K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2017
Ông có một nét đẹp của vị anh hùng dân tộc trong chiến công đại phá quân thanh, với sự dũng mãnh, tài trí , tầm nhìn xa trông rộng thì Quang Trung quả là một hình ảnh đẹp trong lòng dân tộc Việt Nam.
8 tháng 3 2017

Nguyễn Huệ mà

6 tháng 12 2016

Là cháu của vị chúa Nguyễn cuối cùng ở Đàng Trong, sau khi gần như toàn bộ gia tộc bị quân Tây Sơn bắt giết năm 1777, Nguyễn Ánh phải trốn chạy và bắt đầu cuộc chiến 25 năm với Tây Sơn để khôi phục lại cơ nghiệp của dòng tộc.

Sau nhiều thất bại lớn và phải cầu viện sự giúp đỡ của Xiêm La và Pháp, ông giữ vững được Nam Hà và đến năm 1802 thì đánh bại quân Tây Sơn, lên ngôi Hoàng đế, thống nhất Việt Nam sau nhiều thế kỷ nội chiến.

Triều đại của ông được đánh dấu bằng việc chính thức sử dụng quốc hiệu Việt Nam với cương thổ rộng lớn nhất cho đến thời đó, kéo dài từ biên giới với Trung Quốc tới vịnh Thái Lan; thay thế các cải cách có xu hướng tự do của triều Tây Sơn bằng nền giáo dục và điều hành xã hội theo Nho giáo khắc nghiệt hơn; định đô tại Phú Xuân. Ngoài ra, ông còn là người mở đường cho các ảnh hưởng của người Pháp ở Việt Nam qua việc mời họ giúp xây dựng các thành trì lớn, huấn luyện quân đội và khoan thứ cho việc truyền đạo Cơ đốc. Dưới triều đại của ông, Việt Nam trở thành một thế lực quân sự hùng mạnh ở Đông Dương, cùng Xiêm La phân chia ảnh hưởng đối với Chân Lạp.

Nói tới Nguyễn Ánh, không thể không nhắc đến vụ trả thù tàn khốc mà ông đã làm đối với gia đình vua Quang Trung và những người theo Tây Sơn.

Giữa năm 1802, Nguyễn Ánh tiến ra chiếm được Thăng Long, Quang Toản (con trai vua Quang Trung-Nguyễn Huệ) không chống nổi, bỏ chạy và sau đó bị bắt. Nguyễn Ánh đã xử gia đình Quang Toản và những người theo Tây Sơn vô cùng tàn bạo:

"Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì”.

"Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục”.

"Nữ tướng Bùi Thị Xuân và con gái bị voi giày, chồng bà là Trần Quang Diệu do trước đó đã có lần tỏ ra khoan thứ cho quân Nguyễn nên xin được Nguyễn ánh tha cho mẹ già 80 tuổi trước khi bị xử chết...”.

Lăng mộ nhà Tây Sơn như các lăng của vua Thái Đức và vua Quang Trung bị quật lên, hài cốt bị giã nát quăng đi đầu ba vua Tây Sơn (Thái Đức, Quang Trung và Cảnh Thịnh) và bài vị vợ chồng Nguyễn Huệ thì bị giam trong ngục tối.

Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết).

12 tháng 4 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.



