Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tk Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.
Tham khảo
Theo điều tra của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, nguyên nhân trực tiếp làm nảy sinh hành vi bạo lực gia đình là do người chồng nghiện rượu, say rượu (60%), những gia đình này thường có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, học vấn thấp, thiếu hiểu biết về pháp luật, công việc không ổn định.
Vấn đề bạo lực gia đình trong xã hội hiện nay đang rung lên một hồi chuông cảnh báo về sự vô tâm của con người trước những con người bị chà đạp, áp bức. Vì vậy xã hội cần có những giải pháp để giải quyết vấn đề những vấn đề nhức nhối này.Cần tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật phòng chống bạo lực, luật hôn nhân và gia đình. Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng chống Bạo lực gi đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình.Đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá và làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp trừng phạt thích đáng những người sử dụng bạo lực gia đình. Và một điều quan trong không kém đó là những người chịu sự bạo lực phải lên tiếng để bảo vệ chính bản thân mình.( để tham khảo thui nha) cop trên mạng
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình trạng bạo lực gia đình – thực trạng, nguyên nhân, hệ quả và giải pháp phòng tránh.
b. Thân bài (9đ)
- Giải thích (2đ):
+ Bạo lực gia đình là: hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình nhằm đe dọa, gây tổn hại đến sức khỏe, tâm lí, đời sống của các thành viên khác.
+ Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội.
- Phân tích – chứng minh (5đ):
→ Các loại bạo lực gia đình:
+ Bạo lực về mặt thể xác: dùng vũ lực tác động làm tổn hại đến sức khỏe của người khác.
+ Bạo lực về mặt tinh thần: dùng lời lẽ xỉ vả, mắng nhiếc... trong một thời gian dài.
+ Bạo lực xã hội: không cho tiếp xúc với bạn bè, người thân, cộng dồng.
+ Bạo lực tình dục: loạn luận, cưỡng ép tình dục trong quan hệ vợ chồng...
→ Thực trạng của bạo lực gia đình: (Ảnh chụp số liệu thống kê trên trang wikipedia)
→ Nguyên nhân của bạo lực gia đình: cả chủ quan lẫn khách quan:
+ Do tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, nghiện hút (Say rượu, cờ bạc thua, thiếu tiền hút chích...) về nhà trút giận lên người thân.
+ Do kinh tế khó khăn, trình độ dân trí thấp (trọng nam khinh nữ, bất bình đẳng giới, .
+ Người trong cuộc bao che, ngần ngại, không tố cáo, để hành vi bạo lực đó vẫn tiếp tục tiếp diễn.
...
→ Hệ quả của bạo lực gia đình:
+ Tổn thương về thể xác lẫn tinh thần, nhất là đối tượng trẻ nhỏ bị bạo hành thể xác bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề.
+ Thiệt hại kinh tế.
+ Đi ngược lại truyền thống gia đình tốt đẹp của dân tộc.
+ Vi phạm nghiêm trọng các quyền của con người: quyền tự do thân thể và bất khả xâm phạm thân thể.
→ Giải pháp phòng chống bạo lực gia đình:
+ Tuyên truyền, giáo dục nhận thức người dân về tác hại nghiêm trọng của bạo lực gia đình đến đời sống vật chất – tinh thần của mỗi con người.
+ Kịp thời nắm bắt những hoàn cảnh gia đình xảy ra bạo lực để có hướng hòa giải/ ngăn chặn.
+ Chế tài xử phạt nghiêm khắc các trường hợp vi phạm.
- Bình luận (2đ):
+ Bạo lực gia đình là hiện tượng xấu, cần loại bỏ để xã hội trở nên tốt đẹp hơn.
+ Bài học cho bản thân em, nhận thức hành động: ngăn chặn bạo lực từ chính ngôi nhà của mình, tuyên truyền với mọi người về nguyên nhân, tác hại...
c. Kết bài (0.5đ)
- Khẳng định lại vấn đề. Xã hội cần chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình.
