Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thứ 1
=> bỏ từ sẽ đi,
Mẹ đưa con tới trương, cầm tay con dắt qua đi qua cánh cổng ,rồi buông tay và nói:"Đi đi con can đảm lên con, thế giới này là của con,..."
thứ 2
Tất nhiên Mẹ bị bảo Vệ đuổi ra, vậy phải "buông tay" ra thôi có còn lựa chọn nào khác nữa đâu.
(chẳng có nhẽ lại "dắt tay" con quay về)
Kết luận đó là điều tất yếu không có gì phải suy với nghĩ
Hết!
nếu suy nghĩ cao cả. hay để nó đi một mình từ nhà
Danh ngôn về cuộc sống có câu: "Cuộc đời là một dòng sông, kẻ nào không chịu học bơi sẽ bị nước nhấn chìm", quả thực cuộc đời vốn khắc nghiệt và đầy chông gai, thử thách, khó khăn, có mấy ai khi sinh ra cuộc đời đã trải sẵn hoa hồng. Câu danh ngôn nhắc nhở chúng ta phải biết tự thân tự lập để tồn tại và đương đầu với cuộc sống. Ông cha ta cũng đã có câu "Tự lực, tự cường" nhằm nhấn mạnh vai trò quan trọng của tính tự lập trong cuộc sống, nhắc nhở con cháu đây là một đức tính đáng quý mà mỗi con người đều nên cố gắng rèn luyện cho mình.
Trước hết, chúng ta phải hiểu tự lập là gì, tự lập là một phong cách sống tích cực, tự bản thân mình lựa chọn và quyết định các vấn đề cuộc sống của mình, không bị phụ thuộc vào người khác. Tự lập là tự bản thân tạo dựng, giải quyết và lo liệu cho mọi công việc, sự nghiệp của mình một cách độc lập, không trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác, không ỷ lại vào người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người tự lập là người tự biết sắp xếp thời gian biểu, tự chăm sóc bản thân, lo cho sức khỏe của mình, không để người khác nhắc nhở, lo lắng. Thay vì chờ người khác nấu ăn sáng hay giặt đồ cho mình thì người tự lập sẽ tự lo cho bản thân mình, tự mình nấu ăn sáng và tự giặt đồ của mình khi cần thiết. Trong công việc hay học tập, người tự lập thường chủ động, tự tin trong công việc của mình, sự tự giác đặt lên hàng đầu luôn chủ động làm tốt phần việc của mình mà không cần cấp trên đôn thúc, nhắc nhở.
Người tự lập cũng rất giàu bản lĩnh và thường làm chủ công việc của mình, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách, chính vì vậy mà dễ được người khác tin tưởng, trọng dụng. Một người học sinh có tính tự lập là khi tự giác học bài, làm bài tập và trau dồi kiến thức của mình mà không cần giáo viên hay cha mẹ nhắc nhở, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Khi làm bài kiểm tra luôn tự mình ôn tập, làm bài theo đúng khả năng và thực lực của mình, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của bạn bè, không quay cóp và gian lận trong thi cử. Người tự lập sẽ tự biết được khả năng học tập của mình, sở thích và đam mê của mình để từ đó lựa chọn con đường đi đúng đắn cho tương lai. Trong cuộc sống, người tự lập luôn có tinh thần giúp đỡ người khác, có ý chí vươn lên, ý thức cầu tiến và suy nghĩ tích cực. Người tự lập là một trong những hình mẫu lí tưởng truyền cảm hứng cho mọi người.
Tính tự lập là một trong những đức tính tốt đẹp của con người, là nguồn sức mạnh lớn lao giúp chính bản thân con người đương đầu với khó khăn trong cuộc sống. Người có tính tự lập sẽ chủ động trong mọi lĩnh vực cuộc sống, công việc và sự nghiệp của mình, tỉ lệ thành công ở những người này sẽ cao hơn những người không biết tự lập. Nếu không biết tự lập, chẳng khác nào mang cuộc sống, công việc và tương lai của mình đặt vào tay người khác, phó thác cho người khác, như vậy cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa, không có giá trị. Người không có tính tự lập cũng rất mỏng manh và yếu đuối trước những sóng gió bão táp của cuộc sống, dễ bị vấp ngã mà không thể tự mình đứng lên. Đó là điều rất đáng quan ngại, chính vì vậy, mỗi chúng ta phải cố gắng rèn luyện cho mình tính tự lập để có thể làm chủ chính bản thân mình, làm chủ cuộc đời mình.
