Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu Á
Khẳng định quyền dân tộc và quyền con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau
Trước hết, Tuyên ngôn độc lập đã khẳng định quyền dân tộc và quyền con người luôn gắn bó chặt chẽ với nhau bằng việc luận dẫn những lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được. Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791 “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Tác giả trích dẫn lời hai bản Tuyên ngôn nổi tiếng thế giới là có dụng ý sâu sắc. Bản Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ ra đời sau khi nước Mỹ đấu tranh giành độc lập thành công. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền cũng ra đời trong chiến thắng của cách mạng Pháp, cuộc cách mạng của những thị dân và nông dân chống áp bức, bất công. Lời lẽ của hai bản Tuyên ngôn trên tự thân đã nêu lên những chân lí và là kết quả của những cuộc cách mạng có tính chất tiên phong của những nước có ảnh hưởng lớn trên thế giới, khiến cho không ai có thể phủ nhận tính đúng đắn của chúng.
Tuy nhiên, nếu như bản tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp chỉ đơn thuần đề cập đến quyền con người như một sự tất yếu của tạo hóa thì Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng trí tuệ mẫn tiệp, bằng sự trải nghiệm thực tế và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã phát triển sáng tạo, đưa ra một mệnh đề không thể phủ nhận về quyền độc lập của mọi dân tộc: "Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Người đã đi từ khái niệm con người sang khái niệm dân tộc một cách tổng quát và đầy thuyết phục, khẳng định quyền dân tộc và quyền con người có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Dân tộc độc lập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm thực hiện quyền con người và ngược lại thực hiện tốt quyền con người chính là phát huy những giá trị cao cả và ý nghĩa thật sự của độc lập dân tộc.
Tuyên bố nước Việt Nam “đã thành một nước tự do độc lập”
Trước khi đưa ra lời tuyên bố, bằng lời lẽ đanh thép, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt dối trá và phản bội của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.
Người đã liệt kê ngắn gọn và đầy đủ những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho nước ta trong suốt hơn 80 năm đô hộ: về chính trị, “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào…”; về kinh tế, “chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. chúng cướp không hầm mỏ, ruộng đất, nguyên liệu…”; đồng thời khẳng định sức mạnh đoàn kết của nhân dân cả nước đã “nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đây là kết quả của cả một quá trình đấu tranh đầy gian khổ, khó khăn, đầy máu và nước mắt.
Tiếp theo đó, đại diện cho chính phủ lâm thời của nước Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên bố “thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam” và tin tưởng đồng thời khẳng định “các nước đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.” Tác giả tự hào nêu cao truyền thống anh hùng bất khuất chống thực dân, chống phát xít dân tộc ta và khẳng định: "Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!".
Kết thúc bản Tuyên ngôn độc lập là một lời tuyên bố mang ý nghĩa lịch sử như một lời thề thiêng liêng, thể hiện sâu sắc khát vọng độc lập, tự do của nhân dân ta, biểu thị quyết tâm và sức mạnh Việt Nam: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Có thể thấy, không chỉ mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập tự do, bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là sản phẩm của sự kết hợp các giá trị của truyền thống anh hùng, bất khuất và ý chí độc lập dân tộc của Việt Nam với sứ mệnh cao cả của giai cấp vô sản được đề cập trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản (năm 1848). Nó thể hiện rõ nét cách mạng Việt Nam là một bộ phận hữu cơ của cách mạng thế giới và giai cấp vô sản Việt Nam là một bộ phận không thể tách rời của giai cấp vô sản thế giới, có sứ mệnh lịch sử cao cả và vĩ đại là giải phóng dân tộc và nhân loại.
Bản Tuyên ngôn cũng cho thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có tầm nhìn xa về sự phát triển của lịch sử, có những dự báo thiên tài về tương lai của cách mạng cũng như quá trình hội nhập sâu rộng của cách mạng Việt Nam vào phong trào cách mạng thế giới.
Trong suốt hơn 70 năm qua, những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Tuyên ngôn Độc lập ngày 2-9-1945 đã trở thành sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, thực hiện lời thề thiêng liêng trong ngày Lễ độc lập: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Với tinh thần đó, cách mạng Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đã giành được những thành tựu to lớn trong đấu tranh thống nhất đất nước và trong công cuộc đổi mới. Đối với mỗi người dân Việt Nam, Bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn sống mãi, không chỉ bởi giá trị lịch sử, pháp lí mà còn bởi giá trị nhân văn về quyền con người và quyền dân tộc.