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người sinh ra và lớn lên, là nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng và xã hội.
Trong gia đình, những đứa trẻ lớn lên, dần được hình thành và thấm sâu nhu cầu “thuộc về một cái gì đó lớn hơn và tốt hơn bản thân mình”. Cũng trong gia đình, lần đầu tiên, những đứa trẻ biết quý trọng tình nghĩa, biết kính trọng và yêu thương. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Một gia đình hạnh phúc là một gia đình mà trong đó, mọi thành viên sống vui vẻ, êm ấm, yêu thương và có ý thức trách nhiệm với nhau, chăm sóc lẫn nhau và khi cần thiết thì biết hy sinh cho nhau, nhường nhịn lẫn nhau, luôn tạo ra bầu không khí ấm áp, thuận hoà trong gia đình. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, dưới tác động của kinh tế thị trường, của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, của giao lưu và hội nhập về mọi mặt trong đời sống xã hội, những chuẩn mực, những giá trị đạo đức của gia đình nói chung, nếp sống truyền thống của gia đình Việt Nam nói riêng, đang có nguy cơ mai một dần. Và, đặc biệt, một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến trong một số gia đình trên thế giới và ở Việt Nam (cả thành thị và nông thôn), đang ảnh hưởng không nhỏ tới những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình – hiện tượng bạo lực gia đình đang diễn ra một cách khá nghiêm trọng. Gần đây, sự gia tăng của hiện tượng này đang ngày càng làm cho người ta cảm thấy lo ngại hơn bao giờ hết, bởi nó ngày càng cản trở mạnh mẽ sự phát triển của gia đình, của văn hoá và đạo đức gia đình ở Việt Nam nói riêng. Bạo lực gia đình là sự ngược đãi về thân thể và lời nói, ngược đãi về tình cảm, lạm dụng về kinh tế, ngược đãi về mặt xã hội và những ngược đãi liên quan đến tình dục. Bạo lực gia đình diễn ra ở mọi nơi, không những ở các vùng nông thôn, mà còn ở cả các đô thị; không những trong nhóm những người nghèo, mà còn ở cả nhóm những người có thu nhập cao. Bạo lực gia đình không loại trừ thành phần xã hội nào. Từ góc độ đạo đức, có thể nói rằng, bạo lực gia đình bắt nguồn từ nhiều yếu tố, nhưng yếu tố căn bản nhất là sự xuống cấp về đạo đức. Những kẻ gây ra bạo lực gia đình thường là không nhận thức được trách nhiệm và bổn phận của mình đối với các thành viên khác trong gia đình. Cũng có khi họ nhận thức được, nhưng lại không hành động đúng với điều mà mình đã nhận thức, cốt chỉ để thoả mãn những lợi ích riêng tư, cá nhân, mà bạo lực được coi là phương án lựa chọn tức thời và có thể đem lại hiệu quả cao nhất. Trầm trọng hơn, có những trường hợp bạo lực là do sự vô nhân tính, thiếu lương tâm của thủ phạm gây ra bạo lực. Họ không còn nghĩ đến tình thương, trách nhiệm, sự sẻ chia đối với những người đã sinh ra họ, những người đã cùng họ chia ngọt, sẻ bùi, hay những người do họ đã sinh ra. Chính họ đã làm cho gia đình không còn là mái ấm, mà trở thành địa ngục đối với những nạn nhân của bạo hành gia đình. Hậu quả của bạo lực gia đình là rất lớn, ảnh hưởng của nó cũng rất lâu dài, đặc biệt là ảnh hưởng tới đời sống tinh thần, đạo đức của con người khiến nạn nhân luôn phải sống trong lo âu, đau đớn và sợ hãi, bị tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần và do vậy, họ không thể hoàn thành tốt vai trò của mình đối với gia đình, đặc biệt là việc chăm sóc, nuôi