Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vũ Bằng tên thật là Vũ Đăng Bằng (1913 – 1984) sinh tại Hà Nội, là nhà văn và nhà báo bắt đầu sự nghiệp sáng tác từ trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông có sở trường về truyện ngắn, tùy bút, bút kí. Sau năm 1954, ông vào Sài Gòn vừa viết văn, làm báo, vừa hoạt động cách mạng.
Bài văn này trích từ thiên tuỳ bút Tháng Giêng mơ về trăng non rét ngọt in trong tập Thương nhớ mười hai. Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, tác giả phải sống trong vùng kiểm soát của Mĩ – ngụy, xa cách quê hương đất Bắc, Nhà văn đã gửi vào trang sách nỗi niềm thương nhớ quê hương, gia đình tha thiết và lòng mong mỏi đất nước hòa bình, thống nhất. Điều đó thể hiện qua hoài niệm về cảnh sắc thiên nhiên và phong vị cuộc sống hằng ngày của Thủ đô Hà Nội với vẻ đẹp mang đậm bản sắc văn hóa tinh tế của một vùng và cũng là của chung đất nước.
Nói đến tình yêu nồng nàn của mình đối với mùa xuân, tác giả mượn quy luật để khẳng định: Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì Lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.
Nhà văn nhớ về mùa xuân đất Bắc là nhớ về cảnh đẹp thiên nhiên và những cảnh sinh hoạt đời thường mang nét đặc trưng nhất. Những hình ảnh đẹp đẽ, khó quên tái hiện rõ ràng trong tâm tưởng nhà văn: Mùa xuân của tôi – mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội – là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cồ gái đẹp như thơ mộng…
Giọng văn du dương, trầm bổng, giàu chất thơ của Vũ Bằng đã đưa chúng ta vào thế giới hồi ức miên man, dạt dào cảm xúc. Thế giới ấy là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tinh thần của kẻ tha hương. Nhà văn nhắc đi nhắc lại như lời tỏ tình thiết tha, say đắm: Mùa xuân của tôi… mùa xuân thần thánh của tôi… Điều đó chứng tỏ tình yêu mùa xuân đã thấm sâu vào tâm hồn, vào máu thịt của người con đất Bắc. Để nhấn mạnh sức sống và sự cuốn hút kì lạ của mùa xuân, tác giả đã dùng cách nói cường điệu; cường điệu mà vẫn rất tự nhiên: Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người cứ căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn… Ra ngoài trời, thấy ai cũng muốn yêu thương, về đến nhà lại cũng thấy yêu thương nữa… Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.
Không khí ấm áp mùa xuân còn hiện lên trong khung cảnh gia đình ngày Tết với bàn thờ, đèn nến, hương trầm… và tình cảm cha con, vợ chồng, anh em quấn quýt, sum vầy. Viết về những cảnh này, giọng điệu của tác giả vừa sôi nổi nhiệt thành, vừa da diết lắng sâu. Điều đó đã tạo nên âm hưởng trữ tình và sức truyền cảm mạnh mẽ của đoạn văn.
Cuối bài văn, tác giả tập trung miêu tả những nét riêng của trời đất, thiên nhiên vào thời điểm từ sau ngày rằm tháng giêng Âm lịch. Khả năng quan sát sắc sảo và cảm nhận tinh tế của tác giả được thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu và những từ ngữ trau chuốt, chọn lọc:
… Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng Giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu Giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác.
Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mưa xuân bắt đầu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lý, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ độ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sóng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột.
Qua bài văn hay và đẹp như một bài thơ trữ tình, người đọc thấy rõ tác giả là người không chỉ am hiểu kĩ càng mà còn rất yêu mến mùa xuân, yêu mến thiên nhiên; biết trân trọng sự sống và biết tận hưởng những vẻ đẹp kì diệu mà nó mang đến cho con người. Vũ Bằng quả là một cây bút tài hoa của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Có lẽ mùa xuân là đề tài gợi nhắc nhiều xúc cảm đối với văn nghệ sĩ. Vũ Bằng là một trong số cây bút viết hay, viết sâu sắc về mùa xuân bằng giọng thơ tinh tế và đầy chất thơ. Với sở trường tùy bút và bút kí ông đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đất bắc tuyệt vời qua “Mùa xuân của tôi”.
“Mùa xuân của tôi” là dòng tản mạn ghi chép lại những xúc cảm sâu lắng và ngọt ngào nhất của Vũ Bằng về mùa xuân, về những giao thoa của đất trời khi bước sang một năm mới, một mùa mới ấm áp. Với giọng văn nhẹ nhàng, dìu dặt, tác giả đã kéo người đọc về với những mùa xuân bình yên, tươi đẹp, căng tràn sức sống. Bởi rằng mùa xuân là mùa đẹp nhất, thi vị và duyên dáng nhất trong một năm.
Trải dọc bài thơ chính là tấm chân tình của tác giả dành cho mùa xuân đất bắc. Sự hòa quyện với thiên nhiên, với đất trời, với con người.
Từ những câu văn đầu tiên, tác giả đã vẽ nên đặc trưng của thời tiết và khí xuân miền Bắc với “mưa rêu rêu gió lành lạnh” không nơi nào có được. Chính đặc trưng này làm nền tảng để tác giả có thể vẽ thêm nhiều vẻ đẹp khác nhau nữa. Những thanh âm như tiếng nhạn kêu, câu hát huê tình quyện với sự ấm áp của nhang trầm, của không khí đoàn tụ gia đình khiến tác giả thổn thức nhớ thương. Có lẽ chính những điều ấm áp và bình dị đó khiến tác giả không nguôi khi nhớ về.
Mùa xuân đẹp ở cảnh sắc thiên nhiên nhưng chính từ lòng người cũng toát lên vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn đó. Tác giả đã viết “Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống trong người căng lên như máu”. Mùa xuân khiến cho trái tim con người muốn cựa quậy, muốn thổn thức và muốn bùng cháy. Xuân đến “tim người ta dường như cũng trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn những ngày đông giá”. Cái rét của mùa xuân là cái rét ngọt ngào từ không “căm căm” như mùa đông xứ Bắc nữa.
Vũ Bằng ới những cảm nhận tinh tế, ngôn ngữ giàu chất thơ và nhiều hình ảnh so sánh mới lạ đã khiến người đọc hồi tưởng về những mùa xuân đã qua, mùa xuân của quê hương, của lòng người mênh mang.
Và xuân đến, tháng giêng chính là biểu tượng tươi đẹp nhất, cũng là nơi hội tụ của những vẻ đẹp ngọt ngào. Như Xuân Diệu từng nói “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Trong văn Vũ bằng không ngọt ngào, hối hả như Xuân Diệu nhưng lại đằm thắm và da diết nhất khiến cho người đọc lâng lâng, mê đắm. Khi tháng giêng về cũng là lúc đất trời bắt đầu có sự chuyển giao kì diệu và đầy tinh tế. Nét đẹp tháng giêng đất bắc là nét đẹp dịu dàng mà đằm thắm, có sự hòa quyện giữa con người với thiên nhiên đất trời. Và có lẽ lòng người cũng đồng điệu theo những nhịp điệu của mùa xuân.
Thật vậy “mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng là những dòng cảm xúc nhẹ nhàng, tinh khôi và đầy tươi mới nhất khi viết về mùa xuân,. Nó gợi nhắc cho người đọc về những thanh âm trong trẻo và ngọt lành của mùa xuân tươi đẹp.
Không biết tự bao giờ, cứ mỗi khi nhắc đến ngôi trường thì người Việt Nam ta lại nói đến cây phượng vĩ. Và cũng không biết tự bao giờ, khi nói đến cây phượng vĩ thì chúng ta lại nhớ đến quãng thời gian nhiều kỷ niệm của tuổi học trò. Cây phượng, hoa phượng, tán phượng, gốc phượng đã đi vào thơ ca như những chuổi ngày đẹp nhất của tuổi học trò. Sân trường em cũng như bao sân trường khác, quanh gốc phượng luôn là nơi tụ tập đông đúc của học sinh vào giờ ra chơi. Gốc phượng to xù xì, những nhánh rể dài nổi lên mặt sân và vươn ra xa như bám sâu, bám chặt vào đất để giữ lấy thân mẹ cho thật vững chải trước bão giông. Mùa hè, những lá phượng li ti đang màu xanh ngát bổng chuyển vàng nhạt rồi vàng sậm, bổng chốc gieo mình xuống đất mỗi khi có cơn gió mạnh thổi qua. Từng lớp, từng lớp lá phượng rơi được ngọn gió mát vô tình tung lên xoay tít trên trời xanh để lại trên cây những tàu lá chỉ còn trơ trọi phần khung đang đung đưa trên cành. Và lác đác trên những nhánh cây khô xám, bổng mọc ra những nụ nhỏ màu xanh biếc. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày, những nụ xanh biếc ấy bổng hé một màu hồng hồng, đỏ đỏ như những đôi môi chợt mỉm cười với từng đàn, từng đàn ong bướm đang nô nức kéo về để tận hưởng hương thơm của hoa phượng. Ôi! Tôi yêu cây phượng xiết bao!
