K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Các câu hỏi:

Câu 1: Từ nào trong các từ sau không cùng nhóm: Công lí, công nhân, công tâm, công bằng.  

- Đáp án: Công nhân.

Câu 2: Một tháng có nhiều nhất mấy ngày chủ nhật?    

- Đáp án: 5    

Câu 3: Một kg bằng mấy lạng?          

- Đáp án: 10 lạng.        

Câu 4: Hiện tại, anh hơn em 5 tuổi. Hỏi sau mấy năm nữa thì tuổi em bằng tuổi anh? 

Câu 5: Máy vi tính gồm 4 thành phần chính là màn hình, thân máy, con chuột. Còn một thành phần nữa gọi là gì?  

- Đáp án: Bàn phím.

Câu 6:           

“ Ai người bóp nát quả cam

Hờn vua đã chẳng cho bàn việc quân

Phá cường địch báo hoàng ân

Dựng cờ khởi nghĩa, xả thân diệt thù”

Hỏi 4 câu thơ trên nói về ai?    

- Đáp án: Trần Quốc Toản  

Câu 7: Sau khi thắt khăn quàng đỏ đúng cách dải khăn bên nào ngắn hơn?

Câu 8: Hình tam giác có 3 cạnh bằng nhau gọi là tam giác gì?   

Câu 9: Có 6 đội bóng đá tham gia thi đấu vòng tròn (tức là mỗi đội đều đấu với 5 đội còn lại). Hỏi có tất cả bao nhiêu trận bóng? 

- Đáp án: 15.  

Câu 10: Một ngày kim giờ quay mấy vòng?        

- Đáp án: 24 vòng           

Câu 11: Số tự nhiên lớn hơn 1 và chỉ có 2 ước là 1 và chính nó, đó gọi là số gì?

-  Đáp án: số nguyên tố

Câu 12: Số bằng bình phương của một số tự nhiên khác gọi là gì?

-  Đáp án: Số chính phương

Câu 13: Ai là tác giả bài thơ “Lượm”?

- Đáp án: Tố Hữu

Câu 14: Địa danh núi Bà Đen thuộc tỉnh nào?

- Đáp án: Tây Ninh

Câu 15: Con trai của vua Hùng được gọi là gì?

- Đáp án: Quan Lang

Câu 16: "Tứ bất tử" trong các nhân vật truyền thuyết của truyện dân gian Việt Nam là: Tản Viên,

Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh. Còn một nhân vật nữa là ai?

- Đáp án: Thánh Gióng

Câu 17: Câu nói: "Đầu tôi chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo" là của ai?

- Đáp án: Trần Thủ Độ

Câu 18: Khu căn cứ cách mạng Núi Dinh thuộc địa phận nào của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu?

- Đáp án: Huyện Tân Thành

Câu 19: Ngôi chùa nào tại Hà Nội có nghĩa là "Bông sen vàng"?

- Đáp án: Chùa Kim Liên

Câu 20: Loài  thú duy nhất nào biết đẻ trứng?

- Đáp án: Thú mỏ vịt

Câu 21: Tên viết tắt của quỹ nhi đồng liên hiệp quốc?

- Đáp án: UNICEF

Câu 22: Động nào dài nhất VN?

- Đáp án: Phong Nha - Kẻ Bàng

Câu 23: Ai là người đầu tiên vẽ quốc kỳ VN?

- Đáp án: Thầy giáo Nguyễn Hữu Tiến

Câu 24: Người ta viết 1975 BC, thì BC có nghĩa là gì?

- Đáp án: Before Chist (Trước Công nguyên)

Câu 25: Loại vật liệu người ta thường dùng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh?

- Đáp án: Cát

Câu 26: Thầy trò đường tăng phải trải qua bao nhiêu kiếp nạn?

- Đáp án: 81

Câu 27: Đại dương nào nhỏ nhất thế giới?

