K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2018

1.“Không có gì là không thể, chính từ này cũng đã nói lên rằng Tôi có thể” Audrey Hepburn (1929-1993), là nữ diễn viên xuất sắc nhất đoạt giải Oscar Roman Holiday năm 1954, cũng là một nhà hoạt động nhân đạo và lựa chọn đầu tiên của Martin Chilton trong bộ sưu tập những câu châm ngôn lạc quan về cuộc sống. 

2. “Tôi cảm thấy mọi thứ trở nên tốt hơn khi tôi nhìn chúng bằng ánh mắt lạc quan” Tom Hanks (1956-) người dành giải Oscar thứ hai.

3. “ Đừng để ai trên thế giới nói rằng bạn không phải là chính mình” Lady Gaga (Stefani Joanne Angelina Germanotta, 1986), người chiến thắng của năm giải thưởng trong lễ trao giải Grammy.

4. “ Đôi khi trong cuộc sống có những phút giây thoải mái hơn, dễ chịu hơn giây phút ngồi thưởng thức tách trà chiều” Henry James (1843-1916). Trích từ cuốn tiểu thuyết The Portrait of a Lady của ông ra đời năm 1881.

5. “ Làm ơn hãy nhớ lại đến thời điểm khi bạn đang hạnh phúc, buồn đau, hay than phiền hoặc cảm xúc nào khác.., Nếu những cảm xúc này không đẹp, thì tôi không biết nó có ý nghĩa nào khác” Kurt Vonnegut (1922-2007), tác giả tác phẩm Slaughterhouse-Five.

6. “ Tôi đã hiểu rằng mọi người sẽ quên những điều bạn nói, cũng quên những gì bạn làm, nhưng sẽ không bao giờ quên tình cảm bạn dành cho họ”, Maya Angelou (1928-2014), bà được nhận giải thưởng Huân chương tự do của Tổng thống (President Medal of Freedom).

7. “ Đừng khóc vì chuyện đã kết thúc. Hãy cười vì nó đã xảy ra”. Theodor Seuss Geisel (2/3/1904 – 24/9/1991) là nhà văn, nhà thơ và họa sĩ biếm họa người Mỹ, được biết tới nhiều nhất bởi những cuốn truyện thiếu nhi viết dưới bút danh Dr. Seuss, Theo LeSieg, và Rosetta Stone.

8. “ Chỉ có tình yêu tồn tại trong những mảnh ghép cuộc đời của mỗi người” William Trevor (1924-), Nhà văn viết truyện ngắn, kịch, tiểu thuyết Ai-len.

9. “ Vì cuộc đời là những chuyến đi, nên hãy chọn cho bản thân những bến đỗ ý nghĩa nhất định, để sau mỗi cuộc hành trình, ta sẽ không bao giờ hối tiếc về sự lựa chọn của mình” Mae West (1893-1980), là một nhà văn, ca sĩ và diễn viên.

10. “ Trong số những người tôi thích hay ngưỡng mộ, có thể tôi không tìm thấy mẫu số chung, nhưng trong số những người mà tôi yêu thì tôi có thể bởi tất cả họ điều làm tôi bật cười” WH Auden (Wystan Hugh Auden, 1907 -1973), nhà thơ và nhà viết tiểu luận.

11.
Pooh hỏi “ Hôm nay là ngày gì”
Piglet trả lời “ Hôm nay là ngày hôm nay”
Pooh nói” Không, hôm nay là ngày mà tôi yêu”

AA Milne (Alan Alexander Milne, 1882-1956), tác giả truyện thiếu nhi Winnie the Pooh.

12 “ Thành công là thứ bạn muốn, hạnh phúc mới thực sự là thứ bạn cần” Ingrid Bergman (1915-1982), là một nữ diễn viên người Thụy Điển, đã giành được ba giải Oscar, trong đó có giải nữ diễn viên xuất sắc nhất trong bộ phim For Whom The Bells Toll 1943.

13. “ Không có phụ nữ nào tỏa sáng trong nhà bếp” Betty Friedan (1921-2006), là nhà văn, nhà hoạt động và nữ quyền ở Mĩ.

14. “ Khi chúng ta được sinh ra để sống trong cuộc sống này là một định mệnh, vì vậy trách nhiệm của chúng ta là sống sao cho thật ý nghĩa” Peter Ustinov (1921-2004), một diễn viên người Anh, nhà văn, và là nhà soạn kịch. Ông đã giành hai giải Oscar nam diễn viên phụ tốt nhất, trong phim Spartacus (1961) và Topkapi (1965).

15. “ Bất kì điều gì trong cuộc sống đều tuyệt vời nếu chúng là kết quả của quá trình trải qua chông gai và thử thách” Joe Brand ( 1957-). Nhà soạn kịch vui.

16. “ Tôi đã học được bài học đó là lòng can đảm luôn tồn tại nỗi sợ hãi, nhưng điều quan trọng là chúng ta phải đánh bại và chiến thắng nó” Nelson Mandela (1918-2013) là Tổng thống Nam Phi 1994-1999.

17. “ Những điều bạn nghĩ nó là thảm họa trong cuộc sống nhưng thực sự không phải vậy, bởi bạn có thể làm lại chúng...” Hilary Mantel (1952-) là một nhà văn, người đã đoạt giải Booker năm 2009 (cho Wolf Hall) và 2012 (cho Bring Up the Bodies). 

18. “ Không bao giờ là quá muộn để thiết lập một mục tiêu hay mơ một giấc mơ mới” CS Lewis (Clive Staples Lewis, 1898-1963), là một tiểu thuyết gia, nhà thơ, người đã viết cuốn The Chronicles of Narnia. Ông qua đời ở tuổi 64, trong cùng ngày, Tổng thống Mỹ John F Kennedy bị ám sát.

19. “ Tôi đã nhận ra rằng: Nếu bạn muốn đón cầu vòng thì cần trải qua những cơn mưa” Dolly Parton( 1946-), là một ca sĩ và nhạc sĩ từng đạt giải thưởng.

20. “ Tình yêu là khao khát mãnh liệt nhất trong cuộc sống” Pablo Picasso (1881-1973), là một họa sĩ Tây Ban Nha, nhà điêu khắc, nhà thơ và nhà viết kịch.

21. “ Một điều tôi đã học được trong cuộc sống đó là chúng ta không được nản lòng, phải luôn sống bận rộn và lạc quan tin tưởng vào chính bản thân mình” "Lucille Ball (Lucille Desiree Ball, 1911-1989) là một diễn viên hài, diễn viên và studio điều hành. Cô là ngôi sao của bộ phim sitcom I Love Lucy.

22. “ Điều tuyệt vời đó là không ai cần chờ đợi đến thời điểm duy nhất trước khi bắt đầu cải thiện thế giới”. Anne Frank (1929-1945) Cuốn nhật kí “ Young Girl” của Anne Frank là một trong những cuốn sách quan trọng nhất của thế kỷ 20.Frank, một nạn nhân của người Do Thái Holocaust, qua đời ở tuổi 15.

23. “ Những điều làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên ngọt ngào sẽ không bao giờ quay trở lại” Emily Dickinson (1830-1886) là một nhà thơ Mỹ.

24. “ Liệu tôi có phải là người duy nhất tồn tại trong vũ trụ? Có thể. Nếu vậy thì thật tốt đối với tôi, và tôi phải thừa nhận nó” Bill Gates (1955-), người đồng sáng lập của Microsoft, công ty phần mềm máy tính cá nhân lớn nhất thế giới.

25. “ Cuộc sống của một người có giá trị lâu dài như một thuộc tính giá trị trong cuộc sống của người khác bằng phương tiện của tình yêu, tình bạn và lòng từ bi” Simone de Beauvoir (1908-1986), nhà văn Pháp.

26. “ Tất cả chúng ta đều chung một cái máng, nhưng vài người trong số đó đang tìm kiếm những vì sao” Oscar Wilde (Oscar Fingal O'Flahertie Wills Wilde, 1854-1900) là một nhà văn người Ireland và nhà thơ. 

27. Tất cả những thứ kích thích chúng ta về người khác có thể giúp chúng ta hiểu về chính mình”. Carl Gustav Jung (1875-1961), là một bác sĩ tâm thần của Thụy Sĩ, người sáng lập tâm lý phân tích.

28. “ Thậm chí, những đêm đen tối nhất cũng sẽ kết thúc khi mặt trời mọc” Victor Hugo (1802-1885), nhà văn Pháp.

29. “ Sau tất cả, bạn luôn là người anh hùng cuộc sống của riêng mình, chứ không phải là nạn nhân”
Nora Ephron (1941-2012) là một nhà soạn kịch, kịch, tiểu thuyết gia, nhà sản xuất, đạo diễn và nhà báo. Cô được đề cử ba lần cho một giải Oscar như một nhà văn: cho Silkwood, When Harry Met Sally và Sleepless in Seattle.

30. "Cuộc sống là một tấm gương, nếu bạn cau mày với nó, nó cau mày lại, nếu bạn mỉm cười, nó sẽ đáp lại bằng lời chào." William Makepeace Thackeray (1811-1863), tác giả người Anh của tạp chí Vanity Fair.