Ý 1:Phượng đứng cao phải đến năm sáu mét, xanh xanh những vòm lá vượt trên nóc nhà trường gợi cho người xem liên tưởng đến hình ảnh gà mẹ đang dang rộng đôi cánh ôm ấp đàn gà con…Càng đến gần, em càng được thưởng thức bầu không khí mát mẻ và màu xanh mươn mướt của lá cây. Em thích nhất là nhìn lên tán lá xòe ra như chiếc dù khổng lồ che mưa nắng. Những tán lá này được hình thành từ những phiến lá xanh xanh, be bé bằng móng tay, mọc đối xứng hai bên của một cọng dài dài. Có người nói rằng lá phượng ấy giống như đuôi của loài chim phượng nên từ đó phượng còn có tên là phượng vĩ vì vĩ là đuôi chim. Dưới vòm lá xanh mượt, chim chóc tha hồ làm tổ…Những chú chim hót líu lo, nhảy nhót chuyền hết cành này sang cành khác…Nhìn thân phượng mà thổn thức nỗi lòng trước vết cằn cỗi của thời gian khắc trên thân cây.Vào mùa thu, tán lá chuyển dần sang màu vàng úa. Chỉ một cơn gió nhẹ là những phiến lá vàng ấy rơi lả tả như mưa bụi, bám đầy trên tóc các bạn gái. Sau những cơn mưa lá ấy, cây phượng trông thật khẳng khiu, chỉ trơ những cành cây trụi hết lá. Trông phượng mà thương biết mấy. Nhưng thật kì lạ! Như có một phép màu cho sự hồi sinh. Mùa xuân, các mầm xanh lại thi nhau mọc lên. Màu xanh nõn nà của các phiến lá báo hiệu một sức sống mới đang dâng trào. Đẹp nhất là vào mùa hè! Trông từ xa, cây phượng đỏ rực như một đám lửa. Em nhớ mãi những bông hoa đỏ thắm như những con bướm lửa. Mỗi khi có cơn gió thoảng qua, những cánh bướm lửa ấy lìa cành, chao mình trong gió, nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất như còn lưu luyến cuộc đời tươi đẹp ngắn ngủi của một kiếp hoa
Ý 2: Em thầm cảm ơn cây phượng vì đã che bóng mát cho sân trường, tạo nên một bầu không khí trong lành, mát mẻ và thật dễ chịu cho chúng em học tập cũng như vui chơi. Em làm sao có thể quên những lúc cùng các bạn nhặt hoa phượng, tách từng cánh hoa ra và khéo léo dán thành hình con bướm ép vào vở. Mai sau nhìn lại sẽ nhớ ngay tới thuở học trò đầy mơ mộng…Đáng yêu biết mấy hình ảnh các bạn nam lại dùng nhụy hoa nhỏ hơn que tăm, làm trò chơi đá gà ngộ nghĩnh thú vị. Em thích nhìn những trái phượng khô, dèn dẹt, dài dài, đen như than. Đập vỏ ra lấy nhân bên trong rang lên ăn bùi bùi, thơm thơm, hấp dẫn hơn cả bắp rang. Em còn biết được rằng có một thành phố ở nước ta trồng phượng khắp các nẻo đường phố và khi hè về, trên cao nhìn xuống cả thành phố ngập tràn sắc đỏ màu hoa. Đó chính là Hải Phòng – Thành phố hoa phượng đỏ.
Ý 3:
Hình ảnh của phượng gắn liền năm tháng học trò, có lẽ thế nên phượng còn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhạc sĩ, nhà thơ sáng tác văn chương, bài hát như mấy ai không xao xuyến khi nghe “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng, em chở mùa hè của tôi đi đâu…”
Thật thú vị làm sao! Dưới tán lá phượng, em ngồi ôn bài, học bài không biết mệt. Những khi nắng gắt, phượng che bóng mát cho em nô đùa ngoài sân. Những lúc mưa to, tán lá phượng cản bớt những giọt nước mưa như thác đang ào ào trút xuống. Cũng dưới gốc phượng này em có một tình bạn, chúng em cùng trao đổi bài học cũng như động viên và chia sẻ cho nhau những buồn vui trong cuộc sống, chỉ tiếc một điều giờ bạn đã đi xa…
1. Biểu cảm về người thân
Vì Chúa không thể lúc nào cũng ở bên cạnh ta, nên người đã tạo ra người mẹ. Vì vậy mà mẹ đã đến bên ta, yêu thương và lo lắng cho ta, từ ngày chúng ta còn tấm bé và cho đến sau này. Tôi cũng là người con như bao nhiêu người con khác trên đời, rất yêu thương vị chúa thứ hai, vị chúa không có đôi cánh này, đó chính là mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã hơn 40 tuổi, mặc dù ở cái tuổi không quá già nhưng làn da mẹ đã hằn những vết chân chim của thời gian. Có phải những đêm thức trắng bên giường bệnh của ông bà hay nỗi lo cho cả gia đình khiến mẹ già hơn tuổi. Tôi yêu cả nước da rám nắng vì dãi dầu mưa gió và đôi bàn tay chai sần, thô ráp. Ấy vậy mà mẹ lúc nào cũng tươi cười.Nụ cười của mẹ, ngay từ ngày tôi nhận thức được thì nó đã là nụ cười đẹp nhất thế giới, đẹp hơn tất cả các loài hoa. Mẹ tôi rất vui vẻ và hoạt bát, mẹ luôn là người giúp cho tất cả mọi người trong gia đình lấy lại niềm tin, lấy lại năng lượng sau một ngày căng thẳng mệt mỏi. Tôi đã từng nhìn thật sâu vào đôi mắt mẹ, đôi mắt như ẩn chứa cả thế giới cổ tích mơ mộng và nỗi cay đắng cuộc đời mẹ trải qua. Đôi mắt khiến tôi bao lần bận tâm suy nghĩ và cũng khiến tôi hạnh phúc.
Có thể nói rằng ngày bé, nếu như không có mẹ quan tâm tôi đã trở thành một cô gái nhút nhát hay lo sợ và tự tin về bản thân. Vì cha tôi thường rất ít nói, nên người mà tôi thường chia sẻ bao nhiêu tình cảm cảm xúc chính là mẹ. Dù vui hay buồn, khó chịu hay bực tức, tôi đều luôn nói cho mẹ nghe, và mẹ luôn lắng nghe rất chăm chú, luôn khuyên răn tôi mọi chuyện. Tôi lo sợ một ngày không có mẹ bên tôi, tôi sẽ ra sao với những lo lắng, suy tư không người thấu hiểu.
Có những ngày mẹ vắng nhà vì công tác xa, tôi nhớ mẹ da diết, mặc dù tôi đã không còn ngủ với mẹ từ rất lâu rồi, nhưng không thấy bóng dáng của mẹ lòng tôi thấy trống vắng vô cùng, như thiếu đi một cái gì đó to lớn lắm, không thể nào diễn tả được bằng lời. Tối đến cứ ôm gối đi ra đi vào phòng, trông ngóng mẹ về. Chỉ cần thấy bóng mẹ ngoài cổng, lòng đã vui mừng đến muốn khóc, vậy mà chưa bao giờ dám chạy ra ôm lấy mẹ, hỏi mẹ có mệt không, đi có vui không…mà chỉ ôm gối đi vào phòng và vui vẻ yên giấc đến sáng.
Mỗi khi không kìm được cảm xúc của bản thân, đôi khi thấy mình không lễ phép với mẹ, tôi đã cảm thấy vô cùng có lỗi. Đến khi biết mình đã sai, tôi bẽn lẽn đến và ngại ngùng xin lỗi mẹ vì mình đã lỡ vô phép với mẹ, mẹ nghiêm nghị nhìn tôi và răn dạy rằng: “Mẹ tha lỗi cho con, vì mẹ thấy được ở nơi con sự hồi lỗi và ăn ăn, con cũng tự chủ động đến xin lỗi mẹ. Nhưng mẹ muốn con nhờ rằng, chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, thì đừng dùng nó chỉ để xin lỗi người khác vì sai phạm của mình biết không? Lỗi thì phải phạt, chiều nay con phải rửa chén giúp mẹ, biết không?”. Mẹ luôn là vậy, mẹ luôn thưởng phạt phân minh.
Đã một lần trong đời, tôi chưa bao giờ sợ mình mất đi người mẹ thân yêu đến như vậy, chính là một khoảng thời gian mẹ đã ốm rất nặng, đến hai tuần liền mới khỏi. những hoạt động hằng ngày trong gia đình tôi đã bị xáo trộn hết lên, chúng tôi phải vừa tự lo cho bản thân, vừa lo lắng và chăm sóc cho mẹ. Chính vì vậy mà mới hiểu ra mẹ rất quan trọng trong gia đình và mẹ là một nữ siêu nhân. Mẹ vừa có thể chăm sóc chu toàn cho tất cả mọi người trong gia đình và vừa làm tốt công việc của mình ở công ty. Sau khi mẹ khỏi bệnh, tất cả mọi người trong gia đình, không ai bảo ai, đều san sẻ với mẹ tất cả những gì mình có thể làm được, chị em tôi giúp mẹ rửa chén, thái rau, cha tôi giúp mẹ giặt quần áo…mẹ đã cười rất tươi và nói rằng mình bệnh như vậy mà xem ra sướng phải biết.
Tôi rất yêu mẹ, tình yêu ấy không có ai có thể thay đổi được nó, đúng hơn là tình yêu dành cho gia đình tôi mà mẹ đã chiếm một vị trí vô cùng to lớn và quan trọng. Tôi biết rằng mẹ tôi ngày một bị thời gian làm tàn phai tuổi thanh xuân tươi đẹp. Nhưng trong trái tim tôi mẹ luôn là người phụ nữ xinh đẹp nhất, vì vậy ngay từ bây giờ tôi phải sống thật tốt để mẹ luôn luôn vui vẻ và tự hào vì người con như tôi.
“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi
Và mẹ em chỉ có một trên đời”
2. BIỂU CẢM VỀ DÒNG SÔNG QUÊ EM
"Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!
Biểu cảm cánh đồng quê em
Hè đã về, bố mẹ quyết định cho tôi về thăm quê ngoại. Quê ngoại tôi ở xa nên đây là lần đầu tiên tôi được về thăm. Từ trung du được về đồng bằng, tôi thấy rất nhiều điều mới lạ, nhưng điều lạ nhất và tôi thích thú nhất chính là những cánh đồng lúa trải rộng tít tắp tới tận chân trời. Nơi tôi đang sống không có những cánh đồng rộng như thế.
Vừa bước xuống xe, tôi đã choáng ngợp trước cánh đồng. Nơi tôi đứng nhìn thẳng ra cánh đồng lúa đang độ chín. Có lẽ đã bắt đầu vào mùa thu hoạch. Cánh đồng lúa trải một màu vàng óng, trông như một tấm thảm khổng lồ. Xa xa có mấy bác nông dân đang hối hả gặt lúa, người bó, người gánh, người ôm. Có lẽ họ đều rất mệt nhưng niềm vui vì có một vụ mùa thắng lợi đã biểu hiện rất rõ trên những gương mặt hân hoan.
Cánh đồng lúa trải rộng trước măt mang đến cho tôi bao nhiêu cảm xúc. Trong lúc chờ cậu tôi ra đón, tôi vào ngồi nghỉ ở một hàng nước ven đường, dưới một gốc cây sĩ già rất lớn. Tôi thả hồn mình cùng những làn gió nhẹ đưa trên tấm thảm vàng. Bông lúa trĩu nặng se sẽ rung rinh nô đùa cùng gió. Năm nay được mùa lớn. Nhìn những hạt lúa mẩy vàng tôi thầm nghĩ: không biết có bao nhiêu giọt mồ hội rơi xuống thước đất kia, bao nhiêu trí tuệ của con người dồn vào để rồi đất mẹ rút ruột mình ra tạo nên những hạt thóc mẩy vàng. Tôi chợt nhớ đến câu ca dao:
Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Rẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần
Ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển, người nông dân phần nào đã được giải phóng sức lao động, nhưng những giọt mồ hôi ấy vẫn rơi bởi thiếu bàn tay con người thì không thể có được bất cứ thứ gì trên trái đất này. Cánh đồng lúa chín ấy là sự trả công xứng đáng của thiên nhiên dành cho con người. Tôi vô cùng biết ơn và khâm phục nhưng kĩ sư nông nghiệp, những nhà bác học đã nghiên cứu ra những giống lúa phù hợp với đất đai và khí hậu quê hương. Biết ơn những người nông dân một nắng hai sương đã biến những công trình khoa học thành hiện thực, đã mang đến cho đất nước những mùa vàng bội thu.
Nắng tháng năm vẫn trải rộng trên cánh đồng gay gắt, gương mặt của những cô thôn nữ thêm ửng hồng khoẻ mạnh. Nụ cười tươi làm gương mặt họ bừng sáng. Quê hương đã thật sự vào mùa. Tôi thấy yêu quê ngoại vô cùng và tự hào về quê hương đất nước mình. Quê hương mình đã thật sự đổi thay. Với những người biết yêu đồng ruộng như cha ông chúng ta, quê hương mình sẽ ngày càng giàu đẹp.
Biểu cảm về 1 loại cây
Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em.
Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy.
Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu.
Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng.
Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ.
Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng.
Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm…là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.
1,BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ MẸ
Mỗi người hẳn đều lưu giữ và khắc ghi trong trái tim mình hình ảnh một người thân yêu để họ sẽ trở thành niềm tin, động lực và ý nghĩa trong cuộc đời của chúng ta. Họ là những người luôn ở lại dù chúng ta có bay xa, bay cao, hay mải miết với những điều mới mẻ, họ luôn vững chãi và chân thành yêu thương ta. Và với tôi, người ấy là mẹ.
Mẹ tôi không còn trẻ, những tháng năm dầm mưa dãi nắng nuôi nấng tôi dần trưởng thành đã thấm mệt, đã lấy đi thanh xuân của mẹ. dường như mỗi khi nhìn vào mẹ, từ nụ cười đến ánh mắt hay bất kì một hành động nhỏ nào đấy, nó gợi cho tôi cái gì đó là chiều dài của lịch sử cội nguồn dân tộc, chiều rộng của yêu thương bao la và chiều sâu của nội tâm, của những trăn trở cả đời vì chúng tôi. Tôi nhìn vao mẹ để thấy tôi khi đã ở tuổi hoa niên, để thấy tháng năm và cả nét đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam bao đời.
Mẹ tôi không phải là người nghiêm khắc nhưng mẹ không chiều chuông chúng tôi vô lí, không phải lúc não cũng ngọt bùi, cũng có cả những đắng cay và roi vọt, nhưng chính những roi vọt ấy đã khiến chúng tôi trưởng thành và càng thêm yêu mẹ.
Liệu trong cuộc sống bạn có tìm được ai yêu bạn vô điều kiện như vậy.
Mẹ sẵn sàng hi sinh tuổi đời của mẹ vì tuổi trẻ của ta.
Hi sinh tình yêu và lòng bao dung để ta trìu mến lớn lên, để ta mãnh mẽ và tin vào chính mình.
Từ những việc nhỏ nhất, bát cơm ta ăn, tấm áo ta mặc, đôi dép ta đỉ, quyển sách thơm tho ta được học đều là từ giọt mồ hôi và nước mắt mẹ kết thành.
Mẹ không hề tính phí, không hề đòi ta trả lãi, cũng không hay kể lể về sự hi sinh ấy. Mẹ chỉ âm thầm, bền bỉ, kiên cường nhỏ xuống lòng ta những giọt mồ hôi mặn chát, giọt nước mắt đắng cay đã thấm vào đất, vào trời, vào biển mà đôi khi lòng ta lại chưa đủ sâu để hưởng trọn những giọt ngọc ấy.
