Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
“Ngông” để chỉ sự khác thường, “ngông” trong văn chương để chỉ một kiểu ứng xử xã hội, nghệ thuật khác thói quen thường có ở nhà văn
Điều này bắt nguồn từ việc tác giả ý thức được cái tôi, tài năng, nhân cách của bản thân.
Các tác giả có cái “ngông” như Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Trứ, Tản Đà...
Cái “Ngông” của Tản Đà trong bài thơ này biểu hiện ở:
+ Tự cho mình văn hay tới mức Trời phải tán thưởng
+ Tìm thấy sự đồng điệu, thu hiểu từ Trời và Chư tiên
+ Xem mình là một “trích tiên” bị đày vì tội ngông
+ Nhận mình là người nhà Trời xuống hạ giới thực hành “thiên lương” một sứ mệnh cao cả
Cái “ngông”thể hiện trong bài thơ gắn liền với ý thức cá nhân của nhà thơ:ông tự cho rằng bản thân tài giỏi và đến mức cả Trời cũng phải mời lên để đọc thơ và tán thưởng nồn nhiệt;k ai xứng đáng là kẻ tri âm của mìnhn ngòai Trời và các vị thần tiên;ông tự chow mình là người được Trời sai xuống trần gian thực hiện sứ mệnh cải cách xã hội vô cùng cao cả…Rõ ràng,Tản Đà đã khiêu khích cái nhìn tôn ti,giai cấp đang thống trị xã hội lúc ấy.Ông đã rủ bỏ được khá nhiều gánh nặng trách nhiệm thông thường mà các nhà nho vẫn đặt trên vai mình để sống thỏai mái hơn với cái tôi cá nhân đầy mới mẻ của thời đại mới.Nhất là khi ông đã xem sáng tác văn chương cũng là một nghề thì sự tự do cá nhân đó là tích cực thúc đẩy ông đi vào con đường đổi mới thơ nhằm đưa đến cho nền thơ VN có những ý vị thẩm mỹ khác lạ.
Tham khảo:
Những cái ''ngông'' của Tản Đà:
a. Nền tảng của cái "ngông" trong Hầu trời:
- Giấc mơ được lên hầu trời, đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe.
- Nỗi cô đơn trước cuộc đời, khao khát được thể hiện, được thấu hiểu nhưng khổ nỗi "Hạ giới văn chương rẻ như bèo", nên đành lòng ông phải tìm kiếm chốn cực lạc trong mơ cho thỏa nỗi lòng của thi sĩ.
b. Tản Đà "ngông" trong lúc đọc thơ cho chư tiên cùng Trời nghe:
- Phong thái ung dung, thích chí và vô cùng tự tin, ông đọc những vần thơ của mình một cách say sưa, mê đắm, đọc như chưa từng được đọc bao giờ "Đọc hết văn vần sang văn xuôi/Hết văn thuyết lí lại văn chơi"
- Thi sĩ tự nâng cao giá trị và tầm vóc bản thân ngang bằng với việc được nhà trời săn sóc, châm trà cho "nhấp giọng" để lấy tinh thần đọc thơ.
- Tự khen thứ văn chương của mình bằng những lời mà đôi lúc tôi nghĩ là có phần hơi tự phụ, kiêu căng một chút "Văn dài hơi tốt ran cung mây", đắc chí vì thần tiên cũng phải tấm tắc khen "Trời nghe, Trời cũng lấy làm hay".
=> Xóa nhòa đi sự cách biệt thân phận của thần tiên và người phàm, giờ đây họ chỉ đang đứng trên bình diện thi nhân và người yêu thơ, chan hòa và gần gũi.
- Tản Đà còn mạnh dạn liệt kê hết những vốn liếng văn chương mà mình có được, vô cùng tâm đắc với thành tựu của mình chỉ muốn sao để người ta phải công nhận và thán phục.
