Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê tôi ở tỉnh Hà tây, nay thuộc thành phố Hà nội nhưng vẫn là một vùng đậm chất thuần nông với ao cá, vườn cây, ruộng vườn, những cánh đồng lúa bát ngát mênh mông. Đất rộng nên nhà nào cũng trồng nhiều loại cây ăn quả sai trĩu cành, đặc biệt là cây bưởi. Đó cũng chính là đặc sản cuả quê tôi mà trong dân gian thường có câu: cam Canh, bưởi Diễn. Ở nhà bà tôi, có trồng một cây bưởi. Bà kể lại rằng từ trước khi qua đời, ông tôi đã trồng cây bưởi này, đúng dịp mẹ sinh tôi. Đến bây giờ cây đã cao to bằng ngôi nhà hai tầng. Dầm mưa dãi nắng nhiều năm, thân cây trở nên bạc phếch, đã thế còn mọc những u tròn, sần sùi, to bằng cái nắm tay. Cành cây vươn xa, tán lá rộng tỏa bóng mát cho chúng tôi ngày còn thơ ấu. Lá cây màu xanh sẫm, trông như những nậm rượu nhỏ, đu đưa trong gió. Hoa bưởi nhỏ xinh, trắng muốt tỏa hương thơm dìu dịu, thu hút nhiều loại ong bướm ve vãn. Hương bưởi đã từng đi vào rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng. Vào tháng giêng, tháng hai Âm lịch, khi mưa xuân phơi phới đầy đường làng, những cánh hoa trăng trắng nhỏ xinh cuộn tròn theo gió, đuổi nhau trên những con đường gạch. Nhớ những ngày còn bé, lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau vào vườn nhặt những cành hoa kết thành vòng đeo đầy cổ, đầy tay. Có vài cậu nhóc nghịch ngợm, leo trèo làm cho những cánh hoa đang cựa mình tung ra, rơi lả tả xuống sân. Lũ con gái nhìn lên, xuýt xoa, tiếc nuối. Lại những buổi trưa hè, tôi hay trốn mẹ ra ngồi gốc bưởi vừa thưởng thức mùi hương ngọt ngào, quyến rũ mà đến tận bây giờ vẫn không thể quên được. Mùng một đầu tháng hay ngày rằm, mẹ tôi thường ra vườn từ sớm, hái những cành hoa bưởi còn đọng sương mai trân trọng đặt lên bàn thờ thắp hương. Nhìn bóng mẹ lặng lẽ đứng bên bàn thờ, tôi càng thêm nhớ tới ông hơn. Ngày còn bé, hai chị em tôi rất điệu, chỉ thích để tóc dài rồi tết thành hai bím. Qua cả mùa đông hanh hao, ẩm ướt mà tóc cuả chúng tôi vẫn mượt mà, óng ả. Bởi mẹ tôi thường hái lá bưởi cùng một số các lá khác trong vườn đun nước gội đầu cho chúng tôi, mẹ bảo như thế tóc mới đẹp. Mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng cùng cái mượt mà, tinh khiết của dầu bưởi đan vào từng sợi tóc. Cuối tháng ba, cây bưởi bắt đầu ra hoa kết trái. Ban đầu, nó chỉ bé bằng quả bóng bàn nhỏ. Thế rồi quả bưởi to dần theo năm tháng. Nó to bằng quả cam rồi đến bằng miệng bát ô tô. Vào tháng tám, những trái bưởi to, tròn trịa, mọng nước sai lúc lỉu trên cây. Quả bưởi chuyển từ màu xanh sẫm sang rám vàng trông rất bắt mắt. Mỗi lần về quê, bà thường ra vườn chọn những quả bưởi to tròn và ngọt nhất bổ ra cho cả nhà cùng nếm thử. Đưa múi bưởi chạm vào đầu lưỡi, mùi vị ngọt lịm, thơm thơm như tan trong miệng mà không ở nơi nào có được. Giờ tôi đã khôn lớn, đã bước chân vào trường cấp hai, được đi đến nhiều nơi nhưng kí ức quê hương vời mùi hương hoa bưởi vẫn luôn đánh thức tôi nhớ về tuổi thơ yêu dấu. Quê tôi giờ đã đổi mới, không còn những vườn bưởi trắng hoa mỗi độ xuân về nữa, thay vào đó mọc lên nhiều nhà cao tầng, nhà máy san sát. Nhà nào cũng chỉ trồng vài gốc bưởi để làm cảnh. Nhưng cây bưởi vẫn mãi mãi là người bạn tuổi thơ của tôi, là một phần trong những kỉ niệm không bao giờ phôi pha... |
hi
Mỗi chúng ta đều có rất nhiều người bạn, nhưng người bạn thân yêu nhất thì chỉ có một. Đối với tôi người bạn thân yêu nhất chính là Diệp, người bạn cạnh nhà và học với tôi từ lớp 1.
