Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
s.việc | con | mẹ |
1 | bắt chước đào,trôn,lan,khóc | dọn nhà ra chợ ở |
2 | bắt trước buôn bán,nô nghịch | dọn nhà đến cạnh trường học |
3 | bắt chước đi hok | đồng ý ở lại đây |
4 | thấy nhà hàng xóm giết lợn,hỏi mẹ vì sao lại giết lợn | nói đùa nhưng rồi lại đi mua thịt lợn về cho con ăn |
5 | bỏ học đi chơi | cắt đứt tấm vải đang diệt trên khung rồi ân cần giải thích cho con |
Khi nhìn thấy chị Cốc, tôi nghĩ ra trò hay liền sang rủ Dế Choắt chơi cùng. Nhưng Dế Choắt là một tên nhát gan nên liền van xin tôi đừng dại dột mà trêu vào chị ta. Tôi nghe vậy mà trong lòng cảm thấy bực tức. Bỏ ngoài tai lời nói của Dế Choắt, tôi cứ trêu chị Cốc. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Tôi chẳng mảy may nghĩ rằng Dế Choắt tội nghiệp sẽ phải chịu tội thay mình.
Khi mặt trời vừa rút sau những đỉnh núi phía tây, hoàng hôn bắt đầu buông xuống. Nắng ngày hè chỉ còn nhạt nhòa. Thành phố đượm một màu vàng óng. Lúc này đã quá giờ tan tầm, dòng người và xe cộ vẫn ngược xuôi nhưng đã thưa dần. Đường phố bớt ồn ào, nhộn nhịp. Con đường trở nên rộng lớn và thênh thang hơn. Giữa đường, ngăn cách dòng xe xuôi ngược là một bờ tường rào khoảng năm mười phân. Phía trên là hàng rào lan can sắt màu xanh biếc chạy dọc theo con đường. Hai bên vỉa hè, hàng cây si già cỗi, cành sum suê đang trầm tư ngắm chiều tà. Những cây xà cừ đang rung rinh những lá non xanh mượt. Các em nhỏ ríu rít rủ nhau đi chơi sau một ngày học tập. Các bà mẹ chuẩn bị đi chợ nấu cơm chiều.
Điệp từ, điệp ngữ là một biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ trong văn bản. Nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... làm nổi bật vấn đề muốn nói đến.Điệp từ - Điệp ngữ khác nhau ở chỗ:
- Điệp từ: là sự lặp đi, lặp lại của một từ.
- Điệp ngữ: là sự lặp đi, lặp lại của cụm từ. Ví dụ:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.
Trong đoạn thơ trên, điệp từ là từ "Những"; điệp ngữ là cụm từ "đây là của chúng ta"+ Các dạng điệp ngữ:
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
tham khảo nhé....
Quê em là một vùng nông thôn hẻo lánh.Nơi đay vật thanh bình,con người chất phát.Qua thời gian,quê em đã đổi mới,đổi mới từ con đường làng đến nhà cửa,từ con đê đến cây cầu dừa.Nhưng con sông quê hương vẫn không thay đổi,vẫn cái dòng nước chảy xiếc kia,vẫn cái dáng uốn lượn quanh co kia.Hình ảnh con sông đã in đậm trong kí ức người dân quê em.Con sông là một mảng màu trong bức tranh quê.
Dòng sông quê hương là nơi ghi nhớ biết bao kỷ niệm của em cùng lũ bạn dưới quê.Con sông chạy dài như bất tận,dáng uốn lượn quanh co,mềm mại như tấm lụa đào vắt qua xóm làng.Vào lúc trời lập đông,nước sông trong vắt như thế là một tấm gương soi khổng lồ,nhìn vào lòng sông ta có thế thấy mình trong đó.