Trước khi đưa ra lời tuyên bố, bằng lời lẽ đanh thép, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch trần bộ mặt dối trá và phản bội của thực dân Pháp “lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa”.
Người đã liệt kê ngắn gọn và đầy đủ những tội ác mà thực dân Pháp đã gây ra cho nước ta trong suốt hơn 80 năm đô hộ: về chính trị, “chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do, dân chủ nào…”; về kinh tế, “chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. chúng cướp không hầm mỏ, ruộng đất, nguyên liệu…”; đồng thời khẳng định sức mạnh đoàn kết của nhân dân cả nước đã “nổi dậy giành chính quyền, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Đây là kết quả của cả một quá trình đấu tranh đầy gian khổ, khó khăn, đầy máu và nước mắt.
Chiến thắng Điện Biên Phủ bắt đầu từ 13/3/1954 - 7/5/1954
Trận chiến thắng Điện Biên Phủ này là đợt 3 trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Gồm có 3 đợt
Đợt 1 : Vào ngày 13/3/1954 , lúc 15 giờ, ở đồi Him Lam : có 2 trận lớn đó là trận Him Lam và trận đồi Độc Lập
Đợt 2 : Vào ngày 30/3/1954, vào lúc 18 giờ : có 3 trận lớn đó là : Trận đồi A1, Trận đồi C1, và Trận đồi D1
Đợt 3 : Vào ngày 1/5/1954, có 3 trận lớn là : Trận Đồi A1 và trận Hồng Cúm
Vào lúc 17 giờ 30 phút, chúng ta phất cờ chiến thắng, kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp
~ HT~
Các bạn ơi ,giúp mình nhanh với ,mình đang cần gấp lắm ,cảm ơn các bạn nhiều ,bạn nào làm nhanh mình tick cho nha !
Tham khảo :
Ngày 1 – 9 – 1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Do Đà Nẵng giáp với Phú Xuân, nên sự kiện đó đã đe doạ đến kinh đô và uy hiếp đến sự tồn vong của vương triều Nguyễn.
Trước tình hình đó, nhà Nguyễn đã cử nhiều danh tướng vào Đà Nẵng để chống Pháp. Và bước đầu đã giành được thắng lợi khi mà đã ngăn chặn được bước tiến của quân thù.
Tuy nhiên, trong lúc nhân dân đang đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thì triều đình Huế đã liên tục ký các hiệp ước đầu hàng Pháp, từ năm 1860 – 1862, các tỉnh Gia Định, Biên Hoà, Định Tường, Vĩnh Long rơi vào tay giặc.
câu này là do BÁC HỒ nói để thể hiện lý chí quyết tâm chống giạc^_^
Bài làm
Việt Nam chúng ta đã phát triển và hòa bình như bây giờ chính là nhờ các vị anh hùng đã dành cả cuộc đời mình tham gia chiến đấu cách mạng vì nước vì dân .Trải dài trang giấy Lịch sử là những sự kiện Lịch sử vĩ đại ,chiến thắng dồn vang của những người anh hùng ,những người lãnh đạo để lại trong lòng con dân Việt Nam phải rung động ,cảm xúc vô cùng .Trong đó ,một sự kiện Lịch Sử vĩ đại mà đã để lại cho em nhiều ấn tượng nhất chính là sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập ,khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà .
Gần 14 giờ ngày 2-9-1945 ,tưng bừng trong màu cờ đỏ ,người dân Hà Nội từ già trẻ ,gái trai đều ồ ập từ khắp các ngả tập trung tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) .Ai cũng cảm thấy rằng mình không thể bỏ lỡ sự kiện lớn lao này .Đội danh dự đứng nghiêm trang xung quanh lễ đài .Và bắt đầu buổi lễ lúc 14 giờ ,Bác Hồ cùng các vị trong Chính phủ bước lên lễ đài ,Bác giơ tay vẫy chào đồng bào .Tiếng vỗ tay người dân dồn dã khắp quảng trường .Với dáng điệu khoan thai ,Bác bắt đầu đọc bản Tuyên ngôn Độc lập mà mọi người dân rất mong chờ trong buổi lễ hôm đó .Cất lên là giọng Bác trầm ấm ,rõ ràng làm cả biển người phải nín thở ,im phăng phắc để nghe cái giọng ấy của Bác :"Hỡi đồng bào cả nước " Tất cả mọi người đều được sinh ra và có quyền bình đẳng .Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy ,có quyền được sống ,quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc ..."Đang đọc giữa chừng Bác dừng lại và hỏi xem đồng bào có nghe rõ không .Hơn nửa triệu người cất tiếng nói vang như sấm : "Có !" . Khi nào nghe một câu nói đó của hơn nửa triệu người thì Bác mới đọc tiếp .Chi tiết này làm bao người dân xúc động và cảm thấy tình cảm của Bác dành cho người dân thật lớn lao dù chỉ là một việc nhỏ bé nhưng Bác vẫn vặn hỏi cho ra .Em ấn tượng nhất là cảnh cuối bản Tuyên ngôn Độc lập ,giọng Bác lúc ấy quyết liệt và rõ ràng : "Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập ,và sự thật đã thành một nước tự do độc lập .Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng ,tính mạng và của cải để giữ quyền tự do ,độc lập ấy ." ý nghĩa khẳng định quyền tự do ,độc lập nước Việt Nam của câu nói cuối Bác đã đọc để lại cho em nhiều ấn tượng và tự hào vô cùng .