Thế hệ học sinh cần nhận thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của sự tự lập trong cuộc sống, lao động và học tập của chúng ta hiện tại và tương lai. Mỗi cá nhân phải là cá thể tự lập để trở thành những tế bào tự lập trong xã hội, đưa đất nước bước vào những xu thế phát triển của thế giới, hòa nhập nhưng không hòa tan.
a.So với đoạn trích Lặng lẽ Sa Pa thì đoạn trích Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng):
- Người kể là nhân vật “tôi”- bé Hồng- nhân vật chính trong truyện
- Ưu điểm của ngôi kể: Ngôi thứ nhất trực tiếp bộc lộ được suy nghĩ, tình cảm của mình, do vậy có thể thể hiện được nhiều diễn biến tinh vi, phức tạp của nội tâm.
– Hạn chế: Cách kể này nhìn tất cả nhân vật, sự việc không được khách quan, nên đơn điệu
b.Lựa chọn người kể là cô kĩ sư
Nghe tiếng chàng trai kêu to “trời ơi chỉ còn 5 phút nữa” và sau đó là một giọng đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy giật mình, bâng khuâng. Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi đấy ư? Tôi và chàng trai kia đã nói gì được với nhau đâu? Và cả nhà họa sĩ đáng kính kia nữa.
Khi tôi đứng lên thì anh thanh niên bỗng kêu lên:
- Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này!
Tôi nhẹ nhàng quay lại, cầm lấy chiếc khăn tay. Tôi thực sự bối rối, mặt nóng bừng, quay vội đi. Nhà họa sĩ già đã bước tới bậu cửa, bỗng quay lại chụp lấy tay chàng thanh niên, lắc mạnh:
- Chào anh! Chắc chắn rồi tôi sẽ trở lại! Tôi ở với anh ít hôm được chứ?
Tôi cũng lặng lẽ bước đến chỗ chàng thanh niên, chìa bàn tay ra cho anh nắm. Anh nắm lấy bàn tay tôi, bóp nhẹ. Hình như anh hơi run thì phải? Tôi nhìn thẳng vào mắt anh không nói. Anh cũng im lặng nhìn tôi. Nhưng dường như chúng tôi đã nói với nhau tất cả. Tôi thì thầm:
- Chào anh!
a, Những công việc vất vả mà mẹ phải lo toan : bắt cá , bắt chim , xe chỉ luồn kim , làm ruộng , hái rau , ôm con , vay gạo , cúng ma, lo bếp nước , cửa nhà , đi củi , muối dưa , van lạy , đỡ đòn
b, Mẹ ước có 10 tay để chăm lo bộn bề của cuộc sống , chống lại các thế lực áp bức của xã hội , chăm sóc , che chở cho con , ......
2. a. Yêu cầu về kĩ năng:
Thí sinh biết cách làm bài văn nghị luận xã hội; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, chọn được diễn chứng tiêu biểu; không mắc lỗi về chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng bài viết cần đảm bảo các ý sau:
Nội dung Điểm
* Giới thiệu vai trò của người mẹ 0,25
* Giải thích ngắn gọn khái niệm về mẹ 0,25
* Chứng minh người mẹ có vai trò quan trọng đối với mỗi con người trong cuộc sống 1,0
* Phê phán một số ít con người trong xã hội hiện nay còn có những đối xử bất công, tàn nhẫn, vô nhân đạo với mẹ của họ. 0,25
* Bài học nhận thức và hành động của bản thân 0,25
4. Tôi không biết mẹ đã khóc bao nhiêu lần trong đời, nhưng tôi biết mỗi khi mẹ khóc là lúc mẹ đang buồn hoặc đang vui. “Mẹ ạ, có những lần mẹ khóc, nước mắt của mẹ đã rơi xuống và động mãi nơi tâm hồn con; người con suốt đời yêu thương của mẹ”.
Khi tôi hơn ba tuổi, ba mất trong một vụ tai nạn giao thông, mẹ đã khóc rất nhiều. Nước mắt mẹ đã thấm đẫm mấy cái khăn nhưng vẫn cứ rơi hoài. Tôi bé bỏng và thơ ngây, thấy ba nằm bất động, nhắm nghiền mắt hơn một ngày trời, tôi đã hỏi “sao ba ngủ lâu vậy mẹ”. Mẹ nhìn tôi, mắt đỏ hoe, nghẹn ngào không nói được nên lời, xiết chặt con vào lòng mà nước mắt lại càng tuôn chảy. Đến ngày thứ hai, người ta bỏ ba vào cỗ quan và đóng lại; mẹ khóc, tôi cũng khóc; mẹ khóc vì buồn đau còn tôi khóc vì không hiểu sao người ta lại nhốt ba mình lại. Những giọt nước mắt của mẹ lúc đó đã theo tôi suốt cả cuộc đời.
