K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 6 2017

Đáp án cần chọn là: A

24 tháng 7 2017

Đáp án: B

- Sai

- Năm 1994, Trần Đình Hượu giảng dạy tại trường Đại học Prô-văng-xơ thuộc Cộng hòa Pháp.

“Tiên học lễ, hậu học văn”, đó là điều đầu tiên mỗi người học được ngay từ khi bước vào lớp 1. Nhưng lớn lên, rất nhiều người lãng quên điều đó để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè ngay trong môi trường giáo dục. Ngày nay, đi giữa sân trường rất hiếm gặp cảnh tượng một sinh viên cúi đầu kính cẩn chào thầy cô giáo. Ngay cả khi thầy cô...
Đọc tiếp

“Tiên học lễ, hậu học văn”, đó là điều đầu tiên mỗi người học được ngay từ khi bước vào lớp 1. Nhưng lớn lên, rất nhiều người lãng quên điều đó để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.

 

Ngày nay, đi giữa sân trường rất hiếm gặp cảnh tượng một sinh viên cúi đầu kính cẩn chào thầy cô giáo. Ngay cả khi thầy cô bước vào lớp cũng có những bạn uể oải, “nhấp nhổm” nửa đứng, nửa ngồi hoặc nếu thầy cô nào “dễ tính”, thì sẵn sàng vừa ngồi vừa chào. Trong khi các thầy cô đang hăng say giảng bài thì dưới lớp một số bạn sinh viên “hồn nhiên” ăn sáng, một số bạn khác thì ngủ gật hoặc dùng điện thoại, làm việc riêng. Khi bị nhắc nhở, có sinh viên còn tỏ thái độ chống đối, thậm chí cãi nhau tay đôi với các thầy cô. Ranh giới giữa thầy và trò ngày càng mong manh và lời dạy “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” cũng ít được các bạn trẻ ngày nay ghi nhớ.

Anh(chị) hãy viết một bài văn koangr 600 từ trình bày suy nhĩ về những hành động trên.

1
26 tháng 12 2023

Chúc mừng các anh chị

18 tháng 3 2016

“Có mối tình nào cao hơn là Tổ quốc?” - Trần Mai Ninh. Bằng tình cảm yêu thương sâu nặng ấy, các nhà thơ - chiến sĩ đã có biét bao bài thơ rất hay về Tổ quốc, đất nước Việt Nam thương yêu. Nếu như các nhà thơ khác thường dùng những hình ảnh kì vĩ, mĩ lệ mang tính biểu tượng, tạo ra một khoảng cách để cảm nhận, chiêm ngưỡng về đất nước thì Nguyễn Khoa Điềm, trong phần đầu chương “Đất nước” – trích từ trường ca “Mặt đường khát vọng”, lại cảm nhận về đất nước qua những gì hết sức gần gũi, đơn sơ, bình dị.

