Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong những bài học mà cha ông ta vẫn truyền lại cho thế hệ trẻ có bài học về sự đoàn kết giữa cá nhân và tập thể. Không có cá nhân tách biệt, cũng không có tập thể mà chỉ có một người. Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể vẫn biểu hiện rất rõ trong cuộc sống của mỗi người. Câu chuyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” đã phản ánh được đúng đắn mối quan hệ gắn bó ấy. Cha ông ta đã kín đáo gửi gắm quan niệm sống cũng như bài học qua câu chuyện dân gian hàm chứa ý nghĩa sâu sắc này.
“Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” là câu chuyện hài hước, dí dỏm kể về cuộc sống của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Chỉ vì sự ganh ghét, đố kị của cô Mắt đã dẫn đến tình huống cả bọn cùng tẩy chay lão Miệng, vì nghĩ rằng lão Miệng không phải làm gì nhưng cũng được hưởng thụ mọi miếng ngon ở trên đời. Suy nghĩ của cô Mắt đã khiến cho cậu Chân, cậu Tay và bác Tai cùng đồng tình ủng hộ.
Và diễn biến câu chuyện cứ thế trở nên phức tạp hơn. Khi nghe sự giải thích của cô Mắt thì tất cả mọi người đều tìm đến lão Miệng và nói “Từ nay chúng tôi không làm để nuôi ông nữa. Lâu nay chúng tôi đã cực khổ, vất vả vì ông nhiều rồi”. Mặc dù câu nói thể hiện sự tức giận, bực mình, bức bội bấy lâu nay nhưng suy nghĩ của cô Mắt không phải là không có lí. Vì cô Mắt chỉ nghĩ rằng lão Miệng không phải làm việc vất vả gì, chỉ việc ăn nên gây ra sự ghen ăn tức ở là đúng. Nhưng cô Mắt đã không biết rằng lão Miệng cũng làm, việc mà lão làm hằng ngày chính là nhai thức ăn, giúp nuôi sống cơ thể, để cho các bộ phận khác trên cơ thể có thể khỏe mạnh để hoạt động được.
Tuy nhiên lời giải thích của lão Miệng không được ai lắng nghe và đồng cảm. Sự rạn nứt, tan vỡ của các bộ phận trên cơ thể người cũng từ đó mà hình thành. Một tập thể từng hòa thuận, đoàn kết với nhau giờ bị tách biệt, chia bè kéo cánh.
Và chính suy nghĩ phiến diện của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đã dẫn đến nhiều hậu quả tai hại, và cái giá mà họ phải trả cũng rất đắt. Vì không phải làm việc để nuôi lão Miệng nên các bộ phận đó trở nên uể oải, mệt nhọc, không có động lực và tinh thần làm việc. Cậu Chân, cậu Tay cũng không vận động, chạy nhảy nhiều như trước nữa. Cô Mắt không còn tinh anh, suốt ngày mệt mỏi. Tất cả mọi người đều rơi vào trạng thái mệt mỏi, không thiết tha làm việc. Đây chính là hậu quả mà cả bọn phải trả giá, và việc họp nhau bàn lại mọi chuyện cũng xuất phát từ đây.
Bác Tai là người lớn tuổi nhất, đã ngộ ra điều mà bấy lâu nay mọi người vẫn nghĩ không đúng. Bác đã giải thích cho mọi người “Chúng ta lầm rồi các cháu ạ….” Chính lời nói chí lí như thế này đã thuyết phục được cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đi đến nói chuyện với lão Miệng.
Những ngày cô Mắt, cậu Chân, cậu tay và bác Tai không làm việc, không có gì để ăn nên lão Miệng cũng trở nên mệt mỏi và không còn sức sống.
Như vậy qua chi tiết này có thể thấy được nếu như trong một tập thể không có sự đồng lòng và hợp sức của tất cả mọi người thì tập thể đó sẽ rơi vào bệ rạc và không còn một thể thống nhất. Bởi vậy trách nhiệm của mỗi cá nhân là phải cố gắng vì tập thể chứ không phải vì chính bản thân mình.
Câu chuyện kết thúc trong sự hòa thuận, vui vẻ của cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng. Sự hòa thuận này xuất phát từ sự thấu hiểu cho nhau, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ câu chuyện hài hước, dí dỏm trên mà chúng ta mới ý thức được mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa cá nhân và tập thể, cách ứng xử của từng cá nhân trong một tập thể cũng hoàn toàn quan trọng, quyết định đến sự tồn tại của tập thể đó.
@.@
lm đc câu 1 thui !
Chuyện của nó thì kệ , chẳng liên quan đến mình. Nó như vậy thì mình hay ng khc cx chẳng bị lm sao nên chẳng phải xử lí cái gì. Mà đã thấy ức chế sao không nói luôn lúc nó nói dối đi đợi đến bây giờ đăng lên diễn đàn.
Kết luận: Câu chuyện quá dở , câu từ cũng không hay, không có kết thúc hay phần gay cấn, nếu đặt tên thì theo mink là: Thằng học ngu.
1.tả mẹ: bài làm
Người xưa có câu “Lương y như từ mẫu”. Một bác sĩ tài giỏi còn phải có tấm lòng như người mẹ hiền. Em thật may mắn khi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của vị bác sĩ như thế. Bác sĩ ấy, trùng hợp lại chính là mẹ yêu của em.
Mẹ em khoác chiếc áo blue trắng tinh khôi đã hơn mười năm nay. Từ ngày tốt nghiệp trường trung cấp y năm hai mươi lăm tuổi đến nay, mẹ đã bước sang tuổi ba mươi sáu. Trong ký ức tuổi thơ của em và trong cuộc sống thường ngày, mẹ giống như một thiên thần áo trắng với khuôn mặt trái xoan thanh tú, dễ gần. Sống mũi cao ngay thắng. Đôi mắt đằng sau cặp kính cận nhẹ đen lấy, sáng suốt mà cũng chan chứa tình yêu, tình yêu dành cho gia đình và cho những người mẹ chăm sóc. Đôi môi mẹ luôn nở nụ cười ấm áp. Mái tóc đen và dài thường được cột lên gọn gàng sau lưng. Dáng người thanh mảnh, cao gầy của mẹ được bọc trong chiếc áo blue trắng – chiếc áo tượng trưng cho người bác sĩ. Trước ngực áo là bảng tên nho nhỏ, xinh xinh ghi đầy đủ họ tên của mẹ cùng chức danh bác sĩ mà em vô cùng tự hào.
Mẹ em là bác sĩ khoa sản và mẹ chưa bao giờ ngừng yêu công việc của mình. Đã có lần em tò mò hỏi mẹ tại sao mẹ lại chọn trở thành bác sĩ khoa sản. Ánh mắt mẹ nhìn về phía xa xa, thoáng hiện lên một thứ ánh sáng hạnh phúc giản đơn, giọng mẹ trầm ấm: “Năm 13 tuổi, mẹ vô tình giúp đỡ một bà đỡ trong xóm đỡ đẻ cho một bà mẹ sinh non vì trượt ngã. Khoảnh khắc đón một đứa trẻ đỏ hỏn vào tay, nghe tiếng khóc của nó chào cuộc sống này, mẹ cảm thấy rất kỳ diệu”. Và sau này mẹ nuôi ước mơ trở thành bác sĩ như thế. Hơn mười năm qua, biết bao sinh linh bé nhỏ đã qua bàn tay gầy gầy, thoang thoảng mùi thuốc sát trùng để đến với thế gian này. Có nhiều đứa bé còn được bố mẹ đưa tới nhà thăm hỏi mẹ em khi chúng lớn hơn một chút.
2.tả cảnh đẹp quê hương
bài làm
Quê em là một vùng nông thôn nằm ở ngoại thành của Hà Nội, quê em có rất nhiều cảnh quan tuy đơn sơ giản dị nhưng rất đẹp và lãng mạn. Một trong những nơi em yêu thích và cảm thấy đẹp nhất của địa phương em, đó là cánh đồng lúa chín.
Vì quê em ở nông thôn nên bố mẹ em và các bác đều có hoạt động sản xuất chính đó là trồng lúa và thu hoạch thóc. Quê em vào những ngày lúa chín vô cùng đẹp. Cả cánh đồng rộng bát ngát được mặc trên mình bộ áo vàng rực rỡ, những bông lúa chín càng vàng ruộm dưới ánh nắng vàng, vô cùng rực rỡ, tươi đẹp. Khi lúa đã vào mùa thu hoạch, bông lúa đã bắt đầu trĩu bông, mỗi khi có những cơn gió, dù rất nhẹ nhàng nhưng cũng đã hương thơm dịu của lúa chín thổi đến khắp mọi nơi, dù ở trong làng nhưng cũng vẫn có thể ngửi thấy. Mùi hương của lúa rất đặc biệt, nó dìu dịu không nồng đậm hương như những loài cây, loài hoa khác nhưng lại mang đến cảm giác rất dễ chịu,thoải mái.
Em thấy ngồi trên bờ đê mà nhìn xuống những thửa ruộng xa xa là đẹp nhất, vì lúc ấy không thể nhìn thấy đâu là điểm kết thúc của sắc vàng kia, những bông lúa thì đung đưa theo những con gió, trông như những cánh tay đang vẫn chào, trông rất đáng yêu. Bên cạnh bờ ruộng là hàng cây xanh cao thẳng tắp, những cây này được trồng thành hàng, bao quanh lấy cánh đồng lúa. Sắc vàng của lúa hòa cùng với sắc xanh của hàng cây trông đẹp như một bức tranh sơn dầu.
Hàng cây cũng là nơi các bác, các cô nghỉ ngơi, ngồi hóng những đợt gió để thổi bay cái nóng nực của hè, tiếp thêm sức lực để có thể tiếp tục thu hoạch lúa. Bên cạnh còn là những chú trâu đang được buộc vào thân cây, những chú trâu chờ cho lúa thu hoạch xong rồi làm nhiệm vụ chở những xe lúa đầy về nhà. Khung cảnh tươi đẹp nơi cánh đồng bát ngát lại thêm không khí lao động sản xuất càng làm cho cảnh sắc của địa phương em trở nên sinh động, giàu sức sống hơn.
Quê hương của em tuy còn nghèo, cũng không có những di tích, những địa điểm tham quan nổi tiếng như những địa phương khác nhưng vẻ đẹp bình dị của cánh đồng bát ngát lúa, khung cảnh yên bình, êm ả nơi làng quê em thì những nơi thành phố nhộn nhịp, đông đúc khó mà có được. Em yêu và rất tự hào về quê hương em, em yêu ở chính cái vẻ đẹp giản dị mà thanh bình ấy.
OK
Bài đọc : Nhưng lạ thay, họ không thấy vui tươi, nhàn nhã mà lại thấy mệt mỏi, rã rời. Cậu Chân, cậu Tay chẳng cất nổi mình để chạy nhảy, nô đùa như trước nữa. Cô Mắt thì suốt ngày lờ đờ, hai mí nặng trĩu. Bác Tai mọi ngày nghe gì cũng rõ, nay lúc nào cũng cảm thấy như có cái cối xay lúa quay ù ù ở bên trong. Họ cứ sống trong tình trạng như thế cho tới ngày thứ bảy thì không thể chịu đựng được nữa, đành họp nhau lại để bàn. Bác Tai cố cất tiếng: – Chúng ta suy nghĩ và hành động sai lầm rồi các cháu ạ! Chúng ta không làm để kiếm thức ăn nuôi lão Miệng thì chúng ta cũng tê liệt cả. Lão Miệng tuy không làm nhưng lão có công việc là nhai. Như thế cũng là làm việc chứ không phải ăn không ngồi rồi. Từ trước đến nay, chúng ta sống gắn bó thân thiết với nhau, nay tự dưng lại gây nên chuyện. Lão Miệng có cái ăn thì chúng ta mới khoẻ khoắn lên được. Theo ý bác, chúng ta nên đến nói lại với lão Miệng, các cháu có đi không?
mình nhĩ là các cô thầy giáo bị bệnh nghề nghiệp muốn học sinh điểm cao dù chỉ là thi để hiều bài nhưng các cô thầy ko muốn mình bị xấu mặt thậm chí cũng nhiều cô thầy lớp mình học sinh điểm thấp dưới 5 năm điểm nhưng thầy cô loucs nào cũng cho trên 5 điểm
tại chú em quay cóp ngu hoặc không thuận tiện quay vì chỗ ngồi tôi ngồi bàn cuối éo lo j cả chỉ để sách ra phía sau tủ của lớp là ok hap lấy kẹp giấy a4 đặt vô trong rồi xem
Bạn đừng nên đăng mấy câu hỏi linh tinh nha sẽ bị phạt đấy !
NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM:
TRÊN LỚP NGHE LỜI CÔ GIÁO, CHÚ Ý HỌC BÀI, GIẢM ÓI CHUYỆN RIÊNG TRONG GIỜ HỌC, TÍCH CỰC LÀM BÀI TẬP VỀ NHÀ, TỤ GIÁC HỎI THẦY CÔ BÀI KHÓ HOẶC HỎI BẠN BÈ, THAM GIA XÂY DỰNG BÀI CÙNG CÁC BẠN,.....
BẠN CỐ GẮNG LÀM THEO NHÉ. NHỚ LÀ GIẢM CHƠI GAME ĐI.
CHÚC BẠN Ó MỘT NĂM HỌC KHÁ HƠN NHA. NẾU ÁP DỤNG ĐƯỢC THÌ TỐT NHÉ.
K MK NHA.
~GIÚP MK LÊN 200 ĐIỂM NHA CÁC BẠN~