Sớm thăm tối viếng cho đành dạ con"

câu "mẹ già ở túp lều tranh "ng...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2022

Mẹ già ở túp lều tranh thể hiện sự nghèo khổ, không vật chất =')?

22 tháng 2 2022

mẹ già r nhưng vẫn một mình , cô đơn lẻ bóng, câu nói thảm thương y chỉ ta nên biết chăm sóc, phụng dưỡng mẹ

23 tháng 11 2018

ai nhanh mk nhé!!

24 tháng 11 2018

Chuyện kể quanh cuốn Túp lều bác Tôm

TÔ HOÀNG

NVTPHCM- “Người đẹp bé nhỏ đã nổ súng mở màn một cuộc chiến tranh lớn” - Chính Cựu Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln đã nói về tác giả tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” như vậy. Quả là cuốn sách đã trở thành “con chim báo bão” cho cuộc nội chiến ở Mỹ những năm sau đó.

               

Ngày 20 tháng Ba năm 1825 tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” ra mắt độc giả. Cuốn sách không chỉ mang lại cho tác giả sự nổi tiếng trên khắp thế giới mà còn làm nổi sóng dư luận xã hội một thời, đóng góp vào kho tàng văn học một thể loại mới.

TỪ MỘT GIẤC MƠ TỚI MỘT CUỐN SÁCH

               

“Túp lều bác Tôm” được viết bởi người đàn bà Mỹ tên là Harriet Beecher Stowe. Bà sinh trong gia đình một người truyền đạo. Một thời gian dài bà là cô giáo ở một trường nữ học.

               

Harriet Beecher Stowe bắt đầu cuộc sống tự lập từ khá sớm. Năm 14 tuổi cô gái đã đứng lớp dạy tiếng La tinh. Bước qua tuổi 16 dạy môn thần học. Beecher Stowe sớm mồ côi mẹ - và theo lời bà chính điều này khiến bà dễ đồng cảm với đau khổ của những người phụ nữ nô lệ phải sống xa con cái của mình. Những gì riêng tư trong tình cảm của những con người bất hạnh kia sau này đã được nữ văn sỹ miêu tả lại trong các tác phẩm của bà.

               

Trước “Túp lều bác Tôm” nữ văn sỹ viết sách giáo khoa và sáng tác những truyện ngắn ( truyện ngắn đầu tay- “Bác Tim” ra mắt bạn đọc khi nữ văn sỹ 20 tuổi). Nhưng phải đợi tới “ Túp lều bác Tôm” tên tuổi của Beecher Stowe mới thực sự có tiếng vang rộng rãi. Theo lời của chính nữ tác giả những tình tiết trong “Bác Tim” đã đưa tới sự ra đời của “Túp lều bác Tôm”.

               

Trong dịp lễ Phục sinh nữ văn sỹ gặp một “ảo giác ” lạ. Trong lúc nửa thực nửa mơ ấy bà thấy một tên cai hung ác hành hạ, đánh đập một người da đen đã lớn tuổi. Nhưng người da đen lại cầu Chúa tha tội cho kẻ đã hành hạ mình. Nữ văn sỹ khi đó đã 40 tuổi cố cầm nước mắt để không òa khóc ngay khi còn ở nhà thờ. Và khi về nhà bà đã ghi lại những gì thấy được trong cơn ảo giác kia và đọc những ghi chép ấy cho chồng nghe. Người chồng đă khuyên bà nên mở rộng cốt truyện ra. Chẳng bao lâu sau, câu chuyện về cái chết của nhân vật chính cứ “phổng phao lên” để cuối cùng biến thành cuốn tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm”.

Chương đầu của “Túp lều bác Tôm” ra mắt một năm sau đêm nữ văn sỹ gặp “ảo giác” lạ và được in trên tờ tuần báo tại New York The National Era - một tờ báo tích cực hưởng ứng phong trào giải phóng nô lệ. Chương này được bạn đọc tán thưởng khiến nữ văn sỹ hăng hái viết tiếp các chương sau. Mỗi tuần lễ trên tờ tuần báo kia lại xuất hiện một chương mới kể về cuộc sống của bác da đen nhân hậu, tốt bụng khiến bạn đọc càng sốt ruột chờ đợi chương tiếp. Cú thế, kéo dài tới 10 tháng tận đến khi nhật báo đăng chương cuối cùng.

               

Ngày 20 tháng Ba năm 1852 “Túp lều bác Tôm” ra mắt bạn đọc như một cuốn sách độc lập. Kết quả thật không ngờ: 300 ngàn cuốn được bạn đọc tranh giành nhau như tranh giành những chiếc bánh rán ngon lành, nóng hổi…

Tranh minh họa tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm”

BÁC TÔM LÀ AI?

               

Xét theo cốt chuyện, nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết - một người Mỹ gốc Phi trong suốt tuyến chuyện đã nhiều lần làm nô lệ cho các ông chủ khác nhau và cuối cùng rơi vào vòng kiềm tỏa của lão chủ nô độc ác lấy việc hành hạ những người nô lệ của mình làm thú vui. Dù nhân vật nô lệ gốc Phi trải mọi điều cơ cực, nhọc nhằn, nhưng lúc nào ông cũng là một con người trung thực, nhân hậu; thậm chí còn biết cảm thông với cả những kẻ thù của mình.

Bác Tôm, giống như những người nô lệ da đen khác không biết đọc, biết viết nhưng bác Tôm rất rành rõ Kinh Thánh. Và bác luôn luôn hành xử theo lời khuyên nhủ của Chúa. Đặc điểm này, rõ ràng được nữ tác giả “phú” cho nhân vật của mình. Bởi lẽ, như chúng ta đã nói, nữ văn sỹ Beecher Stone sinh trưởng và lớn lên trong gia đình của một nhà truyền đạo và bản thân bà cũng đã từng có những bài giảng về giáo lý thật sâu sắc.

               

Chú Tôm tốt bụng đã cứu một số nhân vật trong cuốn tiểu thuyết: Ví như cô bé bị rơi khỏi boong tàu trong một chuyến hành trình trên biển hoặc hai người nô lệ trốn tên chủ đồn điền khùng  điên trên gác bếp nhà bác. Nhưng bác Tôm đã tử nạn chính vào lúc cuộc đời của bác có thể sẽ sang trang khác khi có người muốn giúp bác thoát khỏi kiếp nô lệ.

TÔM, “PHẢN TÔM” VÀ CUỘC NỘI CHIẾN.    

               

Cuốn tiểu thuyết của một nữ văn sỹ da trắng lên tiếng tố cáo chế độ nô lệ đương nhiên sẽ gặp sự khen chê khác nhau. Nhiều người da trắng ở Nam Mỹ buộc tội Beecher Stone xuyên tạc sự thật và cường điệu việc áp bức bóc lột người da đen.

Như để đáp lại, nữ nhà văn cho xuất bản thêm một cuốn sách nữa - “Chiếc chìa khóa để mở cánh cửa vào túp lều của bác Tôm”. Ở cuốn sách này tác giả chứng minh rằng những sự việc có thật cùng những quan sát lâu ngày của bà chính là cơ sở của những gì bà đã miêu tả quanh cuộc sống của những người nô lệ da đen.

               

Nhưng những tên chủ nô vẫn phẫn nộ. Chẳng bao lâu sau, tại các cửa hàng sách xuất hiện những ấn phẩm như đòn phản công lại cuốn “Túp lền bác Tôm”. Những cuốn sách này (mà tác giả là những người da trắng ở Nam Mỹ) ca ngợi lòng tốt của các ông chủ nô và miêu tả những ông chủ đồn điền như những bậc cha mẹ của những gia đình lớn đầy lòng thương yêu, chăm lo tới những người nô lệ của họ. Loạt tiểu thuyết như vậy có tên gọi là “Phản Tôm”.

Bây giờ thì tên tuổi của phần lớn các tác gỉa viết nên loạt sách “Phản Tôm” như thế đã bị quên lãng, còn sách của họ hầu như không ai nhắc tới. Còn “Túp lều bác Tôm” vẫn giữ được ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc qua nhiều năm tháng, nhiều thế hệ và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

               

Mười năm, tính từ khi công bố những chương đầu của tiểu thuyết “Túp lều bác Tôm” tại nước Mỹ bùng nổ cuộc Nội chiến, mà kết thúc của nó với thắng lợi chế độ nô lệ bị xóa bỏ. Nhiều người đã lên tiếng khẳng định “Túp lều bác Tôm” đã trở thành một thứ vũ khí tuyên truyền mạnh mẽ, thậm chí như một hồi kèn trận thúc dục những ai còn lương tri, lương tâm hãy tham gia vào cuộc đấu tranh vì quyền bình đẳng của những người bị áp bức. Người ta vẫn truyền tụng nhau rằng chính Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln trong một lần tiếp xúc với nữ văn sỹ Harriet Beeher Stone đã nói rằng: “Chị thanh mảnh, nhỏ bé vậy mà đã làm bùng nổ một cuộc chiến tranh lớn đến như vậy!”.

24 tháng 11 2018

Ra mắt độc giả vào  năm 1852, tiểu thuyết Túp Lều Bác Tom đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ tới quan điểm của những người tiến bộ trong tầng lớp da trắng cũng như nhận được sự đồng cảm sâu sắc của những người nô lệ da đen.

Thông qua nhân vật chính là bác Tom, một người nô lệ da đen trung thực phải chia lìa vợ con, phải sống cuộc sống tủi nhục, thường xuyên bị đánh đập, ngược đãi, bị bán đi bán lại như một món hàng, tác phẩm ca ngợi sự kiên quyết bảo vệ phẩm giá con người của những người nô lệ da đen, đồng thời đanh thép phê phán chế độ nô lệ tàn bạo với những điều luật bênh vực bọn chủ nô mất nhân tính, sẵn sàng vì đồng tiền mà chà đạp lên quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc của những người da đen bất hạnh.

24 tháng 11 2018

thank bn nhưng đây là đề viết bài tập làm văn 2 tiết nha bn ít nhấp phải 4 mặt giấy

24 tháng 11 2018

Túp lều bác Tom (tên tiếng Anh: Uncle Tom's Cabin), còn được gọi với tên là Cuộc sống giữa những lầm than (tiếng Anh: Life Among the Lowly) là một tiểu thuyết chống chế độ nô lệ tại Hoa Kỳ của nhà văn Harriet Beecher Stowe người Mỹ. Được xuất bản vào năm 1852, cuốn tiểu thuyết đã có ảnh hưởng sâu sắc đến quan điểm đối với những người Mỹ gốc Phi và tình cảnh nô lệ ở Hoa Kỳ, làm tăng thêm sự xung đột giữa các tầng lớp dẫn đến Nội chiến Hoa Kỳ, theo Will Kaufman.[1]

Nhà văn Stowe là một người hoạt động chống lại sự nô lệ, đã làm nổi bật trong tiểu thuyết của mình nhân vật bác Tom một nô lệ da đen phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này sang nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Tiểu thuyết mô tả sự độc ác, tàn bạo có thật của sự nô lệ, đồng thời cũng khẳng định tình yêu thương có thể vượt qua mọi thứ để chiến thắng, lật đổ sự nô dịch hoá trong xã hội loài người.[2][3][4]

Túp lều bác Tom là một cuốn tiểu thuyết bán chạy nhất trong thế kỷ 19, trong tuần đầu tiên 5.000 bản đã được bán sạch [5] (và cũng là quyển sách bán chạy thứ hai trong thế kỷ đó, sau Kinh Thánh)[6] và được tin là động lực cho cuộc đấu tranh bãi nô.[7] Trong năm đầu tiên sau khi xuất bản, 300.000 bản được bán hết chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ mặc dù cuốn tiểu thuyết bị cấm tại các bang miền Nam nước này. Cuốn sách quan trọng đến mức, khi Tổng thống Abraham Lincoln gặp Stowe vào năm 1862 đã chào mừng bà bằng câu nói nổi tiếng: "Hóa ra bà chính là người phụ nữ nhỏ bé đã viết cuốn sách làm bùng lên cuộc chiến tranh vĩ đại".[8]

24 tháng 11 2018

 “Túp lều bác Tôm” là tác phẩm kể về cuộc đời thống khổ của một người nô lệ da đen -bác Tôm- một người trung thực, ngay thẳng, biết trọng danh dự. Nhưng cuộc đời bác là một chuỗi ngày đen tối, đầy tủi nhục. Bác phải lìa bỏ vợ con, bị bán từ nơi này qua nơi khác, bị đánh đập tàn nhẫn. Cuối cùng, vì bảo vệ nhân phẩm của mình, bác đã bị đánh chết trong một đồn điền trồng bông khủng khiếp ở miền Nam nước Mỹ, nơi chôn vùi bao cuộc đời lầm than.

