Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu ca dao phê phán những ai có tính tham lam tư hữu ,vụ lợi,thấy tài sản của chung tập thể thì muốn biến nó thành của riêng mình bằng mọi cách. Khuyên chúng ta nên sống chí công vô tư, phải điều chỉnh hành vi thái độ của mình theo yêu cầu của nếp sống văn hóa, bình tĩnh ôn hòa, lễ độ. Hạn chế những đòi hỏi mong muốn, hưởng lợi cá nhân, tránh xa những cám đỗ để tránh việc xấu. Suy nghĩ trước và sau hành động xem xét việc làm đó đúng hay sai để rút kinh nghiệm và sửa chữa
phải chăm sóc mẹ khi đã già yếu là bổn phận của người con đây là ý kiến của mình
Lấy chung làm của riêng là lấy những gì mà một tập thể chung tay làm nên rồi một người lại lấy về làm chỉ của riêng người đó làm,một mình sở hữu nó.Hiện tượng này ngày nay có khá nhiều,đó là một hiện tượng xấu trong xã hội,cuộc sống hiện nay.
Việc làm này có nghĩa là kiểu như là nghiêng về bản thân không nghĩ đến xã hội chung tay. Hiện tượng đó là hiện tượng xấu và nó không đúng với đạo đức con người.
Hành vi đánh đập, hành hạ con cái gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự phát triển về thể chất và tinh thần của con (Ảnh minh họa, nguồn Internet) |
Ở Phú Yên trước đây, mỗi khi có ai nhắc đến người cha Nguyễn Tường Thuận, hai anh em sinh đôi Nguyễn Tường Quang, Nguyễn Tường Vinh (13 tuổi) ở thôn Chí Thạnh, thị trấn Chí Thạnh, Tuy An, Phú Yên, lại co rúm người sợ hãi. Đối với các cháu, người cha ấy là một hung thần.
Mẹ mất. Từ 3h sáng hai anh em Vinh - Quang phải thức dậy, nhảy theo xe đò đi 30 km đến thị trấn Sông Cầu bán vé số. Mãi đến tối mịt, chúng mới về nhà, giao hết số tiền kiếm được trong ngày cho cha. Dù vậy, hai đứa vẫn thường xuyên phải gánh chịu những trận đòn vô cớ, hết sức dã man của ông Thuận.
Trong cơn say triền miên, người cha trút những trận đòn chí tử lên thân thể của hai đứa con. Nhiều khi giữa đêm khuya, ông dựng chúng dậy để đánh... Không ít lần, ông còn buộc con đi ăn trộm của hàng xóm. Hai đứa không làm, ông trói lại, đánh nhừ tử rồi đem vứt xuống cống. Quá lo sợ, sau đó hai đứa trẻ ngủ vật vờ ở vỉa hè, góc chợ mà không dám về nhà. Bà con thương xót cho Vinh - Quang cơm ăn, ngủ nhờ liền bị ông Thuận chửi bới, vác dao đòi giết họ.
Ủy ban Dân số Gia đình và trẻ em tỉnh Phú Yên và huyện Tuy An phản ứng quyết liệt trước hành vi của ông Thuận và có công văn đề nghị tòa án tước quyền làm cha của người đàn ông này với hai con. Tòa đã tuyên hạn chế quyền làm cha của trường hợp này trong 5 năm. Bản án đã có hiệu lực, song ông Thuận vẫn là nỗi lo thường trực của bọn trẻ khi thỉnh thoảng, ông vẫn tìm hai đứa để đánh đập.
Tại Quảng Ngãi, nạn nhân của vụ bạo hành là em bé 10 tuổi, Nguyễn Thục Phi ở thôn Hiệp Phổ Tây, xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành. Từ nhỏ, Phi đã bị cha mẹ bỏ rơi và được cặp vợ chồng Nguyễn Mùi - Đoàn Thị Hồng Yến nhận làm con nuôi. Hàng ngày, em vừa đi học, vừa ở nhà phụ giúp ông bà rửa chén, bát ở quán bún tại nhà. Nhiều lần, hàng xóm đã chứng kiến cảnh em do sơ sẩy bưng bún, phở cho thực khách bị rơi vãi và bị vợ chồng bà Yến, ông Mùi dọa nạt, đánh đập.
Đỉnh điểm của vụ việc là khi người cha nuôi phát hiện mất 500.000 đồng để trong tủ và nghi ngờ bé Phi ăn cắp. Khi nghe Phi trả lời chỉ lấy 20.000 đồng và đã mua mỳ ăn, vợ chồng ông Mùi đã đóng cửa thay phiên nhau đánh, đạp bé Phi dã man khiến bé bị biến dạng cả khuôn mặt, tinh thần hoảng loạn.