- Tự tin, vui vẻ khoe rằng "Nhờ Trời văn con còn bán được", ngầm chứng minh rằng thơ văn của ông có sức hút mạnh mẽ vô cùng, bởi trong thời cuộc rối ren mà người ta vẫn muốn đọc sáng tác của Tản Đà.
c. Cái "ngông" trong khi trò chuyện cùng Trời:
- Lối nói của ông không hề có sự e dè sợ hãi, mà thay vào đó là phong thái tự tin, thành thực, xen lẫn chút hóm hỉnh, vui tươi vô cùng thoải mái.
- Xem chư tiên và Trời là những người bạn tâm giao, kể lể về cuộc sống nghèo khó, khiến những nhà trí thức phải nhiều phen khốn đốn.
- Cho mình vốn là một trích tiên bị đày xuống hạ giới vì tội "ngông", rồi lại được Trời giải thích rằng sai Tản Đà xuống làm việc "thiên lương".
- Vinh hạnh được thiên đình ưu ái cho xe Khiên Ngưu đưa tiễn, chúng tiên thì lũ lượt tiễn đưa.
- Cách dùng từ, hành văn hóm hỉnh, phóng khoáng, bay bổng cũng góp phần làm cho cái "ngông" của Tản Đà nổi bật hơn
So sánh cái ngông của Tản Đà với NCT:
-Giống nhau : Cái " ngông " của hai nhân vật biểu hiện ở nhiều khía cạnh nhưng đều có những điểm chung như ngông trong cách lựa chọn đề tài,nội dung, ngông trong cách thể hiện những nôi dung đề tài đó,ngông tron cách sử dụng ngôn ngữ,hình ảnh,và đặc biệt ngông thể hiện cái Tôi rất riêng,đầy phong cách
Nói đến việc thiện lương trong cái cuộc sống đời thường này không chỉ đối với tản đà mà giới văn nghệ sĩ đầu thế kỷ XX này cũng thực sự chật vật, khó khắn. Lên được đến trời là cơ hội để ông giãi bày sự tình ấy. Với bút pháp hiện thực, nhà thơ đã trải lòng mình như mong mỏi một niềm cảm thông, khát khao tìm kiếm được sự tri âm, sự khẳng định bản thân giữa cuộc đời.
Cuộc vui nào cũng có hồi chấm dứt. Trở về trần thế trong niềm tiếc nuối ngậm ngùi. Những câu thơ cuối vang lên có một chút buồn bã, nhưng đầy thi vị. Tiếng gà gáy, tiếng người nơi trần thế đã đánh thức nhà thơ. Cái cảm giác lên mây tựa gió ngâm thơ kết thúc. Cuộc đời thi sĩ Tản Đà thực sự bay bổng, thèm khát được lên trời. Những giây phút thăng hoa của nhà thơ sau khi đọc lên bài thơ chính là những thăng hoa trong nghệ thuật, trong cái tôi cả Tản Đà.
Một cái tôi vô cùng phóng túng, hiểu rõ về tài năng giá trị của bản thân mình. Một sự khao khát giữa cái đời thường một điều chẳng có thật. Nhưng bất cứ ai sau khi đọc xong bài thơ “Hầu Trời” đều thấy được những nét gần gũi, và hóm hỉnh đầy tự nhiên.
Những đặc điểm cơ bản về nghệ thuật của bài Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) và Hầu trời (Tản Đà)
Lưu biệt khi xuất dương: Thể thơ Đường luật (Thất ngôn bát cú đường luật), sử dụng hình ảnh có tính ước lệ, tượng trưng diễn tả chí khí nam nhi kiên cường.
+ Nét mới: có chất lãng mạn, hào hùng xuất phát từ nhiệt huyết cách mạng sôi nổi của nhà cách mạng Phan Bội Châu.
+ Bài Hầu trời: Lối thơ cổ, từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt vẫn mang dấu ấn văn học trung đại.
+ Cách tân: thể thơ tự do, thể hiện cái tôi cá nhân, ý thức được tài năng, khẳng định mình giữa cuộc đời.
Tính chất giao thời (văn học trung đại và hiện đại): văn học hiện đại vẫn mang dấu ấn của văn học trung đại về mặt hình ảnh, từ ngữ, lối diễn đạt nhưng cũng có những nét mới như dám đưa cái tôi cá nhân vào thơ để bày tỏ khát vọng, mục đích sống.