"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồiĐất Nước có từ trong những cái "Ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kểĐất Nước có từ miếng trầu bây giờ bà ănĐất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặcTóc mẹ thì búi sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, dã, dần ,sàngĐất Nước có từ ngày đó..." Nguyễn Khoa điềm sinh năm 1943 tại thôn Ưu Điềm, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, quê gốc ở thành phố Huế. Ông sinh trưởng trong một gia đình trí thức Cách mạng, cha là Nguyễn Khoa Văn (tức Hải Triều) nhà lý luận phê bình văn học theo quan điểm Mác xít trong giai đoạn 1930 – 1945. Sau khi tốt nghiệp khoa văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, Nguyễn Khoa Điềm vào miền Nam tham gia cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ. Ông là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ như Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân. Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm lắng đọng, dồn nén thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.  Sau năm 1975, Nguyễn Khoa Điềm tiếp tục hoạt động văn nghệ và công tác chính trị ở thành phố Huế, rồi làm Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam (khóa V), Bộ trưởng Bộ văn hoá thông tin. Từ năm 2001 đến năm 2006, ông là Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư trung ương Đảng, Trưởng ban tư tưởng văn hóa trung ương. Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2000. Tác phẩm chính: “Đất ngoại ô” (tập thơ - 1972), “Mặt đường khát vọng” (trường ca – 1974), “Ngôi nhà có ngọn lửa ấm” (1986), “Cõi lặng” (2007). Đoạn trích dưới đây thuộc phần đầu chương V, có tên “Đất nước” của trường ca “Mặt đường khát vọng”. Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng bị tạm chiếm ở miền Nam trước năm 1975. Nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mỹ, đứng về nhân dân, đất nước; ý thức được xứ mệnh của thế hệ mình, họ đứng dậy xuống đường đấu tranh hoà nhập với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.  Trường ca “Mặt đường khát vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974. Đất nước có từ đâu? Đất nước là gì?  “Đất nước”, hai chữ thiêng liêng cao cả ấy chẳng phải ở đâu xa mà ở ngay trong mỗi gia đình chúng ta: từ lời kể chuyện của mẹ, miếng trầu của bà, đến phong tục tập quán quen thuộc, tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ, hạt gạo, hòn than, cái kèo, cái cột trong nhà: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi Đất nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”  Bằng giọng tâm tình, dịu ngọt như lời kể truyện cổ tích, Nguyễn Khoa Điềm đã thể hiện những cảm nhận, suy tưởng của mình về cội nguồn đất nước. Lịch sử sâu thẳm của đất nước ta được tác giả cắt nghĩa không phải bằng sự nối tiếp của các vương triều hay các sự kiện lịch sử trọng đại như Nguyễn Trãi đã từng viết trong “Bình Ngô Đại Cáo”:  “Như nước Đại Việt ta từ thuở trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc – Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần gây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên hùng cứ một phương”  Mà bằng những hình ảnh gần gũi, thân quen, bằng những câu thơ gợi nhớ đến truyền thuyết xa xưa, đến nền văn minh lúa nước sông Hồng, cùng những phong tục tập quán độc đáo có từ lâu đời. Đó cũng chính là đất nước được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân, văn hoá và lịch sử:  “Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”  Hình ảnh thơ phải chăng đã gợi cho ta về sự tích “Trầu cau” từ đời vua Hùng dựng nước xa xưa, ngợi ca tình nghĩa vợ chồng, anh em đằm thắm, sắt son; về truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh đuổi giặc Ân, trở thành bài ca giữ nước hào hùng của nhân dân đã trở thành lịch sử đất nước: “Ta như thuở xưa thần Phù Đổng Vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân Sức nhân dân khoẻ như ngựa sắt Chí căm thù ta rèn thép làm roi Lửa chiến đấu ta phun vào mặt Lũ sát nhân cướp nước hại nòi” (Tố Hữu)  Nghĩa là, lịch sử lâu đời của đất nước được kết tinh trong từng câu chuyện kể, trong miếng trầu bà ăn thường ngày, trong “cây tre đánh giặc” thân quen quanh ta. Đúng như Nguyễn Duy đã viết:  “Tre xanh, xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh”  Với cái nhìn độc đáo của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước đã nằm sâu trong tiềm thức mỗi chúng ta, mỗi người dân; trong đời sống tâm hồn của nhân dân từ thế hệ này qua thế hệ khác. Đất nước còn là phong tục búi tóc thành cuộn sau gáy rất quen thuộc của người phụ nữ Việt Nam từ bao đời nay:  “Tóc ngang lưng vừa chừng em búi Để chi dài bối rối lòng anh” (ca dao cổ)  Đất nước Việt Nam mang vẻ đẹp tâm hồn con người Việt Nam: tình nghĩa đậm đà, thuỷ chung son sắt của cha mẹ “cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn”. Ý thơ được toát lên từ những câu ca dao đẹp:  “Tay bưng đĩa muối chén gừng Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”  Hay:  “Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta tình nặng nghĩa đầy Dù ba vạn sáu ngàn ngày cũng chẳng xa”  Với người Việt Nam vốn gắn bó lâu đời với nền văn minh lúa nước, hạt gạo trở thành gia bảo vô cùng cần thiết cho cuộc sống. Cho nên ngay khi còn là đứa trẻ mới lớn, cảm nhận về vật chất đầu tiên phải là hạt gạo trải qua một quá trình lam lũ, vất vả kết tinh mồ hôi, nước mắt của người lao động một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng, phải suốt ngày “bán mặt cho đất bán lưng cho trời”, “dầm mưa dãi nắng” nhân dân ta mới làm ra được hạt ngọc quý giá ấy. Hình ảnh thơ của Nguyễn Khoa điềm làm ta gợi nhớ tới câu ca dao mẹ ru thuở nào:  “Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”  Cha ông ta xưa gắn liền với những miền quê thuần phác của nền nông nghiệp thóc gạo với mái lá nhà tranh nên thường coi việc đặt tên cho con cũng chỉ bằng cái tên nôm na, dân dã; có khi lấy từ tên những bộ phận của ngôi nhà tre gỗ của chính mình đang ở “cái kèo, cái cột”… Cách cảm nhận cội nguồn đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thật gần gũi, thân quen mà cũng không kém phần thi vị, độc đáo, dễ làm lay động trái tim hàng triệu độc giả.  Trong đoạn thơ trên, tác giả sử dụng khéo léo các kiểu cấu trúc thơ “Đất nước đã có”, “Đất nước bắt đầu”, “Đất nước lớn lên”, “Đất nước có từ” đã giúp cho ta hình dung được cả quá trình hình thành và phát triển của đất nước trong trường kì lịch sử nằm sâu trong tâm thức của con người Việt Nam qua bao thế hệ.  Trường từ vựng: ông, bà, cha, me gợi về tình cảm gia đình ruột thịt thân thương. Đó cũng là khởi nguồn cho đất nước. Bởi nói như chú Năm “con sông gia đình cũng chảy về biển, mà biển thì rộng lắm, rộng bằng nước ta” (Những đứa con trong gia đình).  Tóm lại, bằng những hình ảnh gần gũi, quen thuộc thường ngày, bằng chất liệu văn hoá dân gian, truyền thuyết, cổ tích, chỉ qua một đoạn thơ ngắn, Nguyễn Khoa điềm đã trình bày được một ý niệm về đất nước thật độc đáo, hấp dẫn; vừa thiêng liêng, vừa hiện hữu rõ ràng, vừa có chiều sâu văn hoá lịch sử, vừa bình dị thân quen với cuộc sống nhân dân hàng ngày. Đó là một đóng góp quan trọng của Nguyễn Khoa Điềm làm sâu thêm ý niệm về đất nước của nhân dân cho thơ ca hiện đại.
18 tháng 3 2016

