Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách
- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn
- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)
- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Trải qua bốn nghìn năm lịch sử, tác giả nhân dân đã nhận thức được cái đẹp cái toàn mĩ của quê hương, đất nước bằng cả trái tim của mình. Những tình cảm cao đẹp đó đã ăn sâu vào tâm hồn của họ, từ đó những tâm tình của người lao động đã được gửi gắm vào những câu ca dạo tục ngữ. Đó là sự thương nhớ, vấn vương quê hương mỗi khi đi xa xứ, là vẻ đẹp của người lao động cần cù, niềm tự hào non sống đất nước với những nét đẹp cổ kính ngàn đời,…Tình yêu đất nước trong các câu ca dao không sôi nổi nhưng lại dạt dào như mạch suối ngầm chảy âm ỉ, chảy mãi, niềm tự hào về non sông đất nước được khơi gợi qua từng câu chữ, nét bút.
- Hình ảnh các miền quê hiện lên trong các bài ca dao rất phong phú:
+ vẻ dẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây;
+ con đường lên xứ Lạng sơn thủy hữu tình;
+ con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm, …
- Dù viết về những miền quê khác nhau (Hà Nội, Lạng Sơn, Huế), miêu tả những phong cảnh đặc sắc của mỗi miền nhưng chùm ca dao đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng đối với quê hương đất nước.
- Tình yêu đó có khi lặng lẽ, kín đáo như bài 1, cũng có khi thốt lên thành lời thơ tha thiết: “ai ơi đứng lại mà trông” trong bài 2. Hay “Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non” bài 3.
Bốn câu thơ cuối, tác giả đã thể hiện những cảm xúc của mình trước cảnh tù đày.
==> Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.
Bốn câu thơ cuối, tác giả đã thể hiện những cảm xúc của mình trước cảnh tù đày.
Sự đối lập càng làm rõ sức mạnh, ý chí của người tù, quyết tâm vượt lên hoàn cảnh. Dù điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và sự giày xéo đọa đày của bọn giặc có dã man có đến độ biến thân phận người tù như mảnh sành hòn sỏi đi chăng nữa, thì tấm lòng của người chí sĩ đối với cách mạng vẫn thủy chung sắt son, bền chặt, vẫn không sờn lòng, không đổi chí.
Hai câu thơ kết thể hiện ý chí sắt đá của người chí sĩ. “Gian nan chi kể việc cỏn con” ngầm ví sự lao động khổ sai ở nhà tù mà bọn giặc bày ra để làm cho người chí sĩ sờn lòng nản chí chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ là những việc c tầm thường vụn vặt, không thể làm lung lay tinh thần chiến đấu của bậc anh hùng hào kiệt.
==> Bốn câu thơ toát lên tinh thần lạc quan, tin tưởng vào chính mình, vào con đường chính nghĩa đã lựa chọn. Vẻ đẹp tinh thần này kết hợp với tầm vóc sức mạnh ở 4 câu thơ trước đã tôn hình tượng người anh hùng lên ngang tầm với sử thi.