Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Năm học vừa qua, em đạt danh hiệu học sinh giỏi. Để khuyến khích em, ba em đã mua tặng em một chú gấu bông rất dễ thương.
Em yêu gấu bông lắm. Em đặt tên cho chú là Mi-lu. Mi-lu là một chú gấu ngồi, lông của nó màu vàng ươm, mượt mà rất đẹp. Chú mặc một bộ quần áo yếm màu xanh non rất đáng yêu. Hai con mắt của chú đen láy và sáng như hai hòn bi, trông cứ như mắt thật. Chú có một chiếc mũi màu nâu, nhỏ xinh như một chiếc cúc áo gắn trên chiếc mõm dài ngộ nghĩnh. Mi-lu lúc nào cũng vui vẻ toét miệng cười - cái miệng rộng đầy tham ăn. Hai tay tròn lẳn cầm một bình sữa ở trước ngực rất đáng yêu. Đặc biệt Mi-lu có hai hàng lông mày nhỏ xíu và đen bóng làm gương mặt trông rất tinh nghịch. Hai cái tai tròn xoe vểnh ra như đang nghe em nói chuyện.
Em rất yêu Mi-lu. Mỗi lần đi ngủ em đều cho chú ngủ cùng, đôi khi em còn trò chuyện với Mi-lu nữa. Em giữ gìn chú rất cẩn thận vì đó là vật kỉ niệm mà ba đã tặng cho em.
Hướng dẫn giải:
- bãi biển Sầm Sơn, Vịnh Hạ Long, vườn quốc gia Phong Nha, chùa Bái Đính, chùa Hương, đền Hùng, …
a) Tên ba tỉnh hoặc thành phố :
-Hải Phòng, Vinh, Cần Thơ, Tây Ninh, Bình Dương,...
b) Tên ba danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng :
-Vịnh Hạ Long, Đà Lạt, địa đạo Củ Chi, Nha Trang,..
c) Tên ba đảo hoặc quần đảo của nước ta :
-Quần đảo Hoàng Sa, Quần đảo Trường Sa, đảo Phú Quốc
Đi từ Bắc vào Nam ta có các tỉnh và thành phố:
+ Các tỉnh : Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kan, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc Lắk, Kom Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau
+ Các thành phố : Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
Danh lam thắng cảnh : Vịnh Hạ Long, hồ Ba Bể, hồ Hoàn Kiếm, Núi Tam Đảo, núi Ba Vì, núi Ngự Bình, Động Tam Thanh, Động Phong Nha, Đèo Ngang, Đèo Hải Vân ...
Di tích lịch sử : Cổ Loa, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hoàng thành Huế, Cây đa Tân Trào,...
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...
Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
Việt Nam, 15/7/2018
Xin chào Hannad - em họ xa của tôi.
Hôm nay chị sẽ nói cho em về biểu tượng của Thành phố Hồ Chí MInh, đó là tòa nhà Bitexco nằm giữa trung tâm thành phố. Lần đầu tiên về Việt Nam chắc em chỉ mới thấy lướt qua nên chị sẽ giới thiệu nhé! Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. "Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng", ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định. Năm 2005, ông Zapata, kiến trúc sư chính của dự án đã tận dụng thử thách này để thiết kế một tòa nhà "khác thường" cho Tập đoàn Bitexco của Việt Nam. Vì vậy, điểm nhấn của thiết kế sẽ phải thể hiện được sự hiện diện vĩnh cửu của tòa tháp sao cho tòa tháp luôn được nhận biết thông qua hình dáng của nó dưới bất kì hình thức nào.
Một trong những chủ định chính của kiến trúc sư Carlos Zapata trong thiết kế là thể hiện được văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông giải thích, "Tòa nhà phải có sự liên hệ với văn hóa, và vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát để tìm ra các mối quan hệ giữa tòa tháp với con người, chủ yếu là mối quan hệ tâm linh bởi vì bạn không thể áp đặt một biểu tượng lên con người." Kết quả là, ông đã lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp.
