Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Hoa thụ phấn nhờ gió thường có những đặc điểm: - Hoa tập trung ở ngọn cây
- Bao hoa thường tiêu giảm
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng
- Hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ
- Đầu hoặc vòi nhụy dài, nhiều lông
Câu 2:
5 ví dụ về cây một lá mầm: - Cây dừa cạn
- Cây lúa
- Cây rẻ quạt
- Nứa
- Tre
Câu 4:
Cấu tạo sinh dưỡng của cây dương xỉ: - Rễ thật, thân đã có mạch dẫn
- Lá phát triển, mặt sau lá già có các đốm là túi bào tử, lá non thường cuộn tròn
Câu 5:
Hạt gồm những bộ phận: - Vỏ hạt: Bao bọc và bảo vệ phôi
- Phôi: Các lá mầm, thân mầm, chồi mầm và rễ mầm
- Chất dinh dưỡng dự trữ: Có trong lá mầm và phôi nhũ
Câu 6:
Rêu sinh sản bằng túi bào tử nằm trên ngọn của cây rêu
Câu 1. Căn cứ vào đặc điểm nào để phân biệt hoa lưỡng tính và hoa đơn tính ? Hãy kể tên ba loại hoa lưỡng tính và ba loại hoa đơn tính mà em biết.
Trả lời: Hoa lưỡng tính và hoa đơn tính bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa là nhị và nhụy.
Ví dụ ba loại hoa lưỡng tính là: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam; ba loại hoa đơn tính là: hoa mướp, hoa bí, dưa chuột.
Câu 2. Có mấy cách xếp hoa trên cây ? Cho ví dụ.
Trả lời: Có 2 cách xếp hoa trên cây là hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm.
Ví dụ, hoa mọc đơn độc như hoa sen, hoa súng, hoa hồng... ; hoa mọc thành cụm như hoa cải, hoa cúc, hoa ngâu..
Câu 3. Những hoa nhỏ thường mọc thành từng cụm có tác dụng gì đối với sâu bọ và đối với sự thụ phấn của hoa ?
Trả lời: Những hoa nhỏ thường mọc thành cụm có tác dụng thu hút sâu bọ và có lợi cho sự thụ phấn của hoa. Sâu bọ từ xa đã có thể phát hiện ra chúng nên bay đến hút mật hoặc lấy phấn rồi lại bay sang hoa khác, chính vì thế có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều hơn.
Chúc bn hok tốt !
1/- Hoa tự thụ phấn: Là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó. Ví dụ: hoa lúa
-Hoa giao phấn: là những hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác. Ví dụ hoa bắp (ngô), hoa mướp
Sau thụ tinh : quả do bầu nhụy biến đổi thành, hạt do noãn phát triển thành.
Một số cây khi quả hình thành vẫn còn giữ lại 1 bộ phận của hoa. Ví dụ như phần đài hoa vẫn còn lại trên quả của các loại cây: ổi, hồng, cà chua, ... ; phần đầu nhụy, vòi nhụy cũng được giữ lại ở quả :chuối, ngô, ...
- Phát tán nhờ gió: quả và hạt có cánh hoặc túm lông, nhẹ. VD: quả chò, bồ công anh,v..v..
- Phát tán nhờ động vật: quả và hạt có gai móc, là thức an của động vật. VD: quả ổi, quả ớt,v..v..
- Tự phát tán: giỏ quả tự nứt, hạt thông ra ngoài. VD: quả chi chi, quả nổ,v..v..
*Con người cũng có thể giúp cho quả và hạt phát tán đi rất xa và phát triển khắp nơi.
2/Hạt nảy mầm cần những điều kiện:nhiệt độ, độ ẩm, không khí thích hợp.
