Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong kho tàng ca dao VN có nhiều câu như:
-Gọi dạ bảo vâng
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn kêu tiếng dịu dàng dễ nghe
- Người khôn ai lỡ đòn đời
một lời nhè nhẹ hãy còn đắng cay
a) Những câu tục ngữ ca dao trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Ong cha ta khuyên dạy chúng ta điều gì
Phương châm : lịch sự, tế nhị
a, Câu tục ngữ thể hiện thái độ lịch sự, quý mến cách ứng xử đẹp có giá trị hơn vật chất
b, Lời nói thanh nhã, lịch sự mang lại hiệu quả lớn
c, Vật quý giá (chiếc kim vàng) không ai nỡ chuyển thành vật tầm thường (uốn làm lưỡi câu). Ý muốn nói những người lịch thiệp cần biết cách nói năng cho tương xứng với giá trị của bản thân
→ Tựu chung, các câu tục ngữ khuyên mọi người lịch sự, nhã nhặn khi giao tiếp
- Một số câu tục ngữ có chung nội dung:
- Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe
- Vàng thì thử lửa thử than
Chuông thì thử tiếng, người ngoan thử lời
tham khảo....☺☺
Tôi là đứa con trai duy nhất của bố mẹ tôi. Mẹ tôi chiều tôi lắm. Hễ tôi xin mua gì, mẹ cũng mua cho. Nhưng trái ngược với mẹ, bố tôi rất nghiêm khắc. Bố không cho tôi đi chơi với mấy đứa bạn nghịch ngợm. Mỗi lần đi học về là bố thường kiểm tra lại bài tập, vở ghi của tôi. Cũng chính vì thế mà tôi chỉ quý mẹ, có gì chỉ tâm sự với mẹ.
Hôm ấy, tôi đang chơi bi ở sân trường thì thằng Tuấn, thằng Hùng gọi:
– Hoàng ơi, có ăn bàng chín không?
– Nghe đến bàng chín, tôi đã thèm lắm rồi. Tôi hỏi:
– Ở đâu?
– Cứ theo rồi khắc biết.
Hai đứa dẫn tôi đến gốc cây bàng cuối sân. Dạo này có lệnh cấm trèo nên cây bàng chi chít những quả chín vàng mọng. Ba đứa tôi thoăn thoắt trèo lên. Những tia nắng vàng chiếu xuống làm quả bàng thêm vàng, ngon hơn. Ba đứa tôi thi nhau chuyền hết cành này đến cành kia chọn quả chín ăn. Kìa! Một chùm bàn dăm bảy quả trông rất ngon mắt ở cành nhỏ phía xa xa. Tôi vội vàng leo ra. Bỗng "rắc! rắc!" cành bàng nơi chân tôi đứng bị gãy. Tôi hốt hoảng định bám vào cành khác nhưng không kịp nữa rồi. Tôi đã bị lơ lửng trên không và rơi bịch xuống đất, bất tỉnh.
Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Tôi cảm thấy đầu mình tê tê làm sao ấy mà lại rất nặng khó chịu vô cùng. Tôi từ từ mở mắt ra. Mẹ đang ngồi ở đầu giường. mẹ nhìn tôi, ánh mắt đầy lo âu. Tôi cảm thấy ân hận quá. Thấy tôi tỉnh dậy, mẹ mừng quá reo lên:
– Kìa con! Con đã tỉnh dậy rồi ư? Con có đau lắm không?
– Con chỉ thấy khó chịu thôi mẹ ạ. Thế bố đâu hả mẹ? – Tôi hỏi.
– Bố con… bố con… – Mẹ ngập ngừng, một thoáng bối rối.
– Bố con đâu hả mẹ? trời ơi, tôi cảm thấy người mình nóng ran lên.
– Đầu con ê ẩm lắm, con không chịu được nữa đâu.
Vừa dứt lời tôi lấy tay sờ lên đầu và bứt cả băng ra. Tôi bỗng cảm thấy choáng váng và mê man không biết gì nữa.
Lần thứ hai tỉnh dậy tôi thấy mình nằm ở căn phòng cũ. Trên đầu tôi được thay một tấm băng mới. Vẫn khuôn mặt thân thương, ánh mắt dịu hiền, mẹ ngồi nhìn tôi. Thấy tôi đã tỉnh, mẹ dịu dàng:
– Bây giờ con phải bình tĩnh và cẩn thận hơn trước đó.
– Vâng ạ! – Tôi đáp lời mẹ.