- Đáp án: Bắc Băng Dương

Câu 28: Ai là người đổi tên nước ta thành Đại Cồ Việt?

- Đáp án: Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh

Câu 29: Đồng tiền đầu tiên của nước ta xuất hiện từ thời nhà nào?

- Đáp án: Triều Đinh

Câu 30: Tên một tiểu thuyết của nhà văn Sơn Tùng viết về Bác Hồ từ lúc sinh ra cho đến lúc đi tìm đường cứu nước?

- Đáp án: Búp sen xanh

Câu 31: Khủng long xuất hiện vào kỷ nào?

- Đáp án: Kỷ Permain

Câu 32: Bộ phận hô hấp của châu chấu?

- Đáp án: Bụng

Câu 33: Ngọn núi cao nhất của Nhật Bản?

- Đáp án: Phú Sĩ

Câu 34: Loài nào thuộc ngành chân khớp có số lượng đông nhất?

- Đáp án: Châu Chấu

Câu 35: Định lí nào khẳng định: Bình phương cạnh huyền bằng tổng bình phương 2 cạnh góc vuông?

- Đáp án: Định lý Pitago

Câu 36: Tên thật của nhà văn Tô Hoài?

- Đáp án: Nguyễn Sen

Câu 37: Hành tinh có từ trường lớn nhất trong Thái Dương hệ?

- Đáp án: Trái đất

Câu 38: Beethoven sinh ra ở nước nào?

- Đáp án: Đức

Câu 39: Hà Nội có mấy cửa ô?

- Đáp án: 5

Câu 40: Tiền giấy đầu tiên của nước ta do ai nghĩ ra?

- Đáp án: Hồ Quý Ly

Câu 41: Câu nói này của ai: "Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc"?

- Đáp án: Trần Bình Trọng

Câu 42: Có bao nhiêu số chính phương nhỏ hơn 100?

- Đáp án: 9

Câu 43: Quốc hiệu đầu tiên của nước ta?

- Đáp án: Văn Lang

Câu 44: Loài chim nào có khả năng bay lùi lại phía sau?

- Đáp án: Chim ruồi

Câu 45: Truyền thuyết "Sơn Tinh, Thủy Tinh" ra đời ở thời kì Hùng Vương thứ mấy?

- Thời Hùng Vương thứ 18

Câu 46: Tại sao lá cây có màu xanh?

- Đáp án: Vì có chất diệp lục

Câu 47: Một năm có bao nhiêu tháng có 28 ngày?

- Đáp án: Có 1 tháng là tháng 2

Câu 48: Trong tam giác vuông, có 2 cạnh góc vuông, vậy cạnh còn lại gọi là cạnh gì?

- Đáp án: Cạnh huyền

Câu 49: Tổng 3 góc trong của một tam giác bằng bao nhiêu độ?

- Đáp án: 180 độ

Câu 50: Chị Võ Thị Sáu quê ở đâu?

- Đáp án: huyện Đất Đỏ - Bà Rịa - Vũng Tàu ngày nay là xã Phước Long Thọ - Đất Đỏ - Bà Rịa - Vũng Tàu.

Câu 51: Nhặt rác để giữ gìn vệ sinh môi trường là nhiệm vụ của ai?

- Đáp án: Tất cả mọi người.

Câu 52: Hãy nêu nguyên văn câu xác định mục đích học tập của UNESSCO đưa ra cho học sinh trên toàn thế giới?

- Đáp án: Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để khẳng định mình.

18 tháng 11 2018

Câu 1 Chòm sao Bắc Đẩu còn gọi là gì? Chòm sao Tiểu hùng tinh.

Câu 2 Âm thanh có tần số lớn hơn 20KHz gọi là gì? Siêu âm.