Trong trồng trọt, muốn cho hạt nảy mầm cần phải làm:
sau khi gieo hạt gặp trời mưa to, nếu đất úng thì phải tháo hết nước ngay
Phải làm đất tơi, xốp trước khi gieo hạt
Trời rét phải phủ rơm, rạ cho hạt đã gieo
Phải gieo hạt đúng thời vụ
Phải bảo quản tốt hạt giống
phải thiết kế thí nghiệm thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống:
Chọn một số hạt giống tốt : Chắc mẩy, không bị sâu mọt, sứt sẹo cho vào một cốc có lót bông ẩm còn cốc lót bông ẩm khác cho vào các hạt giống xấu như sâu mọt, bị mốc, bị lép, sứt sẹo…để tất cả vào chỗ mát (đủ nước,không khí và nhiệt độ thích hợp). Sau vài ngày thấy cốc có các hạt giống tốt nảy mầm nhiều hơn. Vì vậy: sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống
3/Môi trường sống của tảo: Sống ở nước trong các mương rãnh, ruộng lúa, chỗ nước đọng. Vì tảo chưa có rễ, thân, lá
;chúng không có rễ thân lá thực sự
5) Vì tảo được coi là thực vật bậc thấp do cơ thể rất đơn giản. Cơ thể chủ yếu sống trong nước. Mức độ tổ chức cơ thể chủ yếu là đơn bào. Tuy đã có sắc tố quang hợp để thực hiện quang hợp nhưng không có lục lạp hoạt động chuyên hóa như ở thực vật.
6) Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: thường có màu sắc sặc sỡ, hương thơm, mật ngọt. Hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính
Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió: thường có hoa nằm ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ, đầu nhụy thường có lông dính
(câu 6 bn ghi là Đặc điểm của hạt thụ phấn nhờ sâu bọ ? Đặc điểm quả và hạt phán tán như gió ?) không có dăc điểm của hạt thụ phấn,... mà thay hạt thành hoa nhs bn)
+ Em xem lại câu 6 là: đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sau bọ hay là em gõ thiếu là đặc điểm của hạt phấn ở hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ). Em xem lại đề nha!
Câu 1. Trình bày thí nghiệm để biết cây dài ra do bộ phận nào.
Trả lời:
Thí nghiệm để biết cây dài ra do đâu. Có thể gieo một số hạt đậu xanh hay lạc vào chậu đất ẩm. Khi cây cao độ 6 - 8cm thì ngắt ngọn một số cây, số cây còn lại đế nguyên. Để cây ra chỗ sáng. Sau vài ngày, quan sát thấy cây không bị ngắt ngọn tiếp tục cao lên còn các cây bị ngắt ngọn thì thân không cao lên được. Từ đó cho phép kết luận: thân cây dài ra là do chồi ngọn.
Câu 2. Bấm ngọn, tỉa cành có lợi gì? Những loại cây nào thì bấm ngọn. những cây nào thì tỉa cành? Cho ví dụ.
Trả lời:
Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân nhằm tăng năng suất cây trồng.
* Bấm ngọn: Trong trồng trọt, người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng để tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển chồi nách.
Ví dụ. bấm ngọn mướp, mồng tơi, các loại cây rau... cây sẽ phát triển các chồi nách và cho lá hoặc hoa quả nhiều hơn. Các cây đậu. cà chua, bông... được bám ngọn sẽ cho nhiều quả hơn.
Tuy nhiên, có nhiều loại cây như lúa. ngô, đay. xoan... thì không bấm ngọn.
* Tia cành: Trong trồng trọi, người ta áp dụng biện pháp tia cành để tỉa những cành sâu, xấu nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho các cành còn lại phát triển tốt hơn.
Đối với một số loại cây lấy gỗ như bạch đàn, phi lao, xoan... tia cành sẽ cho cây mọc thẩng. thân to, gỗ tốt hơn.
1.Thân dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
2.
- Bấm ngọn giúp cây ra nhiều hoa,quả hơn.
- Tỉa cách giúp cây phát triển chiều cao.
1)sinh sản hữu tính
2)noãn
3) thân chưa phân nhánh và chưa có mạch dẫn
4)Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
5) Người ta phải thu hoạch đỗ xanh, đỗ đen trước khi chín khô là vì: Nếu để quả đỗ xanh, đỗ đen chín khô thì quả sẽ tự nẻ, hạt rơi xuống đất không thu hoạch được.
6) Điểm khác nhau giữa hạt cây Hai lá mầm và hạt cây Một lá mầm là: phôi của hạt cây Hai lá mầm thì có 2 lá mầm, còn phôi của hạt Một lá mầm thì có 1 lá mầm. Chất dinh dưỡng dự trữ ở hạt cây Hai lá mầm nằm trong 2 lá mầm, còn ở cây Một lá mầm thì nằm ở phôi nho.
7)
Cây có hoa | Rêu |
- Có hoa | - Chưa có hoa |
- Thân và lá có mạch dẫn | - Thân và lá có mạch dẫn |
- Có rễ thật | - Cỏ rễ giả |
- Sinh sản bằng hoa | - Sinh sản bằng bào tử |
8)có rễ cây ăn sâu xuống lòng đất để hút chất dinh dưỡng và nước
có tán lá rộng giúp cây quang hợp và hô hấp tốt , không những thế còn để hấp thụ ánh sáng mặt trời ...
1) sinh sản hữu tính
2) noãn phát triển thành hạt chứa phôi
3) có túi bào tử
4) thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
5) vì khi quả chín khô thì lúc đó hạt đỗ sẽ ra hoa và chất trong hạt sẽ nuôi hoa
6) 1 lá mầm là lá mầm chứa chất dự trữ còn 2 lá mầm là phôi nhũ chứa chất dự trữ
7) rêu chưa có hoa và chưa có rễ chính
8) có đủ rễ, thân. lá.
1/ Cuống hoa : gắn kết hoa với xành hoặc thân
Đế hoa và lá đài : nâng đỡ và bảo vệ hoa
Cánh hoa: bảo vệ nhụy và nhị
Nhị: là bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa
Nhụy : có vai trò duy trì nòi giống
2/ Hoa đơn tính là hoa chỉ có nhụy hoặc nhị
Hoa lưỡng tính là hoa có cả nhụy và nhị
3/ Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy
Thụ phấn có quan hệ với thụ tinh là: muốn có hiện tượng thụ tinh thì phải có hiện tượng thụ phấn, nhưng với điều kiện hạt phấn phải nảy mầm. Như vậy, thụ phấn là điều kiện cần thiết cho thụ tinh. Nếu không có thụ phấn thì không có thụ tinh.
4/
Quả khô: khi chín vỏ quả khô, cứng và mọng nước . VD: ngô,khoai, sắn,...
Quả thịt : khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. VD: táo ,xoài,...
II. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
(Các từ cho sẵn: chính thức, mạch dẫn, nảy mầm, mặt dưới lá, ngọn cây, rễ giả)
- Rêu là những thực tập đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn còn đơn giản: thân không phân nhánh, chưa có.......mạch dẫn....... và chưa có rễ......chính thức......, chưa có hoa. Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở.........ngọn cây.........
-Rêu sinh sản bằng bào tử: Bào tử........nảy mầm..........và phát triển thành cây rêu.