Tác phẩm ca ngợi những người nô lệ da đen là những người trung thực, biết tôn trọng phẩm giá con người như bác Tôm, những người mẹ dũng cảm như Êliđa, những thanh niên cương nghị, tha thiết với tự do như Gioócgiơ. Đồng thời, tác phẩm cũng lên án đanh thép chế độ nô lệ, những tên chủ nô lệ cùng bọn tay sai vô cùng tàn bạo, đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng nô lệ ở nước Mỹ.

Thủ pháp nghệ thuật đặc biệt của tác phẩm là miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động và ngôn ngữ đối thoại. Khắc họa nhân vật thông qua ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ để bộc

vì tiềnXưa kia, trong một vùng cằn cỗi dưới chân núi, có một bà góa nghèo sống cùng ba người con trai. Người con cả là một tên vô tích sự, người con thứ hai chẳng hơn gì, duy chỉ có người con út là thương người và siêng năng, thường cố sức mình giúp mẹ. Bà mẹ dệt suốt ngày, dưới những ngón tay khéo léo của bà nở ra muôn bông hoa đẹp, vô số chim chóc và đủ loại muông thú. Bà mang...
Đọc tiếp

vì tiền

Xưa kia, trong một vùng cằn cỗi dưới chân núi, có một bà góa nghèo sống cùng ba người con trai. Người con cả là một tên vô tích sự, người con thứ hai chẳng hơn gì, duy chỉ có người con út là thương người và siêng năng, thường cố sức mình giúp mẹ. Bà mẹ dệt suốt ngày, dưới những ngón tay khéo léo của bà nở ra muôn bông hoa đẹp, vô số chim chóc và đủ loại muông thú. Bà mang những tranh gấm ra chợ tỉnh gần đấy và đổi lại đủ tiền nuôi các con cùng bản thân. Người con út thường vào rừng kiếm củi, nhưng hai anh lớn thì lười biếng chỉ nằm ườn sưởi nắng chờ mẹ cho ăn.

Một hôm bà mẹ bán hết hàng sớm hơn thường lệ. Đang lang thang trong chợ tìm người bán gạo rẻ, chợt bà chú ý đến một bức tranh lớn treo trong một cửa hiệu. Bà đến gần để xem kĩ hơn. Bức tranh thể hiện một ngọn núi giống như ngọn núi sau làng bà, nhưng dưới chân núi, không phải những mái tranh nghèo lụp xụp mà là những ngôi nhà nhỏ đẹp đẽ, sạch sẽ, quây quần. Ngôi nhà đẹp nhất có nhiều tầng, sừng sững giữa một mảnh vườn có con suối lấp lánh ánh bạc chảy qua, với một chiếc hồ nhỏ nơi đàn cá đỏ bơi lội tung tăng. Trong sân gà vịt, gia cầm quanh quẩn kiếm ăn, những con cừu trắng gặm cỏ trên đồi, những cánh đồng ngô vàng rực trải dài ngút tầm mắt. Bên trên bức tranh trữ tình, tỏa sáng một vầng mặt trời đỏ rực.

Bị chinh phục bởi bức tranh đẹp, bà mẹ không thể rời mắt. Chẳng kịp nghĩ ngợi, bà dốc hết số tiền vừa bán gấm ra mua bức tranh. Trong túi chỉ còn vài đồng, bà đong ít gạo mang về. “Chỉ một lần”, bà tự nhủ, “chẳng phải gì ghê gớm. Lần sau, ta sẽ chuẩn bị cho các con món gì đó tươm tất hơn.” Trên đường về, chốc chốc bà lại dừng bước, giở cuộn tranh ra ngắm nghía. Sao mà những ngôi nhà sáng rỡ đến thế, sao mà dòng suối lấp lánh đến thế, bà đếm xem có bao nhiêu gà, bao nhiêu vịt, bà thán phục mảnh vườn rau tươi tốt, đến gần nhà, bà như ngửi thấy mùi hương hoa lung linh trong vườn. Cảnh trong tranh khiến bà sung sướng như chưa từng sung sướng thế trong đời.

 

Về nhà, bà mẹ treo tranh ngoài cửa. Bà không thể rời mắt. Hai người con lớn càu nhàu, chúng thấy thật lố bịch khi phí tiền mua một bức tranh, nhưng người con út tuyên bố:

- Con chúc cho mẹ có được căn nhà như trong tranh, với một mảnh vườn đẹp như thế. Nếu là mẹ, con sẽ dệt một bức tranh gấm theo mẫu này. Khi dệt căn nhà, những bông hoa, dòng suối, đàn gà, mẹ sẽ có cảm tưởng có những thứ đó thực.

- Đừng làm mẹ kích động, người anh cả ngáp dài. Nếu mẹ dệt chỉ vì ý thích thì lấy đâu ra tiền mà sống?

- đúng thế, người anh thứ hai phụ họa, nếu mẹ muốn sống như một quý phu nhân thì hãy chờ kiếp sau. Có thể sẽ sung sướng hơn hiện nay.

Nhưng ý của người con út khiến bà xiêu lòng.

- Đừng sợ mẹ làm khổ các con, bà dỗ dành. Mẹ sẽ dệt theo sở thích buổi tối và sáng sớm. Mẹ đã nuôi nấng các con cho đến nay, mẹ sẽ tiếp tục nuôi nấng các con. Dứt lời, bà đi mua những con chỉ đẹp nhất, và bắt tay vào dệt.