Hình ảnh búp sen đã được lựa chọn mà không phải là hình ảnh hoa sen bởi hình dáng thon mảnh và thanh lịch, truyền tải được ý nghĩa "vươn cao". Búp sen còn có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh "Văn hóa Việt Nam đang nở rộ". Tòa tháp với những đường cong mềm mại, hợp lý như những đường nét uyển chuyển của áo dài, chiếc áo truyền thống của người Việt Nam. Tương tự, nhìn sân đậu trực thăng từ tầng trệt, chúng ta sẽ liên tưởng đến chiếc nón lá truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế lồng ghép một cách tinh tế những nét văn hóa Việt. Em có thích khi biết thêm về quê hương thứ hai của mình không? Chị mong em sẽ thích nó. Come back to Vietnam soon, please.
Chị nhớ em
Eunice
1. Đoạn 1
a) Mở đầu: Vào mùa xuân năm ấy, người ta tổ chức một đêm dạ hội thật tưng bừng đủ các trò chơi và các trò xiếc đẹp mắt. Va – li- a được bố mẹ cho đi dự dạ hội
b) Diễn biến: Chương trình đêm dạ hội thật phong phú nhưng Va-li-a thích nhất là tiết mục " Cô gái phi ngựa đánh đàn". Em rất cảm phục lòng dũng cảm và sự tài ba của cô gái. Ngựa tung vó phi nước đại. Thế mà, cô gái vẫn ngồi vững vàng trên lưng ngựa, lại cầm cây đàn dạo một bản nhạc trông thật điệu nghệ
c) Kết thúc: Từ đó lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô gái phi ngựa và chơi những bản đàn rộn rã.
2. Đoạn 2
a) Mở đầu: Rồi một hôm rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề
b) Diễn biến : Thấy Va-li-a quá đam mê nghề xiếc, bố mẹ cũng đồng ý viết đơn cho em vào học. Giám đốc rạp xiếc cũng tán thành nhận Va-li-a vào học. Em không ngờ ước mơ của mình bước đầu lại thuận lợi như thế.
Em đến rạp xiếc trong một trạng thái phấn khởi. Em được ông giám đốc giao cho nhiệm vụ quét chuồng ngựa. Lúc đầu cô bé rất ngạc nhiên nhưng rồi cũng nhận lời và hứa sẽ làm tốt công việc được giao
c) Kết thúc : Bác giám đốc gật đầu cười bảo em :
Công việc của diễn viên phi ngựa đánh đàn bắt đầu như thế này đấy cháu ạ.Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên.
3. Đoạn 3
a) Mở đầu : Thế là Va-li-a trở thành diễn viên xiếc tương lai bắt đầu từ giờ phút đó.
b) Diễn biến : Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.
c) Kết thúc : Va-li-a làm hết mình. Chuồng ngựa lúc nào cũng sạch sẽ gòn gàng thoáng mát. Em không hề nà bất cứ chuyện gì. Dần dần, em đã làm quen với công việc của mình, quen với chú ngựa trong suốt thời gian học.
4. Đoạn 4
a) Mở đầu : Bằng sự cố gắng nỗ lực của mình cộng với sự đam mê nghề xiếc. Va-li-a đã trở thành một diễn viên xiếc thực sự, được giám đốc rạp xiếc đánh giá cao và khán giả rất ái mộ
b) Diễn biến : Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm đàn vĩ cầm. Ngựa tung vó, tiếng đàn bỗng cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên gương mặt khán giả
c) Kết thúc : Từ một ước mơ nhỏ nhoi và sự yêu thích đam mê, Va-li-a đã trở thành một diễn viên chính như em hằng mong ước
1.Cổ áo
2.Con ngựa
3.mở mắt
4.con tem
5.chính
6.Ba n=Bốn=>Ba n= Bố n
7.Tiếng kêu meooo........
8.Luộc con cua lên
Cổ áo
Con ngựa
Thức dậy
Tem thư
Chính ( chín-h)
Ba = bố, thêm n vào cả hai vế ta được Ba n = Bố n
Tiếng kêu meo meo và sinh ra mèo con
Luộc con cua lên, thế là thành con cua chín, và đương nhiên là sẽ chín cả chân
Câu 1:
1. ĐƯỜNG HOÀNG DIỆU
2. ĐƯỜNG PHAN ĐÌNH PHÙNG
3. ĐƯỜNG ĐINH TÊN HOÀNG ( PHỐ ĐI BỘ )
4. ĐƯỜNG THANH NIÊN
Câu 2: