Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tên lớp cá | Số loài | Môi trường sống | Đại diện | Đặc điểm |
---|---|---|---|---|
Cá sụn | 850 | Nước mặn và nước lợ | Cá mập, cá đuối,… | - Bộ xương bằng chất sụn - Khe mang trần - Da nhám - Miệng nằm ở mặt bụng |
Cá xương | 24565 | Biển, nước lợ, nước ngọt | Cá chép, cá rô,… | - Bộ xương bằng chất xương - Xương nắp mang che các khe mang - Da có phủ vảy - Miệng nằm ở phía trước. |
Cá trao đổi khí chủ yếu qua mang, bên dưới lớp biểu bì của mang cá là một hệ thống mao mạch dày đặc, có chức năng trao đổi khí để hô hấp nên mang cá luôn có màu đỏ (màu đỏ của máu).
Khi vừa mới chết mang vẫn còn đỏ
Cá chết lâu sẽ có mang thâm đen
Tham khảo
Vì trên các tia mang lại có nhiều sợi mang nhỏ, vách rất mỏng, vách này có tính bán thấm và có rất nhiều mạch máu phân bổ nên mang cá luôn có màu đỏ
Dựa vào màu sắc của mang cá, ta có thể phân biệt được: ca tươi ( mới chết ) màu đỏ thẫm, cá đã chết lâu có màu xám hoặc nâu
Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương là : Có sụn có bộ xương bằng chất sụn da trần, nhám, miệng nằm ở mặt bụng, còn cá xương có bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da phủ vảy xương có chất nhày, miệng nằm ở đầu mõm
Đáp án đây nha:))
Lớp cá sụn:
- Có bộ xương bằng chất sụn. (VD: cá khoai...)
Lớp cá xương:
- Có bộ xương bằng chất xương. (VD: cá chép, cá mè...)
Đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt cá sụn và cá xương là : Có sụn có bộ xương bằng chất sụn da trần, nhám, miệng nằm ở mặt bụng, còn cá xương có bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da phủ vảy xương có chất nhày, miệng nằm ở đầu mõm.
=> Lớp cá sụn có số loài ít hơn cá xương
=>Đặc điểm phân biệt cơ bản nhất: Bộ xương của cá sụn bằng chất sụn, còn cá xương bộ xương là chất xương.
Nêu đặc điểm phân biệt giữa cá sụn và lớp cá xương. Cho ví dụ ...
a. Lớp cá sụn
- Số loài: 850 loài
- Môi trường sống: nước mặn và nước lợ
- Đặc điểm:
+ Bộ xương bằng chất sụn, khe mang trần.
+ Da nhám
+ Miệng nằm ở mặt bụng
- Đại diện: cá nhám, cá đuối …
b. Cá xương
- Số loài: 24565 loài
- Môi trường sống: nước mặn, nước lợ, nước ngọt
- Đặc điểm:
+ Bộ xương bằng chất xương
+ Xương nắp mang che các khe mang
+ Da phủ vảy xương có chất nhầy
- Đại diện: cá chép, cá vền …
#hoctot#
~Kin290928~
THam khảo:
Bộ THÚ HUYỆT
Đại diện là thú mỏ vịt sống ở châu Đại Dương , có mỏ giông mỏ vịt, sống vừa ở nước ngọt, vừa ở cạn, đẻ trứng. Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú.
BỘ THÚ TÚI
Đại diện là kanguru sống ở đồng cỏ châu Đại Dương cao tới 2m. có chi sau lớn khoẻ, vú có tuyến sữa, con sơ sinh chi lớn bằng hạt đậu, dài khoáng 3cm không thê tự bú mẹ. sống trong túi da ở bụng thú mẹ. Vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng thú con
Tham khảo:
1.
1. Bộ thú huyệt- Đại diện: thú mỏ vịt sống ở Châu Đại Dương.
- Sinh sản
+ Đẻ trứng: trứng được đẻ vào tổ làm bằng lá cây mục. Mỗi lần có thể sinh từ 1 – 3 trứng. Trứng sau 10 ngày ấp sẽ nở thành con.
+ Thú cái có tuyến sữa nhưng chưa có vú nên chưa cho con bú. Thú mỏ vịt con uống sữa mẹ theo 2 cách:
Cách 1: Ép mỏ vào bụng mẹ cho sữa chảy ra. Sau đó, chúng liếm lông, lấy sữa vào mỏ.
Cách 2: Bơi theo mẹ, uống sữa do thú mẹ tiết ra hòa lẫn vào nước.
2. Bộ thú túi- Đại diện: Kanguru sống ở đồng cỏ Châu Đại Dương.
- Sinh sản:
+ Đẻ con. Con sơ sinh chỉ lớn bằng hạt đậu, dài khoảng 3cm không thể tự bú mẹ, sống trong túi da ở bụng mẹ.
+ Vú có tuyến sữa, vú tự tiết sữa và tự động chảy vào miệng của thú con.
2.
Đặc điểm của bộ dơi là:
- Chi trước biến đổi thành cánh da. Cánh da là một màng da rộng phủ long mao thưa, mềm mại nối liền cánh tay, ống tay, các xương bàn và các xương ngón với mình, chi sau và đuôi. Đuôi ngắn. Ăn sâu bọ (dơi ăn sâu bọ), ăn quả cây (dơi ăn quả cây)
Đặc điểm của bộ cá voi là:
- Cơ thể hình thoi, long gần như tiêu biến hoàn toàn, có lớp mỡ dưới da rất dày, cổ không phân biệt với thân, vây đuôi nằm ngang, bơi bằng cách uốn mình theo chiều dọc. Chi trước biển đổi thành vây bơi dưới dạng bơi chèo, song vẫn được nâng đỡ bởi các xương chi như ở động vật có xương sống ở cạn, có xương cánh tay và xương ống tay ngắn, các xương ngón tay lại rất dài, chi sau tiêu giảm. Cá voi sinh sản trong nước, nuôi con bằng sữa. Cá voi sống chủ yếu ở biển ôn đới và biển xanh.
Cá chình đặc biệt ở chỗ nó khi nhỏ thì là con đực or cái nhưng khi lớn thì chở thanh giống khác
- Cá chình có thân thon dài, lưng thân bông vàng ,bông ựng cẩm thạch, bụng trắng, đầu nhọn và dài.
- Da nhiều nhớt, có tác dụng hô hấp qua da.
- Vây lưng, vây hậu môn rất dài và nối liền với vây đuôi, vây ngực tròn ngắn, không có vây bụng.
- Phần lớn các loài cá chình ưa thích sinh sống trong các vùng nước nông hay ẩn mình dưới đáy , đôi khi trong các lỗ. Các lỗ này gọi là lỗ cá chình. Chỉ có họ Anguilla. là di chuyển vào vùng nước ngọt để sinh sống nhưng không sinh sản tại đó. Một vài loài cá chình sinh sống trong các vùng nước sâu (trong trường hợp họSynaphobranchidae, chúng có thể xuống tới độ sâu vài ngàn m) hoặc là những loài bơi lội tích cực (họ Nemichthyidae - tới độ sâu 500 m).