Tuy thế trong thâm tâm tôi vẫn tự hỏi: Tại sao trong lúc mình ốm đau như thế này bố lại không đến nhỉ? Hay là bố ghét mình? Hay là bố bận việc gì? Không hẳn là thế? Vậy tại sao? Câu hỏi đó cứ dằn vặt tôi trong suốt thời gian tôi nằm bệnh viện.
Hôm xuất viện về nhà, tôi thấy bố đang nằm trên giường thiêm thiếp ngủ. Khuôn mặt bố hác, tóc lốm đốm bạc, đôi mắt hõm sâu. Nước da bố xanh xao khác hẳn mọi khi. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi vừa ngồi vào ghế thì Hùng, Tuấn xách chiếc làn đỏ bước vào.
– Cháu chào các bác! Kìa Hoàng! Bạn đã thấy đỡ chưa? Tuấn nhanh nhẹn hỏi.
– Chào các cháu. Các cháu vào chơi với Hoàng. Bác trai mệt vừa thiếp đi. Mẹ tôi nó.
– Cảm ơn các cậu, tớ đỡ rồi! – Tôi lên tiếng.
– Hoàng ạ, hôm nay hai đứa mình đến để xin lỗi cậu bởi vì tại chúng mình rủ cậu trèo bàng cho nên mới xảy ra tai nạn đáng tiếc này. Xin hai bác thứ lỗi cho chúng cháu. Vì chúng cháu mà Hoàng đã bị ngã và mất bao nhiêu là máu, bác trai đã phải tiếp máu cho Hoàng nên đã bị ốm!
– Có thật vậy không mẹ? – Tôi thảng thốt hỏi mẹ.
Mẹ khẽ gật đầu. Từ trên ghế tôi chạy vội lại ôm chầm lấy bố. Hai hàng nước mắt tôi từ từ rơi. Ôi! Chính bố đã tiếp máu cho mình, thế mà mình lại nghi ngờ bố.
– Bố! Bố tha thứ cho con. Chỉ vì con mà bố bị suy kiệt!
Bố tôi tỉnh dậy:
– Không sao đâu con ạ!
– Bố!
Tôi và bố ôm chặt lấy nhau. Một tình cảm yêu thương trào lên trong tôi. Căn nhà nhỏ bé tràn đầy hạnh phúc. Mẹ nhìn bố con tôi khẽ mỉm cười.
Bước chân vào đời, tôi đã vấp ngã một cú khi trượt kỳ thi Đại học. Lẽ ra tôi nên đi theo thiên hướng nghệ thuật, nhưng vì nhiều lý do, rốt cuộc tôi để mặc cho cha mẹ định hướng. Tôi cá rằng đến chín mươi chín phần trăm các cô cậu học sinh đều để mặc cha mẹ lựa chọn cho mình, giống như tôi.
Vậy tôi muốn trở thành người như thế nào?
Tất nhiên tôi không muốn là một kẻ thất bại rồi. Khi còn bé tôi mơ trở thành anh hùng, phi công, những người luôn chiến thắng. Học hành là nỗi kinh hoàng. Tôi học lớp chuyên toán, lọt thỏm trong đám bạn học giỏi. Điều đó dẫn đến tâm lý an phận.
Giống như lý thuyết trò chơi, khi bạn đã không dám chơi thì chẳng bao giờ có cơ hội chiến thắng cả. Môn học khá nhất của tôi là môn Văn. Và cuối năm, vì thành tích môn Văn, thầy giáo chủ nhiệm đã tặng tôi phần thưởng là một cuốn truyện của Andersen với những lời đề tặng rất buồn cười: "Thầy rất buồn khi tặng cho học sinh chuyên toán một phần thưởng như thế này, hy vọng em sẽ học Toán tốt hơn…"
Theo tôi, bi kịch chủ yếu của mọi người là việc họ bị đặt sai chỗ, làm những thứ không phù hợp với khả năng của mình, không hề thích thú say mê gì, thậm chí họ ghét cay ghét đắng là đằng khác. Trong khi đó để có được thành công, chỉ say mê thôi thì cũng còn chưa đủ.
Trong khi hầu hết bạn bè cùng lứa đã là sinh viên những trường Đại học danh giá, tôi và vài cậu bạn khác chung tình cảnh đành lủi thủi luyện thi trong những lò luyện “lớp 13”. Lúc này tôi đã xác định sẽ thi vào trường kiến trúc, một ngành kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật, nghe qua thì có vẻ phù hợp với tôi, tha hồ phát huy trí tưởng tượng. Nhưng tôi vẫn mơ hồ cảm thấy mình không đủ say mê với nó.