Ba qua đời, mẹ ở vậy nuôi tôi, mẹ chỉ lo cho tôi mà không hề nghĩ đến tuổi xuân của mẹ cứ dần trôi qua. Năm tôi lên mười tuổi, có lần sau khi đi học về, tôi theo đám bạn ra tắm sông. Giờ tan trường qua đã lâu nhưng không thấy tôi về, mẹ đã cuống cuồng đi tìm tôi khắp nơi. Cuối cùng mẹ cũng đã tìm thấy tôi nơi bãi sông khi mặt trời đứng bóng, nơi tôi và các bạn đang tắm. Mẹ đã la mắng tôi, sợ quá, tôi cuống cuồng chạy lên mặc quần áo, mặc kệ bùn đất lấm lem sang áo quần; tôi xách cặp chạy một mạch về nhà. Khi về, mẹ đã đánh tôi; lần đầu tiên trong đời mẹ đã đánh tôi, đánh bằng roi mây làm tôi đau điếng. Tôi khóc thét lên và nói rằng “Con chỉ đi tắm thôi, các bạn cũng thế, sao mẹ lại đánh con đau như vậy”. Tôi đâu biết rằng, vì thương tôi, lo lắng cho tôi mà mẹ đã phải bỏ công việc để đi tìm tôi khắp nơi; đâu biết rằng mẹ đã tần tảo lam lũ sớm hôm một mình lo cho tôi ăn học. Sau khi bị đánh, tôi nằm úp mặt vào gối và khóc sướt mướt. Mẹ không nói năng gì, đi tới cởi quần áo tôi để đưa đi giặt; sau khi cởi quần cho tôi, mẹ thấy nơi đùi và mông tôi có ba lằn roi rớm máu. Mẹ đã khóc, nước mắt mẹ rơi đúng vết roi, thấm vào làm tôi đau rát. Mẹ vừa khóc vừa lấy dầu bôi vết thương cho tôi. Thấy mẹ khóc, tôi cũng khóc, nước mắt lưng tròng quay ra xin lỗi mẹ. Một lần nữa nước mắt mẹ lại in vào tâm hồn tôi thơ bé, những giọt nước mắt chứa cả một trời yêu thương.
Năm tôi đậu đại học, sau khi nhận được giấy báo trúng tuyển, lòng khấp khởi vui mừng, tôi vội vàng đạp xe về khoe với mẹ. Khi biết tin, mẹ đã ôm tôi vào lòng và xoa đầu như lúc tôi còn thơ bé. Mẹ sụt sùi nước mắt, không nói thành lời, nhưng nhìn vào mắt mẹ, tôi thấy niềm vui lẫn nỗi tự hào lung linh trong mắt mẹ yêu. Tôi thấy thương mẹ và thầm nhủ mình không bao giờ được phụ công lao và những hy sinh của mẹ.
Thế rồi tôi cũng đã tốt nghiệp đại học, được nhận vào làm việc tại một công ty thương mại trong niềm vui vô ngần của mẹ. Vậy là mẹ đã bớt vất vả hơn, không còn cảnh chạy đôn chạy đáo lo mượn tiền cho tôi nộp học phí những lúc đến kỳ nộp. Vậy là con của mẹ cũng đã trưởng thành.
Nhận tháng lương đầu tiên, cầm những đồng tiền thành quả sau những năm tháng ăn học, lòng tôi có những cảm xúc khó tả. Tôi chợt nghĩ đến mẹ, chợt trào nước mắt khi nghĩ về dáng vẻ hao gầy trong chiếc áo sờn vai của mẹ. Hình như chiếc áo mẹ thường mặc đã được may từ lâu lắm rồi, tôi cũng chẳng nhớ nổi vai áo mẹ đã sờn từ bao giờ. Mà cũng phải, chốn quê nghèo, một mình mẹ bươn chải, lo đủ tiền cho tôi ăn học là đã cố lắm rồi, làm sao mẹ có thể mua sắm được quần mới, áo đẹp cho mình. Nghĩ đến đó, tôi lấy xe đạp ngay đến khu chợ áo quần.
Ngày về thăm mẹ, khi tôi về đến nhà một lúc thì mẹ đi làm đồng về. Tôi ra cửa đón mẹ, mẹ nhìn tôi nở nụ cười thật tươi. Mẹ vào nhà, tôi nâng bằng hai tay, đưa bộ quần áo tôi mua cho mẹ. Mẹ nhìn tôi, cầm bộ quần áo mới trên tay, xoa nhẹ tay lên tấm áo mới, nước mắt mẹ lại trào ra.