Dù buổi lễ ,sự kiện ngày hôm đó đã kết thúc nhưng vết tích của nó vẫn còn được lưu trữ lại trong sổ ,sách Lịch sử ngày nay .Em thật sự ấn tượng và tự hào vì mình là người Việt Nam .Em hứa sẽ học tập thật giỏi để sau này trở thành một công dân có ích cho xã hội .
Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Đảng đã nhanh chóng tập hợp và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, nổi bật lên chính là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.
Xô viết Nghệ Tĩnh là tên gọi của phong trào đấu tranh chống lại đế quốc Pháp của công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong những năm 1930 – 1931. Tên gọi “Xô viết” xuất phát từ việc nhiều cấp uỷ Đảng ở thôn, xã đã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền.
Xô Viết Nghệ - Tĩnh là tên gọi chỉ phong trào đấu tranh của lực lượng công nhân và nông dân ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 1930-1931 chống lại đế quốc Pháp tại Việt Nam. Tên gọi Xô viết Nghệ Tĩnh xuất phát từ sự hình thành các "xã bộ nông" mà những người cộng sản gọi là "Xô viết" [1].
Phong trào này được mở đầu bằng cuộc biểu tình ngày 1 tháng 5 năm 1930 của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy và nông dân thuộc 5 xã ven thành phố Vinh. Từ đó đến tháng 8 năm 1930, ở vùng Nghệ Tĩnh đã có đến 97 cuộc bãi công và biểu tình của công nhân và nông dân, trong đó đáng chú ý là cuộc bãi công kéo dài của công nhân Nhà máy Diêm đã dẫn đến cuộc tổng bãi công của toàn thể công nhân khu công nghiệp Bến Thủy. Đứng đằng sau những vụ việc này là sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương thông qua Xứ ủy Trung Kỳ (hệ thống cơ sở của Đảng Cộng sản Đông Dương ở vùng này).
Từ tháng 9 năm 1930, các cuộc biểu tình vũ trang tự vệ quy mô lớn kết hợp với các yêu sách chính trị liên tiếp nổ ra của nông dân các huyện Nam Đàn, Thanh Chương, Can Lộc, Hưng Nguyên, v.v... làm cho bộ máy chính quyền thực dân Pháp và bộ máy chính quyền địa phương (vốn bị coi là bù nhìn) [2] của nhà Nguyễn lâm vào tình trạng tê liệt và tan rã. Dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, tổ chức nông hội (xã bộ nông) ở những nơi chính quyền tan rã đã kiểm soát và thành lập chính quyền mới với hình thức giống như hệ thống Xô viết.[3]
Chính quyền Xô viết đầu tiên được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện, thị xã: Thanh Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh - Bến Thuỷ, Can Lộc, Thạch Hà, Đức Thọ, Hưng Nguyên, Hương Sơn...
Các chính quyền Xô viết một mặt thi hành các chính sách mới, mặt khác phá bỏ hệ thống chính quyền cũ, trưng thu đất, thóc gạo, tiền bạc của các địa chủ, đồng thời ra yêu sách cải thiện điều kiện lao động với các chủ xưởng, chủ tàu ở vùng này.
Tuy vậy những chính quyền kiểu này chỉ tồn tại sau bốn, năm tháng do bị chính quyền của thực dân Pháp phối hợp với chính quyền địa phương của triều đình Nhà Nguyễn trấn áp làm cho nó tan rã và giải thể.
Xô Viết Nghệ Tĩnh được đánh giá là đỉnh cao của phong trào Cách mạng trong những năm 1930 - 1931[3] và theo các tài liệu ở Việt Nam hiện hành thì đây là cuộc khởi nghĩa đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam kể từ khi ra đời.