Mẹ là tất cả những hi sinh, yêu thương và vĩ đại của thế giới, mẹ cho ta một thế giới để sống tốt hơn, cho ta những điều kiện tuyệt vời nhất đẻ phát triển, trưởng thành. Nêu ví những loài hoa là sự bất tử của vẻ đẹp, của hương sắc thì mẹ là tất cả những điều ấy, và mẹ còn là cả thế giới rộng lớn ấy. Mẹ hi sinh thật nhiều còn ta lại quá nhỏ để hiểu trọn nỗi lòng người mẹ. mẹ đi suốt những tháng năm cuộc đời của ta bằng những câu ca dao hay lời hát ru, những nụ cười và cái ôm ấm áp để vững lòng vào con đường ta đang đi, và rồi bỗng giật mình tự hỏi ta đã làm gì cho người mẹ, người phụ nữ thiêng liêng mà cũng rất đỗi bình dị ấy?
Tôi yêu mẹ tôi từ đôi bàn tay ầy gầy xương xương, đến những giọt nước mắt chắt ra từ huyết quản và cả những chiếc áo mang dáng hình mẹ đã khắc ghi cùng xứ sở. Cảm ơn mẹ vì cho con cuộc sống, cảm ơn mẹ vì đã khiến sự sống ấy thêm phần ý nghĩa.
BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ BỐ
Không dịu dàng cũng chẳng nhỏ bé, cha luôn là người trụ cột mãnh mẹ kiên cường để gồng gánh gia đình. Cha là cánh buồm trên con thuyền lớn giúp ta vươn ra những đại dương rộng lớn, mênh mông ẩn chứa nhiều bão giông, sóng gió.
Mỗi người đều có những bất hạnh và niềm hạnh phúc riêng. Và phải chăng điều bất hạnh là khi chúng ta thiếu thốn đi một trong những suối nguồn tình cảm tuyệt vời từ người cha thiêng liêng. Cha tôi không như những người, có điều kiện và có quyền lực để cho tôi một viễn tưởng về tương lai tươi đpẹ, chắc chắn. chỉ có ở cha, một điều duy nhất và mãi mãi trường tồn ấy là tình cha bao la, vô tận. cả cuộc đời, những gì chắt chiu tốt đẹp nhất cha đều giành cả cho tôi, những mong tôi khôn lớn thành người. Thời gian lấy đi sức sống của cha, những nếp nhăn và cả làn da đen rám nắng lăn lộn với sóng gió cuộc đời. Cha rất điềm tĩnh và kiên cường, đó là điều rõ nhất tôi nhìn thấy ở người, trên nét mặt đến lời nói âm vang của một người cha, người chồng, người đàn ông trong gia đình.
Cha gợi lên một cái gì đó vừa lớn lao, mà cũng thật bình dị, như người bạn ấu thơ luôn sát cành cùng tôi. Từ những ngày lon ton trên triền đê của làng nhỏ, cùng dạy tôi thả diều hay cùng đi câu cá ở ven sông, cho đến những bài học về nhân sinh, về cách làm người trưởng thành sao cho ý nghĩa, xứng đáng. Vì thế cha không chỉ là người đã sinh ra tôi mà còn là người thầy dạy tôi lớn lên theo cách riêng của ông, cũng là người nghệ sĩ tài hoa vẽ ra trước mắt tôi một cuộc sống nhiều mơ ước và màu sắc, cũng là một người nghệ sĩ hào hao lãng mạn với những câu hát, câu hò âm vang trầm bổng về một thời hào hùng của lịch sử dân tộc. Để tôi lớn lên trong mạch nguồn của dân tộc, không quên truyền thống ông cha, cứ hiên ngang mà phát triển. Cha uốn nắn, bảo ban tôi thật chân thành nhưng cũng đầy nghiêm khắc, đó là cách riêng của Người và tôi, có lẽ chưa đủ hiểu những bài học quý giá ấy. Tôi yêu và kính trọng Người Cha vĩ đại ấy. Nhưng tình yêu nhỏ bé ấy của tôi hẳn không thể sánh với tình yêu lớn lao mà cha giành cả cuộc đời cho tôi, cũng như bạn. vì thế hãy quý giá và trân trọng từng phút giây khi được bên cạnh cha, được cha chăm sóc và chỉ bảo. Đó là niềm vinh dự, là sự may mắn cũng như thiêng liêng mà không phải ai cũng dễ dàng có được.
Trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời, cha là bóng nắng trên cao, sà xuống lòng tôi đầy ấm áp và gần gũi, là thượng nguồn nơi tôi là con sông nhỏ bắt vào mạch nguồn lớn ấy mà tuôn chảy ra biển khơi bao la. Cha, cha ơi, người con luôn khắc ghi.
2 , Biểu cảm về dòng sông , cánh đồng quê em
(1)
Quê em là một ngôi làng nhỏ nằm ven sông Hồng, nhìn từ xa dòng sông như dải lụa mềm mại ôm trọn lấy ngôi làng. Con sông quê em đã trở thành kỉ niệm khó quên đối với những người con được sinh ra và lớn lên bên dòng sông thơ mộng này.
Tuổi thơ em gắn bó với dòng sông ấy, dòng sông đã cho em biết bao nhiêu kỉ niệm êm đẹp.
Buổi sáng vừa thức dậy, em đã nghe thấy âm thanh rộn rã của chiếc thuyền nhỏ đang trao đổi mua bán trên bến sông. Những âm thanh đó đã trở nên quen thuộc và gần gũi đối với người dân nơi đây. Vào thời điểm này, trên bến sông thường tấp nập hơn, họ đi mua cá tôm của những người dân xóm chài đánh bắt.
Dòng sông vào buổi sáng thường cho ta cảm giác bình yên. Những con sóng nhỏ xô vào bờ ì oạp. Gió thổi dìu dịu trên triền đê khiến cho không gian càng trở nôn trong trẻo và thoáng đãng hơn. Gần trưa, mặt sông trở nên sáng bừng bởi những tia nắng chiếu xuống mặt nước, màu nước sông lúc này trở nên lấp lánh hơn. Hai bên bờ sông những hàng cây đung đưa theo gió. Buổi trưa nắng đã lên cao, mặt sông như trải rộng hơn và yên lặng hơn và có điểu gì gì đó như lao xao hơn. Trên bến, từng chiếc thuyền cần mẫn đưa khách qua sông. Buổi chiều thuyền ghe tấp nập qua lại, vang vang tiếng nói cười.
Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơi đùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịu trên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờ không sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó là khoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầm ĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phía tây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá, tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cả thi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗ về.
Có những ngày mưa, nước dâng lên cao ngập lút bãi bồi. Dòng sông đỏ ngầu oàm oạp vỗ thân đê. Những cành củi to nhỏ lặng lẽ trôi; rồi bỗng nhiên bị lôi tuột vào một cái xoáy nhỏ, cả bọn thấy thế lại reo hò ầm ĩ. Thế rồi chỉ mấy ngày sau, nước rút, dòng sông lại trở về như xưa: hiền hòa, nhẫn nại và lẳng lặng trôi.
Bao năm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sông đã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thân quen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trong cuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòng sông thân yêu của mình.
(2)
Trong tim ai cũng có một dòng sông quê nhà... Tự thuở nào dòng sông êm ả, hiền hòa đã tạo nên biết bao kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo, dạt dào bao tâm hồn của những người được sinh ra và lớn lên ở miền quê. Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Lòng sông và dọc đôi bờ sông còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.
Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.
Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.
Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.
Năm tháng đi qua, tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống...Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ và dòng sông quê hương vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. Nhớ lắm sông quê ơi!
( 3 )Quê hương thân yêu đã gắn liền với tôi từ lúc tôi mới sinh ra đến tận bâygiờ,mười một năm,một thời gian dài đối với tôi.Nó đã trở thành một phần khôngthể thiếu trong tuổi thơ của tôi.từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng câylúa trưởng thành,đến bờ đê xanh mướt cỏ kia,bao nhiêu bạn bè,bao nhiêu ngườithân(hơi ngán).Và trong tôi con sông quê hương vẫn là nơi để lại cho tôi nhiều ấntượng sâu sắc nhất.Con sông chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áomàu xanh của đồng bằng Bắc BộNhững buổi sáng mùa hè đẹp trời,con sông Hồngmới nhộn nhịp làm sao.Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóacả mặt sông.Tiếng hò tiếng hét vang lên.Hai bên bờ,trên lá cỏ non còn đọng lạinhững hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh.Con sông đi hiền hòa nhưđể người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó.Nó phản chiếu bụi râu,từng bụi cây và cảnhững chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâuthẳm .Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài.Chiếu những tianắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng.Vào mỗibuổi trưa,chúng em lại í ới gọi nhau đi tắm sông.Tưng đứa nhảy xuống khiến nướcbắn tung tóe.Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng khônggian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả,dòng sông vỗ những cơn sóng vàochúng tôi như muốn cùng chơi đùa,nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy.Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôithường mang xuồng ra đây để câu cá.Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát vàngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe rucho chúng tôi ngủ.Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết. Yêu biết mấy dòngsông quê tôi,nó thật đẹp và huyền ảo làm sao.Sông ơi ! Sông hãy đưa nước về nuôisống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khaocủa những tâm hồn bé bỏng!Để rồi lại một lần được đứng trước con sông yêu dấu, lại một lần được đi thuyềnsang bên kia sông, thảnh thơi thả mái tóc tung bay giữa con sông quê và nhữnggương mặt tưởng xa lạ mà lại quá đỗi thân quen, quyến luyến. Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già Sông vẫn in màu mây Vẫn khi vơi đầy vẫn mang phù sa làm đẹp thêm làng quê yêu dấu Sông vẫn như thuở ấy Vẫn con đò ngang đón đưa người sang và từng đêm hát ru đôi bờCâu hát thiết tha ngân lên mà ngỡ như tiếng tình yêu quê hương nơi sâuthẳm trái tim đang thổn thức vỗ bờ. Dù có thể là đã muộn. Có thể sông đã dỗi hờntôi lắm. Nhưng tôi đã trở về. Bên bến bờ yêu thương vẫn thường ru ngủ tôi trongký ức tuổi thơ hạnh phúc. Đối với lũ trẻ con chúng em, dòng sông còn là nơi để cả bọn gặp gỡ và chơiđùa thoả thích. Vào những chiều hè, khi ông mặt trời chiếu những tia nắng dìu dịutrên mặt sông cũng là lúc chúng em rủ nhau ra sông chơi. Mùa hè, nước ở gần bờkhông sâu lắm, tắm lại mát. Bọn em chỉ cần bơi một lát là đến bãi bồi. Đó làkhoảng đất trống rất rộng, tha hồ cho cả bọn chơi đùa. Từng tốp trẻ con nô đùa ầmĩ, át cả tiếng sóng ì oạp vỗ bờ. Cát dưới chân chúng em mịn màng như nhung. Phíatây mặt trời đỏ rực, chiếu những tia nắng cuối cùng xuống dòng sông như một bức tranh lửa. Gió từ sông thổi lên mát rượi. Lũ trẻ con chúng em mang bóng ra đá,tiếng reo hò náo động cả bãi sông. Chán đá bóng chúng em lại rủ nhau tắm. Tất cảthi nhau lặn ngụp. Dòng sông hiền hòa êm ả trôi như bàn tay mẹ nhẹ nhàng vỗvề.Có những ngày mưa, nước dâng lên cao ngập lút bãi bồi. Dòng sông đỏ ngầuoàm oạp vỗ thân đê. Những cành củi to nhỏ lặng lẽ trôi; rồi bỗng nhiên bị lôi tuộtvào một cái xoáy nhỏ, cả bọn thấy thế lại reo hò ầm ĩ. Thế rồi chỉ mấy ngày sau,nước rút, dòng sông lại trở về như xưa: hiền hòa, nhẫn nại và lẳng lặng trôi.Baonăm tháng qua đi, dòng sông vẫn cứ hiền hòa êm đềm chảy. Không biết dòng sôngđã lưu giữ những kỷ niệm của chúng em ở đâu mà sao em thấy dòng sông thânquen đến thế. Từng bờ tre, từng ngọn cỏ, dòng sông đã trở thành một phần trongcuộc sống tuổi thơ của em. Sau này, dù đi bất cứ đâu em vẫn luôn nhớ về dòngsông thân yêu của mình.Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sôngđó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra nhữngmảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lănbánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòngchảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấplánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phùsa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dânquanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín. Những dòng sôngquê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kíức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sôngấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màuyêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắplên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò,tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu .
3.Biểu cảm về 1 loài cây
(1) Sống cùng ông nội từ nhỏ, tình yêu thiên nhiên của một người làm vườn lâu năm như truyền dần cho đứa cháu mà ông thương. Em yêu thiên nhiên bởi ông nội rất yêu cây cối. Tình cảm ấy như được truyền lại cho em. Em yêu mọi loại cây vì thấy chúng vừa đẹp lại vừa có ích. Tuy vậy, em thích nhất là cây bàng, loài cây gần gũi, gắn bó với cuộc sống chúng ta.
Bàng là cây thân gỗ, quanh năm vững chãi một màu thân nâu xám với những u bướu to những bát con hay bát tô. Thân cây lớn phải ôm vòng tay mới đủ. Những cây nhỏ hơn thân to bằng vòng tay đứa trẻ 5 tuổi. Từ thân cây ấy phân thành cành lớn chắc khoẻ. Từ những cành ấy lại phân thành các cành nhỏ để khi lá mọc lớp thành một vòm trời xanh mát. Cây bàng dễ trồng, trên hè phố ta cũng thấy, trên sân trường cũng có, trong sân công ty cũng có mặt,… bởi vậy nó gần gũi với ta vô cùng. Với em, bàng đã trở thành một người bạn từ thuở ấu thơ, vì vậy, em càng trân trọng và nâng niu cây.
Bốn mùa xuân hạ thu đông, bàng lại khoác trên mình dáng vẻ khác nhau tạo nên những khác biệt phong phú riêng của giống cây. Mùa xuân, là mùa của sự sống, là mùa của sinh sôi nảy nở, cũng như bao loài cây khác, bàng cũng cựa mình nhựa sống tuôn chảy. Trên những cành cây mọc ra những chồi non xanh mướt. Những chồi ấy bé bé như ngón tay út, nhọn nhọn, nhú lên chi chít trên cành cây, nhìn thật thích mắt. Dưới làn gió xuân nhẹ nhẹ thổi, dưới những cơn mưa phùn mùa xuân giăng giăng, chồi non khẽ rung mình. Nhựa sống trào dâng, cây bàng mang sức sống mới, tràn đầy vẻ đẹp tươi mới. Ngắm nhìn cây bàng, em ngỡ như nó cũng là một sinh thể có tâm hồn, biết yêu biết ghét, biết giận hờn vu vơ.
Mùa hè về, khi tiếng ve bắt đầu râm ran, khi ánh nắng mặt trời rạng rỡ là lúc bàng đẹp nhất. Những chồi non ngày nào giờ đã lớn thành những chiếc lá to như chiếc bánh đa. Từng lá tùng lá đan thành từng lớp tạo thành một khoảng trời xanh mát. Những tán bà dang rộng như chiếc ô khổng lồ tạo bóng mát cho mọi người khỏi cái nắng hè oi ả. Mùa hè, hoa bàng cũng nở. Những bông bé tí màu trắng vàng rụng thành từng khoảng trên mặt đất. Ngồi dưới gốc cây, gió mát thổi qua làm hoa rụng vương trên tóc, vương trên vai, rơi đầy trên trang vở trắng. Nhìn những bông hoa trắng li ti rụng đầy sân, em bồi hồi nhớ lại khi xưa vẫn xâu hoa bàng thành từng chuỗi để làm vòng cổ, vòng tay.
Hè qua, thu đến. Thu đến đem theo gió mát dìu dịu, nắng vàng nhàn nhạt, không khí thật dễ chịu. Bàng lại vào mùa thay lá. Những tán lá xanh ngày nào đang từng chiếc từng chiếc ngả vàng rồi chuyển đỏ, và rồi theo gió thu lay nhẹ trở về với đất mẹ. Những trái bàng chín, rụng đầy lăn trên mặt đất. Cây bàng trầm ngâm hơn ngắm nhìn vạn vật vào thu.
Và khi đông đến, cây bàng thật đáng thương. Mùa đông là mùa của cái lạnh lẽo, buồn bã và mùa của lá rụng, cành trơ trọi. Những cây bàng đứng giữa đất trời giơ những cánh tay gầy gò khẳng khiu. Những cánh tay ấy còn vương vài chiếc lá đang cố níu vào cành, lung lanh trước gió. Nhìn từ xa, cây bàng như một con người đang vươn cánh tay xin mẹ thiên nhiên chút ấm áp của đất trời. Cây đứng đơn độc giữa đất trời bao la lạnh lẽo, sao mà tội nghiệp.
Đông đi, xuân lại về, hè lại sang, thu lại tới. Một vòng tuần hoàn lại tiếp diễn. Cây bàng sống cuộc đời với những lần lặp lại dáng vẻ khác nhau. Bốn mùa, bàng mang trên mình những diện mạo phong phú, đặc trung riêng. Dù mùa nào bàng vẫn gắn bó với cuộc sống con người. Bàng là nơi dùng chân nghỉ ngày hè oi bức. Bàng là nơi cụ bà bán nhưng món hàng rong ngày đông rét mướt. Bàng là nơi lũ học trò tinh nghịch nô đùa dưới gốc. Bàng cứ tự nhiên đi vào cuộc sống thành vật quen thuộc, không thể thiếu. cây bàng gần gũi như thế cho nên nó đã trở thành đề tài cho thi ca nhạc họa muôn đời. Có lẽ đó là cách để con người gửi tấm lòng biết ơn đến loài cây đã làm nên nét giản dị thân thương của làng quê.
Bàng luôn đẹp với nét riêng của nó. Em yêu cây bàng bởi điều ấy. Không kiêu sa như cây hồng, không chót vót như cây dừa, không đỏ rực như phượng thắm mà bằng nét đẹp bình dị.
(2)
Những kỉ niệm tuổi thơ luôn là những gì bình dị, gần gũi và quen thuộc nhất. Là những lần vui chơi bên gốc phượng cùng nhau trò chuyện tâm sự cùng bạn bè. Mà giờ đây khi nghĩ về là bao cảm xúc lại ùa về. Và cũng chính vì thế mà cây phượng đã trở thành loài cây mà tôi yêu quý nhất.
Phượng là một loài cây thân gỗ được trồng để lấy bóng râm nên tán cây rất rộng, gồm nhiều cành cây to nên có thể bao phủ được một góc sân lớn. Lá phượng nhỏ li ti đan xen vào nhau như vẻ ngại ngùng, thẹn thùng của thiếu nữ tuổi mới lớn. Nhắc đến cây phượng, tôi càng thêm yêu và nhớ những chùm hoa phượng nở đỏ rực một góc sân trường. Hoa mọc từng chùm từng chùm, màu đỏ rực bắt mắt mà đứng ngắm hồi lâu tôi cũng không hề cảm thấy chán. Ngước nhìn những chùm hoa như những đốm lửa rực cháy, lòng tôi thêm bình yên và càng trân quý những khoảng khắc hiện tại. Hoa phượng với những nụ nhỏ xinh xinh khi rụng chúng tôi lấy làm trò mào gà. Sau trận mưa rào, phượng rụng xuống nhuộm đỏ cả sân trường. Tôi nhìn tấm thảm màu đỏ rực ấy mà bỗng thấy bâng khuâng, xao xuyến, nuối tiếc lạ lùng. Cùng nhau vui chơi dưới gốc phượng làm nên những phút giây quý giá tuổi học trò. Cây phượng như là một biểu tượng cho thời học sinh ngây thơ, hồn nhiên, trong trắng. Thân cây sần sùi nhưng rất to, mấy người ôm không xuể. Rễ cây thì ngoằn ngoèo nhô lên mặt đất, nhìn từ xa như những con rắn khổng lồ. Rễ cây cũng là nơi mà đám học sinh chúng tôi hay ngồi vui chơi hay hóng mát sau mỗi giờ học căng thẳng. Những tán cây thì ngày một nhiều, những cành non cũng đua nhau ra đón lấy sự sống ở đời. Tôi biết ơn cây nhiều lắm vì có lẽ nếu không có cây phượng, tuổi học trò của chúng tôi đã không đẹp đến như thế.
Nhớ lại thời học sinh hằng ngày nô đùa bên gốc phượng, cây phượng cứ như người bạn trung thành của học trò, luôn chứng kiến cảnh học sinh vui vẻ hay cũng lắng nghe những tâm sự của chúng ta. Nhìn thấy hoa phượng lấp ló ngoài cửa sổ, bao cảm xúc vui buồn lẫn lộn bỗng dâng đầy trong tôi. Tôi vui vì đã kết thúc một năm học căng thẳng, sắp được nghỉ hè được đi chơi, đi du lịch. Nhưng cũng thật buồn vì phải trải qua kì thi cuối kì, phải chia tay thầy cô bạn bè và đặc biệt là cây phượng. Nhìn cây phượng mà tôi lại nhớ đến những lần lấy cánh hoa phượng kẹp vào trang sách, lấy những chùm hoa phượng đan vào nhau để làm thành vòng đeo lên đầu. Nhớ lắm ngày chia tay cầm chùm phượng, nhớ tiếng cười hồn nhiên giòn tan trong nắng và cũng thật buồn vì phải chia tay nhau.
Tôi nhớ cây phượng còn là một nhân chứng cho tình bạn gắn bó thân thiết của tất cả học sinh. Những đôi bạn thân thường cùng nhau ngồi dưới gốc phượng trò chuyện tâm sự, chia sẻ những vui buồn của cuộc sống. Là cây phượng đã gắn bó với tôi như một tri kỉ. Mỗi khi vui, buồn hay có tâm trạng là tôi lại một mình chạy ra gốc phượng ngồi nói. Dường như phượng cũng hiểu được nỗi lòng tôi mà cũng rất chú ý lắng nghe. Và vì thế mà tôi yêu cây phượng, yêu những gì của cây, yêu những búp non và nâng niu nó đến khi nó trở thành những bông hoa khoe sắc. Tôi yêu sắc đỏ rực của hoa phượng như tô điểm, làm đẹp cho cả một góc sân trường. Tôi nhớ có lần có cơn bão lớn đánh đổ rất nhiều các cây to trong trường. Ngồi ở nhà mà lòng hồi hộp tôi sợ phượng sẽ không chống chọi được với cơn bão lớn ấy. Nhưng khi đến trường tôi vỡ òa trong hạnh phúc vì phượng vẫn ở đó, chỉ bị gãy những cành cây to già. Tôi thấy may mắn vì đã không mất đi người bạn quý giá ấy. Từ đó mà tôi càng trân trọng cây phượng hơn.
Với mỗi người sẽ có một loài cây mà mình yêu quý, có những kỉ niệm vui buồn và loài cây ấy như trở thành một người bạn của chúng ta. Vì thế mà hãy chăm sóc và trân trọng những loài cây ấy.
( 3 )
Hồ sen nho nhỏ, tròn như con mắt, rải rác đó đây trên mặt đồng thênh thang, đầm sen to rộng, ào ạt gió trăng trải đến chân trời một màu xanh bênh biếc. Nếu một lúc nào đó, những cơn gió nổi tình cao hứng, nồng lên thì những tàu sen hình cái ô dựng ngược cũng theo gió mà nghiêng hồn mình, khô ánh bạc của mặt lá phía dưới và mặt trên thì nghiêng như cúi rạp, đổ hết những hạt nước đã ngọc – hoá xuống lòng hồ, hẳn con cá cái tôm dưới hồ kia được uống cả loài hương cho thơm đầy da thịt.
Tháng Ba, sen nở tiên tròn, dập dềnh mặt nước lăn tăn gió sớm. Hình như những tràng ngó sen còn lơ mơ ngái ngủ dưới tầng sâu bùn ngấu nên cái cuống tàu sen chưa ngoi lên không trung vì “ngó ấy tờ mây”còn ẻo lả mỏng manh, chưa vương vấn nỗi trần thế oi nồng đầy đọa.
Mùa hè chín mọng trái mận trái đào, trùm vải, chín mọng cả mồ hôi đường trường… như tình ái chờ trao gửi, búp sen mới nhô lên chiếc búp, như ngọn bút nông vừa xuất xưởng để chấm vào nghiêng mực để viết thành bất hủ câu thơ có hương hoa thầm kín, màu sắc khiêm nhường ai có tiền duyên mới được hưởng.
Chưa hè mênh mông cao vợ trời quên, ta mỏi chân dặm dài được ngả lưng trên thảo cỏ gốc che ven đường, tháo đôi dép cho tan bàn chân buồn buồn đê mê sắc cỏ, hương sen hào phóng ùa đầy cái lồng lan ngực thị thành… thì con chim bị giam cầm lâu ngày trong đó cũng thêm thắm đỏ, phải hát lên một lời gì như nhịp sơn ca vút tầng không, như một sợi tơ sen bay lên, níu vào trời, ta mới chợt nhận ra thứ hoa đồng nội trắng sen hồng quý giá ấy, từ đầm hoang mà nên, từ bùn quê mà tịnh khiết… cho ta niềm thanh sạch với quê hương đất nước trường tồn là thế nào .
( 4 )
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các nẻo đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả - được xem như là biểu tượng của người Việt, đất Việt. Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre Việt Nam: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau, nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng..."
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh...”
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc và nhiều loại tre khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rễ ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 - 18m, ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt. Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình - một hình ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẵn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống. Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà.
“...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng - hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Ân xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre (theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 - 20cm mỗi ngày).
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giành Độc lập Tự do cho Tổ Quốc.
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là nguồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích (Nàng Út ống tre, cây tre trăm đốt,...) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre: “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,...
Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như: đàn tơ tưng, sáo, kèn,...
Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm. Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách nước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng: đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre. Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng: “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Đất nước Việt Nam trải dài hơn 2000 cây số,phong cảnh nơi nào cũng đẹp đẽ, cuốn hút lòng người. Nếu du khách làm một cuộc hành trình xuyên Việt bằng tàu hoả từ Bắc vào Nam thì khi qua vùng duyên hải miền Trung, ắt hẳn sẽ ngạc nhiên và thích thú trước rừng dừa bạt ngàn chạy dài ven biển.
Ở dải đất miền Trung quê em, dừa là chủ yếu. Không biết cây dừa mọc trên đất này từ bao giờ và tại sao lại chọn vùng cát trắng, biển xanh là nơi sinh sôi phát triển? Cây dừa thân màu nâu sẫm. Trên thân có nhiều lớp bẹ dừa già đã rụng in thành dấu chi chít. Phía ngọn cây lá mọc thành vòng tròn, xoè đều. Những lá nhỏ màu xanh thẫm mọc nối tiếp nhau xuôi theo hai bên cuốn. Tàu dừa rộng cả mét và dài đến ba, bốn mét. Hoa dừa mọc thành từng chùm lớn, gồm nhiều hoa nhỏ như hạt lúa, màu trắng ngà, có mùi thơm diệu nhẹ.
Dừa ra trái quanh năm. Trái kết thành từng quày. Bốn năm quày lớn, nhỏ chen xít nhau thành ngọn. Trái dừa tròn, phía đuôi hơi thon lại, màu xanh thẩm. Ngoài cùng là lớp vỏ dày, sơ bao bọc gáo cứng. Tiếp đó là lớp cùi trắng tinh, béo ngậy và trong cùng là nước dừa mát ngọt lành.
Rừng dừa quê em có nhiều loại khác nhau: dừa xiêm thấp lè tè, trái tròn, nước ngọt; dừa nếp lơ lửng giữa trời, trái vàng xanh mơn mởn; dừa lửa trái to, vỏ xanh hồng…
Cây dừa mang lại rất nhiều lợi ích cho con người. Thân dừa làm máng nước, làm cầu bắt qua kênh mương, làm vật liệu chắn sóng và cát biển. Lá dừa được dùng để gói bánh, làm tranh lợp nhà, làm vật liệu trang trí trong những dịp lễ, Tết; cọng lá làm chổi, chẻ nhỏ làm vách. Xơ dừa làm thảm, bện dây rất tốt nhất là đối với người đánh cá vì dây dừa mềm, nhưng chắc, chịu mưa chịu nắng. Ngày nay, người ta lấy thân dừa và xơ dừa phơi khô, xay nhuyễn ra làm phân bón cây xanh rất tốt. Gáo dừa làm gáo, làm muôi, làm đồ thủ công trang trí mỹ nghệ đẹp tuyệt vời. Cùi dừa non làm bánh kẹo, làm mứt; cùi dừa già ép lấy dầu, sử dụng trong nhiều sản phẩm công nghiệp. Đặc biệt nước dừa ngọt mát là thứ nước giải khát tinh khiết thượng hạng, giàu chất bổ dưỡng, nhất là trong những ngày hè.
Trong rừng dừa xanh tốt bao thế hệ cây nối tiếp nhau. Bên cạnh gốc dừa lão bạc phếch màu thời gian là những gốc dừa tơ đang vươn lên mạnh mẽ. Cả không gian tràn ngập một màu xanh mát mắt. Trời xanh, nước xanh và dừa xanh kết hợp hài hoà tạo nên một khung cảnh êm đềm thơ mộng hiếm có. Gió thổi lồng lộng, những hàng dừa xào xạc vi vu ngân lên một bản đàn bất tận.
Dừa mọc khắp nơi, từ ven biển cho đến trong làng, mọc cả ngoài đồng, ngoài bãi. Dưới bóng dừa râm mát, người dân quê em vui sống một cuộc sống lao động, tuy vất vả nhưng yên bình biết mấy! Bới vậy mà qua bao thế kỉ, cây dừa gắn bó thân thiết với cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của người dân quê em. Cây dừa mãi mãi song hành cùng với con người.
“Dừa xanh sừng sững giữa trời
Đem thân mình hiến cho đời thuỷ chung
Mỗi loài cây đều có tiếng nói riêng, có hương vị riêng. Nhưng cây dừa quê em với vẻ đẹp của nó đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ. Đối với những người con xa xứ, hình ảnh rừng dừa bát ngát tượng trưng cho linh hồn của quê hương nên mỗi khi nghĩ đến một nỗi xúc động, bâng khuâng khó tả lại trào dâng.
Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.
mk làm như này có đc hok
Phượng không thơm, phượng chưa hản là đẹp, nhưng phượng đỏ và phượng nhiều, phượng có một linh hồn sắc sảo mênh mang.
Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán lớn xoè ra, trên đậu khít nhau bằng muôn ngàn con bướm thắm. Màu hoa phượng chói lói, sinh sống như sắc máu người. Ấy là lời kêu kỳ bí của mùa hè; trong nắng chói chang, mùa hè thét lên những tiếng lửa.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vui, mới thực là nỗi niềm bông phượng. Một lần gió hẩy tới; từng đợt sóng rào rào trên biển hoa…
Người ta hay trồng phượng ngoài thành và trong thành; và người ta hay trồng phượng trong các sân trường. Vì sao? Nhưng dù trồng ở đâu, cũng chỉ có bọn học sinh yêu và hiểu hoa phượng nhất. Hoa phượng là hoa-học-trò. Còn ai quen với phượng cho bằng bọn cắp sách đến trường một ngày hai buổi! Còn ai có linh hồn tươi thắm để quan hoài với phượng thắm tươi?
Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e; dần dần xoè ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo ra một tin thắm: mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, học trò ngạc nhiên nhìn trông: hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy!
Bình minh của hoa phượng là một màu đó còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hoà nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẻ kêu vang; hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên, như đến tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. Sớm mai thức dậy, cậu học trò vào hẳn trong mùa phượng; thôi nghỉ hè sắp đến đây! Mùa thi cử sắp đến.
Thi cử cho các anh sắp ra trường, lười biếng của các em còn ở nhiều năm. Sự học một bên căng, một bên chùng, đều ghi dấu hoa phượng. Các em ngồi trong lớp làm bài, tay không muốn chay nhanh. Vì gần nghỉ, nên các em nghỉ ngay lúc còn chưa nghỉ. Phượng đỏ thế kia mà! Khắp các cành đều có hoa; hoa nở, hóa rơi, hoa bay, đến cả ngoài vườn xa không có cây mà cũng có hoa phượng.
Các chàng trẻ vui tay nhặt cánh phượng trên cỏ xanh, lẩn thẩn như bùi ngùi. Có người bỏ vào sách ép. có người bỏ cả vào thư gửi đi. Hoa phượng tươi, tươi nhưng mà tươi quá quắt; hoa phượng đẹp nhưng mà đẹp não nùng. Ai xui hoa phượng nhiều như vậy? Ai dạy cho hoa phượng cái màu xa xăm? Phượng vui; cái vui tươi như là làm cho thái quá đề che dấu cái sầu uất.
Cái sầu nghỉ hè, vâng, nhất là đối với những chàng sắp ra trường, mà trước khi ra, phải trải một cuộc thi. Những chàng ấy chăm ngay từ đầu năm; đến lúc hoa phượng đậm màu, lại càng gập gáp. Vài chàng bấy lâu nhác biếng, nay cùng bị màu hoa phượng đẩy cho ở sau lưng. Phượng hồng, phượng đỏ, phượng xác pháo, phượng máu người, phượng cứ nở, các anh cứ cô học; sắc phượng mệt mỏi lắm sao! Thật đúng với lòng các anh, gắng sức nhưng mà buồn bã. Các anh đã nghĩ đến hè, đến lúc ra trường, đến ngà ba đường phải chọn hướng đi, đến cuộc đời đang rình các anh mà chụp bắt.
Rồi một hôm, trống đánh: các anh ngồi thi. Ôi, bài văn bí quá, bài tính mãi không ra, các anh toát mồ hôi, ngó quanh quẩn như cầu cứu, nhìn ra cửa sổ thấy bóng phượng ở ngoài sân! Rồi kẻ đậu thì bỏ mặc bông phượng mà vui vầy; kẻ hỏng buồn riêng một mình, bạn bè cũng không, chỉ biết thớ than cùng bông phượng. Họ đi giữa đường, dầm xác bông phượng, họ ngồi thơ thẩn, bỏng phượng cũng rụng bên mình. Bàn tay mân mê bông phượng, cái sắc đỏ ám ánh quá, đỏ một cách tức tối, đỏ một cách tuyệt vọng.
Phượng cứ nở. Phượng cứ rơi. Bao giờ cũng có hoa phượng rơi, bao giờ cùng có hoa phượng nở. Nghỉ hè đã đến. Học sinh sửa soạn về nhà. Nhà chưa về, cái vui gia đình đâu chưa thây, chỉ thấy xa trường, rời bạn; buồn xiết bao! Những cuộc tình duyên giữa bạn hè đến lúc rè chia, cũng rè chia dưới màu hoa phượng; dù hữu tâm, dù vô tình, người nào cũng có sắc hoa phượng nằm ở trong hồn. Phượng xui ta nhớ cái gì đâu. Nhớ người sắp xa, còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan… Nhớ một thành xưa son uể oải…
Thôi học trò đã về hết, hoa phượng ở lại một mình. Phượng đứng canh gác nhà trường, sân trường. Hè đang thịnh, mọi nơi đều buồn bã, trường ngủ, cây cối ngủ. Chỉ có hoa phượng thức đề làm vui cho cánh trường. Hoa phượng thức nhưng thỉnh thoảng cũng mệt nhọc, muốn lim dim. Gió qua, hoa giật mình, một cơn hoa rụng.
Cứ như thế, hoa-học-trò thả những cánh son xuống cỏ, đếm từng giây phút xa bạn học sinh! Hoa phượng rơi, rơi… Hoa phượng mưa Hoa phượng khóc. Trường tẻ ngắt không tiếng trống, không tiếng người. Hoa phượng nở, hoa phượng nhở. Ba tháng trời đằng đăng. Hoa phượng đẹp với ai; khi học sinh đã đi cả rồi!
Bn tham khảo nha
Những câu hát như vang vọng đâu đây: “Những chiếc giỏ xe chở đầy hoa phượng. Em chở mùa hè của tôi đi đâu…”. Hoa phượng loài cây gắn bởi với tuổi học trò và những kỉ niệm đẹp đẽ của một thời học sinh, hoa phượng cũng là loại cây mà tôi rất yêu quý.
Đối với tôi mỗi lần đứng trên ban công của lớp học, nhìn lại cây phượng nơi góc sân trường, trong đầu tôi như xuất hiện hàng trăm đốm lửa ấm nóng đến chói chang. Ai đó đã từng nói về hoa phượng rằng: Một loài hoa luôn cháy hết mình và vắt kiệt những đam mê. Đúng vậy, hoa phượng đỏ rực như muốn sống hết mình với tụi học trò chúng tôi. Màu đỏ của hoa phượng như kết lại trong tâm tưởng chúng tôi những vòng nguyệt quế của niềm khát khao, và làm cháy lên những niềm thương nhớ trong những ngày hè xa trường xa lớp.
Cây phượng đứng âm thầm và thầm lặng bên sân trường và chứng kiến những cột mốc và những sự trưởng thành từ chúng tôi. Bởi không chỉ tôi mà hầu như mọi người những ai được sống trong những năm tháng học trò thì sẽ luôn cảm thấy yêu hoa phượng bằng một tình yêu đặc biệt. Năm nào cũng vậy, đã thành thông lệ nhưng tôi không thể nào quên cảm giác bồi hồi, xao xuyến khi thấy hoa phượng nở, hoa phượng rơi…hòa trong tiếng ca nóng bỏng, râm ran của lũ ve sầu!
Hoa phượng mãi là biểu tượng đẹp của tuổi học trò, những chiếc giỏ xe vẫn chở những mùa phượng vĩ đi qua thời gian và lưu lại trong kí ức mỗi người về một thời học sinh không thể nào quên dưới mái trường yêu dấu.
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!
Suốt quãng đời cắp sách đến trường, người học sinh luôn bầu bạn với sách, vở, bút, thước… và coi đó là những vật dụng không thể thiếu được. Trong số những dụng cụ học tập ấy thì tôi yêu quý nhất là cây bút bi, một vật đã gắn bó với tôi nhiều năm và chắc trong tương lai sẽ còn hữu ích với tôi lắm!
Hồi còn ở cấp một, tôi dùng bút máy viết mực và chữ tôi khá đẹp, nhưng khi vào cấp hai thì nó lại gây cho tôi khá nhiều phiền toái. Tôi phải vừa viết vừa nghe Thầy, cô giảng bài với tốc độ khá nhanh nên bút máy không thể đáp ứng được yêu cầu này. Chữ viết lộn xộn và lem luốc rất khó coi! Lúc ấy thì Ba mua tặng tôi một chiếc bút bi với lời khuyên: “con hãy thử xài loại bút này xem sao, hy vọng nó có ích với con”. Kể từ đó tôi luôn sử dụng loại bút này để rồi hôm nay có dịp nhìn lại, tìm hiểu đôi điều về nó.
Chiếc bút bi đầu tiên, được một nhà báo Hungary làm việc tại Anh tên Laszlo Biro giới thiệu vào năm 1938. điều khiến Ông nghĩ ra việc sáng chế ra loại bút này là vì những cây bút máy luôn gây cho Ông thất vọng, chúng thường xuyên làm rách, bẩn giấy tờ, phải bơm mực và hay hư hỏng… Vào ngày 15 tháng 6 năm 1938 ông Biro được nhận bằng sáng chế Anh quốc. Từ khi bút bi được ra đời nó đã được cải tiến nhiều để phù hợp với người dùng và đã trở nên thông dụng khắp thế giới. Tuy có khác nhau về kiểu dáng như chúng đều có cấu tạo chung giống nhau. Bút bi có ruột là một ống mực đặc, đầu ống được gắn với một viên bi nhỏ có đường kính khoảng từ 0,7 đến 1 milimet, được coi như là ngòi bút. Khi ta viết mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của viên bi này và loại mực dùng cho bút khô rất nhanh.
Con người thường ít nghĩ đến những gì quen thuộc, thân hữu bên mình. Họ cố công tính toán xem trung bình một đời người đi được bao nhiêu km hay một người có thể nhịn thở tối đa bao nhiêu phút nhưng chắc chưa có thống kê nào về số lượng bút họ dùng trong đời! Một cây bút cũng giống như cơ thể con người vậy, ruột bút là phần bên trong cơ thể, đầu bi chính là trái tim và mực chứa trong bút được ví như máu, giúp nuôi sống cơ thể. Còn vỏ bút giống như đầu, mình, tứ chi vậy… chúng phải cứng cáp thì bút mới bền, hoạt động tốt cũng như tạo cho người sử dụng cảm giác thoải mái. Màu sắc và hình dáng bên ngoài giống như quần áo, làm tăng thêm vẽ đẹp cho bút. Các chi tiết của bút dù quan trọng hay thứ yếu đều góp phần tạo nên một cây bút. Như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, âm thầm giúp ích cho đời để rồi khi cạn mực, chúng bị vứt bỏ một cách lạnh lùng. Mấy ai nhớ đến công lao của chúng!
Bước vào năm học mới, các nhà sản xuất bút bi như Bến Nghé, Đông Á, Thiên Long, Hán Sơn… đã lần lượt cho ra đời hàng loạt mẫu mã từ đơn giản cho đến cầu kỳ như bút bấm, bút xoay, bút hai màu, ba màu… đủ chủng loại khác nhau nhằm đáp ứng như cầu người sử dụng. Các cậu nam sinh thì chỉ cần giắt bút lên túi áo đến trường nhưng nhiều bạn gái lại thích “trang điểm” cho bút các hình vẽ, hình dáng xinh xắn lên thân hay đầu bút còn được đính thêm con thú nhỏ ngộ nghĩnh… Thế là những chiếc bút bi lại theo chân trò nhỏ đến trường, giúp các cô, cậu lưu giữ những thông tin, kiến thức vô giá được thầy cô truyền đạt lại với cả tấm lòng!