Với năng khiếu vẽ, biết cách học hiệu quả hơn, thu hẹp môn học, năm sau tôi đỗ Đại học. Mọi chuyện diễn ra tự nhiên, tôi trở thành một sinh viên kiến trúc.
Thế rồi một ngày kia, tôi viết truyện đăng báo, phát hiện ra đây mới là trò chơi ưa thích của mình. Dần dần tôi mê viết, thậm chí viết cả truyện dài kỳ đăng báo. Tôi trở thành một cây bút khá nổi tiếng trong giới học sinh và sinh viên.
Cuộc sống có bao nhiêu mối ràng buộc con người ta, những nghĩa vụ, trách nhiệm. Bạn sẽ luẩn quẩn trong cái mớ bùng nhùng ấy, chừng nào bạn vẫn chưa nhận ra vấn đề của mình và sẵn dàng để đối diện với nó. Tôi không thể bỏ dở học hành, ít ra là tôi nghĩ thế.
Tôi tiếp tục học ngành kiến trúc, trong khi vẫn ham mê viết văn, tôi viết cuốn tiểu thuyết đầu tay nhan đề Hoen gỉ để tham dự cuộc thi Văn học tuổi hai mươi do Nhà xuất bản Trẻ tổ chức. Cuốn tiểu thuyết của tôi đã không đoạt một giải thưởng gì (đó lại là một thất bại nữa!).
Tôi có niềm tin vào sức mạnh của ngôn từ, vào thế giới của văn chương. Nhưng lẽ đời là thế, nếu bạn quá kỳ vọng hay tin tưởng vào điều gì, thì khi ảo tưởng tan vỡ, nỗi thất vọng sẽ là rất lớn.
Thậm chí mãi sau này tôi vẫn không chịu thừa nhận cuốn tiểu thuyết đầu tay của mình là một thất bại, tôi tìm ra nhiều lý do để biện minh, rằng ban giám khảo đã không vô tư, thiếu công bằng, hoặc quan niệm về văn chương của họ tầm thường, thẩm mỹ của họ tầm thường…
Cũng cần kể thêm, hơi riêng tư một chút, là tôi cũng có một vài mối tình đơn phương, có lẽ đó chính là lý do sâu xa thôi thúc tôi viết. Thất bại trong tình yêu luôn là bi kịch muôn thuở của con người.
Hai năm sau, cuốn tiểu thuyết Hoen gỉ được xuất bản, tạo được chút ít dư luận và chiếm được cảm tình của một số nhà văn, nhà phê bình, rồi sau đó rơi vào quên lãng. Tôi bị cuốn vào việc đi làm thêm, và chuẩn bị đồ án tốt nghiệp. Đồ án tốt nghiệp của tôi được điểm 9, nghe thì oách, nhưng có vẻ như đến 99% sinh viên khóa tôi đều đạt điểm 9 cả
Bầu nhiệt huyết của tôi truyền cảm hứng mạnh mẽ đến những người bạn đồng nghiệp, khiến chúng tôi cảm thấy mình có thể làm được mọi thứ to tát. Thế rồi sau đó chừng ba năm, tất cả sụp đổ. Lý do thì vô vàn, nhưng chủ yếu vẫn là cách dùng người không phù hợp. Hoạt động được ba năm thì chúng tôi dẹp tiệm.
Sau thất bại này, tôi cộng tác với một người đồng nghiệp khác, một người tâm huyết đầy tài năng, nhưng cũng không đi đến đâu cả, khi có chỗ dựa dẫm là tôi bắt đầu ỉ lại và lười biếng. Tôi nhận ra rằng mình không có khả năng cộng tác hoặc làm việc nhóm, tôi chỉ phù hợp với công việc sáng tạo độc lập.
Tôi lại đi câu cá, mở quán cà phê, cùng một số người thành lập câu lạc bộ câu cá, hy vọng nó trở thành một câu lạc bộ thể thao, chuyên nghiệp. Tôi viết về những chuyến đi, về nghệ thuật câu cá, viết đủ thứ. Trong những diễn đàn trên mạng về câu cá, cái tên tôi nhanh chóng nổi tiếng, và sau đó là đầy tai tiếng, tôi trở thành cái gai trong mắt một số người khác, do động chạm đến quyền lợi của họ trong ngành kinh doanh mới mẻ này.
Bằng nhiều cách, dần dần họ đã gây mâu thuẫn, cô lập tôi khỏi các thành viên CLB. Sau một năm khó khăn, tôi nhượng lại cửa hàng. Tôi rời xa những chuyện bon chen rắc rối, chỉ còn làm những việc mà riêng bản thân mình chịu trách nhiệm, đó là công việc viết lách.