31. “ Tất cả chúng ta cần phải có kế hoạch cho thời gian mà chúng ta được trao tặng” JRR Tolkien (John Ronald Reuel Tolkien, 1892-1973) là một nhà thơ người Anh và nhà văn và tác giả của tác phẩm The Hobbit, The Chúa tể của những chiếc nhẫn, và The Silmarillion.

32. “Cách phổ biến nhất mà người ta từ bỏ sức mạnh của mình là suy nghĩ rằng họ chẳng có tí sức mạnh nào” Alice Walker (1944) đoạt giải National Book Award và giải thưởng Pulitzer dành cho tiểu thuyết The Color Purple của bà.

33. “ Chỉ có trái tim người ta mới có thể nhìn thấy một cách đúng đắn, còn mọi thứ khác đều trở nên vô hình” Antoine de Saint-Exupéry (1900-1944) là một phi công người Pháp và nhà văn người được nhớ đến nhiều nhất qua tiểu thuyết Little Prince (Lê Petit Prince).

2 tháng 8 2016

bài 2 hôm nào mình gửi cho 

 

   Có :

Câu chủ đề của đoạn văn thì ns đến các n. dung là di tích lịch và danh lam thắng nhưng các câu sau chỉ đề cập đến di tích lịch sử mà 0 nói đến danh lam thắng cảnh.

    – Sửa : Nước ta có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh. Hà Nội có lăng Bác Hồ, có chùa Một Cột. Ở Huế có lăng tẩm của các vua chúa nhà Nguyễn. Ở thành phố Hồ Chí Minh có bến cảng Nhà Rồng nơi Bác Hồ rời nước ra đi tìm đường cứu nước. Ở Quảng Ninh, quần thể Vịnh Hạ Long được công nhận là một trong bảy kì quan thiên nhiên, thế giới. Thời gian gần đây, Tràng An – Ninh Bình là một danh lam thắng cảnh được rất nhiều khách du lịch quan tâm.

2 tháng 3 2020

Chứng minh qua các ý:

- Thể thơ: Tự do (hay thể chữ)

+ Mỗi câu thơ có 8 chữ

+ Bài thơ, khổ thơ không giới hạn số câu.

+ Cách gieo vần, ngắt nhịp khá tự do, linh hoạt.

          Thông thường bài thơ làm theo thể thơ này sẽ có 8 chữ, gieo vần liền (hai câu liền nhau có vần với nhau) vần bằng vần trắc hoán vị đều đặn. Kế thừa thể hát nói (với một số câu tám chữ) truyền thống nhưng Nhớ rừng (và những bài thơ tám chữ khác trong thơ mới) tự do hơn, linh hoạt hơn (về vần, nhịp, số câu trong bài…). Đây được xem là sự sáng tạo của thơ mới, đóng góp vào sự đổi mới thơ ca dân tộc về mặt thể thơ.

- Xây dựng được hình tượng nghệ thuật độc đáo (con hổ) -> cái "tôi" của Thế Lữ, đại diện cho một bộ phận thanh niên trí thức bấy giờ. (phân tích bài thơ).

27 tháng 11 2018

1.Phùng Quán 
sinh tháng 1 năm 1932, tại quê xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó. Ngoài văn xuôi, Phùng Quán còn sáng tác thơ và có nhiều bài thơ nổi tiếng như: Lời mẹ dặn, Hôn, Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe... 

Ông mất ngày 22 tháng 1 năm 1995 tại Hà nội. 

Năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng. 

Tác phẩm 
Vượt Côn Đảo (tiểu thuyết, 1955) - Giải thưởng Nhà nước 2007 
Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (thơ, 1955) - Giải thưởng Nhà nước 2007 
Tuổi thơ dữ dội (tiểu thuyết, 1988) - Giải thưởng Nhà nước 2007 
Trăng hoàng cung (tiểu thuyết thơ, 1993) 
Thơ Phùng Quán (thơ, 1995) 
Ba phút sự thật (ký, 2006) 
2.Mường Mán 
Mường Mán là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Ông tên thật là Trần Văn Quảng, sinh ngày 20 tháng 5 năm 1947, quê huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện sống ở thành phố Hồ Chí Minh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Điện ảnh Việt Nam. Hiện đang công tác tại Công ty Văn hóa Phương Nam. 