I. Khoanh tròn vào câu em cho là đúng nhất:
1. Nhóm nào sau đây gồm toàn quả khô?
A. Quả cà chua, quả ướt, quả thì là, quả chanh
B. Quả lạc, quả dừa, quả đu đủ, quả táo ta
C. Quả đậu bắp, quả đậu xanh, quả đậu hà lan, quả cải
D. Quả bồ kết, quả đậu đen, quả chuối, quả táo
2. Nhóm nào sau đây gồm toàn quả thịt?
A. Quả đỗ đen, quả hồng xiêm, quả chuối, quả bầu
B. Quả mơ, quả đào, quả xoài, quả dưa hấu
C. Quả chò, quả cam, quả vú sữa, quả bồ kết
D. Quả đu đủ, quả cà chua, quả cải, quả hồng
3. Hạt gồm các bộ phận nào dưới đây?
A. Vỏ hạt, chồi mầm, chất dinh dưỡng dự trữ
B. Vỏ hạt, thân mầm, chất dinh dưỡng dự trữ
C. Vỏ hạt, lá mầm, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
D. Vỏ hạt, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ
4. Quả do bộ phận nào của hoa phát triển thành?
A. Đầu nhụy
B. Vòi nhụy
C. Bầu nhụy (chứa noãn đã thụ tinh)
D. Noãn
5. Loài tảo nào sau đây sống ở nước mặn?
A. Tảo sừng hươu, tảo vòng, rau câu
B. Tảo vòng, tảo silic, tảo tiểu cầu
C. Tảo sừng hươu, rau câu, rau diếp biển
D. Tảo silic, tảo tiểu cầu, rau câu
6. Trong các loại tảo dưới đây, loại tảo nào các kích thướt lớn nhất?
A. Tảo tiểu cầu
B. Rau câu
C. Rau diếp biển
D. Tảo lá dẹp
1. Căn cứ vào đực điểm của vỏ quả người ta chia quả thành các nhóm khác nhau (em xem lại các nhóm quả ở bài 32 SGK nha!)
2. Hạt gồm 2 bộ phận là vỏ hạt và phôi (chất dinh dưỡng dự trữ là thành phần của hạt nằm ở hai lá mầm hoặc phôi nhũ)
Có 2 loại hạt: hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm
3. Quả và hạt có 3 cách phát tán
- Phát tán nhờ gió: có túm lông, có cánh, nhẹ (quả chò, hạt hoa sữa ...)
- Phát tán nhờ động vật: có móc bám hoặc gai, quả ăn được có hương thơm, ngọt (quả ké đầu ngựa, hạt thông...)
- Tự phát tán: khi chín vỏ quả nứt ra làm hạt rơi xuống (quả đậu bắp, chi chi...)
4. Hạt nảy mầm cần
+ Điều kiện bên ngoài: đủ độ ẩm, không khí và nhiệt độ thích hợp
+ Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống
5. Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử
6.
+ Đối với tảo xoắn và rong mơ là 2 đại diện thuộc nhóm thực vật bậc thấp: chưa có rễ, thân, lá và chưa có mạch dẫn
+ Quyết: đã có rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn
+ Cây có hoa: ngoài rễ, thân, lá thật và có mạch dẫn thì chúng còn có hoa, quả, hạt
2/Hạt là thứ mà chúng ta nhìn thấy và tiếp xúc với chúng hằng ngày, nhưng chúng ta không hiểu rõ về cấu tạo và chức năng của từng bộ phận của hạt. bài viết sau đây sẽ hỗ trợ cho bạn một số kiến thức về hạt, những kiến thức đơn giản và cơ bản để bạn dễ phân biệt.
Dựa vào đặc điểm của phôi hạt mà ta chia hạt ra làm hai loại, đó là:
Ví dụ: hạt ngô, hạt lúa,…
Ví dụ: hạt đỗ đen, hạt lạt, hạt nhãn hạt mít,…
Các bộ phận của hạt gồm những thành phần cơ bản sau:
Hạt một lá mầm:
- Vỏ hạt: vỏ là bộ phận bao bọc và bảo vệ phôi của hạt một lá mầm
- Phôi:
+ chồi mầm
+ thân mầm
+ lá mầm
+ rễ mầm
- Phôi nhũ: đây là bộ phận dự trữ chất dinh dưỡng của hạt.
Hạt hai lá mầm:
- Vỏ: cũng giống như hạt một lá mầm thí vỏ dùng để bao bọc và bảo vệ phôi của hạt một lá mầm
- Phôi:
+ lá mầm: đây là bộ phận dữ trữ chất dinh dưỡng của hạt
+ chồi mầm
+ thân mầm
+ rễ mầm