Tại Hải Dương, người cha đẻ Nguyễn Văn Ngữ (xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ) đã hành hạ dã man hai con của mình với những hành vi tàn độc: Bắt con ăn phân người, phân gà, dùng tay chân đấm đá con, bắt con cởi truồng đi từ nhà đến trường, cởi truồng khi có đám ma đi qua...
Nạn nhân là Nguyễn Phạm N.Q (con gái lớn, sinh năm 1998) và Nguyễn Phạm H.K (con trai út, sinh năm 2002). Hành vi ngược đãi này diễn ra từ lâu nhưng người dân không ai dám can thiệp vì sợ trả thù. Nhưng điều không ai có thể tưởng tượng được là người cha này lại có kiểu giáo dục con bằng việc bắt các con ăn phân.
Phạm bị bố bắt ăn phân tổng cộng là 3 lần, 2 lần ăn phân người vì viết sai từ, một lần ăn phân gà vì mải chơi. Còn Như nhớ rõ lần bố phạt bắt hai chị em ăn phân chỉ vì bố giao việc quên chưa làm. Có hôm hai chị em còn bị bố lôi ra tát, đánh rồi bắt úp mặt vào hố xí, thò tay moi phân lên ăn. Những hành vi của người cha táng tận lương tâm đã để lại nỗi sợ hãi không dễ gì xóa bỏ trong lòng các em. Thậm chí, khi đã về nhà bà ngoại, chúng vẫn còn sợ bố nhờ người đến bắt về, có người lạ vào là chạy đi trốn vì sợ phải về ở cùng bố.
Trung tuần tháng 8/2015, người dân ở ấp Bào Nhàn, xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau phát hiện cháu H. (9 tuổi) ngồi khóc một mình, tinh thần hoảng loạn, quần áo cáu bẩn, dính nhiều phân gà. Cháu H. cho biết, do đi chơi về muộn, nên bị mẹ ruột đánh đập rồi đuổi đi không cho vào nhà ngủ. Đợi tới khuya em buồn ngủ nên phải vào chuồng gà ngủ.
Tại Quảng Ngãi, ngồi co rúm người trên giường ở khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa, đôi mắt bầm tím của Trần Tự vẫn chưa hết sợ hãi vì những trận đòn roi của cha ruột là ông Trần Thời (41 tuổi) giáng xuống thân thể nhỏ bé của em. Các bác sĩ cho biết, Tự không chỉ bị thương bầm tím ở mắt, cổ, phần mông, lưng, hai đùi, hai tay mà trên đầu còn có nhiều vết thương cũ, mới chi chít.
Cậu bé 9 tuổi bảo, sợ nhất là những lúc ba tức giận, gào lên rồi dùng bàn tay chai sần tát thẳng vào mặt khiến mắt mũi tối sầm. Sau khi bị bắt khẩn cấp vì bị cho là bạo hành con ruột, tại cơ quan điều tra, ông Thới thừa nhận đã dùng hai cây mì đánh con trai "vì không chịu nghe lời, ham chơi".
Tại Bình Dương, câu chuyện của bé Đỗ Thị Kim Ngân 4 tuổi bị cha dượng là Đỗ Trọng Minh (27 tuổi, ngụ TP Biên Hoà, Đồng Nai) và mẹ ruột Nguyễn Thị Thuỳ Trang (26 tuổi, quê Vĩnh Long) đánh đập dã man gây thương tích nghiêm trọng. Trang và Minh liên tục cho rằng vì con ngang ngược nên dùng roi dạy dỗ con. Trận đòn như tra tấn với bé gái mới 4 tuổi như trói tay bắt quỳ 4 giờ, đánh liên tiếp vào mặt, đầu, mình… khiến cháu chấn thương sọ não, la hét trong cơn mê sảng khi được cấp cứu tại bệnh viện.
Xót xa hơn, cô bé Nguyễn Thị Hà sinh năm 1996 (Phường Đống Đa, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai) đã tự tử sau khi bố mẹ mắng nhiếc đánh đập thậm tệ. Ngày hôm đó, Hà bị nghi ngờ làm mất tám trăm ngàn đồng của mẹ nên tối đó cô phải nhận những trận "mưa đòn". Do quá buồn chán, Hà mặc cảm nghĩ rằng không còn ai tin tưởng yêu thương mình. Cô bé nghĩ quẩn rồi ra Biển Hồ - Tp.Pleiku tự vẫn với lá thư tuyệt mệnh gửi cha mẹ của mình.