Suốt một năm dài bà mẹ ngồi bên khung cửi. Đêm nào bà cũng đốt một ngọn đuốc, khói cay làm mắt bà đỏ hoe, nước mắt trào ra. Từng giọt nước mắt trong như pha lê rơi xuống bức gấm bà đang dệt, bà hòa nhập chúng vào bức tranh. Bằng cách ấy, bà mẹ dệt bằng nước mắt con suối nhỏ và mặt hồ gợn sóng rập rờn.

Năm thứ hai, đôi mắt bà mẹ tội nghiệp rát bỏng đến ứa máu, những giọt nước mắt đỏ tươi rơi xuống bức gấm. Bà hòa nhập chúng vào tranh. Bằng cách ấy, bà dệt nên những bông hoa đỏ và mặt trời màu đồng chiếu sáng trên vòm trời.

Năm thứ ba, bức tranh gấm hoàn thành. Nó chứa đựng tất cả những gì có trong bức tranh mẫu. Một vùng ngợp màu xanh dưới chân ngọn núi cao, những căn nhà lấp lánh ánh bạc, những cánh đồng ngô vàng rực, những mảnh vườn rau, cây ăn quả, những bụi rậm điểm tô, và nơi rìa làng, thay vì căn nhà tồi tàn của bà mẹ là một tòa nhà to cao lừng lững, với những cột đỏ, cửa vàng và mái lam. Phía sau nhà, những con cừu gặm cỏ trên đồi xanh, cùng những con trâu, con bò, gà con vàng ươm, vịt con nô đùa trên cỏ, những chú chim rạch không trung sải cánh bay nhanh.

Lớp cảnh trước của bức tranh là một mảnh vườn cây cối xum xuê, hoa nở tưng bừng, chính giữa là một hồ nhỏ với đàn cá đỏ, từ đó phun ra một dòng suối lấp lánh ánh bạc chảy qua cánh đồng lúa. Phía sau làng là những cánh đồng ngô vàng rực, trải dài ngút tầm mắt. Tít trên cao, mặt trời màu đồng lấp lánh trên nền trời xanh.

Bà mẹ giụi cặp mắt đỏ hoe, nở một nụ cười mãn nguyện.

- Lại đây xem, các con, đẹp xiết bao!

Ba người con sán lại, trầm trồ thán phục.

- Nếu đem bán thì được bao nhiêu tiền vàng nhỉ? Người con cả hỏi.

- Với một món hàng thế này, có thể được món tiền khá đấy, người con thứ hai phụ họa. Nhưng người con út tuyên bố:

- Mẹ chúng ta đã xây cho chúng ta một ngôi nhà bằng gấm. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng và sống ở đó bằng tâm tưởng.

- Mẹ dệt bức tranh theo sở thích. Mẹ sẽ không bán cho ai cả. Nhưng ở đây, trong bóng tối, mẹ con ta không nhìn rõ những gì trên đó. Hãy mang ra ánh sáng.

Bà mẹ treo bức tranh gấm của mình ra ngoài. Tất cả màu sắc đều rực rỡ. Chỉ dưới ánh sáng ngày rất tỏ, người ta mới thấy bức tranh đẹp đến thế nào. Xóm giềng xúm lại ngắm nghía, ai nấy trầm trồ khen khiến bà mẹ cười sung sướng.

Thốt nhiên bà cảm thấy một làn gió mát mơn man trên má mình. Bức gấm rung rinh. Một cơn gió mạnh lay động nó như đập thảm và cuối cùng giật tung nó khỏi cánh cửa. Thoáng sau, bức tranh đã bay rất xa trong không trung.

Bà mẹ kêu lên và ngất đi. Xóm giềng chạy tản ra khắp nơi tìm bức tranh, những người con cũng tìm khắp xung quanh, nhưng không ai tìm được.

Sau hôm mất tranh, bà mẹ bắt đầu lang thang như một linh hồn chịu tội. Người con út cố hết sức phục hồi sức khỏe cho mẹ, nấu xúp gừng cho mẹ ăn, nhưng bà vẫn suy sụp đi trông thấy.

Một thời gian sau, bà gọi người con cả đến, bảo:

- Con ơi, nếu con muốn mẹ còn sống thì hãy đi tìm bức tranh gấm mang về đây. Không có nó, khác nào mẹ mất nửa cuộc đời.

Người con cả xỏ dép và đi về phía Đông. Sau một tháng anh ta đến một hẻm núi, nơi đó có một căn lều đá. Trước lều có một con ngựa vươn cổ lên bụi dâu tây. “Tại sao con ngựa không ăn quả dâu tây?” người con cả tự hỏi. “Tại sao nó đứng đấy, vươn cổ, há mõm?” Lại gần hơn, anh ta nhận ra con ngựa là ngựa đá. Người con cả hết sức ngạc nhiên. Anh ta đứng thần người, sửng sốt ngắm nhìn con ngựa đá và căn lều đá, bỗng một bà già tươi cười xuất hiện trên ngưỡng cửa:

- Con tìm gì ở đây, con trai của ta? Bà niềm nở hỏi.

- Con tìm một bức tranh gấm do mẹ con dệt, người con cả đáp. Bức tranh thể hiện cảnh một ngôi nhà, một dòng suối, một mảnh vườn, đàn gia cầm, mặt trời và những bông hoa. Vì bức tranh ấy, chúng con đã ăn không ngon, ngủ không yên suốt ba năm ròng, mẹ con vừa dệt xong thì gió cuốn đi mất, có Trời biết là đi đâu. Mẹ sai con đi tìm. Tình cờ bà có thấy nó ở đâu không?

- Có, ta có biết, bà già nhún vai nói. Các nàng tiên Núi Mặt trời đã mượn bức tranh ấy đấy! Các nàng muốn dùng nó làm mẫu để mỗi nàng thêu một bức gấm đẹp.