Buổi sớm mai,khi ông mặt trời vừa nhô lên ở đằng đông,nước sông lại ánh lên những gợn màu hồng hồng bởi những tia nắng đang nhảy múa đâu đó trong không trung mà mất đà ngã xuống dòng sông tạo nên sắc màu ấy.Trưa xuống,ánh nắng càng chói chang,gay gắt hơn,con sông là một dòng lửa chạy cuồn cuộn như muốn ập vào đám cỏ dại ven bờ.Chiều chiều,những ánh nắng gay gắt lúc trưa cũng đã dịu xuống,mặt sông trở lại màu xanh biếc,phẳng lặng.Đôi khi có một cơn gió thoảng qua,mặt sông lại lăn tăn gợn,gió càng mạnh,những con sóng ấy càng nhấp nhô hơn,ập vào cả hai bên bờ làm hàng cỏ dại ướt sũng rũ xuống mặt sông.
Vào lúc này,lũ trẻ chúng em thường nhảy xuống sông tắm,đùa ngịch,vùng vẫy.Cảm giác nước sông tạt vào hai bên má thật là sảng khoái,cứ như trút bỏ hết tất cả những suy nghĩ trong đầu,hòa quyện vào dòng nước như một.Có lúc,tắm sông mãi cũng chán,cả lũ lại ngồi bẹp xuống hàng cỏ dại,chân đung đưa dưới lòng sông,miệng ngân nga khúc hát quê hương,nối tiếp từ đứa này sang đứa khác.Có lúc,cả bọn nhặt những hòn sỏi,hòn đá ném xuống dòng sông,viên sỏi chạy lăn tăn trên mặt sông,thật là thích!Rồi lại cùng nhau thi xem ai ném xa nhất,đứa thua phải đi nhặt đá cho những đứa còn lại.Khi màn đêm buông xuống,dòng sông trở nên huyền bí hơn,em cùng lũ bạn chèo thuyền ra giữa sông ngắm trăng,vào những đêm rằm,mặt trăng to,tròn và sáng hơn mọi ngày.Ánh trăng soi xuống mặt sông làm cho con sông như được dát một lớp vàng mỏng.Lũ bạn thường thi nhau kể chuyện,đứa thì kể chuyện cười,đứa thì kể chuyện ma làm bọn con gái run lên cầm cập,rồi có đứa bảo:
– Phía sau có ai kìa!
Thế là đứa con gái giật mình,hốt hoảng quay ra phía sau làm cả bọn cười ần lên.Những gợn sóng lăn tăn đập vào mạn thuyền,con sông như đang vui cùng bọn em...
Sông luôn là nỗi nhớ,niềm thương của những đứa trẻ xa quê như em,bởi từ bao giờ,lũ trẻ đã xem con sông quê hương như một người bạn tri kỷ.Dù sau này có đi đâu,em cũng sẽ nhớ về quê hương,nhớ về dòng sông tuổi thơ in dấu bao kỷ niệm thuở ấy_một người bạn tri kỷ.
Nơi em đang sống có biết bao cảnh đẹp mà chác hẳn mỗi người khi xa quê ai cũng luôn nhớ.Nhưng có lẽ in đậm trong em nhất đó là hình ảnh con sông quê hương.
Em không biết dòng sông bắt nguồn từ đâu, khi chảy qua làng em nó uốn khúc quanh co giữa làng rồi chạy dài bất tận về phía chân trời xa.Lòng sông sâu và khá rộng, chỗ rộng nhất của con sông khi chảy qua làng em khoảng 300- 400m.Dọc 2 bên bờ sông là những hàng tre xanh cao vút soi bóng xuống làn nước trong xanh.
Buổi sáng khi những tia nắng ban mai đan trên những ngọn tre rồi chiếu xuống mặt sông, mặt sông lại cuộn lên những lớp sóng nhỏ lăn tăn xô mãi vào bờ khiến cho buổi sớm mai tĩnh lặng lao xao những âm thanh chào ngày mới.Lúc này cũng là lúc mọi người làng em ra sông gánh nước, tiếng cười đùa, tiếng gọi nhau râm ran cả 1 vùng.Trên màu xanh biếc của nước sông nổi lên vài chiếc thuyền con thả lưới tất cả đều hối hả, khẩn trương với mong muôn dược nặng mẻ lưới. Em thấy dòng sông mới hiền hoà và ấm áp làm sao.