Tình trạng cha mẹ ngược đãi con cái xảy ra phổ biến hiện nay xuất phát chủ yếu từ nguyên nhân ý thức pháp luật của người dân còn kém, công tác thực thi pháp luật chưa thật sự nghiêm túc, một số quy định về hình thức xử phạt còn nhẹ…
Rất nhiều ông bố bà mẹ hiện nay vẫn có suy nghĩ: không đánh thì chúng không sợ, đòn đau mới nhớ dai, các cụ dạy “thương cho roi cho vọt”... Điều đáng nói là họ thiếu hiểu biết về pháp luật, không phân biệt được giữa phạt con và bạo hành trẻ em.
Một số người cho rằng việc đánh con được xem như một ‘hình thức giáo dục của gia đình’ dẫn đến việc nhiều cha mẹ tự cho mình quyền đánh con cái. Chính việc nhận thức còn hạn chế đó đã dẫn đến nhiều trường hợp cha mẹ quá lạm dụng roi vọt trong việc dạy dỗ, vô tình họ đã biến những đứa con trở thành nạn nhân của những hành động bạo hành dã man.
Theo khảo sát, trong các vụ ngược đãi, hành hạ con cái trong gia đình, cha mẹ thường có học vấn thấp, cuộc sống khó khăn, không có điều kiện nuôi dạy con cái tốt. Gia đình xảy ra nạn bạo hành đối với con cái thường là những gia đình không hạnh phúc, có mâu thuẫn giữa vợ chồng, nên có trường hợp "giận cá chém thớt", vợ chồng giận nhau, nên trút giận vào con. Con cái không được quan tâm, chăm sóc nuôi dạy tốt nên thường ngỗ nghịch.
Những hành vi bạo lực này của cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và nhận thức của trẻ nhỏ, nhiều đứa trẻ bị đánh trở nên lì lợm và khó bảo hơn, việc đánh con chỉ là bức xúc về mặt tâm lý của cha mẹ mà không hề nghĩ đến hậu quả.
Theo quy định của pháp luật thì trường hợp cha mẹ hành hạ, đánh đập con cái sẽ bị xử lý về hành vi xâm phạm chế độ hôn nhân, gia đình, pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình. Trong đó, căn cứ điều 107 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: “…hành hạ, ngược đãi, xúc phạm danh dự, nhân phẩm ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và các thành viên khác trong gia đình”. Hành vi này cũng được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007: “Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Về việc xử phạt hành chính thì người vi phạm có thể bị phạt tiền, buộc xin lỗi theo quy định tại điều 49 mục 4 NĐ 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tê nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình.
Những hành vi đánh đập, hành hạ con cái này gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sự phát triển về thể chất và tinh thần của các nạn nhân, vì vậy cần có những biện pháp xử lý nghiêm khắc, mang tính răn đe, phòng ngừa chung cho toàn xã hội.
Vì vậy, ngoài việc pháp luật cần có những chế tài xử lý những hành vi này nghiêm khắc hơn nữa thì cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật sâu rộng đến người dân, đặc biệt là những người có trình độ dân trí thấp, vùng sâu, vùng xa…đồng thời tăng cường vai trò của các cơ quan Nhà nước chuyên trách trong việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em và phòng chống bạo hành trẻ em đến mọi vùng miền đất nước, đến từng gia đình, nhà trường, khu dân cư.
*-Nêu khái niệm chí công vô tư...
-Biểu hiện của chí công vô tư...
-Ý nghĩa:
+Đối với phát triển cá nhân: Người chí công vô tư luôn sống thanh thản, được mọi người vị nể, kính trọng.
+Đối với tập thể xã hội: Đem lại lợi ích cho tập thể, cộng đồng, xã hội
-Liên hệ bản thân: Đồng tình ủng hộ những việc làm chí công vô tư, phê phán những biểu hiện thiếu chí công vô tư.
-Cách rèn luyện:
+Phải điều chỉnh hành vi, thái độ của mình theo yêu cầu của nếp sống văn minh.
+Luôn bình tĩnh, ôn hòa
+Hạn chế những đòi hỏi, ham muốn của bản thân và xa lánh những cá dỗ để tránh xa những việc xấu
+Phải suy nghĩ trước và sau khi hành động, xem xét việc làm đó đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm và sửa chữa. CHÚC BẠN HOK TỐT ><
-Ca dao trên phản ánh hiện tượng:hối lộ người cấp trên để nâng đỡ mình lên.
-Hiện nay hiện tượng này rất nhiều trong các cơ quan làm việc,...