K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 11 2017

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

đây là 1 thứ để chứng minh lời nói của tôi là đúng

15 tháng 12 2019
Câu chuyện “Chiếc lược ngà” đã kể lại thật cảm động về cuộc gặp gỡ và những tình cảm của cha con ông Sáu. Hình ảnh cha con ông Sáu đã để lại trong lòng tôi nỗi cảm thông, yêu mến và những ấn tượng sâu sắc.Tôi ao ước được gặp bé Thu. Thế rồi niềm ao ước ấy đã trở thành hiện thực. Tôi không thể quên được giây phút phút đó. Không gian mờ ảo đưa tôi đi.Khi tôi mở mắt ra thì thấy mình ở trong một ngôi nhà nhỏ, giữa Đồng Tháp Mười mà chung quanh nước đã lên đầy -một trạm của đường dây giao thông. Cái trạm này - một ngôi nhà cất chen vào giữa một chòm cây giữa khu rừng tràm thưa, mỗi khi có một cơn gió, sóng nối nhau đập vào tàn cây, nhà lại rung lên và lắc lư như một con thuyền đang chơi vơi giữa biển. Sóng đập đều đều vào các chòm cây. Đàn cò đứng ngủ không yên, một vài con vỗ cánh bay chấp chới. trời sáng trăng suông. Trong nhà có rất nhiều người.Mọi người đang cười đùa trò chuyện trong lúc chờ giao liên đưa đi.Tôi giật mình.Tôi thấy cảnh này vừa lạ vừa quen.Hình như tôi đã gặp đâu đó rồi thì phải nhưng tôi không nhớ được.Bỗng tôi nhìn ra bên ngoài phía bờ sông,tôi thấy một cô gái còn khá trẻ đang ngồi trầm tư một mình.Tôi mạnh dạn đi lại gần.Bây giờ tôi mới nhìn rõ đó là một cô gái người mảnh khảnh, đầu chít khăn, dáng điệu gọn gàng. Tôi đoán cô độ mười tám hai mươi là cùng.Cô gái đang cầm một chiếc lược ngà nước mắt giàn giụa. - Chào chị ? Chị có sao không vậy ? Tôi hỏi. - Chị không sao.Chỉ tại chị xúc động quá thôi.Cám ơn em đã quan tâm. Bây giờ tôi mới nhận ra mình đang gặp bé Thu. Thật đúng như nhà văn Nguyên Quang Sáng tả. Cô thật đẹp.Tôi vội hỏi : - Chiếc lược đẹp quá ! Nó chắc là kỉ vật mà chị quý trọng lắm phải không ? - Ừ ! Chiếc lược ngà là quà ba chị đã tẩn mẩn, kì công làm cho. - Ba chị thương chị quá ! Vây ba chi đâu .?..Tôi đang hỏi nhưng vội ngưng vì biết mình lỡ lời.Lén nhìn chị Thu mà lòng đầy ân hận. Nhưng hình như chị như bị chìm vào kí ức. Giọng chị nghẹn ngào - Ba chị mất rồi. Mất khi chưa kịp trao cho chị cây lược mà ba tự làm.Mỗi khi nhìn cây lược ngà ấy, nỗi nhớ về ba lại ùa về trong chị.Chị luôn tự trách mình ngày ấy, vì sao lại làm cho ba buồn, làm cho ba đau lòng. Cảm giác ân hận cứ day dứt mãi trong lòng. - Tại sao vậy ? Chị có thể kể cho em nghe được không ? Tôi hỏi - Đựơc thôi ! Chị kể với giọng nghẹn ngào . Nhìn chiếc lược ngà trong chị tràn ngập cảm xúc với bao kỉ niệm lần ba chị về thăm nhà đầu tiên sau tám năm xa cách. Đó cũng là lần đầu chị được gặp người cha mà mình hằng mong ước .Nhưng than ôi! cũng là lần gặp gỡ cuối cùng.Càng nhớ chị càng ân hận day dứt. Dù biết trước nguyên nhân nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi và thương cho chị Thu.Tôi nhìn chị thấy chị đang cố kìm nén không cho tiếng nấc bật ra khỏi miệng.Chị nghẹn ngào kể tiếp : “Ngày về thăm nhà, ba chị chỉ được ở nhà có vẻn vẹn có ba ngày, thế mà chị lại từ chối sự săn sóc vỗ về của ba.Ba khao khát được nghe chị gọi tiếng " ba" nhưng chị nhất định không gọi vì chị nghĩ ông không phải là ba mình. - Tại sao chị lại không nhận cha ? Tôi chen ngang - Tại ông không giống người cha trong tấm hình chụp chung với má chị,.Ba chị không có vết sẹo dài trên mặt như ông ấy.