Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Mẹ em là một người phụ nữ dịu hiền và tần tảo. Cả cuộc đời bà luôn hi sinh cho chồng, cho con. Mỗi ánh mắt, cử chỉ, lời nói của mẹ luôn đong đầy tình yêu thương.
Có một lần, em bị ốm nặng do đi giữa trời nắng quên không đội mũ. Lúc đầu, chỉ cảm thấy hơi mệt, nên em đã về phòng nằm ngủ mà không nói gì với mẹ. Một lát sau, càng lúc, cơn đau đầu càng dữ dội hơn, cơ thể nặng như đeo chì. Lúc ấy, em biết là mình đã bị ốm thật rồi. Không chỉ khó chịu, mệt mỏi, em còn rất sợ bị mẹ mắng vì không nghe lời mẹ dẫn tới bị ốm. Thế là em cứ nằm lì trong phòng ngủ mà không gọi mẹ.
Đến tối, thấy lạ khi em mãi không xuống nhà ăn cơm, mẹ đã lên phòng tìm em. Khi nhìn thấy em mệt mỏi nằm yên trên giường, người đắp đầy chăn, mẹ hiểu ngay. Em còn nhớ rõ vẻ mặt của mẹ lúc ấy. Đôi mày của mẹ cau vào, hai mắt nhòe nước mắt, hai tay run run sờ lên má, lên trán, lên cổ em. Giọng mẹ nghẹn ngào:
- Con bị ốm sao không gọi mẹ hả? Con mệt từ khi nào rồi hả con? Con đau chỗ nào, bảo mẹ nghe?
Những câu hỏi dồn dập của mẹ khiến em cảm thấy thật ấm lòng. Như tìm được chỗ dựa của mình, em thút thít kể cho mẹ những đau nhức mà mình đang phải chịu đựng. Nghe em kể, mẹ dịu dàng vuốt tóc và dém chăn, mắt không rời khỏi em. Rồi, mẹ dặn em nằm ngủ và vội vàng đi mua thuốc. Tối hôm ấy, đã lâu rồi, em mới được mẹ chăm sóc từng chút một như thế, hệt một đứa trẻ. Mẹ đút cho em từng thìa cháo, rồi rót nước, dỗ em uống thuốc. Nhìn em ăn, mẹ dịu dàng mỉm cười, rồi khen không ngớt miệng làm em ngượng ngùng lắm. Nhưng cùng với đó, là niềm hạnh phúc ngập tràn, vì được làm người con mà mẹ yêu thương hết mực. Suốt đêm hôm đó, mẹ không về phòng mà nằm cạnh giường em để chăm sóc em. Hành động ấy của mẹ khiến em cảm thấy thật có lỗi vì đã không biết nghe lời.
Hai ngày sau, em hoàn toàn khỏi bệnh. Tất cả là nhờ sự chăm sóc chu đáo của mẹ. Sau lần đó, em đã tự hứa sẽ làm đứa con ngoan của mẹ, không bao giờ làm trái lời mẹ dặn nữa.
I Trắc nghiệm: (3điểm)
1 Đọc đoạn văn sau đó trả lời những câu hỏi :
Con kiến và vết nứt
Câu chuyện Vết nứt và con kiến kể về một chú kiến chịu khó kiếm ăn, một lần chú kiến tìm được một chiếc lá lớn và cõng nó ở trên lưng, chiếc lá lớn hơn chú kiến rất nhiều lần nhưng chú kiến vẫn có thể cõng chiếc lá ấy vượt qua cả một quãng đường dài.
Trên đường trở về nhà, chú kiến gặp một vết nứt lớn trên nền bê tông, đây là con đường duy nhất có thể về nhà, nếu không thể vượt qua thì thành quả của cả một ngày lao động vất vả này xem như đổ xuống sông xuống bể. Nhưng chú kiến không hề bỏ cuộc, chú hạ chiếc lá xuống và suy nghĩ về cách giải quyết. Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. Lúc này chú kiến lại vác chiếc lá trên lưng và tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà.
a) Phương thức biêu đạt chính của câu chuyện trên là gì?
b)Tìm thành phần trạng ngữ trong câu chuyện trên?
c) Chi tiết "Sau một hồi suy nghĩ thì chú kiến đã quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt đó, sau đó thì bò qua chiếc lá và sang bên kia vết nứt. " có ý nghĩa gì?
II Tự luận (7 điểm)
1 Câu chuyện " Con kiến và vết nứt" trên mang lại cho em bài học gì?
2 Viết 1 đoạn văn ngắn khoảng 10 dòng về lời khuyên nhủ, răng dạy của nhân dân ta thời xưa trong câu ca dao sau:
Bầu ơi thương lấy bí cùng,
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
Bạn tham khảo đề trường mình nha, đây là đề 1 hồi sáng mình vừa thi, mình nhớ man mán như vậy thôi còn đề 2 thì mình không biết.
Chúc bạn thi thật tốt nhé!
Ngôi kể là ngôi thứ nhất.
Tác dụng (Tham khảo): Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” - được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức).