Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân, Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước.
Câu 1)
-Ý nghĩa của việc bảo vệ di sản văn hóa:
+Là tài sản của dân tộc, nói lên truyền thống của dân tộc, thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ Quốc, thể hiện kinh nghiệm của dân tộc trên các lĩnh vực.
- Những quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa:
+Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
+Nhà nước bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa.Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa.
+Nghiêm cấm hành vi:Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ, xây dựng trái phép, lấm chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Câu 2)Vai trò của môi trường và tài nguyên, thiên nhiên:
+Có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con người, tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tạo cho con người phương tiện sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần.
-Biện pháp để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:
+Thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường
+Rèn thói quen biết tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên
+Tuyên truyền, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
+Tố cáo, hành vi phá rừng.
Quốc hội được gọi là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhất nhà nước vì ;
- Được nhân dân giao nhiệm vụ trọng đại nhất quốc gia :
+ Làm hiến pháp và sửa đổi hiến pháp , làm luật và sửa đổi luật .
+ Quyết định chính sách cơ bản về đối nội ( kinh tế - xã hội , tài chính , an ninh , quốc phòng...) và về đối ngoại của đất nước .
+ Quyết định những quy tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân .
refer
Quốc hội
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc hội là 05 năm.
(Theo Điều 69, 71 Hiến pháp 2013)
Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khoá mới bầu ra Chủ tịch nước.
(Theo Điều 86, 87 Hiến pháp 2013)
Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
- Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
- Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủvà chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công.
Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Về nguyên tắc, Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
(Theo Điều 94, 95 Hiến pháp 2013)
Các cơ quan xét xử
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao.
- Tòa án nhân dân địa phương.
- Tòa án quân sự.
- Các tòa án do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
(Căn cứ Điều 102 Hiến pháp)
Các cơ quan kiểm sát
Theo Điều 107 Hiến pháp 2013, Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Các cơ quan kiểm sát gồm:
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Viện kiểm sát nhân dân địa phương.
- Viện kiểm sát quân sự.
Chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định.
Trong đó:
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
(Theo Điều 113 Hiến pháp)
- Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính Nhà nước cấp trên.
Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước cấp trên giao.
c1: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức một cách chặt chẽ từ trung ương đến địa phương, đây là hệ thống được tổ chức và thực hiện theo những nguyên tắc chung nhất định, mang tính quyền lực nhà nước, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi thẩm quyền của mình.
c2: chx lm dc
bộ máy nhà nước cấp cơ sở có 2 cơ quan là: HĐND xã và UBND xã
Chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan
Hội đồng nhân dân: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, do nhân dân địa phương bầu ra và được nhân dân địa phương giao nhiệm vụ:
- Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.
- Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
Ủy ban nhân dân: Là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, do Hội đồng nhân dân bầu ra, là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm 2 cơ quan đó là: HĐND xã (phường, thị trấn) và UBND xã (phường, thị trấn)
- HĐND có nhiệm vụ:
+ Chịu trách nhiệm trước nhân dân về phát triển kinh tế, xã hội
+ Ổn định, nâng cao đời sống nhân dân.
+ Đảm bảo an ninh quốc phòng ở địa phương
+ Gíam sát hoạt động thường trực HĐND, UBND xã (phường, thị trấn)
- UBND có nhiệm vụ:
+ Thực hiện quản lí nhà nước ở địa phương mình trong mọi lĩnh vực
+ Kiểm tra việc chấp hành Hiến pháp, pháp luật các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND xã
+ Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội