Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Biểu đồ thể hiện tình hình phát triển dân số nước ta giai đoạn 1995 – 2010
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Dân số tăng nhanh (từ năm 1995 đến năm 2010 tăng thêm 14937 nghìn người, tăng trung bình năm 995,8 nghìn người).
- Số dân thành thị cũng tăng mạnh, từ 14938,1 nghìn người năm 1995 lên 26515,9 nghìn người năm 2010, tăng 11577,8 nghìn người (tăng gấp 1,78 lần). Tỉ lệ dân thành thị tuy chưa cao, nhưng ngày càng tăng (từ 20,7% năm 1995 lên 30,5% năm 2010).
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm dần (từ 1,65% năm 1995 xuống còn 1,03% năm 2010).
* Giải thích
- Do dân số đông nên tuy tỉ lệ gia tăng dân số có giảm, nhưng tổng số dân nước ta vẫn tăng nhanh.
- Nhờ kết quả của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá nên số dân thành thị tăng cả về quy mô lẫn tỉ trọng.
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm do thực hiện có kết quả công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.
a) Vẽ biểu đồ
- Tính bán kính đường tròn ( r 1989 , r 1999 , r 2009 ):
+ r 1989 = 1 đ v b k
+ r 1999 = 76 , 6 64 , 4 = 1 , 09 đ v b k
+ r 2009 = 86 64 , 4 = 1 , 16 đ v b k
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta, năm 1989, năm 1999 và năm 2009
b) Nhận xét và giải thích
- Trong giai đoạn 1989 - 2009, cơ cấu dân số phân theo nhóm tuổi của nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 0 - 14 giảm nhanh, từ 39,0% (năm 1989) xuống 25,0% (năm 2009), giảm 14,0%.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi 15-59 tăng, từ 53,8% lên 66,1%, tăng 12,3%.
+ Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 trở lên tăng, từ 7,2% lên 8,9%, tăng 1,7%.
ð Qua đó cho thấy kết cấu dân số nước ta đang chuyển từ dân số trẻ sang dân số già.
- Nguyên nhân:
+ Do chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình được thực hiện khá triệt để, nhận thức của người dân không ngừng được nâng lên dã làm giảm tỉ lệ sinh.
+ Do sự phát triển y tế, đời sống được nâng cao làm tăng tuổi thọ trung bình.
Cau 1 - 01. Loại biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu dân số nước ta theo vùng năm 2014 là:
A. Biểu đồ cột chồng. B. Biểu đồ cột tròn.
C. Biểu đồ cột miền. D. Biểu đồ cột kết hợp.
Cau 1- 02. Cho biết biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm và hằng năm
A. đường B. cột
C. miền D. kết hợp
Cau 1-03. Để thể hiện thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta giai đoạn 2002- 2009, biểu đồ thích hợp nhất là:
A. Biểu đồ đường B. Biểu đồ tròn
C. Biểu đồ cột D. Biểu đồ miền
Cau 1-04. Để thể hiện tỉ suất sinh, tỉ suất tử và tỉ suất gia tăng tự nhiên của nước ta giai đoạn 1979- 2009, biểu đồ nào thích hợp :
A. Biểu đồ cột ghép B. Biểu đồ cột đường
C. Biểu đồ cột tròn D. Biểu đồ cột miền
Cau 1-05. Để vẽ biểu đồ cho các ngành kinh tế ta chọn biểu đồ:
A. tròn B. cột C. đường D. miền
Cau 1-06. Vẽ biểu đồ cho tỉ trọng kinh tế ngành công nghiệp nước ta giai đoạn 1995-2000 ta sử dụng:
A. Biểu đồ đường
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ cột
D. Biểu đồ kết hợp
Cau 1 - 07. Sự tăng trưởng nền kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn 2002 - 2012 ta dùng biểu đồ:
A. Biểu đồ đường
B. Biểu đồ cột
C. Biểu đồ miền
D. Biểu đồ kết hợp
Cau 1-08. Cách vẽ biểu đồ hình tròn như thế nào là đúng ?
A. tính tỉ lệ % + đổi ra độ + vẽ
Cau 1-09. Xác định biểu đồ để vẽ cho diện tích lúa cả năm phân theo mùa ở Việt Nam giai đoạn 1995-2014:
A. biểu đồ miền
B. biểu đồ tròn
C. biểu đồ đường
D. biểu đồ kết hợp
Cau 1-10. Biểu đồ nào thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp nước ta giai đoạn 1990- 2005:
A. biểu đồ đường
B. biểu đồ cột;
C. biểu đồ miền
D. biểu đồ kết hợp
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Cơ cấu dân số nước ta phân theo thành thị và nông thôn thời kì 1990-2010
(Đơn vị: %)
- Vẽ:
Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông thôn ở nước ta trong thời kì 1990 - 2010
b) Nhận xét và giải thích
* Nhận xét
- Có sự thay đổi (theo xu hướng tăng tỉ lệ dân thành thị và giảm tỉ lệ dân nông thôn), nhưng còn chậm.
- Tỉ lệ dân thành thị tăng 11% (từ 19,5% năm 1990 lên 30,5% năm 2010), tỉ lệ dân nông thôn giảm tương ứng (từ 80,5% xuống 69,5%).
* Giải thích
- Do kết quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá.
- Tuy nhiên, quá trình trên diễn ra còn chậm.
a) Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu:
Lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2010
(Đơn vị: %)
- Tính bán kính đưởng tròn
r 2000 , r 2010 + r 2000 = 1 đ v b k + r 2010 = 49048 , 5 37075 , 3 = 1 , 15 đ v b k
Vẽ:
Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta năm 2000 và năm 2010
b) Nhận xét và giải thích
- Trong cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tiếp đến là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).
- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước thu hút nhiều lao động là do có các hoạt động kinh tế đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng lao động khác nhau; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ do mới được khuyến khích phát triển, các hoạt động kinh tế tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2000 - 2010:
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm, từ 11,7% xuống còn 10,4%, giảm 1,3%.
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm, từ 87,3% xuống còn 86,1%, giảm 1,2%.
+ Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, từ 1,0% lên 3,5%, tăng 2,5%.
Giải thích: tỉ trọng lao động thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng là do chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển của Nhà nước. Tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm là do có tốc độ tăng chậm, một bộ phận lao động chuyển sang thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.