- Con hài lòng được biết phải đi đâu mà tìm, người con cả thở phào nhẹ nhõm. Bà có thể chỉ đường cho con đến Núi Mặt trời không? Con sẽ đến thẳng nơi ấy, xong mới yên tâm được.

- Nói thì dễ, làm thì khó đấy, bà già cười khe khẽ. Muốn đến Núi Mặt trời, con không có cách nào khác là cưỡi con ngựa này.

- Nhưng con ngựa này bằng đá! Người con cả nhận xét.

- Không quan trọng, bà già nói. Con ngựa sẽ hồi sinh, nếu con trồng vào lợi nó răng của con để nó có thể ăn được mười quả dâu. Nếu con muốn, ta có thể đánh rụng răng con bằng hòn đá này.

Người con cả sợ hãi nhìn bà già. Đầu gối anh ta run lẩy bẩy.

- Cái đó còn chưa thấm vào đâu, bà già tiếp tục, không để ý đến vẻ sợ hãi của anh chàng. Trên con ngựa này, con phải băng qua một núi lửa, phải vượt qua một biển băng, thoát khỏi biển băng con sẽ thấy Núi Mặt Trời và các nàng tiên. Nhưng nếu dọc đường con chỉ thở dài một tiếng thì hoặc lửa sẽ đốt con thành tro bụi, hoặc những tảng băng sẽ tiêu diệt con, hoặc sóng biển sẽ nhận chìm con.

Người con cả vội lùi lại một hai bước, nhìn con đường mình vừa đi tới. Bà già mỉm cười:

- Nếu trái tim con không mách bảo thì đừng khiên cưỡng! Tốt hơn hãy trở về nhà. Ta sẽ cho con một hộp nhỏ đầy tiền vàng để đi đường.

- Bà sẽ cho con tiền vàng, không phải đổi gì sao? Người con cả sững sờ hỏi.

- Phải, không đổi gì cả. Hoặc nếu muốn, để con có cái ăn khi đói, bà già lạ lùng trả lời.

- Chúa tôi, nếu quả vậy, con ưng quay về nhà... Người con cả cầm lấy tiền và biến mất bằng con đường đã đưa anh ta đến.

Đến ngã tư, anh ta tự nhủ: “Số vàng này, cho một người thì đủ, nhưng nếu chia tư thì ít quá. Ta ưng ra thành phố hơn là về nhà. Ta sẽ sống như một lãnh chúa!” Thế là anh ta ra thành phố.

Thấy lâu quá mà con cả không trở lại, bà mẹ bảo người con thứ:

- Anh con chu du, chẳng biết đi đâu? Có lẽ nó đã quên chúng ta rồi. Con trai, con hãy đi tìm cho mẹ bức tranh gấm.

Người con thứ xỏ dép và lên đường. Anh ta đi một ngày, một tuần, một tháng và đến túp lều đá. Anh ta trông thấy con ngựa đá vươn cổ lên những quả dâu. Một bà già hiện ra trên ngưỡng cửa, hỏi:

- Trận gió lành nào đưa con đến nơi này, con trai của ta?

- Con tìm bức tranh gấm mẹ con dệt. Gió đã cuốn đi.

- Anh cả con đã qua đây, bà già thở dài, nhưng nó sợ đi đoạt lại bức gấm phải qua lửa, qua băng, phải cưỡi trên con ngựa này.

- Nhưng đây là con ngựa đá?

- Nếu con chịu nhổ răng bằng một hòn đá, để ta có thể trồng răng của con cho con ngựa, ngay khi con ngựa ăn được mười quả dâu, nó sẽ sống lại và mang con đến bên các nàng tiên của Núi Mặt Trời. Các nàng sẽ trả con bức tranh.

- Chỉ còn thiếu nước ấy nữa thôi, con sẽ bị nhổ răng! Người con thứ hoảng sợ. Con ưng quay về nhà hơn.

- Nếu vậy, ta sẽ cho con một hộp tiền vàng. Anh con cũng đã được ngần ấy.

“Chính vì lẽ đó mà anh trai ta không trở về nhà,” người con thứ nghĩ bụng. “Anh ấy làm thế là đúng. Anh ấy hưởng tiền một mình.” Người con thứ cầm hộp tiền vàng bà già cho, lễ phép cảm ơn, rồi ba chân bốn cẳng chuồn mất. Đến ngã tư đường, anh ta không do dự một giây, đi thẳng ra thành phố. “Giờ đây, ta sẽ tận hưởng thời vận của ta!” anh ta khấp khởi mừng thầm. “Tại sao ta phải chia sẻ cho người khác?”

Một tháng nữa lại trôi qua, bà mẹ gọi con út đến và bảo:

- Con ơi, mẹ giờ yếu như một con ruồi. Nếu không tìm lại được bức gấm, mẹ sẽ không cầm cự được bao lâu nữa. Hai anh con đi rong chơi, chẳng biết ở nơi nào? Chắc chúng không còn nghĩ gì đến chúng ta. Con vẫn là đứa ***** tin cậy nhất. Con hãy đi tìm bức gấm cho mẹ.

Người con út xỏ dép và lên đường. Chàng đến hẻm núi, nơi phía trước căn lều đá có con ngựa đá đang vươn cổ lên chùm dâu, và trên ngưỡng cửa là một bà già nhỏ bé như chờ chàng. Bà chào đón chàng và nói:

- Đường đến bức tranh gấm rất gian nan. Hai anh con đã ưng nhận của ta mỗi người một hộp tiền vàng, đi ra thành phố rồi.

- Con không sợ gì hết, con không cần vàng. Tiền vàng không trả lại cho mẹ con sức khỏe. Con phải làm gì đây để lấy lại bức tranh gấm cho mẹ mình?

Bà già nói cho người con út biết đường đi phải qua lửa và đá băng. Bà cũng nói muốn làm con ngựa sống lại phải cho nó răng của chàng. Bà chưa dứt lời chàng trai đã lấy một hòn đá đập gẫy răng mình, cấy vào hàm ngựa. Con ngựa sống lại, ăn mười quả dâu. chàng trai nhảy lên mình ngựa phi nhanh như gió.