So với tôi thì Diệp nhỏ hơn tôi, khuôn mặt bạn bầu bĩnh, đầy đặn trông rất đáng yêu. Với làn da ngăm đen khỏe khoắn, mái tóc dài óng ả, Diệp luôn chiếm được tình cảm của mọi người. Cặp mắt đen láy lúc nào cũng mở to, tròn xoe như hai hòn bi ve. Bạn sở hữu một chiếc mũi dọc dừa và hàm răng trắng muốt với chiếc răng khểnh rất duyên. Diệp là người rất hiếu động và năng nổ, các hoạt động của lớp bạn đều tham gia một cách nhiệt tình.
Trong giờ học bạn hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, giờ ra chơi, chỗ nào sôi động nhất là ở đó có Diệp Anh. Chúng em thường tụ tập nhóm ba, nhóm bảy ngồi xung quanh bạn Diệp Anh để nghe bạn kể chuyện. Bạn thường mở đầu câu chuyện bằng lối kể rất hài hước: “ Cái hồi xưa ấy, đấy, cái hồi ấy, cái hồi mà bà tớ chưa sinh ra mẹ tớ ấy ...”. Chúng tôi cứ lăn ra cười còn Diệp thì cứ tỉnh như bơ. Bạn có cách kể chuyện rất hấp dẫn nên những câu chuyện dù đã được nghe những chúng tôi vẫn lắng nghe từng câu tùng chữ của bạn.
Không chỉ có tài năng ở cách kể chuyện, tài năng ca hát, biều diễn trò chơi của bạn cũng rất thú vị. Bạn thường biểu diễn tiếng hát, tiếng ngựa hí và con sóc nâu hay leo trèo. Mỗi khi xem bạn biểu diễn, chúng tôi đều nhận được một trận cười nứt nẻ.
Không chỉ có các bạn trong lớp mà tất cả các bạn trong trường và các thầy cô giáo đều yêu quý Diệp.
Niềm vui của chúng tôi sẽ mãi mãi được nhân lên nếu hàng ngày được gặp bạn. Nhưng một điều không may đã đến vào cái ngày định mệnh ấy. Chiếc ô tô chạy ngang qua con đường hàng ngày chúng tôi đi học đã vô tình cướp đi người bạn yêu quý của tôi. Nhìn thấy bạn nằm bên đường người đầy máu, tôi không còn tin vào mắt mình nữa. Bạn tôi đã thật sự ra đi mãi mãi, tôi như gặp phải cú sốc quá lớn trong nhiều tháng liền. Một thời gian dài trải qua mất mát quá lớn, tôi cũng quen với việc đi học không có bạn, và bắt đầu bình tâm trở lại. Dù bạn đã đi xa, nhưng những kỉ niệm về bạn vẫn luôn trong tâm trí tôi.
Cuộc sống của tôi sẽ rất vui nếu như Diệp vẫn cùng tôi đến trường, rồi sau này khi xa mái trường ấy, đến với những người bạn mới nhưng những hình ảnh vè Diệp mãi trong tâm trí tôi, Diệp mãi là người bạn mà tôi yêu quý nhất.