Câu 3 Hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo chiều kim đồng hồ? Sao Kim

Câu 4 Ngôi sao nào sáng nhất trong các sao sau: màu xanh, màu vàng, màu đỏ? màu xanh

Câu 5 Đường mà 1 chất điểm vạch ra trong quá trình chuyển động gọi là gì? Quỹ đạo

Câu 6 Đây là hiện tượng vật lý gì ?

a. Nó xảy ra không phụ thuộc vào các tác động bên ngoài như áp suất hay nhiệt độ. Hiện tượng phóng xạ

Câu 7 Chùm tia sáng song song được coi như đồng quy tại đâu? Vô cực

Câu 8 Nhờ hiện tượng vật lý nào mà giấy thấm có thể hút được mực? Mao dẫn

Câu 9 Những thông tin sau nói về hành tinh nào? Đây là hành tinh có số vệ tinh lớn nhất trong Thái Dương hệ. Và là hành tinh xa nhất có thể quan sát được bằng mắt thường.

a. Sao Thổ.

b. Sao Thiên Vương.

c. Sao Mộc.

d. Sao Hải Vương. Đáp án A: Sao Thổ.

Câu 10 Tại sao chúng ta không nhìn thấy cầu vồng vào buổi trưa? Không thấy cầu vồng vào buổi trưa vì ánh sáng chiếu vuông góc với mặt đất

Câu 11 Pháp đặt sân bay vũ trụ ở Kourou (Guyan, thuộc Pháp). Nga đặt sân bay vũ trụ tại Cadaxtan vì ở gần xích đạo để làm gì? Tận dụng vận tốc dài của trái đất.

Câu 12 Đây là hiện tượng gì?

a. Nhờ hiện tượng này, người ta chế tạo ra kính nội soi cho phép kéo tầm nhìn vào bên trong cơ thể.

b. Hiện tượng này giải thích sự truyền đi theo đường cong của ảnh và ánh sáng.

c. Chỉ xảy ra ở bề mặt phân cách của 2 môi trường trong suốt có chiết xuất khác nhau. Hiện tượng khúc xạ toàn phần

Câu 13 Đây là khái niệm gì?

a. Con người đã thử nhiều cách nhưng chưa bao giờ đạt được nó. Lần gần nhất là 2/1tỷ độ cao hơn nó

b. Nếu đạt được nó, tất cả các chất sẽ có zero nhiệt năng; phân tử, nguyên tử sẽ ngừng chuyển động hoà toàn. 0 độ K

Câu 14 Khi nào thì mặt trời chiếu vuông góc với Trái đất ? Xuân phân và Thu phân

Câu 15 Khi muối dưa chuột, hiện tượng gì đã làm toàn bộ quả dưa bị ngấm muối? Khuếch tán

Câu 16 Hành tinh sáng nhất trong hệ mặt trời (nhìn từ trái đất), vì sao?

Sao Kim , do ảnh hưởng của bầu khí quyển ở sao Kim, bầu khí quyển ở sao Kim có độ phản chiếu lớn nhất trong các hành tinh. 70% ánh sáng được phản chiếu lại.

Câu 17 Trọng lực trên mặt đất lớn gấp bao nhiêu lần trên mặt trăng? 6 lần

Câu 18 Hành tinh nào tối nhất trong Hệ Mặt Trời? Sao Diêm Vương

Câu 19 Nhiệt độ của chớp?

a. xấp xỉ nhiệt độ cua Mặt Trời (5000 oC)

b. cao hơn nhiệt độ của MT

c. thấp hơn

d. tùy lúc sau cơn mưa hay trước cơn mưa Đáp án: B, trên thực tế, gấp 6 lần MT, 30000 độ C so với 5000 độ

Câu 20 Đây là nguyên lý gì?

a. Nguyên lý này áp dụng trong chất lỏng.

b. Nguyên lý này áp dụng tính chất cân bằng áp suất Nguyên lý bình thông nhau

Câu 21 Giải thích: Tại sao khi bơm xe, phần dưới ống bơm nóng lên? Do hiện tượng ma sát trong lúc bơm cũng như là không khí bị nén lại, sự cọ xát tạo nên nhiệt

Câu 22 Không gian giữa hạt nhân và electron là gì? Trường điện từ

Câu 23 Khi đi sâu vào lòng đất trọng lượng của vật tăng dần hay giảm dần? Tại sao?