- Đừng quên con không được thở dài một tiếng, ngay cả khi lửa liếm vào con và băng làm sầy da con, nếu thở dài con sẽ chết! Bà già nhỏ bé gọi với theo.

Mệt đứt hơi, chàng trai phi ngựa càng lúc càng sâu vào vùng núi đá, đến một nơi lửa phun ra từ lòng đất. Chàng trai thúc ngựa, vượt qua bức tường lửa. Lửa thiêu đốt chàng, làm chàng ngạt thở, nhưng chàng không thở dài một tiếng nào. Khi chàng tưởng lửa sắp thiêu chết mình thì con ngựa nhảy một bước dài, chưa kịp hiểu rõ sự tình đã thấy cả người cả ngựa trên một con đường mòn râm mát giữa các tảng đá. Người con út lau mồ hôi trán, hít đầy lồng ngực không khí mát lành, rồi thúc ngựa, tiếp tục cuộc hành trình. Thày trò đi như thế rất lâu, lâu lắm, đến khi chàng trai cảm thấy một luồng khí lạnh. Xa xa nghe có tiếng ầm ầm. Chàng trai lại thúc ngựa. Thầy trò phi như gió, chợt con đường kẹt giữa những mỏm đá nhô ra. Con ngựa dừng lại. Chàng trai rét run, đưa mắt nhìn xung quanh. Thầy trò đang đứng trước mênh mông biển sóng. Nhìn đến ngút tầm mắt, phía trước họ một biển băng vô tận, với những núi băng trôi khổng lồ đầy đe dọa, va vào nhau răng rắc. Xa tít tắp phía bên kia biển băng, có thể hình dung một ngọn núi xanh chan hòa ánh nắng mặt trời. “Núi Mặt Trời!” người con út reo lên. “Mau, ngựa tốt của ta, phải gấp lên, chúng ta gần đến nơi rồi!” Con ngựa nhảy không do dự xuống làn sóng băng. Khối băng chuyển động đốt cháy và cào xước da chàng kị sĩ, những con sóng xô đẩy chàng, đe dọa đánh ngã chàng. Nhưng chàng trai mím chặt môi, không một tiếng thở dài. Khi chàng tưởng mình sắp chìm ngập trong băng thì con ngựa vừa tới bờ. Mặt trời ấm áp tức thì sấy khô quần áo chàng, làm liền sẹo các vết thương của chàng và trước khi kịp hiểu ra sao, chàng đã ở trên đỉnh núi. Trước mặt chàng lấp lánh một tòa lâu đài pha lê. Tiếng cười, tiếng hát của các thiếu nữ vẳng đến từ ngoài vườn.

Chàng trai qua cổng sân chầu, đoạn nhảy xuống ngựa. Chàng thấy trước mắt mình một đám các thiếu nữ vô cùng xinh đẹp đang dệt gấm. Bức tranh của mẹ chàng đặt ở giữa. Trông thấy chàng trai, các thiếu nữ bỏ khung cửi, xúm quanh cười đùa. Thiếu nữ trẻ nhất, mặc áo đỏ sẫm, chàng thấy đặc biệt dễ thương.

Giữa lúc đó, một phu nhân rất đẹp tiến lại gần chàng. Bà mặc một chiếc áo óng ánh như phản chỉếu của muôn tia nắng mặt trời trên biển. Mái tóc dài của bà được giữ bằng một chiếc lược vàng.

- Ta là Chúa tiên, bà nói. Chưa ai từng đến đây. Tại sao con thực hiện chuyến đi nguy hiểm này?

- Con đến tìm bức tranh gấm của mẹ con. Gió đã mang nó đến tận lâu đài của bà, và mẹ con đã ngã bệnh.

- Chẳng phải ngẫu nhiên gió cuốn bức tranh gấm của mẹ con đến đây, chính chúng ta đã ra lệnh cho gió. Chúng ta muốn dùng bức gấm ấy làm mẫu dệt cho mỗi chúng ta một bức tranh đẹp. Nếu con cho chúng ta đêm nay nữa, ngày mai con có thể mang bức gấm đi. Và trong lúc chờ đợi, con là khách của chúng ta, Chúa tiên mỉm cười nói.

Chàng trai sống trong một giấc mơ. Các nàng tiên xúm quanh chàng cười đùa. Các nàng cho chàng nếm rượu tiên và thức ăn nơi tiên giới, như các thánh thần được thế. Sau đó, các nàng nhanh chóng bắt tay vào công việc. Các nàng dệt đến chiều tối. Khi hoàng hôn buông xuống, các nàng treo trên vòm trời một viên ngọc lấp lánh, chiếu sáng trong đêm, và các nàng lại dệt đến nửa đêm mới đi ngủ. Chàng trai kiệt sức vì bấy nhiêu cảm xúc, lăn ra ngủ li bì. Riêng nàng tiên trẻ nhất, nàng tiên chàng ưng ngay từ phút đầu, vẫn thức. Nàng ngắm nhìn bức tranh của bà mẹ, rồi bức tranh của mình, và thở dài. Không nàng tiên nào dệt được bức tranh đẹp như bức tranh của bà. Không dòng suối nào lấp lánh bằng dòng suối dệt bằng nước mắt của bà, không mặt trời nào chiếu tỏa bằng mặt trời thấm máu của bà. Nàng tiên trẻ nhìn chàng trai đang ngủ, và nảy ra một ý. Nàng lấy một sợi chỉ lụa, thêu trên bức tranh của bà mẹ một nàng tiên nhỏ mặc áo đỏ sẫm, đứng bên bờ hồ nhìn đàn cá đỏ.