“Cha mẹ cho ta hình hài, thầy cô cho ta trí thức”
Quả đúng là như vậy, công lao của thầy cô là to lớn biết nhường nào. Mà có lẽ là cả cuộc đời này, chúng ta cũng không thể nào đền đáp được hết. Chính các thầy cô là người lái đò đưa những thế hệ học trò cập bến tương lai. Làm sao tôi có thể quên những ánh mắt ấm áp, dịu hiền của thầy cô, những ánh mắt luôn dõi theo hình bóng của từng học trò bé nhỏ trong suốt cả quảng đời cấp sách đến trường. Hình ảnh những cô giáo trước tà áo dài thước tha. Những người thầy với vẻ mặt lúc nào cũng nghiêm khắc ấy lại chứa động cả một khoảng trời yêu thương rộng lớn đã để lại trước tâm trí những người học trò chúng tôi không biết đến bao nhiêu ký ức khó phai. Không chỉ vậy, điều gây ấn tượng nhiều nhất với tôi chính là nụ cười của các thầy cô. Đặc điểm này không hẳn là kiêu sa, cũng chẳng đặc biệt gì nhưng tôi lại vô cùng trân trọng những nụ cười ấy. Vì đó chính là sự động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao, là nguồn động lực giúp tôi vươn lên trong học tập. Mỗi khi tôi phạm lỗi, vẫn là khuôn mặt quen thuộc ấy nhưng hành động đã không còn những nụ cười vui vẻ của ngày nào mà thay vào đó là một ánh mắt nghiêm nghị. Mặc dù thầy cô không la hoặc trách mắng gì nhưng tôi như đọc được một chút buồn bã và thất vọng thoáng qua những đôi mắt kia. Những lúc như vậy sao mà tôi cảm thấy ân hận quá! Vì chính tôi đã làm các thầy cô cảm thấy thất vọng. Nhưng cũng nhờ đó mà tôi nhận ra được những lỗi lầm thực sự của mình để sửa chữa. Đến tận bây giờ tôi mới nhận ra được một điều: không phải lúc nào thầy cô cũng cười với chúng tôi nhưng chỉ cần những người thầy, người cô cười một nụ cười yêu thương thì trong tôi bổng dâng trào một niềm vui sướng giống như tôi vừa làm được một điều gì rất lớn cho thầy cô. Sao lại có thể quên những nụ cười hạnh phúc, hay những nụ cười vỗ về,an ủi. Thầy cô ơi! Các thầy cô có biét rằng những nụ cười của các thầy cô lại chính là ngọn lửa hồng sưởi ấm những trái tim nhỏ bé non nớt của đám học trò chúng con hay không? Chỉ bao nhiêu đó là mình quá may mắn hơn rất nhiều đứa trẻ khác. Bao gánh nặng về cuộc sống, công việc, gia đình và những cực nhọc chất chồng lên đôi vai của những người giáo viên. Thật không thể nào có thể diễn tả được hết nỗi biết ơn sâu nặng cúa tôi đối với các thầy cô, những người luôn miệt mài bên những trang giáo án, truyền đến học trò chúng tôi những bài học hay và bổ ích, những người đã không quên nhọc nhằn giúp xây dựng một thế giới huy hoàng, một tương lai tươi sáng bằng con đường học vấn. Thế giới của tri thức nhân loại mới rộng lớn và bao la làm sao! Nhưng chính những người thầy người cô đã dẫn dắt chúng tôi bước vào một thế giới mà đối với các thế hệ học sinh dường như là hoàn toàn mới mẻ và lạ lẫm. Và rồi từng ngày trôi qua, tôi đã quen dần với mài trường này, nơi mà chúng tôi thường gọi là ngôi nhà thứ hai. Hình ảnh người thầy cô ân cần, tận tụy dạy cho chúng tôi không chỉ về kiến thức mà cả về những kĩ năng sống cần thiết không biết tự bao giờ đã trở thành một ấn tựợng khó phai trong ký ức những cô cậu học trò tinh nghịch ngày nào! Thầy cô đã dày công dạy dỗ chúng tôi nên người giúp chúng tôi biết thế nào là lòng nhân ái. Chính các thầy cô đã tạo nên những khoảng thời gian giúp những đứa học trò gặp gỡ, tìm hiểu nhau hơn. Thầy cô cũng như là cha mẹ của chúng tối. Dấu trường thành theo thời gian giờ đây tôi mới hiểu rằng làm giáo viên chưa hẳn là sung sướng. Tôi nghiêm khắc ghi trong tim những công ơn lớn lao của thầy cô giáo viên với niềm kính trọng nhất. Thầy cô ơi, những kiến thức được thầy cô đúc kết thành những tinh hoa của nhân loại qua boa nhiêu thế hệ đã giúp con nhận ra rằng, những gì mà ta thu thập được từ kho tàng kiến thức rộng lớn sẽ tan biết đi vào một khoảng không gian trống một khi chúng ta nhụt chí và lùi bước. Thầy cô đã gieo những hạt giống của trí tuệ vào tâm hổn trong sáng của những đứa học sinh, là người cầm bó đuốc tri thức của nhân loại soi đường chỉ lối cho thế hệ học trò.