Ôi cái tuổi ngây thơ ngang bướng.Giờ nghĩ lại chị lại thấy buồn cười. Thậm chí,chị còn nói trống không khi mời ba vào ăn cơm; nhất quyết không gọi ba để nhờ chắt nước nồi cơm và hất cái trứng cá mà ba gắp bỏ chén cho chị, làm văng cơm tung tóe. Còn nhớ lúc ấy, ba chị tức giận đã đánh vào mông chị. Thế là chị tức lắm nhưng ngồi im, đầu cúi gầm xuống ngầm phản khán rồi lặng lẽ gắp cái trứng cá bỏ vào chén, đi xuống bến, mở xuồng bơi sang nhà ngoại.Chị khóc ,méc ngoại mọi chuyện. Đêm ấy chị được ngoại cho biết vết sẹo dài trên mặt ba là do Tây bắn bị thương. - Sao nữa chị ? Chị kể tiếp đi em hồi hộp quá. Chị Thu nhìn tôi với cặp mắt còn ngân ngần nước. - Từ từ chứ .chờ chị uống miếng nước đã. Nói xong chị lấy biđông nước bên người uống một ngụm.Uống xong chị kể tiếp :Đêm ấy chị không ngủ được, nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài trông mau đến sáng để ngoại đưa về nhà. . Sáng hôm sau chị theo ngoại về nhà.Chị thấy trong nhà, ngoài sân mọi người đến tiễn ba chị rất đông. Chị đứng trong góc nhà buồn bã nghĩ ngợi. Và khi ba nhìn chị,chị cảm nhận đôi mắt ấy trìu mến lẫn buồn rầu làm sao. Chỉ khi nghe ba nói :”Thôi, ba đi nghe con!” thì tình yêu thương của chị giành cho ba trổi dậy, chị thét lên: “Ba......... “Vừa thét chị chạy thó lên, dang hai tay ôm chặt cổ ba.Chị hôn tóc , hôn cổ, hôn vai, hôn lên cả vết thẹo dài trên má của ba. Chị không muốn cho ba đi .Mặc ba dỗ dành, chị vẫn cứ siết chặt ba. Đến lúc mọi người, mẹ và bà dỗ chị hãy để ba đi, ba sẽ về mua cho chị chiếc lược, chị mới ôm chầm lấy ba lần nữa, mếu máo dặn ba rồi từ từ tuột xuống. Chị không bao giờ quên hình ảnh ba trong lần gặp gỡ đầu tiên và cũng là lần cuối cùng ấy. Tôi lặng đi trong xúc động.Thật thương cho chị Thu.Chiến tranh đã làm chị mất đi người cha mà chị yêu quý.Không hiểu sao nước mắt đã nhòe trên mặt tôi .Chị Thu lấy khăn lau nước mắt cho tôi cười nói : Coi em kìa ! Mau nước mắt quá ! Nghe chị nói tôi chỉ biết cười ngượng.Vội hỏi cho đỡ ngượng : - Vậy chị được ba tặng chiếc lược ngà khi nào ? Nghe tôi hỏi chị ngẩn người ra .Tôi biết mình đã lỡ lời.Nhưng một thoáng im lặng trôi qua, chị nói với giọng nghẹn ngào : - Chiếc lược này chị nhận được từ một người bạn của ba.Ba chị đã mất trong một trận càn.Trước khi mất ba chị đã nhờ người bạn đưa cho chị. Nói xong chị đưa tay quyệt nước mắt.Tôi cảm thấy mình đáng trách quá khi đụng đến nỗi đau của chị.Và tôi rơi vào trầm ngâm với suy nghĩ của mình. Chiếc lược ngà với dòng chữ sẽ mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, bi kịch của chiến tranh. Người còn, người mất nhưng kỉ vật, gạch nối giữa cái mất mát và sự tồn tại của chiếc lược ngà vẫn còn đây. Đây là minh chứng tội ác, là những đau thương, mất mát của chiến tranh xâm lược mà các thế hệ bạo tàn gây ra cho chúng ta. Tôi đồng cảm thấm thía nỗi đau, sự mất mát mà chiến tranh mang đến cho chị Thu. Tình cảm cha con sâu sắc của cha con ông Sáu đã vượt qua bom đạn của chiến tranh để ngày càng thiêng liêng, ngời sáng và gắn bó chặt chẽ với tình yêu quê hương, đất nước. Đang mơ màng tôi nghe tiếng gọi - Cô Hai ơi lên đường được chưa ? Nghe tiếng gọi chị Thu bỏ chiếc lược vào túi áo nhanh chóng chạy vào trong nhà không kịp chào tôi . Nhìn chị chống sào đưa người qua sông mà tôi trào dâng niềm yêu thương. Reng ! Reng ! Tiếng chuông báo thức vang lên. Giờ tôi mới nhận ra minh đã có một giấc mơ thật đẹp. Và tôi học được một bài học vô cùng lớn.Tôi hiểu những mất mát đau thương mà chiến tranh đã gây ra cho bao nhiêu gia đình. Bởi vậy mà tôi càng yêu quý gia đình mình và thêm trân trọng cuộc sống hoà bình hôm nay .
31 tháng 5 2018