Tôi tìm thấy chính mình trong công việc viết lách, quyết định đã đến lúc in cuốn Chờ tuyết rơi, tái bản Tôi và D'Artagnant, Hoen gỉ trong vòng vài tháng viết và in tiếp hai cuốn nữa là Đảo cát trắng và Bóng gia nhân – đánh dấu bước ngoặt trở thành một người viết tiểu thuyết chuyên nghiệp. Tôi chỉ còn làm thiết kế theo những đơn đặt hàng riêng nhỏ. Thời gian còn lại dành tất cả cho văn chương. Tuy nhiên, tự do cũng có cái giá của nó.
Các nhân vật tiểu thuyết của tôi khá cực đoan, luôn phải trả giá cho niềm tin của mình, đó là những kẻ nổi loạn, sa đọa, đôi khi gần như phi đạo đức, phi lý, họ không bao giờ ngoái đầu lại phía sau hay ân hận về những gì mà họ đã làm, họ đi đến tận cùng con đường của mình.
Ngay giờ này, tôi vẫn tự hỏi nếu một ngày kia tôi có những thành công nhất định trong văn chương đi nữa, một cuốn sách để đời chẳng hạn, thì liệu có phải điều đó là tốt nhất? Câu hỏi ở đây là tốt nhất cho ai? Cho cuộc đời tôi hay cho văn học và các độc giả?
Chấp nhận thất bại luôn luôn là một việc khó khăn, nhưng biết bỏ nó lại sau lưng bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ hơn, tự do hơn, và rồi cơ hội khác sẽ đến với bạn
Em tham khảo:
Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm(Từ ghép), gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật,… Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng,.... Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi(Từ láy), thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
Tham khảo
Ở đoạn đời đầu tiên, khi con còn nằm ngửa, tình mẹ gửi trong từng câu hát ru rất đỗi quen thuộc:
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ,
Con cò Đồng Đăng...”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
“Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng...”
Hình ảnh con cò cứ thấp thoáng gợi ra từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây, nhà thơ chỉ dùng lại vài từ trong mỗi câu ca dao xưa vừa gợi lại lời ru vừa gợi lại ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò. Trong câu hát ru có hình ảnh quê hương, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có hình ảnh những cuộc đời lam lũ, tảo tần một nắng hai sương nuôi con khôn lớn, có những số phận đắng cay tủi nhục và có cả tình yêu thương bao la, những vỗ về âu yếm mẹ luôn dành cho con. Con còn bế trên tay, nào biết được ý nghĩa của những câu ca dao trong lời ru của mẹ:
Con cò bay lả, bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng
Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ bay về Đồng Đăng
Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.
Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đã đi vào tâm hồn trẻ thơ một cách vô thức và theo đó là cả điệu hồn dân tộc. Đứa trẻ được vỗ về trong những âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru để đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự chở che của mẹ. Thấm đẫm trong lời hát là những xúc cảm yêu thương trào dâng trong trái tim của mẹ:
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
Và:
Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận, mẹ dành cho con bao tình yêu thương, cánh tay dịu hiền của mẹ che chở cho con, lời ru câu hát êm đềm và dòng sữa mẹ ngọt ngào đã nuôi con khôn lớn. Tình mẹ nhân từ, rộng mở với những gì nhỏ bé đáng thương, đáng được che chở. Lời thơ như nhịp vỗ về thể hiện sự yêu thương dào dạt vô bờ bến.
Những cảm xúc yêu thương ấy làm nên chiều sâu của lời ru, mang đến cho con giấc ngủ yên bình, hạnh phúc trong sự ôm ấp, chở che của tiếng ru lòng mẹ:
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
Vì thế, cho dù không hiểu, cho dù là cảm nhận vô thức nhưng trái tim bé nhỏ của con đã được hiểu thế nào là tình mẹ. Đoạn thơ khép lại những hình ảnh thanh bình của cuộc sống, bằng những giấc nồng say của trẻ thơ.
Cái này chị nghĩ em nên tự viết thì sẽ hay hơn í. Nhưng em có thể dựa vào ý sau để viết nhé:
Giới thiệu về mùa xuân Nhâm Dần 2022 (VD: Mùa xuân Nhâm Dần năm nay đã để lại trong em nhiều điều đáng nhớ...)
Sự chuẩn bị của em và gia đình trước, trong và sau Tết
Kỉ niệm đáng nhớ trong Tết?
Cảm nhận của bản thân em?
Kết luận.