Ôi! Tôi ước sao mình mãi là đứa học trò yêu dấu của thầy cô, mặc dù biết là không thể được. Tuy vậy, tôi vẫn cầu mong là các thầy cô sẽ mãi tiếp tục dẫn dắt nhiều thế hệ măng non bước qua cánh cửa dẫn đến một vùng đất kì dịu. Thầy cô ơi! Em không biết phải bày tỏ tình cảm của minh như thế nào nữa, em chỉ muốn cảm ơn vì tất cả những điều hay, điều bổ ích mà thầy cô đã truyền đạt đến thế hệ học sinh chúng em. Những người lái đò của một tương lai mộng mơ . . .
Lúc còn ấu thơ, chắc ai ai cũng ngỡ rằng chỉ có cha mẹ là cho ta tình cảm nhiều nhất. Nhưng không! Thời gian cứ trôi lặng lẽ và từ khi được cắp sách tới trường thì em mới nhận ra được rằng tình cảm của thầy cô dành cho em cũng như tình cảm của cha mẹ dành cho em vậy. Cô như người mẹ, thầy như người cha đã dìu dắt chúng em trên con đường học vấn.
Thời cắp sách tới trường của mỗi chúng ta là khoảng thời gian đẹp nhất, thời của tuổi mộng mơ, của những ý tưởng vụt đến rồi vụt đi, của cả sự ngỗ nghịch. Chính thầy cô là những người thay đổi cuộc đời chúng ta, uốn nắn chúng ta từng chút một trên con đường học tập. Ngày ngày đến lớp đều được nghe những lời nói ngọt ngào và ấm áp của thầy cô. Ôi! Những lời nói thân thương chứa đựng biết bao tình cảm như những dòng sữa rót vào lòng chúng em. Từ khi chúng em còn bi bô tập nói thì đã được đưa tới trường mẫu giáo để tập làm quen với trường lớp. Cũng chính tại đó, thầy cô đã dạy cho chúng em biết thế nào là lễ nghĩa, là biết cách cư xử cho phải phép. Ngày ngày trôi qua, chúng em dần dần bước lên những bậc cao hơn của nấc thang kiến thức và thầy cô luôn dõi theo chúng em. Từ một con điểm tốt, một ý tưởng hay cho đến một sai phạm nhỏ, một lần không thuộc bài, thầy cô đều chú ý khen ngợi hoặc nhắc nhở. Thầy cô là những người thầm lặng đưa chúng em đến đỉnh cao của kiến thức, cho chúng em một tương lai tươi đẹp.
Thầy cô - hai tiếng thiêng liêng mà chỉ có những học sinh đủ tư cách mới được phép gọi. Họ là những người đã dẫn dắt chúng em đi trên con đường đời của riêng mình, người đã chắp cánh ước mơ cho chúng em. Mọi người vẫn thường nói thầy cô là người lái đò cho học sinh. Khi một năm học kết thúc là chuyến đò cập bến. Có lẽ trong chuyến đò đó đã có biết bao điều thú vị. Thầy cô dạy cho em biết rằng trong cuộc sống có rất nhiều khó khăn, thử thách nhưng cũng có vô vàn niềm vui và sự bất ngờ. Nhờ thầy, nhờ cô luôn tận tình điều khiển, lèo lái chuyến đò đó mà chúng em đã vượt qua tất cả những khó khăn, để rồi theo chuyến đò cập bến cảng kiến thức trong niềm vui. Không chỉ riêng của chúng em mà còn của cả thầy cô nữa. Những gì thầy cô làm cho chúng em thiêng liêng, cao quí đâu kém những gì cha mẹ làm cho chúng em vậy.