Chiều chiều khi ánh hoàng hôn vừa tắt, vài tia nắng cuối ngày còn lại rọi trên mặt sông tạo thành một bức tranh tuyệt đẹp.Buổi tối, khi ông trăng tròn vành vạnh vắt qua ngọn tre làng, soi bóng xuống dòng sông lấp lánh thì mặt nước gợn sóng lung linh, dòng sông như được dát 1 lớp bạc óng ánh.Lúc này chúng em ra sông ngồi hóng mát và vui chơi thật là thú vị.trong cái yên lặng của không gian em như nghe được tiếng thì thầm nói chuyện của hàng tre, tiếng vỗ nhẹ của từng đợt sóng xô bờ.Em cảm thấy tâm hồn mình trở nên thanh thản, thoải mái hơn sau những giờ học tập căng thẳng.
Làm sao em quên được những trưa hè nóng bức, em cùng các ban túm năm tụm ba lại tắm sông.Dòng nước mát lạnh, trong xanh xua đi hết sự mệt mỏi, nóng bức.Tiếng đùa giỡn, tiếng đập nước vang dội cả 1 khúc sông.Và có lẽ vì thế mà dòng sông gắn bó với em chăng? Mỗi khi vui, khi buồn em đều tâm sự cùng sông, dòng sông như là một người bạn thân của em vậy.
Con sông hiền hoà, thân thiết là vậy mà gặp những ngày nước lũ thì nó trở nên dữ dội vô cùng.Nó mang một dòng nước đỏ màu phù sa và ngầu đỏ, từng con sóng cuồn cuộn như muôn nhấn chìm tất cả.Trên bờ những ngọn tre oằn cả thân mình như muốn giục dòng nước chảy nhanh hơn để khỏi ngập lụt làng xóm.Sau mỗi đợt như vây ruộng đồng lại được bồi đắp phù sa, lúa sớm trổ đòng, cây cối thêm xanh hơn........................................................
Là một nhà thơ xuất sắc, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm vô cùng ấn tượng tiêu biểu phải kể đến là Chuyện cổ tích về loài người. Ngay từ tiêu đề, tác giả đã như muốn gợi dẫn về việc đưa chúng ta theo dòng thời gian đi từ khi được sinh ra ở những vùng đất sơ khai, dần dần trưởng thành cho tới khi cuộc sống phát triển văn minh từng ngày. Ở khổ thơ đầu tiên, khi ấy sự sống mới chỉ bắt đầu, trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”. Thế nhưng trải qua năm tháng ở những khổ thơ tiếp theo, cuộc sống ngày một thay đổi khi mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Con người ngày càng trở nên đông đúc, cha mẹ, ông bà yêu thương và nuôi dưỡng trẻ em để chúng lớn lên trong những lời ru ngọt ngào. Gia đình ngày càng hoàn thiện, trí tuệ, sự hiểu viết của loài người, của thế giới “trẻ em” đi lên một bước tiến mới. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Vạn vật xung quanh càng ngày càng trở nên rõ ràng và tươi sáng bởi chính những điều ấy, khi dần dần phát triển tiếng nói, chữ viết, có nền giáo dục. Đi theo đó là những trường lớp đào tạo và dạy dỗ trẻ em, rồi bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo,.. Cuộc sống thay đổi diệu kì biết bao, loài người trên trái đất từng bước đạt được nền văn minh hoàn chỉnh. Bên cạnh việc khéo léo kể về sự phát triển của loài người, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”. Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan – bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập, và mọi điều tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu chúng ta được dẫn dắt tìm hiểu về khởi nguồn của loài người với những hình ảnh vô cùng đát giá. Hóa ra, mọi vật xuất hiện trên trái đất đều là để làm cho cuộc sống của trẻ em, của con người trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó là lời khéo léo nhắn nhủ: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất
Giống nhau :
Cả 2 truyện đều nêu ra những bài học về nhận thức ( tìm hiểu và đánh giá sự vật, hiện tượng), nhắc người ta không được chủ quan trong việc nhìn sự việc, hiện tượng xung quanh.
Khác nhau
- - “Ếch ngồi đáy giếng”: nhắc nhở con người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được kiêu ngạo, coi thường những đối tượng xung quanh.
- - “Thầy bói xem voi”: là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng.
bạn ghi ra đi
Xỉu!!!!!!!!!!~~~~~~~~~~~~~~~~~