14 tháng 5 2017

Quang Trung Nguyễn Huệ là người anh hùng áo vải đã đánh đổ cả hai tập đoàn thống trị phản động ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, người đã lập nên những chiến công hiển hách chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh, thực hiện được khát vọng thống nhất đất nước của dân tộc vào cuối thế kỷ thứ 18.
Nguyễn Huệ là nhà quân sự thiên tài. Trong hoạt động quân sự, ông chủ động tập trung lực lượng đánh vào những mục tiêu chiến lược trọng yếu nhất và hành động liên tục, bất ngờ, chớp nhoáng, quyết liệt làm cho đối phương không kịp đối phó.
Nguyễn Huệ còn là nhà chính trị sáng suốt. Từ mục tiêu trước mắt của phong trào nông dân là đánh đổ chế độ áp bức Trịnh - Nguyễn, Nguyễn Huệ đã vươn lên nhận thức được nhiệm vụ dân tộc là thống nhất đất nước và đánh đuổi ngoại xâm.
Thành công của Nguyễn Huệ về chính trị còn ở việc ông được nhân tài trong nước ủng hộ. Về võ tướng có Trần Quang Diệu, Vũ Văn Dũng, Đặng Tiến Đông, Ngô Văn Sở... Ra Thăng Long, Nguyễn Huệ thu phục được Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Đoàn Nguyễn Tuấn, La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp... là những kẻ sĩ đất bắc chí có thực tài, biết thời thế. Ở Phú Xuân, Nguyễn Huệ được sự cộng tác hết ḷòng của Trần Văn Kỳ, một bậc danh sĩ nổi tiếng ở đất Đàng Trong, người có công lớn giúp Nguyễn Huệ tổ chức bộ máy cai trị và giới thiệu cho Nguyễn Huệ những nhân tài trong nước.
Trong 17 năm hoạt động sôi nổi, liên tục, khởi nghĩa Tây Sơn đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ, lập nên những công lao hiển hách:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến phản động Nguyễn- Trịnh - Lê.
- Xoá bỏ sự chia cắt đất nước, bước đầu lập lại nền thống nhất quốc gia.
- Đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ được nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.


27 tháng 1 2017

- Nguyễn Huệ - Quang Trung (1753 – 1788)

+ Nguyễn Huệ tên thật là Hồ Thơm . Ông là trụ cột của nghĩa quân Tây Sơn, có công lao to lớn trong sự nghiệp thống nhất đất nước giải phóng dân tộc.

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc tiêu diệt quân Thanh, ông lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu Quang Trung.

- Đánh giá vai trò của Nguyễn Huệ

+ Có công to lớn trong việc đánh bại các thế lực phong kiến Đàng Trong, Đàng Ngoài để thống nhất đất nước, vừa có công trong việc đánh bại quân xâm lược Xiêm, Thanh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Quang Trung được coi là anh hùng áo vải của dân tộc.

21 tháng 4 2016

Khái quát các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta từ thế kỷ I đến thế kỷ X:

Năm 40, cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ đầu tiên của nhân dân Âu Lạc bùng nổ. Từ đó cho đến đầu thế kỉ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã liên tiếp nổ ra ở ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam.

Từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 đến khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ năm 905, đã diễn ra các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nhật Nam (năm 100, 137, 144), nhân dân Cửu Chân (năm 157), nhân dân ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam nổi dậy liên tục (178 - 181), tiếp sau đó là khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248), khởi nghĩa Lý Bí (năm 542), khởi nghĩa Đinh Kiến, Lý Tự Tiên (năm 687), khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722), khởi nghĩa Phùng Hưng (khoảng 776 - 791), khởi nghĩa Dương Thanh (819 - 820).

Nhiều cuộc khởi nghĩa được các tầng lớp nhân dân ba quận tham gia, hưởng ứng, giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian.

Em thấy rằng ông cha ta quả là anh dũng, mưu trí và dũng cảm. Em sẽ ghi nhớ công ơn của ông cha ta và học tập những người đó

3 tháng 3 2022

Khi em tìm hiểu về cách mạng VN, e cảm thấy thật sự rất tự hào về những chiến sĩ anh dũng, thương xót cho những gđ của các chiến sĩ khi họ đã hy sinh tại chiến trường và em cảm thấy bản thân nên học giỏi hơn để xứng đáng với sự hi sinh của các vị chiến sĩ.

17 tháng 3 2021

sự sa sút của nền kinh tế công thương nghiệp của nước ta dưới triều nguyễn ở nửa đầu thế kỉ 19 đã dân đến hậu quả gì ? 

A . nông nghiệp suy yếu 

 B . công nhân bị thất nghiệp 

C . Các đô thị ngày càng suy thoái 

D . thủ công nghiệp kém phát triển

 

sự sa sút của nền kinh tế công thương nghiệp của nước ta dưới triều nguyễn ở nửa đầu thế kỉ 19 đã dân đến hậu quả gì ? 

A . nông nghiệp suy yếu 

 B . công nhân bị thất nghiệp 

C . Các đô thị ngày càng suy thoái 

D . thủ công nghiệp kém phát triển