K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở...
Đọc tiếp

  Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ. Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loài cá nào có thể sống nổi mà người uống phải cũng bị bệnh. Ai ai cũng đều không muốn sống gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút nhiều khách du lịch nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây xung quanh tốt tươi nhờ nguồn nước này.
  Nhưng điều kì lạ là cả hai biển hồ này đều đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người...
  Một định lí trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa sẻ chia là một ánh lửa lan tỏa, một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
  Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết...
              Viết đoạn văn( khoảng 200 chữ) bàn về bàn học cuộc sống rút ra từ văn bản trên( lập dàn ý chi tiết)

 

1
5 tháng 2 2022

Em tham khaor:

1. Mở bài:

- Giới thiệu về cho và nhận trong cuộc sống

2. Thân bài:

* Giải thích:

- Cho: Ban tặng, sẻ chia, chuyển những thứ thuộc quyền sở hữu của mình sang cho người khác mà không đổi lấy thứ gì.

- Nhận: Lấy về cái được cho, được ban tặng.

-> Cho và nhận là truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay.

-> Cho và nhận có mối quan hệ mật thiết với nhau.

* Biểu hiện:

- Chúng ta có thể cho đi những thứ vật chất, tiền bạc thông qua các hành động từ thiện, quyên góp ủng hộ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn.

- Đó cũng có thể là những hành động giúp đỡ, chia sẻ nỗi buồn, nỗi mất mát với những người xung quanh mình.

- Cho và nhận là hành động xuất phát từ tình yêu thương giữa con người với con người.

- Đó là hành động hoàn toàn tự nguyện, không vụ lợi cá nhân.

- Khi chúng ta cho đi cũng là lúc chúng ta được nhận lại. Điều chúng ta nhận lại có thể là một lời cảm ơn chân thành, một nụ cười, một cử chỉ ấm áp khiến chúng ta vui lòng.

* Ý nghĩa của cho và nhận:

- Cho và nhận gắn kết con người lại với nhau nhiều hơn.

- Giúp chúng ta biết yêu thương đồng loại, sống nhân ái, vị tha hơn.

- Những người biết cho đi sẽ được mọi người quý mến.

* Bài học:

- Không sống ích kỉ mà phải biết chia sẻ với người khác, biết cho đi.

- Phê phán lối sống vị kỉ, chỉ biết nhận mà không biết cho đi.

3. Kết bài:

- Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của cho và nhận trong cuộc sống.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“ Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Người ta bảo ở bên Palextin có hai biển hồ... Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có

 

một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó. Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này...

Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ, nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó mà tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muôn thú và con người.

Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. "Sự sống" trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển chết!”

a.   Xác định PTBĐ chính của VB trên.

b.  Khái quát nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn.

c.   Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm.

0
12 tháng 1 2017

Cá: động vật có xương sống, ở dưới nước, bơi bằng vây, thở bằng mang

- Trong ngôn ngữ thông thường từ cá (cá voi, cá heo) không mang ý nghĩa chặt chẽ như định nghĩa của sinh học

29 tháng 2 2020

* Khổ 3: Hình ảnh đoàn thuyền được tái hiện chân thực, sinh động hơn:

- Không gian vũ trụ, thiên nhiên bao la rộng mở được mở ra nhiều chiều:

  + Cao: bầu trời, mặt trăng.

  + Rộng: mặt biển.

  + Sâu: lòng biển.

=> Không gian vũ trụ kì bí là không gian nhiều chiều.

-  Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá hoàn toàn tương xứng với không gian ấy:

  + Khi sóng biển cồn lên, cánh buồm như chạm vào cả trăng sao, mây trời. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng”.

  + Khi buông lưới con thuyền như dò thấu tận đáy đại dương. “Ra đậu dặm xa dò bụng biển” -> hình ảnh con thuyền vừa lãng mạn, vừa mang tư thế làm chủ.

  + Hệ thống động từ: “lái”, “lướt”, “”, “dàn” -> gợi hoạt động và tư thế làm chủ của đoàn thuyền.

  + Hệ thống hình ảnh: “lái gió”, “buồm trăng”, “mây cao”, “biển bằng” -> con thuyền như mang sinh lực của đất trời để đánh cá trên biển.