dạy con cái. Khi đó, khả năng tan vỡ của gia đình là rất lớn. Đối với những người con, bạo lực gia đình từng bước biến đứa trẻ hiền lành trở nên lì lợm, đồng thời có thể làm xuất hiện ở trẻ những biểu hiện tâm lý tiêu cực, như trầm cảm, nhu nhược, thiếu tự tin,… hậu quả là đứa trẻ sẽ xa rời gia đình, dễ dàng tiếp thu những ảnh hưởng tiêu cực của xã hội, hoặc trở thành nạn nhân của các tệ nạn xã hội. Sự gia tăng của bạo lực gia đình trong điều kiện hiện nay còn có một nguyên nhân rất trực tiếp và quan trọng nữa. Đó là sự trừng phạt chưa đủ mạnh của pháp luật, sự thiếu quan tâm của các cơ quan công quyền, các tổ chức xã hội, sự phê phán chưa đủ sâu và rộng từ dư luận xã hội đối với các hiện tượng bạo lực gia đình. Việc thực hiện triệt để và có hiệu quả Luật phòng chống bạo hành gia đình là đảm bảo trực tiếp nhất nhằm ngăn chặn và tiến tới chấm dứt hoàn toàn nạn bạo lực gia đình. Điều đó không chỉ đòi hỏi tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao từ phía các cơ quan công quyền, các tổ chức, đoàn thể xã hội, mà còn đòi hỏi mọi người dân, đặc biệt là những nạn nhân của bạo lực gia đình phải nhận thức được trách nhiệm của bản thân, kiên quyết đấu tranh chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, ngoài giải pháp về pháp luật, những giải pháp về giáo dục cũng không kém phần quan trọng. Vấn đề đặt ra là, cần giáo dục cho mỗi người, với tư cách là thành viên của gia đình, nhận thức được rằng, xâm phạm đến các thành viên khác trong gia đình là vi phạm quyền con người; rằng, nhân cách con người đòi hỏi mỗi thành viên của gia đình phải biết chia sẻ, cảm thông, hy sinh cho nhau để cùng xây dựng một cuộc sống gia đình hòa thuận, có văn hóa; rằng, cuộc sống gia đình có những đặc trưng văn hóa, đạo đức, tâm lý đặc thù đòi hỏi mỗi thành viên phải có những hiểu biết và ứng xử một cách có văn hóa. Hàng ngày, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chúng ta nghe, thấy không ít các trường hợp bệnh nhân nhập viện vì chấn thương do các tác nhân bạo lực gia đình gây ra, có những trường hợp rất man rợ và đáng thương tâm. Nhiều vụ ly hôn ra toà là nguyên nhân của nạn bạo lực gia đình. Phụ nữ là những đối tượng nhạy cảm, vì vậy, các triệu chứng trầm cảm, stress mạnh, nguy hại hơn là sự suy giảm thần kinh đã trở thành bệnh là những di hậu của nạn bạo hành gia đình. Không chỉ thế, người phụ nữ còn là đối tượng hứng chịu những tổn hại về sinh lý dưới tác động của hành vi bạo lực về tình dục. Trong những năm gần đây, nạn bạo lực gia đình vẫn chưa được ngăn chặn, không nói là có dấu hiệu gia tăng. Một mặt của vấn đề này là do phong tục truyền thống, một bộ phận người Việt Nam chúng ta vẫn coi đây là vấn đề riêng tư, mang tính chất gia đình thuần túy, người phụ nữ chịu tác động của nạn bao hành vẫn còn đơn độc. Mặt khác, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về hành vi bạo lực gia đình, sự tham gia của cộng đồng cho vấn đề xã hội này còn hạn chế, chưa thật sự đi vào chiều sâu, chưa thường xuyên; lực lượng tham gia công tác này còn thiếu về số lượng, chưa được đảm bảo an toàn trước những tác nhân có hành vi bạo lực gia đình nguy hiểm. Để ngày càng giảm thiểu thấp nhất nạn bạo lực gia đình, đảm bảo an sinh xã hội, cả cộng động cần phải chung tay giải quyết, xem và nhận thức được rằng đây là vấn đề xã hội cần được