Lực hấp dẫn sẽ giảm,vì lúc đó chỉ có phần hình cầu đồng tâm với Trái Đất (Bán kính kể từ tâm Trái Đất đến vật -->Bán kính giảm dần) tác dụng lực hấp dẫn lên vật. Còn lớp bên ngoài lực hấp dẫn triệt tiêu.

Về công thức: F= GMm/R2 (1)

Với m: trọng lượng vật (không đổi)

M: Khối lượng phần hình cầu đồng tâm với Trái Đất, bán kính R chỉ kể từ tâm đến vật

Như vậy, càng vào sâu, R giảm nên M cũng giảm. Nhưng (1) có mẫu số giảm theo hàm bậc 2 của R, còn tử số chứa M=DV giảm theo hàm bậc ba của R (giảm nhanh hơn). Vậy F giảm

Câu 24 Thuỷ tinh có bị ăn mòn không? Giải thích và viết phương trình phản ứng? Thuỷ tinh có thể bị ăn mòn bởi acid (HF) và một số baze

Câu 25 Một cốc đựng nước đầy đến miệng, trong có một viên đá to. Hỏi sau khi viên đá tan, mực nước trong cốc sẽ dâng lên hay hạ xuống? Vi sao? (bỏ qua sự bay hơi của các phân tử nước, không đáng kể)

Mực nước trong cốc sẽ giữ nguyên vì theo định luật Acsimet, thể tích nước sau khi tan ra của viên đá đúng bằng thể tích của nước mà viên đá chiếm chỗ.

Câu 26 Tại sao ánh sáng của các ngôi sao lại nhấp nháy? Ánh sáng ta nhận được từ ngôi sao là quang phổ hấp thụ. Qua lớp khí quyển của trái đất, ánh sáng bị hấp thụ 1 phần vì vậy ánh sáng từ các ngôi sao là ánh sáng nhấp nháy.

Câu 27 Yếu tố chính tạo nên sóng biển là gì? Gió

Câu 28 Những nguyên tử có cùng proton nhưng khác nhau số notron gọi là gì? Đồng vị

Câu 29 Đây là cái gì?

a. Nó không khác sóng vô tuyến nhưng sóng vô tuyến dao động ở tần số lớn hơn.

b. Dưới tác dụng của sóng, các phân tử chuyển động nhanh trong 1 giây từ 1 tỷ đến 1000 tỷ lần nên nội năng tăng

c. Được dùng trong các lò vi ba. Microwave - Viba

Câu 30 Năng lượng điện từ trong mạch dao động:

a. Là một hằng số

b. Biến thiên điều hoà theo thời gian

c. Phụ thuộc tác nhân bên ngoài

d. Đáp án khác Đáp án: D

Câu 31 Đây là hiện tượng gì?

a. Năm 1921, Einstein nhận giải Nobel Vật lý vì đã giải thích được hiện tượng này.

b. Dùng trong các dụng cụ dựa vào sự thay đổi tính chất vật liệu khi có ánh sáng chiếu vào.

c. Hertz đã phát hiện ra hiện tượng này khi chiếu chùm tia hồ quang vào tấm kẽm. Hiện tượng quang điện

Câu 32 Đây là thiên thể nào?

a. Nếu ở trên đó thì trọng lượng mỗi người sẽ nhẹ đi chỉ còn 1/6. Mặt Trăng

Câu 33 Ngôi sao nào gần mặt trời nhất? Sao Thuỷ

Câu 34 Vì sao khát nước, uống nước biển ta lại càng cảm thấy khát nước hơn?

Vì nước biển có nồng độ muối cao hơn bên trong cơ thể, làm cho nước tiếp tục bị thẩm thấu ra ngời (từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp) dẫn đến càng thiếu nước hơn, càng khát hơn.