Cuộc đời của mỗi chúng ta chắc chắn sẽ không thể phát triển, chắc chắn sẽ vô ích nếu như không có sự nuôi dưỡng và giáo dục. Vốn tạo hóa đã sinh ra như vậy, là con người, ai cũng có cha, có mẹ, có bạn bè, có người thân. Chúng ta được hưởng công ơn sinh thành, được hưởng sự nuôi dưỡng của cha mẹ để lớn lên từng ngày, được sự chia sẻ, giúp đỡ của bạn bè, người thân để sống tốt hơn, phát triển hơn. Thế nhưng, chúng ta còn được hưởng một thứ vô cùng to lớn, vô cùng quan trọng đó là tình yêu thương, sự giáo dục, dạy dỗ của những người thầy giáo, cô giáo trong những mái trường thân thương. Đối với chúng em, đó là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng và quý giá. Nó theo chúng em ngay từ những ngày còn thơ ấu, từ những ngày mới học con chữ đầu tiên. Hình ảnh người thầy, cô giáo đã xuất hiện trong chúng em ngay từ những ngày em tập đọc, tập viết. Có ai thử tưởng tượng đến hình ảnh những người thầy đêm đêm thao thức với ngọn đèn dò từng chữ một trên bài làm của học sinh, soạn ra những bài học, những kiến thức mới chuẩn bị cho tiết giảng của ngày hôm sau, hay tìm ra những phương pháp, cách dạy, cách học tốt nhất nhằm giúp học sinh của mình học tập tốt hơn. Có ai tưởng tượng đến hình ảnh người thầy đứng trên bục giảng say sưa giảng bài, đôi mắt hướng cái nhìn trìu mến về phía học sinh của mình.
Thầy cô vất vả, cực nhọc vì học trò là thế, vậy mà lắm khi chúng em lại gây ra những điều sai trái khiến thầy cô lại phải lo lắng, bận lòng. Lắm khi chúng em không trật tự nghe giảng, lắm khi chúng em nói năng vô lễ, hành xử sai trái khiến thầy cô phải suy nghĩ, nhắc nhở. Thế nhưng, tình cảm của thầy cô đối với chúng em cũng không vì thế mà phai nhạt, tình cảm ấy cứ mỗi ngày một nhiều hơn, đậm đà hơn.
Những tiếng gọi thiêng liêng “cha, mẹ, thầy, cô” là những tiếng gọi chứa đựng bao tình cảm thân thương và sâu sắc trong lòng em. Cha mẹ là người đã có công sinh thành ra em, thì thầy cô là người đã có công dạy dỗ em. Mái trường giống như ngôi nhà thứ hai của em, thì thầy cô cũng giống như cha mẹ thứ hai của em vậy. Em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã không quản ngại khó nhọc để dạy dỗ, bảo ban chúng em, để đưa chúng em trở thành người con ngoan trò giỏi. Em tự hứa với lòng mình là sẽ luôn vâng lời thầy cô và học tập ngày một tiến bộ hơn để mai sau sẽ trở thành một công dân có ích cho xã hội, cho đất nước. Em mong rằng thầy cô luôn tin tưởng em. Cuối cùng, chúng em xin kính chúc quý thầy, cô giáo trên toàn đất nước mỗi ngày có thêm nhiều sức khỏe, thành đạt hơn, thành công hơn để luôn luôn là những toa tàu đi đầu, hướng dẫn đàn em của mình đưa đất nước mỗi ngày một vinh quang hơn. Thầy cô ơi! Lúc nào em cũng thương yêu và kính trọng thầy cô nhiều lắm!
Viên phấn nào trên tay
Thầy dạy em học chữ
Bụi phấn nào bay bay
Vương tóc thầy trắng xóa.
Bao mùa thu đi qua
Thầy xưa nay đã già
Khai trí em thêm sáng
Cho cây đời nở hoa.
Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò." Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè . Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn. Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.
I. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về hoa phượng.
II. Thân bài: Miêu tả và phát biểu cảm nghĩ về hoa phượng: Tả những tàn hoa phượng trong mùa hè chói lọi và cảm nghĩ của em.
- Tả lá của phượng.
- Tả địa điểm của loài hoa phượng và cảm xúc của học sinh. - Tả hoa phượng trong mùa xuân và cảm xúc của học sinh. -- Tả hoa phượng trong mùa hè và cảm nghĩ của học sinh.
III. Kết bải: Nồi buồn của hoa phượng khi học sinh nghỉ hè.
Trường học là nơi chúng ta có biết bao kỉ niệm với thầy cô, bạn bè và cả những góc nhỏ thân thương. Nhắc đến thời cắp sách đến trường đầy hồn nhiên, tinh nghịch ấy, làm sao ta có thể quên được cây phượng già vẫn đứng ở góc sân trường. Phượng đã trở thành người bạn thân thiết của mỗi người học sinh, chứng kiến biết bao vui buồn của tuổi học trò.