=> Con người cũng đặt trong cảm hứng vũ trụ.

- Gợi hình tượng người lao động trên biển:

  + Tầm vóc lớn lao sánh cùng vũ trụ.

  + Làm chủ cả vũ trụ.

* Khổ 4, 5: Sự giàu có, phong phú, đẹp đẽ và hào phóng, bao dung của biển cả:

 - Liệt kê: “cá nhụ”, “cá chim”…:

  + Là những loài cá quý giá nhất -> sự hào phóng của biển cả.

  + Tô đậm ấn tượng về một vùng biển giàu có với sản vật phong phú.

- Hình ảnh tả thực và so sánh ngầm: “Cá song lấp lánh đuốc đen hồng”:

  + Tả thực loài cá song: thân nó dài, có những chấm nhỏ màu đen hồng.

  + So sánh ngầm: Đàn cá song như ngọn đuốc làm sáng cả biển đêm.

=> Trí tưởng tượng phong phú và niềm tự hào vô bờ của tác giả. Khẳng định sự giàu có, phong phú của biển cả.

- Đại từ “em” -> nhân hóa câu thơ:

  + Cá không phải là đối tượng để đánh bắt mà là đối tượng để chinh phục.

  + Gợi hành trình chinh phục tự nhiên của con người.

=> “Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe” gợi ra một đêm trăng đẹp, ánh trăng thếp đầy mặt biển.

- Nhân hóa: “đêm thở”, “sao lùa” -> Vẻ đẹp của đêm trăng trên biển huyền ảo, thơ mộng.

- So sánh “như lòng mẹ”: Đại dương hóa ra đâu có vô tri mà cao cả như con người.

  + Là “nguồn sữa”, nguồn tài nguyên khổng lồ nuôi sống con người.

  + Ấm áp, bao dung, gần gũi, yêu thương con người như lòng mẹ.

-> Ẩn sau những câu thơ này là niềm hạnh phúc và lòng biết ơn của con người đối với ân tình của thiên nhiên, đất nước.

* Khổ 6: Khung cảnh lao động hăng say trên biển:

- Hệ thống từ ngữ: “kéo lưới”, “lưới xếp”, “buồm lên”…-> cảnh đánh cá.

- Cảnh được tái hiện:

  + Từ khúc hát lao động mê say: bài ca gọi cá vừa gợi nhịp điệu của một cuộc sống lao động đầy niềm vui, gợi tâm hồn phóng khoáng và yêu lao động của người dân chài.

  + Từ hình ảnh “ta kéo xoăn tay chùm cá nặng” gợi vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của người dân chài lưới, thân hình kì vĩ sánh ngang đất trời.

  + Từ những khoang thuyền đầy ắp cá (vẩy bạc, đuôi vàng) ta thấy được sự quý giá.

=> Qua đó ta thấy:

- Bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, kì vĩ.

- Sự giàu có, hào phóng hào phóng của biển.

- Hình tượng người lao động bình dị mà lớn lao, phi thường.

23 tháng 9 2021

Ai giúp nhanh với huhu:((((

23 tháng 9 2021

Ý nghĩa: Là cách nói ẩn dụ, cho thấy niềm hi vọng vào 1 mẻ lưới nhiều cá của người dân chài hay ý muốn nói đến tiếng hát lạc quan của người lao động

Cảm giác: Ánh trăng rất gần với mặt thuyền, chỉ cần chạm nhẹ cũng có thể với tới

12 tháng 10 2023

Hình ảnh trên cho em suy nghĩ đoàn thuyền bình thường trong đoạn thơ đã trở thành một đoàn thuyền của vũ trụ kì vĩ, đẹp lộng lẫy dưới ánh trăng lấp lánh. Giữa lúc này đây, dường như không trung vô tận kia đang hòa cùng với mặt biển làm một thể thống nhất đưa con thuyền trôi ra ngoài dặm xa. Đồng thời ta thấy phong thái làm chủ thiên nhiên của người lao động không ngại khó khăn chinh phục đại dương.

nói chung ,cá là loài động vật thủy sinh có xương sống thở bằng mang,bơi bằng vây.còn cá voi và cá sấu lại thởi bằng phổi chứ không phải bằng mang 
ngoài ra cúng còn là động vật có vú ,cá voi bơi không phải bằng vây mà chủ yếu bằng đuôi vì vậy hai lòai nay không phải là cá ^^

21 tháng 3 2018

Đơn giản vì chúng không thuộc lớp cá. Cá voi là động vật có vú sống dưới nước (nó nuôi con non bằng sữa). Cá sấu thuộc lớp Bò sát (da có vảy, là động vật máu lạnh), nó có thể lặn lâu và bơi trong nước. 