              Nguyễn Khoa Điềm viết  trường ca “ Mặt đường khát vọng” 1971.  Đoạn trích  Đất Nước có thể coi là chương hay nhất trình bày cảm nhận và lí giải của tác giả về đất nước, đồng thời thể hiện sâu sắc tư tưởng cốt lõi “Đất nước của nhân dân”. Đoạn trích  trên thuộc phần đầu của   bài thơ.  tác giả đã định nghĩa rất gần gũi về Đất Nước.  Đất Nước có từ lâu đời, gần gũi, thân thương đối với mỗi con người.

               Với hình thức trữ tình – chính luận, nhà thơ đã tìm cách định nghĩa thật giản dị mà sâu sắc về Đất Nước:

                           Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi 

                           Đất Nước có trong những cái” ngày xửa ngày xưa. . . ” mẹ thường hay kể

             Như vậy Đất Nước có tự lâu rồi.  Thế hệ này sinh ra thì đất nước đã có “ Tự ngày xửa ngày xưa”.  và Đất Nước hiện lên qua mỗi câu chuyện kể của mẹ.  thật gần gũi thân thuộc! bằng  lời thơ, bằng chất liệu từ cổ tích ca dao, tác giả không định nghĩa Đất Nước một cách khô khan trừu tượng mà như một lời tâm tình thân mật, nhẹ nhàng, tha thiết:

                                        Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

                                        Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

              Hình ảnh Đất Nước hiện lên qua miếng trầu “ bà ăn”.  Gần gũi và thân thương.  Và điều đáng nhớ sâu sắc về đất nước là “ dân mình biết trông tre và đánh giặc.  Đọc câu này, mỗi người Việt Nam lại nhớ đến câu chuyện “Thánh Gióng”  nhổ tre đánh giặc, phản ánh lịch sử chống giặc ngoại xâm từ khi dân ta bắt đầu dựng nước.  ta tự hào về người dân nước Việt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước anh hùng.  Câu thơ giản dị mà sâu sắc là vậy! Chỉ qua mấy dòng đầu, đoạn thơ đã làm mờ đi khái niệm Đất Nước là của các vương triều.  Trái lại Đất Nước này là của nhân dân từ buổi sơ khai.  Nguyễn Khoa Điềm  định nghĩa Đất Nước bằng cách chọn các chất liệu của văn hóa dân gian là một ẩn ý sâu sắc.  Bởi văn hóa dân gian là của nhân dân.  Đất Nước hình thành từ những thuần phong mĩ tục giản dị mà thân thương vừa thiêng liêng vừa trìu mến:

                                                 Tóc mẹ thì bới sau đầu

                                                 Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

                                                Cái kèo, cái cột thành tên

               Đất Nước được tạo nên bằng thuần phong, tập quán lâu đời, tạo nên bằng tình yêu “ Muối mặn gừng cay”.   của cha mẹ gợi gian khó, cần cù mà chung thủy thiêng liêng, thắm đượm hồn quê, đậm đà bản chất đạo đức nhân dân.  Nhân dân đó chính là ông bà cha mẹ. .  Những con người sinh ra trong Đất Nước ấy gắn liền với mỗi sự vật gần gũi thân thương “ cái kèo, cái cột thành tên”.  Đất Nước bắt đầu từ hạt gạo. Nhân dân làm ra hạt gạo phải chịu bao khó khăn mới có:

                                             Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

                                            Đất Nước có từ ngày đó. . . .

             Hạt gạo có được phải đổ bao mồ hôi, nước mắt,phải “xay, giã, giần, sàng” mới có được.  Nguyễn Khoa Điềm đã có một định nghĩa thật mới mẻ về Đất Nước.  Chính ông đã  chạm vào những gì thiêng liêng nhất, lớn lao nhưng cũng thật gần gũi và thân thiết nhất với mỗi chúng ta.  Nó gợi cho ta hiểu về quá khứ lịch sử của cha ông, gợi cho ta tự hào về nhân dân, về ông bà cha mẹ đã sinh ra đất nước này.

             Bằng sự chọn lọc chất liệu dân gian, văn hóa dân gian, tác giả Nguyễn Khoa Điềm đã đem đến cho chúng ta một định nghĩa thật dễ hiểu về Đất Nước.  Đất nước có tự ngày xưa.  Đất Nước của nhân dân.  Cách định nghĩa ấy xuất phát từ một lòng tự hào  về Đất Nước, nhân dân.

 

27 tháng 8 2017

Trường nào cũng vậy

Học trước ms kịp trương trình

27 tháng 8 2017

thế nhưng mình vẫn thấy ko thích thế nào ấy

12 tháng 4 2017

- Mở bài 1:

    + Đề tài được triển khai trong văn bản là nội dung bản Tuyên ngôn độc lập của nước ta 1945

    + Tính tự nhiên, hấp dẫn khi trích hai bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn của Mĩ, Pháp với cơ sở tư tưởng và nguyên kí cho bản Tuyên ngôn độc lập Việt Nam

- Mở bài 2

    + Đề tài văn bản là nội dung nghệ thuật của Tống biệt hành – Thâm Tâm

    + Sử dụng phương pháp so sánh tương đồng để nêu đề tài, giới thiệu (so sánh giữa Thâm Tâm và Tống biệt hành- Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu

- Mở bài 3:

    + Đề tài: độc đáo, giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

    + Tính tự nhiên và hấp dẫn: nêu thành tựu trước Nam Cao, tạo ra bước đệm để tôn lên tài năng của Nam Cao

21 tháng 11 2019

- MB: Xuân Quỳnh là nhà thơ của tình yêu và khát vọng hạnh phúc đời thường. Trong bài “sóng” tác giả lần đầu bộc lộ được những tâm tư thầm kín, những trạng thái, sự biến chuyển tinh tế của tâm hồn người thiếu nữ khi yêu gắn chặt với khát khao muôn đời của con người về hạnh phúc. Hình tượng sóng nhiều tầng nghĩa đã diễn tả được khát khao tình yêu hồn nhiên, mãnh liệt và luôn sôi nổi của người phụ nữ.