Câu 35 Có hai quả trứng: Trứng sống và trứng đã luộc chín. Bề ngoài giống hệt nhau. Bằng phương pháp Vật lý hãy phân biệt hai quả trứng trên.

Quay nhẹ rồi thả ra cho hai quả trứng tự quay. Quả trứng sống do có ma sát giữa phần lòng trắng trứng (chưa chín) với vỏ trứng làm cản trử chuyển động quay nên sẽ dừng lại rất nhanh. Còn quả trứng chín đó là một khối duy nhất nên không có ma sát giữa các phần trong nó, vì vậy sẽ quay rất lâu.

Câu 36 Hiện tượng truyền nhiệt nào thực hiện được kể cả ở trong chân không? Bức xạ

Câu 37 Vì sao xe chở xăng dầu thường có một dây xích kim loại kéo lê trên mặt đất?

Vì trong quá trình dịch chuyển có sự cọ sát , việc thả dây sắt có tác dụng nối đất có tác dụng không gây cháy nổ.

Câu 38 Một vật nặng 6Kg ở Mặt đất trên Mặt Trăng sẽ nặng bao nhiêu Kg? Biết rằng sức hút trọng trường Mặt Trăng nhỏ hơn gần 6 lần sức hút trọng trường trên Mặt đất. 6kg

Câu 39 Người ta dùng thiết bị gì để đo độ sâu của biển hay đại dương? Máy Sonar

Câu 40 Tia sáng nhìn thấy có bước sóng ngắn nhất là tia gì? Tia cực tím

Câu 41 Cường độ dòng điện gây ra hiện tượng “điện giật” có giá trị nhỏ nhất phụ thuộc vào:

a. Hiệu điện thế.

b. Điện lượng

c. Thời gian tác dụng.

d. Công mà nguồn điện thực hiện để làm dịch chuyển điện tích. Đáp án: C

Câu 42 Phân biệt “Trọng lượng” và “Trọng lực” Trọng lực của một vật: Lực hút của Trái đất tác dụng lên vật đó.

Trọng lượng: Lực mà vật đó tác dụng lên giá đỡ, dây treo.

Câu 43 Ðây là đại lượng gì?

a. Nó đặc trưng cho phẩm chất hoạt động của 1 máy.

b. Nó không có đơn vị Hiệu suất

Câu 44 Ai là người đặt nền móng cho điện từ trường sau M. Faraday? G. Maxwell.

Câu 45 Hai hành tinh nào trong hệ mặt trời không có vệ tinh tự nhiên?

a. Sao Diêm vương và sao Hải vương.

b. Sao Thuỷ và sao Kim.

c. Sao Mộc và sao Thiên vương.

d. Sao Hoả và sao Thổ. Đáp án: b. Sao Thuỷ và sao Kim.

Câu 46 Đây là đơn vị nào?

a. Là đơn vị ngoài của hệ năng lượng, dùng để đo năng lượng và khối lượng của các hạt vi mô.

b. Là năng lượng mà một điện tử nhận được sau khi được tăng tốc trong một điện trường với hiệu điện thế là 1V.

c. 1 đơn vị KLNT = 931 đơn vị này. eV (Electron volt).

Câu 47 Đây là cái gì?

a. Gồm một vật nặng dao động đều đặn.

b. Người ta áp dụng nguyên lý con lắc do Galile khám phá năm 1583 để làm vật này.

c. Năm 1656 đã mở ra kỷ nguyên của đồng hồ chính xác. Đồng hồ quả lắc (Huyghens là người phát minh ra nó).

Câu 48 Yếu tố Vật lý nào giúp phiến là thực vật có màu xanh lục? Do thực vật không hấp thụ ánh sáng lục, ánh sáng lục bị phản xạ.