quan tâm. Cùng với sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chính quyền, đoàn thể, hội, đặc biệt Hội phụ nữ; của các chương trình, chính sách của Đảng, Nhà nước, của hệ thống Luật phòng, chống bạo lực gia đình, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình; của công tác tuyên truyền, giáo dục xã hội, thì tác nhân gây bạo lực gia đình cần được giáo dục và đi đến nhận thức được rằng nạn bạo hành gia đình là vấn đề mang tính xã hội, đã có sự can thiệp của các cấp chính quyền, và đó là hành vi phi nhân bản, xa rời mục tiêu phát triển con người trong xã hội hiện đại. Riêng đối với cá nhân là nạn nhân bạo lực gia đình cần phải thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, với các lực lượng, đoàn thể xã hội để giải quyết vấn nạn xã hội này. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Vì vậy, mỗi cá nhân và cả cộng đồng hãy góp sức hạn chế, đẩy lùi nạn bạo lực gia đình đối với phụ nữ nói riêng, bạo lực gia đình nói chung, góp phần xây dựng xã hội ngày càng tươi đẹp, văn minh. Chẳng biết đến bao giờ xã hội ta mới không còn những người phụ nữ hằng ngày chịu đựng những tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần mà những người gây ra nó không ai khác là chồng mình. Chẳng biết khi nào xã hội ta mới có những mầm non không phải chứng kiến cảnh cha đánh đập, chửi bới mẹ, để chúng có thể yên ổn lớn lên, trưởng thành trong một môi trường lành mạnh mà “bạo lực” không phải là câu trả lời cho mọi vấn đề.- Biểu hiện của bạo lực học đường thể hiện ở trên 2 phương diện lời nói hoặc hành động:
+ Lời nói ( mang hàm ý công kích cá nhân nhằm hạ thấp danh dự nhân phẩm của người khác, bịa đặt những điều dối trá để đối phương bị cô lập"
+ Hành động ( trực tiếp gây các chấn thương về thể xác gây ra ám ảnh tinh thần cho các nạn nhân )
+ Ngoài ra còn bạo lực học đường trên mạng xã hội dùng các bình luận tiêu cực để nói xấu, công kích, kết bè kết phái ...
- Nguyên nhân:
+ Một bộ phận bạn trẻ còn bồng bột chưa tự ý thức được hành động của bản thân
+ Không được giáo dục toàn diện về việc bao lực học đường là sai trái
+ Ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài xã hội hoặc trong chính gia đình.
- Tác hại:
+ Trực tiếp hủy hoại cuộc đời của một bạn học khác ( chúng ta từng chứng kiến không ít vụ việc các em học sinh tự kết liễu cuộc sống của mình vì bị cô lập và bắt nạt tại trường học )
+ Tạo ra môi trường không lành mạnh để các em phát triển
+ Tạo nên mối lo ngại cho toàn xã hội về mức độ an toàn của trường học
+ Đối với những người bạo lực học đường, các em sẽ có một vết nhơ trong đời không thể nào thay đổi được
- Giải pháp:
+ Cần sự chung tay từ 2 phía gia đình và xã hội giáo dục các em về sự nguy hiểm của bạo lực học đường
+ Các bạn học sinh khi chứng kiến các hành vi bạo lực hãy dũng cảm lên tiếng bảo vệ cho các bạn. Biết đâu hành động ấy sẽ cứu rỗi được cuộc đời của một người khác.
+ Tự bản thân các em học sinh cũng phải học cách kiềm chế cái tôi. Bạo lực sẽ không giải quyết được mọi vấn đề...
Một số ý chínnh:
- Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội hiện nay.
+ Phạm vi bao quanh trường học.
+ Nguyên nhân: xuất phát từ cái tôi, lòng tự trọng cao của các cô cậu học sinh thích thể hiện "oai" cho người khác thấy nhưng không có cách nào khác ngoài việc xúc phạm đến các bạn học sinh khác.