Chàng trai trẻ thức giấc lúc nửa đêm. Gian phòng trống vắng. Giữa phòng chỉ có duy nhất bức tranh của mẹ chàng. Chàng trai chiêm ngưỡng bức tranh giây lát, rồi tự nhủ: “Tại sao phải đợi đến sáng mai? Mẹ ta đang ốm, và tình trạng của mẹ xấu đi từng ngày.” Chàng cuộn bức gấm luồn vào trong áo choàng, nhảy lên ngựa và trở lại con đường băng lửa. Sóng biển tuyệt vọng quăng về phía chàng những khối băng to nhất, núi lửa thè những lưỡi lửa chực nuốt chửng chàng. Chàng trai trẻ không hề thở dài và, trước khi kịp hiểu rõ sự tình, đã thấy mình đứng trước túp lều đá. Bà già bé nhỏ tươi cười chờ chàng trước ngưỡng cửa:

- Ta sung sướng thấy con trở về, con trai của ta. Con là một chàng trai tốt bụng và dũng cảm. Con đã đạt được điều con muốn. Ta sẽ trả lại răng cho con. Bà lấy răng trên hàm ngựa trồng lại vào hàm răng của chàng trai. Lập tức, con ngựa hóa đá.

- Con hãy cầm lấy, đây là đôi dép bằng da hươu, bà già tốt bụng bảo chàng. Xỏ đôi dép này vào, con sẽ nhanh chóng về tới nhà.

Chàng trai nồng nhiệt cảm ơn bà già nhân hậu đã tận tình giúp đỡ, đoạn xỏ đôi dép bằng da hươu và, chẳng biết bằng cách nào, chàng đã đứng trước căn nhà nhỏ thân thuộc. Trông thấy chàng, một bà hàng xóm chạy ra. Bà rầu rĩ nói:

- Thật tốt là cháu đã về. Ai biết mẹ cháu sẽ ra sao. Bà không ra khỏi nhà nữa, mắt sắp lòa rồi. Bác không biết...

Chàng trai chạy bổ vào nhà và kêu to: “Mẹ ơi, nhìn này, nhìn này!” Chàng lấy bức gấm trong áo giở ra. Gian phòng bừng sáng.

Biết con trai đã mang về cho mình bức tranh gấm, bà mẹ reo lên vui mừng. Lập tức bà khỏi bệnh. Bà xuống giường, ngạc nhiên thấy sức khỏe của mình phục hồi nhanh chóng. Bà nhìn bức tranh, đột nhiên bà thấy nó nhiều lần đẹp hơn, bà bảo con trai:

- Con hãy mang nó ra ngoài, để mọi người có thể nhìn nó rõ hơn.

Người con út mang bức tranh ra ngoài ánh sáng và giở. Màu sắc sáng ngời ngời. Thình lình, một trận gió nổi lên và bức tranh trải ra xa, xa hơn nữa, cuối cùng trùm lên toàn bộ cảnh vật xung quanh. Bà mẹ bước ra từ một ngôi nhà tầng đẹp đẽ. Bà nhìn quanh, mắt đẫm lệ hạnh phúc. Trải ngút tầm mắt, những cánh đồng ngô vàng rực đến tận chân núi, những đàn gia súc nhởn nhơ gặm cỏ, đám mây gà con vàng ươm tung tăng giữa bầy vịt con, một mảnh vườn đẹp có dòng suối chảy qua, và trong vườn muôn bông hoa đẹp nhất nở tưng bừng. Cảnh vật thiên nhiên y như trong bức tranh. Từ những căn nhà nhỏ lấp lánh ánh bạc, xóm giềng chạy ra, choáng ngợp, không thể tin vào điều kỳ diệu này.

Người con út nắm tay mẹ mình dắt ra vườn. Hai mẹ con bước chầm chậm đến bên bờ hồ nhỏ, không thể tin nổi trước bấy nhiêu điều kỳ ảo. Đột nhiên, người con sững sờ dừng bước, tim đập dồn dập. Bên hồ là nàng tiên nhỏ xinh đẹp áo đỏ sẫm, đang mỉm cười với chàng.

- Nàng từ đâu đến? Chàng trai hỏi. Nàng tiên cất tiếng cười trong veo, đoạn chớp chớp mắt thỏ thẻ.

- Em thêu mình trên bức tranh của mẹ chàng và chàng đã mang em theo. Vì bức tranh sống dậy nên em ở đây.

Bà mẹ nhìn nàng, hết sức sung sướng.

- Bây giờ, chúng ta đã có một ngôi nhà lớn, chỉ thiếu một cô con gái nữa thôi.

Nàng tiên nhìn chàng trai trẻ đang tiến lại phía mình.

- Nàng có thuận tình lấy ta không? Chàng khẽ hỏi. Nàng tiên gật đầu tỏ ý ưng thuận.

Một bữa tiệc lớn được tổ chức mừng hôn lễ. Ngoài xóm giềng, bà mẹ mời tất cả hành khất trong vùng. Hai người anh lớn cũng nghe phong thanh. Từ lâu họ đã tiêu xài hết những đồng tiền vàng, hoặc do thói quen được người khác nuôi, họ trở thành ăn mày. Về đến căn nhà xưa, thấy cảnh vật đổi thay, họ xấu hổ vì quần áo rách rưới, không dám vào. Họ bỏ đi xa, thế rồi mất tăm trong thế giới rộng lớn.

Người con trai út, cùng cô vợ tiên và bà mẹ, sống hạnh phúc trọn đời trong một miền trù phú dưới mặt trời ấm áp.

30
10 tháng 11 2016

mk đọc hết banh

14 tháng 11 2016

hay ghê, ý nghĩa nxeoeo

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói: - Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

Mẹ con Lí Thông đang ngủ, bỗng nghe tiếng gọi cửa. Ngỡ là hồn oan của Thạch Sanh hiện về, mẹ con hắn hoảng sợ, van lạy rối rít. Khi Thạch Sanh vào nhà kể cho nghe chuyện giết chằn tinh, chúng mới hoàn hồn. Nhưng Lí Thông bỗng nảy ra kế khác. Hắn nói: 

- Con trăn ấy là của vua nuôi đã lâu. Nay em giết nó, tất không khỏi bị tội chết. Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hày trốn ngay đi. Có chuyện gì để anh ở nhà lo liệu.

Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng vội từ giã mẹ con Lí Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân.