Câu 49 Tại sao khi đứng gần tàu hoả đang chạy nhanh bạn lại bị hút vào phía tàu hoả? Vì khi tàu hoả chạy nhanh áp suất động giảm, tĩnh tăng --> theo định luật Bernuli nên bị hút vào

Câu 50 Lực ma sát có tác dụng gì trong cuộc sống? Tạo lực phát động giúp di chuyển trên mặt đất khỏi bị trượt ngã, giúp cầm nắm các vật, tạo lực hãm để phanh.

Câu 51 Hệ thống sử dụng cả ròng rọc động và tĩnh gọi là gì? Pa-lăng

Câu 52 Ông là ai?

a. Ông là người dân nước Pháp, lúc nhỏ ông hay tính toán với những viên sỏi.

b. 1802 Ông viết cuốn sách “Lí thuyết toán học các trò chơi”.

c. Người được mệnh danh là “Newton của điện học” - tên của ông được dùng đặt cho đơn vị cường độ dòng điện. Amper

Câu 53 Khi chúng ta ở trong nhà, mặc dù đã đóng rất kín cửa rồi mà tại sao vẫn cảm thấy có gió lùa, đặc biệt là ở dưới chân thấy rất lạnh? Đó là sự đối lưu trong nhà, không khí nóng trong nhà do ta toả nhiệt bốc lên, không khí lạnh ùa tới chiếm chỗ ở phía dưới.

Câu 54 Trong một cơn giông người ta nhìn thấy chớp, sau 1 phút thì thấy sấm. Khoảng cách từ chỗ có sét đến chỗ người nghe là bao nhiêu?

a. 10 km b. 18km c. 20km d. 25km e. 30 km f. 35km g. 40 km h. 45km

Đáp án: C. Vận tốc âm thanh trong không khí là 340 m/s x 60s = 20 km

Câu 55 Tại sao buổi sáng sớm mặt trời lại có màu đỏ?

Vì buổi sáng sớm ánh sáng phải vượt qua một lớp không khí ẩm rất dày (đóng vai trò 1 lăng kính) mới đến được mắt ta. Trên đường truyền, các ánh sáng đơn sắc bị khúc xạ và tán sắc theo nhiều hướng. Ánh sáng màu đỏ ít bị khúc xạ nhất nên hầu như truyền đến ta nguyên vẹn. Ta sẽ thấy mặt trời màu đỏ.

* Hok tốt !

# Miu

30 tháng 9 2021

bạn tra trên google á, có nhiều văn lớp 7 lắm

15 tháng 5 2016

Giải thích

-"Lá lành đùm lá rách".

-"Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".

-"Một cây làm chằng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao".

15 tháng 5 2016

giải thích câu tục ngữ có công mài sắt có ngày nên kim

21 tháng 7 2021

đấy nhá

https://www.kienguru.vn/blog/de-thi-hoc-ki-2-mon-toan-lop-7

21 tháng 7 2021

nx này 

https://books.google.com.vn/books?id=VeyEDwAAQBAJ&pg=PA183&lpg=PA183&dq=%C4%91%E1%BB%81+thi+l%E1%BB%9Bp+7&source=bl&ots=KIleL6rSmq&sig=ACfU3U1J4xPuFzpfmtNi4T32S9o7Be40Zg&hl=vi&sa=X&ved=2ahUKEwiBga_vgvPxAhWZb30KHcjcBKw4UBDoATAAegQIAxAD#v=onepage&q=%C4%91%E1%BB%81%20thi%20l%E1%BB%9Bp%207&f=false

1 tháng 12 2017

bạn lên google ghi https/ /vndoc.com/bo-15-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-7/download

nhớ k cho mik nha

25 tháng 12 2016

mình thi rui

đề là hãy cho biết điệp từ là j?tác dụng của điệp từ?

có mấy loại điệp từ?tìm và nêu tác dụng của phép điệp từ trong câu thơ sau:

cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Hồ Chí Minh hihi

25 tháng 12 2016

Đề

Câu 1: Kể tên 2 tác phẩm, tác giả thuộc văn học trung đại Việt Nam mà em đã học, trong chương trình Ngữ văn lớp 7 học kì 1.(1,0 điểm)

Câu 2: (2,0 điểm)

Chỉ ra điểm giống và khác nhau của bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh

Câu 3: (2,0 điểm) Đọc bài ca dao sau và trả lời câu hỏi:

"Khi đi trẻ lúc về già

Giọng quê không đổi sương pha mái đầu."