-> Những trẻ em bị áp lực quá mức từ gia đình, ví dụ như bị đòi hỏi phải đạt thành tích cao hoặc bị đối xử khắc nghiệt có thể trở nên căng thẳng và dễ dàng bạo lực.
-> Các bạn học sinh không được giáo dục về cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả có thể dẫn đến sử dụng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn.
-> Truyền thông có thể tạo ra hình ảnh sai lệch về bạo lực, khiến các bạn học sinh bị ảnh hưởng và học hỏi các hành vi bạo lực.
-> Một số bạn học sinh sống trong môi trường xã hội khó khăn, nơi mà bạo lực được coi là phổ biến và chấp nhận, dẫn đến họ trở nên bạo lực.
- Biểu hiện của bạo lực học đường:
+ Lăng mạ người khác, chế giễu, xúc phạm, làm nhục bạn bè.
+ Gây gỗ đánh nhau trong nhà trường.
+ Dùng lời nói hoặc hành động để đe dọa, ép buộc hòng kiểm soát người khác để bạo lực.
- Tác hại:
+ Nó gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển của các em.
+ Bạo lực học đường còn có thể dẫn đến những hậu quả nặng nề, như tự tử hoặc giết người.
=> Do đó, chúng ta cần phải nói không với bạo lực học đường.
- Dẫn chứng:
+ Các trang mạng hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp bạo lực học đường được quay lại và chia sẻ trên mạng, gây ra sự quan tâm của cộng đồng và xã hội.
+ ....
- Biện pháp:
+ Chúng ta cần tạo ra một môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh. Các giáo viên và nhân viên trường học cần được đào tạo để có thể phát hiện và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường.
+ Chúng ta cần tăng cường giáo dục về tình bạn, tôn trọng và sự đồng cảm. Các em học sinh cần được hướng dẫn để biết cách giải quyết xung đột một cách hòa bình và không bạo lực.
+ Khuyến khích các em học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội và tình nguyện để rèn luyện kỹ năng giao tiếp và tạo ra mối quan hệ tốt với những người khác.
+ Tạo ra một cộng đồng xã hội không bạo lực. Chúng ta cần phải thay đổi suy nghĩ và hành động của mình để trở thành những người sống trong một môi trường không bạo lực.
+ Biết yêu thương, giúp đỡ những người khác và tôn trọng sự khác biệt của họ.
- Kết luận:
+ Bạo lực học đường là một vấn đề nghiêm trọng và chúng ta cần phải nói không với nó.
+ Việc ngăn chặn và giải quyết bạo lực học đường là rất cần thiết để đảm bảo môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho các em học sinh.
+ Hãy cùng nhau đóng góp để giảm bạo lực học đường và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho các bạn học sinh.
tham khảo:
Bạo lực học đường đang là một vấn đề gây bức xúc dư luận và làm xấu hình ảnh trường học. Nó là những hành vi thô bạo, dùng bạo lực để giải quyết các vấn đề giữa các bạn học sinh, xâm phạm đến thân thể, xúc phạm danh dự và làm tổn thương tinh thần của bạn. Bạo lực học đường ngày nay càng gia tăng, hình thức biểu hiện ngày càng phức tạp (đánh bằng nắm đấm, thước, gậy, ghế, dao…; bêu rếu, dọa nạt, chửi bới, tung clip hành hung bạn lên các trạng mạng xã hội); tính chất sự việc ngày càng nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến chết người. Có nhiều nguyên dân dẫn đến bạo lựu học đường, có thể kể đến nguyên nhân trực tiếp là do mâu thuẫn, xích mích, thích thể hiện cái tôi, bị bạn bè kích động, rủ rê lôi kéo. Nguyên nhân gián tiếp là do thiếu kĩ năng sống, không có kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, gia đình và nhà trường chưa giáo dục nghiêm minh, triệt để, các biện pháp kỉ luật chưa đủ sức răn đe. Hậu quả, nó gây tổn thương cả về thể xác và tinh thần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của nạn nhân và người gây ra. Mọi hành vi của bạo lực học đường đều được gia đình, nhà trường, xã hội lên án mạnh mẽ cùng các biện pháp xử lý nghiêm ngặt. Việc ngăn chặn bạo lực học đường cần phải có sự phối hợp của tất cả mọi người, cần phải giáo dục tốt kĩ năng sống, hiểu biết cho học sinh, tạo sân chơi lành mạnh để tránh xa những trò chơi bạo lực. Mọi người cùng cố gắng vì một môi trường KHÔNG có bạo lực học đường.