Tác phẩm 
Lá tương tư (truyện dài, 1974) 
Một chút mưa thơm (1974) 
Hồng Hạ (tiểu thuyết, 1989) 
Thương nhớ người dưng (1989) 
Kiều Dũng (tiểu thuyết, 1989) 
Ngon hơn trái cấm (tiểu thuyết, 1989) 
Khóc nữa đi sớm mai (1990) 
Người đàn ông tội nghiệp của tôi (1990) 
Mùa thu tóc rối (1990) 
Chiều vàng hoa cúc (1992) 
Trộm trải vườn người (1994) 
Lỡ nước long đong (1995) 
Trăng không mùa (1995) 
Những ràng buộc êm ái (tập tn, 1995) 
Vọng (tập thơ, 1995) 
Kịch bản phim truyện, phim truyền hình: 

Người trong cuộc (1988) 
Tiếng đờn Kìm (1996) 
Trăng không màu (1996) 
Gió qua miền tối sáng (viết chung, 1996). 
3.Tố Hữu 
Tố Hữu, tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920–2002) là một nhà thơ tiêu biểu của dòng thơ cách mạng Việt Nam. Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng trong hệ thống chính trị của Việt Nam như ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng bộ trưởng Việt Nam. 
Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm 1920, tại xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Các tác phẩm 
Từ ấy (1946) 
Việt Bắc (1954) 
Gió lộng (1961) 
Ra trận (1962-1971) 
Máu và Hoa (1977) 
Một tiếng đờn (1992) 
Ta với ta (1999) 
Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, thời đại ta (tiểu luận, 1973) 
Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (tiểu luận, 1981> 
4.Nguyễn Khoa Điềm 
Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ Việt Nam, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, uỷ viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá 9, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin Việt Nam. 

Nguyễn Khoa Điềm sinh ngày 15 tháng 4 năm 1943, tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, con của nhà cách mạng Hải Triều Nguyễn Khoa Văn (Nguyễn Khoa Hải Triều), dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng 
Tác phẩm 

Báo động 
Bếp lửa rừng 
Bước chân - Ngọn đèn 
Cái nền căm hờn 
Cát trắng Phú Vang 
Chiều Hương Giang 
.....v.v

* Hok tốt !

Queen

27 tháng 11 2018

1.Phùng Quán 
sinh tháng 1 năm 1932, tại quê xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 

Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu IV. 

Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt nam (tiền thân của tạp chí Văn nghệ quân đội). Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm. Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. Từ đó đến khi được nhìn nhận lại vào thời kỳ Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản, ông phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác. 

Năm 1988, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó. Ngoài văn xuôi, Phùng Quán còn sáng tác thơ và có nhiều bài thơ nổi tiếng như: Lời mẹ dặn, Hôn, Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe... 

Ông mất ngày 22 tháng 1 năm 1995 tại Hà nội. 

Năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, do Chủ tịch nước ký quyết định tặng riêng. 

Tác phẩm 
Vượt Côn Đảo (tiểu thuyết, 1955) - Giải thưởng Nhà nước 2007 
Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (thơ, 1955) - Giải thưởng Nhà nước 2007 
Tuổi thơ dữ dội (tiểu thuyết, 1988) - Giải thưởng Nhà nước 2007 
Trăng hoàng cung (tiểu thuyết thơ, 1993) 
Thơ Phùng Quán (thơ, 1995) 
Ba phút sự thật (ký, 2006) 
2.Mường Mán 
Mường Mán là một nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Ông tên thật là Trần Văn Quảng, sinh ngày 20 tháng 5 năm 1947, quê huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện sống ở thành phố Hồ Chí Minh, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Điện ảnh Việt Nam. Hiện đang công tác tại Công ty Văn hóa Phương Nam. 

Ông tốt nghiệp Tú tài 2, là cựu phóng viên chiến trường miền nam trước 1975. 

Tác phẩm 
Lá tương tư (truyện dài, 1974) 
Một chút mưa thơm (1974) 
Hồng Hạ (tiểu thuyết, 1989) 
Thương nhớ người dưng (1989) 
Kiều Dũng (tiểu thuyết, 1989) 
Ngon hơn trái cấm (tiểu thuyết, 1989) 
Khóc nữa đi sớm mai (1990) 
Người đàn ông tội nghiệp của tôi (1990) 
Mùa thu tóc rối (1990) 
Chiều vàng hoa cúc (1992) 
Trộm trải vườn người (1994) 
Lỡ nước long đong (1995) 
Trăng không mùa (1995) 
Những ràng buộc êm ái (tập tn, 1995) 
Vọng (tập thơ, 1995) 
Kịch bản phim truyện, phim truyền hình: 

Người trong cuộc (1988) 
Tiếng đờn Kìm (1996) 
Trăng không màu (1996) 
Gió qua miền tối sáng (viết chung, 1996).