theo mình thì là 5: IQ 200

31 tháng 5 2018

5: IQ 200 nha

Đừng đăng câu linh tinh nữa

~~~hok tốt~~~

16 tháng 12 2018

Nhắc đến con trâu chúng ta nghĩ ngay đến con vật to khỏe nhưng hiền lành chăm chỉ. Trên những cánh đồng chúng ta bắt gặp hình ảnh con trâu cần mẫn kéo cày. Có thể nói con trâu gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam: con trâu – là động vật nhai lai thuộc họ bò, phân bộ nhai lại, nhóm sừng rỗng, bộ guốc chẵn, lớp thú có vú - loài động vật này chủ yếu vào việc cày kéo.

Trâu Việt Nam có nguồn gốc từ trâu rừng thuần chủng, thuộc nhóm trâu đầm lầy. Lông màu xám hoặc xám đen, thân hình vạm vỡ, thấp ngắn bụng to, mông đốc, bầu vú nhơ, sừng có hình lưỡi liềm. Ngày xưa, người ta phân biệt trâu lành hay trâu dữ là một phần nhờ vào đôi sừng trêm chỏm đầu: sừng dài, uốn cong hình lưỡi liềm cùng cặp mắt to dữ thì phải coi chừng và có biện pháp thuần phục. Nếu trâu cái trung bình từ 350-400 kg có tầm vóc từ vừa đến to, linh hoạt và hiền lành thì trâu đực nặng từ 400-450kg có tầm vóc lớn, cân đối, dài đòn trước cao sau thấp, tính khí hăng hái nhưng hiền lành.

Không chỉ có thế con trâu còn có 1 vị trí to lớn trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Hình ảnh con trâu đi trước cái cày đi sau đã trở thành hình ảnh gần gũi bao đời nay. Chính vì vậy nó là 1 một phần không thể thiếu của người nông dân. Hình ảnh con trâu ung dung gặm cỏ non, xanh mát và trên trời là những cánh diều bay cao giữa không trung đã in sâu trong tâm trí người Việt Nam. Chăn trâu thả diều là một trong những trò chơi của trẻ em nông thôn, một thú vui đầy lý thú. Trên lưng trâu còn có bao nhiu là trò như đọc sách, thổi sáo... Những đứa trẻ đó lớn dần lên, mỗi người mỗi khác nhưng sẽ không bao giờ quên được những ngày thơ ấu:

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta,

Cái cày nối nghiệp nông gia,

Ta đây trâu đấy ai mà quản công.​

Ngoài ra trâu con gắn liền với những lễ hội truyền thống như chọi trâu đâm trâu. Lễ hội chọi trâu ở Hải Phòng là nổi tiếng nhất. Hải Phòng là vùng đất có truyền thống văn hoá với nhiều di tích lịch sử và danh thắng mang đặc trưng của miền biển. Trong những di sản văn hoá ấy, nổi bật là lễ hội chọi trâu Đồ Sơn - một lễ hội mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Lễ hội nói chung là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, nghệ thuật truyền thống phản ánh cuộc sống vật chất và tâm linh của một cộng đồng trong quá khứ. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn được khôi phục lại hơn 10 năm nay và được Nhà nước xác định là 1 trong 15 lễ hội quốc gia, bởi lễ hội này không chỉ có giá trị văn hoá, tín ngưỡng, độc đáo mà còn là điểm du lịch hấp dẫn với mọi người.