THAM KHẢO
Trong cuộc sống,mỗi đứa trẻ sinh ra cần phải được đến trường học - là nơi có thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người, là nơi ta luôn được bình yên ở đó . Tuy vậy vẫn có những sự cố không may xảy ra. Bạo lực học đường là vấn nạn gây nhức nhối cho dư luận, giữa cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh, giữa phụ huynh với học sinh,.... Những người như vậy chắc hẳn là những con người không tử tế bị xã hội coi thường khinh bỉ, ra vẻ huyên hoang. Làm xấu đi bộ mặt của nhà trường . Ở trường chúng ta được dạy làm người, một con người đạo đức, một công dân tốt cho đất nước mà trong khi đó họ vẫn làm vậy. Tiêu biểu nhất là ở Hưng Yên, 5 học sinh nữ đánh hội đồng một bạn và làm các hành động liên quan đến thân thể. Hành động của 5 học sinh ấy như những con hổ sắp chết đói vồ lấy mồi. Thử hỏi, nếu đó là họ thì sẽ như thế nào? Thật đáng chê trách cho những con người đó. Các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội. Là thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình để trở thành một công dân tốt có ích cho đất nước và tránh xa những tệ nạn xã hội.
Gợi ý trả lời:
Câu 1: Thao tác lập luận bình luận (0,5)
Câu 2: Biểu hiện (0,5):
– Đứng xung quanh hò hét cổ vũ
– Dùng điện thoại để chụp, quay lại cảnh bạo lực
Câu 3: Hậu quả của nạn bạo lực học đường (1,0):
– Ảnh hướng tới sức khỏe, tinh thần của nạn nhân
– Đối với người gây ra bạo lực: ảnh hướng tới nhân cách, công việc, học tập, tương lai.
– Gây ra tình trạng bất ổn trong xã hội, gây hoang mang dư luận
Câu 4: (1.0) Học sinh nêu được quan điểm của mình về biện pháp hạn chế nạn bạo lực học đường, câu trả lời hợp lí, thuyết phục và đảm bảo đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
ko đúng thì thôi còn đúng thì tk nha
Bài 1:
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người càng ngày được nâng cao một cách rõ rệt. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì xã hội lại xuất hiện mặt trái của nó đó chính là vấn đề liên quan đến đạo đức lối sống của một số bộ phận giới trẻ hiện nay mà nổi cộm nhất là vấn đề bạo lực học đường. Hiện tượng bạo lực học đường này là do đâu? Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng này là do sự nhận thức về đạo đức còn kém, coi nhẹ học đạo đức khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Môi trường học tập căng thẳng thêm vào đó, những xích mích trong cuộc sống cũng khiến cho các bạn dễ nổi nóng và xảy ra những hiện tượng không đáng có. Nhiều bạn trẻ quan niệm dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, có tác dụng nhanh, thể hiện được cái tôi của mình. Bạo lực học đường, sẽ dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ trong gang tấc. Cần phải ngăn chặn kịp thời những hành vi bạo lực học đường để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Một trong số những biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn hiện tượng này là tuyền truyền giáo dục trong sinh có ý thức trong việc giáo dục nhân cách cho các em học sinh. Mỗi thầy cô giáo đóng vai trò là người định hướng cho các em trong cách giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống. Bên cạnh đó cần hoàn thiện những chính sách pháp luật bảo vệ trẻ em. Cần có những biện pháp xứ lý giáo dục các em có những hành vi bao lực học đường, để các em trở lại hòa đồng, trở thành người có ích cho xã hội. Gia đình, nhà trường và xã hội cần có phát huy vai trò của mình trong việc giáo dục các em để trở thành người công dân có ích cho xã hội. Việc cho các em đến môi trường mới, tách hẳn môi trường xã hội là biện pháp cuối cùng bất đắc dĩ mà thôi. Là thế hệ trẻ – chủ nhân tương lai của đất nước khi đnag còn ngồi trên ghế nhà trường chúng ta cần phát huy hết khả năng của mình, chăm lo học tập tốt, tu dưỡng đạo đức, chính trị để trở thành một công dân có ích cho xã hội. Cần tránh những hiện tượng, xu hướng bao lực học đường học nhà trường, trở thành một công dân tốt.