30 tháng 8 2016
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của con người lao động trước thiên nhiên:
    • Con người lãng mạn, bay bổng và hài hoà với thiên nhiên kì vĩ: lái gió với buồm trăng, lướt giữa mây cao với biển bằng.
    • Con người mang tư thế khoẻ khoắn, kiêu hãnh, mang tầm vóc lớn lao của người chinh phục và làm chủ thiên nhiên: đậu dặm xa dò bụng biển, Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
  • Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên:
    • Thiên nhiên kì vĩ, lớn lao, có sự giao hòa giữa trời cao và biển rộng: gió, trăng, mây cao, biển bằng, đêm thở, sao lùa.
    • Biển hiện lên lung linh với những sắc màu huyền ảo của đêm trăng: vẻ rực rỡ, lấp lánh của trăng, sao, màu đen, hồng của cá song tạo nên một bức tranh sống động.
    • Biển đẹp, giàu với rất nhiều loài cá. Biển là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước.
  • Qua việc khắc hoạ vẻ đẹp của con người và thiên nhiên, Huy Cận bày tỏ tình yêu, niềm tự hào với con người, với đất nước Việt Nam và niềm vui trước cuộc đời mới.

Về nghệ thuật

  • Phân tích được những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ:
    • Hình ảnh thơ kì vĩ, sống động, giàu sắc màu.
    • Biện pháp nghệ thuật linh hoạt, hiệu quả: nhân hoá, ẩn dụ, liệt kê, phóng đại.
    • Bút pháp vừa tả thực, vừa lãng mạn bay bổng.
    • Chúc em học tốthihi
Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.     Chà chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý, buột mồm nói ra một câu sáo rằng: “nhờ bóng ông lớn” là tưởng ngay nó xỏ ông. /.../, mặt bàn là một, mặt nó là hai bị vả đôm đốp. /.../ thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kì cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được nữa. /.../ông có sẵn trông tay hàng...
Đọc tiếp

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

     Chà chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý, buột mồm nói ra một câu sáo rằng: “nhờ bóng ông lớn” là tưởng ngay nó xỏ ông. /.../, mặt bàn là một, mặt nó là hai bị vả đôm đốp. /.../ thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kì cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được nữa. /.../ông có sẵn trông tay hàng mớ pháp luật thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội “làm rối loạn trị an”. /.../, việc công, việc tư ông đều được trọn vẹn./... /, không những ông được hả giận lại còn được tiếng mẫn cán là khác. (Đồng hào có ma)

a.      Chọn các từ vì, mà rồi, thế là, bởi vì, tức thì điền vào chỗ trống trong đoạn văn trên để liên kết câu.

b.     Cụm từ “thằng khốn nạn ấy” thay thế cho cụm từ nào ở câu trên?

 

1
13 tháng 8 2021

   a.  Chà chà! Béo ơi là béo! Béo đến nỗi có thằng dân nào vô ý, buột mồm nói ra một câu sáo rằng: “nhờ bóng ông lớn” là tưởng ngay nó xỏ ông. Tức thì, mặt bàn là một, mặt nó là hai bị vả đôm đốp. Mà rồi thằng khốn nạn ấy, ông truy cho đến kì cùng, không còn có thể làm ăn mở mày mở mặt ra được nữa. Bởi vì ông có sẵn trông tay hàng mớ pháp luật thì ông ngại gì không khép thằng bảo quan béo vào tội “làm rối loạn trị an”. Thế là, việc công, việc tư ông đều được trọn vẹn.Vì, không những ông được hả giận lại còn được tiếng mẫn cán là khác.

   b. Thay thế cho cụm từ "thằng dân nào vô ý buột mồm nói ra một câu sáo"