(Thạch Sanh)

1. Lí Thông nói với Thạch Sanh nhằm mục đích chính là gì? Câu nào thể hiện rõ nhất mục đích ấy?

2. Lí Thông có đạt được mục đích của mình không? Chi tiết nào nói lên điều đó?

3. Lí Thông đã thực hiện mục đích của mình bằng phương tiện gì?

4. Nếu hiểu hành động là “việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định” thì việc làm của Lí Thông có phải là một hành động không? Vì sao?

1
6 tháng 12 2017

1. Lý Thông nói với Thạch Sanh nhằm lừa gạt Thạch Sanh để chàng sợ hãi và chạy trốn. Câu thể hiện rõ nhất mục đích đó "Thôi, bây giờ nhân trời chưa sáng em hãy trốn ngay đi."

   2. Lý Thông đạt được mục đích của mình. Câu thể hiện " Thạch Sanh vội vàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về túp lều cũ dưới gốc đa, kiếm củi nuôi thân."

   3. Lý Thông đã thực hiện mục tiêu của mình bằng lời nói.

   4. Nếu hiểu " việc làm cụ thể của con người nhằm mục đích nhất định" thì việc làm của Lý Thông là một hành động, vì nó tác động dẫn tới hành động chạy trốn của Thạch Sanh.

24 tháng 11 2018

Nếu bạn là một người yêu nước Mỹ, yêu văn học Mỹ, không thể bỏ qua tác phẩm kinh điển này.

“Túp lều của Bác Tôm” là câu chuyện về những người da đen sống tại Mỹ trong thế kỉ XIX. Nước Mỹ tư bản bấy giờ đang trên đà phát triển công nghiệp. Kinh tế lớn mạnh dẫn đến việc thiếu trầm trọng những công nhân lao động. Một lẽ tất yếu sản sinh ra ngành dịch vụ buôn người, mà người ở đây chính là dân da đen từ Châu Phi sang. Và họ đã gọi những người khốn khổ da màu bị bắt đi khỏi đất nước, ngôi nhà, gia đình ấy là NÔ LỆ.

Đến giữa thế kỉ XIX, vì vấn đề chế độ nô lệ đã chia nước Mỹ thành 2 miền chống đối lại nhau. Miền Bắc là nơi có chủ trương xóa bỏ chế độ nay để thu hút công nhân, trong khi ấy miền Nam thì muốn giữ chặt công nhân với ruộng đất, với nghề trồng bông, duy trì chế độ này. Sự đấu tranh về tư tưởng và quyền lợi giữa hai miền đã nảy sinh ra cuộc nội chiến ở Mỹ. Rất nhiều người Mỹ sẵn sàng giúp đỡ nô lệ bỏ trốn, đưa người sang Canada (một đất nước lúc bấy giờ đã xóa bỏ hoàn toàn chế độ này).

Phải nói ngay từ khi cầm quyển sách lên, nhìn tên tác giả và tên sách, mình đã hình dung đây là một nam nhà văn, và phải đến khi đọc xong hết cuốn tiểu thuyết rồi, quay lại đọc lời mở đầu, mình mới biết được thực ra người viết cuốn sách này lại là một phụ nữ. Thật tuyệt vời! Một điều kì diệu.

Câu chuyện xoay quanh những người nô lệ da đen khốn khổ và cuộc đời chìm nổi của họ. Điểm sáng trong câu chuyện chính là bác Tôm, một người nô lệ nhưng không hề có một trái tim bị nô lệ xiềng xích. Phần đầu câu chuyện bác xuất hiện chỉ như một điểm sáng nhỏ nhoi, không thực sự khiến mình chú ý, và mình nghi ngờ tại sao tên tác phẩm lại đặt là “Túp lều Bác Tôm”, liệu bác ý có thực sự là nhân vật chính không vậy? Nhưng phải đến khi khép lại cuốn sách, dịu đi nhưng cảm xúc dâng trào, mình mới thấu hiểu được dụng ý của tác giả. Càng đọc đến cuối, mình càng ngưỡng mộ con người ấy, tinh thần ấy, trái tim ấy. Một hòn ngọc không gì có thể làm vấy bẩn được. Bác đã khiến mình thay đổi tư tưởng, thái độ, suy nghĩ hoàn toàn về những người da đen, người nô lệ, sự đói nghèo, khổ đau và thất vọng cùng cực.

Một lời khuyên chân thành cho các bạn là đừng đọc bất cứ bài spoil nội dung nào hết, kể cả lời mở đầu. Hãy lao vào ngấu nghiến ngay cuốn sách này, để tận hưởng mọi cung bậc cảm xúc, để thấu hiểu phần nào cuộc sống của những người nô lệ dưới thời thực dân. Để thấy được những ánh sáng của thiên đường, của tình thương, để biết được rằng, ta gieo xuống đất một hạt mầm, chăm sóc, tưới tiêu cho nó, ắt ta sẽ được cả một khu vườn.

good luck #####

31 tháng 8 2016

a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc.

  • Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một mái lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung nơi trú ngụ đơn sơ, đã giãi dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ, đồng bào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • Phù hợp với quy luật tự nhiên: đã có mưa thì không có sương. 

b.- Nếu thay bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài. 

- Không phù hợp quy luật tự nhiên: Vì "trời mưa lâm thâm" nên không thể có "sương phủ bạc"

13 tháng 3 2017
a. Câu thứ nhất: Mái lều tranh xơ xác thành Lều tranh sương phủ bạc.
- Từ láy xơ xác gợi tả khung cảnh một mái lều tranh tạm bợ giữa rừng, giúp người đọc hình dung nơi trú ngụ đơn sơ, đã giãi dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét vẫn có thể len lỏi vào. Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, sự gian khổ, hy sinh của các chiến sĩ, đồng bào trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Phù hợp với quy luật tự nhiên: đã có mưa thì không có sương.
b.- Nếu thay bằng Lều tranh sương phủ bạc. Câu thơ gợi sự tròn trịa đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ. Âm hưởng câu thơ trang trọng, cầu kỳ, không phù hợp với âm hưởng cả bài.
- Không phù hợp quy luật tự nhiên: Vì “ trời mưa kâm thâm” nên không thể có “ sương phủ bạc”.