Con trâu cũng có mặt trong lễ hội đình đám Việt Nam như tục chọi trâu ở Đồ Sơn (Hải Phòng), tục đâm trâu ở Tây Nguyên, nhưng từ lâu lắm rồi người Đồ Sơn đã lưu truyền câu ca dao cổ:

"Dù ai buôn đâu, bán đâu

Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về

Dù ai bận rộn trăm bề

Mồng chín tháng tám nhớ về chọi trâu"​

Cũng có nhiều ý kiến về nguồn gốc ra đời của lễ hội chọi trâu đưa ra những căn cứ giải thích khác nhau, nhưng ở Đồ Sơn vẫn có câu thành ngữ "Trống mọi làng cùng đánh, thánh mọi làng cùng thờ" để lập luận Hội chọi trâu ra đời cùng với việc trở thành hoàng làng. Không những thế để nói lên sự sung túc, thành công của nhà nông có câu: "Ruộng sâu, trâu nái".

Tìm hiểu nguồn gốc ấy để thấy rằng lễ hội chọi trâu có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người Đồ Sơn từ xưa tới nay. Ngoài nhu cầu vui chơi, tìm hiểu, qua lễ hội người ta tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần, duy trì kỷ cương làng xã, để cầu nguyện cho "nhân khang, vật thịnh". Chọi trâu không chỉ đơn thuần "hai con trâu chọi" mà nó đã trở thành tục lệ, tín ngưỡng độc đáo ở vùng biển Đồ Sơn. Người dân đặt vào lễ hội niềm tin và hy vọng bởi những cặp trâu chọi sẽ quyết định thắng thua, thành bại cho phe giáp ngày trước, phường xã ngày nay. Người Đồ Sơn gắn lễ hội chọi trâu với việc thờ cúng thành hoàng làng với mong muốn những chuyến đi biển thuận buồm xuôi gió, cho nên ngày Hội càng trở nên thiêng liêng, trang trọng. Vào Hội, mọi người được dịp hoà mình vào cộng đồng để tình cảm kết nối bền chặt, gắn bó hơn. Vì thế mà tinh thần đoàn kết, ý thực cộng đồng cũng được duy trì, khẳng định.

Con trâu được xem là một con vật linh thiêng bởi vì nó nằm trong mười hai con giáp mà người Việt Nam cũng như người phương Đông dùng để tính tuổi, tính năm. Ngoài ra, con trâu còn được đưa vào nhiều bức tranh của làng tranh Đông Hồ nổi tiếng như bức tranh "Trẻ em cưỡi trâu thổi sáo". Và con trâu cũng đã được xem là biểu tượng của Seagames 22. Đông Nam Á tổ chức tại Việt Nam. Biểu tượng Trâu Vàng mặc quần áo cầu thủ đón các vận động viên của các nước bạn vào ngày 25/12/2002 là sự tôn vinh con trâu Việt Nam người dân Việt Nam.

Con vật thiêng này cũng là con vật đã in đậm vào kí ức tuổi thơ khi nhớ về làng quê. Nhà thơ Giang Nam đã ghi nhận kí ức tuổi thơ khi nhớ về quê hương:

"Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường

Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ

Ai bảo chăn trâu là khổ

Tôi mơ màng như chim hót trên cao."​

Ngày nay, có rất nhiều máy móc hiện đại đã xuất hiện khắp nơi trên cánh đồng làng quê Việt Nam nhưng con trâu vẫn là con vật gắn bó thân thiết với người nông dân. Trâu luôn là con vật không thể thiếu ở làng quê Việt Nam - con vật linh thiêng trong sâu thẳm tâm hồn người dân Việt Nam. Con vật thiêng ấy sẽ mãi mãi in đậm trang kí ức của người dân Việt, nhất là những người xa xứ