("Hồi hương ngẫu thư", Hạ Tri Chương)

a/ Tìm các cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên

b/ Nêu tác dụng của các cặp từ trái nghĩa ấy trong việc thể hiện nội dung của bài thơ.

Câu 3: (5,0 điểm) Hãy viết bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học mà em thích nhất trong chương trình Ngữ văn 7.

7 tháng 5 2019

Nó cho mình một bài Văn

Mặt trời và mặt trăng

Mặt trời và mặt trăng tranh luận về trái đất, mặt trời nói trái đát cây cỏ màu xanh lá còn mặt trăng thì nói cây cỏ có màu ánh bạc......Gió đi ngang và giúp cho 2 người hiểu ra mọi chuyện

phân tích ý nghĩa của bài văn

trạng ngữ của một câu gì đó trong đoạn văn(mình Ko nhớ)có ý nghĩa gì

làm một đoạn văn ngị luận về lòng hiếu trong đó có một câu bị động

làm bài văn về ăn quả nhớ kẻ trồng cây

uống nước nhớ nguồn

mình chỉ nhớ thế thôi hi vọng giúp được bạnngaingungngaingung

7 tháng 5 2019

Mình thi r nè:

1) Nó sẽ cho 1 câu trích trong văn bản ý nghĩa văn chương

a) Đoạn trích trên thuộc vb nào?Tác giả?

b)PTBĐ chính trg vb đó là gì

c)Nêu công dụng của dấu chấm phẩy, dấu phẩy và dấu chấm trong đoạn văn trên

d)Hãy kể tên 2 văn bản thuộc thể loại nghị luận hiện đại

2) Giải thích câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm"

CHÚC BẠN THI MAY MẮN NHA

30 tháng 12 2020

của trường mình là : "Phát biểu cảm nghĩ về người thầy/cô giáo mà mình yêu quý nhất.

30 tháng 12 2020

Đề văn trg mik là:"Phát biểu cảm nghĩ của em về bài "BÁnh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.

8 tháng 12 2016

Bài 1:​ Chia động từ trong ngoặc

1.Would you like (join) _______________ our club? 2.My sister practices (play) _______________ the 3.violin once a week.

4.The children love (play) _______________ video games.

5.You can (find) _______________ math books on the rack in the middle.

6.We are interested in (go) _______________ to English club.

7.He enjoys (draw) _______________ pictures. Mai learns (play) _______________ the piano in her free time.

8.Children shouldn’t (stay) _______________ up late.

9.Let’s (go) _______________ to the English club. 10.Why don’t you (invite) _______________ him? 11.What about (read) _______________ in the library?

12.Should you (come) _______________ there? 13.She is good at (draw) _______________ pictures
Bài 2: chọn từ có phần phát âm khác

1. A. late B. information C. start D. invitation 2. A. During B. public C. summer D.buffalo 3. A. volunteer B. meet C. street D. free 4.A. hour B. hard C. home D. house
Bài 3: Viết lại câu sao cho nghĩa không đổi

1.Let’s go to the school cafeteria.

=> What.........................

2. Tom’s father has more vacations than Lan’s father

=> Lan’s father has……………………………

3. Do you want to go to the zoo?

=> Would……………………………………

4. The house is beautiful

=> What…………………………………

Đây là một số đề ôn thi của mik đó, bn tham khảo nha! Nếu cần bn cứ nói với mik, mik viết thêm đề cho

Chúc bn thi tốt!!!

 

8 tháng 12 2016

Mk chưa thi gianroi