằm im nhìn chúng em. Các khu
nhà sáng rực lên như được rát vàng. Mấy phút sau, tiếng trống vào học vang lên: "Tùng! Tùng! Tùng!", thế là giờ học bắt đầu. Bên ngoài
không khí lại tĩnh mịch, yên lặng trở lại. Chỉ còn lá cờ bay phần phật và tiếng cô giáo giảng bài vang vang.
Em rất thích quang cảnh của buổi sớm mai vì đó là một quang cảnh yên tĩnh và thơ mộng đáng nhớ.