Bài 2:
Trường học là một môi trường tốt nhất không những cung cấp cho chúng ta những tri thức về khoa học mà còn là nơi rèn luyện nhân cách, đạo đức cho học sinh, sinh viên, bồi dưỡng cho tâm hồn chúng ta thanh cao hơn, trong sáng hơn, trang bị cho chúng ta một quan niệm đúng đắn về cuộc sống, một lẽ sống cao đẹp... Thế nhưng, một điều thật đau lòng, thật nhức nhối đang diễn ra, khiến nhiều người làm công tác giáo dục nói riêng, các cấp chính quyền và toàn xã hội nói chung đang lo lắng trước sự suy đồi, tha hóa về đạo đức trong nhà trường hiện nay đó là nạn bạo lực học đường.
Một nguyên nhân chủ quan nữa dẫn đến nạn bạo lực học đường là gia đình thiếu quan tâm đến con em mình. Cha mẹ chỉ lo làm ăn, cung cấp tiền bạc cho con cái tiêu xài, ngoài ra chẳng biết con cái mình học hành như thế nào? Quan hệ với bạn bè tốt xấu ra sao, quan hệ với thầy cô ở trường như thế nào? Chúng có những suy nghĩ lệch lạc như thế nào về cuộc sống, về xã hội. Cha mẹ không quan tâm, chăm sóc, theo dõi con cái thì làm sao hiểu được tâm tư tình cảm của con cái, làm sao kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những suy nghĩ, những hành động lệch lạc sai trái của con cái để hướng chúng đi trên con đường tốt đẹp được.
Bên cạnh đó, gia đình cần quan tâm sâu sắc tới con em mình và có mối quan hệ mật thiết với nhà trường, để biết con em mình hàng ngày học hành và sinh hoạt như thế nào? Hơn nữa, nhà nước cần hạn chế những phim ảnh bạo lực, những quán bar, vũ trường, quán nhậu... và mở ra nhiều sân chơi bổ ích, lành mạnh cho tầng lớp thanh thiếu niên như xây dựng, mở ra nhiều sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông... những câu lạc bộ của từng bộ môn trong trường học để các bạn học sinh vừa học vừa chơi, tạo nên sự thoải mái và tình bạn bè gần gũi, thân thiết thì mới mong hạn chế bớt nạn bạo lực học đường. Hơn nữa, các cấp chính quyền cần phải đồng bộ, quyết liệt hơn trong việc đẩy lùi những tệ nạn xã hội như ma túy, rưựu chè, cờ bạc, trộm cắp, đua xe; đi sâu giáo dục tuổi trẻ lối sống đẹp, thổi vào lâm hồn tuổi trẻ luồng gió tươi mát hơn, trong lành hơn để thanh thiếu niên thấy cuộc sống này tươi đẹp hơn, đáng sống hơn, thì nạn bạo lực học đường sẽ không còn nữa.
Tham khảo
- Cưỡng ép quan hệ tình dục. - Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. - Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
. - Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.