Cây phượng trường tôi được trồng từ lâu lắm rồi. Có lẽ cây được trồng từ khi trường mới thành lập, tuổi của cây đã trở thành tuổi của trường. Thân cây to lớn, sần sùi và có những cái mấu nổi lên như những cục u, phải hai người vòng tay ôm mới xuể. Từ thân cây tủa ra tứ phía những cành nhỏ hơn. Cành cây tựa như những cánh tay gầy guộc đang trải tóc cho mây trời. Tán cây xanh và rộng, nhìn xa như một chiếc ô khổng lồ che rợp một khoảng sân trường. Lá phượng màu xanh non, nhỏ như lá me, chỉ cần một làn gió thoảng qua là ta đã được chứng kiến một cơn mưa lá phượng. Mỗi lần ánh nắng chiếu qua kẽ lá là lại tạo thành vô vàn những chấm nhỏ li ti in xuống sân trường.
Rễ cây to và cứng, có những chiếc rễ trồi cả lên mặt đất trông như những con rắn đang bò ngoằn nghoèo. Xuân qua hè đến, khi những chú ve chơi bản hợp xướng quen thuộc cũng là lúc hoa phượng bừng nở. Hoa phượng và ve đã trở thành nét đặc trưng mà nhắc đến mùa hè ta không thể không nghĩ đến. Mới ngày nào còn là những nụ hoa chúm chím, be bé xinh xinh, hôm nay, phượng đã nở bừng rực rỡ chẳng hề báo trước, làm mọi người không khỏi ngạc nhiên, bất ngờ.
Phượng không phải là một đóa, một cành, phượng là cả một bầu trời đỏ rực. Hoa phượng gốm 5 cánh thắm, mỏng như cánh bướm ôm ấp lấy nhụy hoa vàng tươi. Mỗi bông phượng đỏ rực tựa như ngọn lửa cháy, được tạo thành vô vàn những con bướm đậu khít nhau. Giữa đám lá xanh biếc, phượng vươn mình đầy kiêu hãnh, tô điểm cho nền trời bằng những chùm pháo hoa rực rỡ. Phượng làm bừng sáng cả một góc sân trường, trong nắng sớm, phượng tinh khôi đầy tươi mới. Những cơn mưa rào mùa hạ ghé qua làm dịu bớt cái màu đỏ ấy lại, vô vàn cánh hoa theo mưa rơi lả tả trong niềm tiếc nuối của học trò.
Hoa phượng được ưu ái gọi bằng cái tên hoa học trò – cái tên đầy chất thơ gói gọn bao nỗi niềm, tâm sự của những năm tháng đẹp nhất đời người. Phượng có mặt trong mọi ngách của quãng đời học sinh. Phượng lấp ló ngoài cửa sổ nghe cô giáo giảng bài. Giờ ra chơi, dưới bóng phượng râm mát, chúng tôi lại cùng nhau nô đùa, trò chuyện. Nhìn sắc phượng đỏ thắm tự bao giờ, lòng mỗi người học sinh lại bồn chồn, lo lắng không yên: vậy là một mùa thi nữa sắp đến gần. Phượng giờ đây lại chứng kiến cả những âu lo, vất vả của những giờ ôn bài. Đối với những người học sinh cuối cấp sắp phải rời xa mái trường, phượng làm nên giờ phút chia tay lệ trào nơi khóe mắt. Những cánh phượng hồng được ép trong cuốn sổ lưu bút trao nhau mà chất chứa biết bao lưu luyến, bịn rịn. Góc phượng già gắn liền với giờ ra chơi hôm nào trở thành nơi diễn ra những cuộc chia tay trong tiếc nuối, bao lời yêu thương được nói ra sao mà thân thương đến thế. Và rồi kì ngh hè đến, học sinh về hết, chỉ còn cây phượng già đứng lặng lẽ như người bảo vệ thầm lặng cho ngôi trường mến yêu.
Nhờ có phượng mà thời học sinh của mỗi người trở nên thật đặc biệt và ý nghĩa. Phượng mãi mãi ở trong tim chúng ta, gợi nhắc về một thời hồn nhiên mà biết bao yêu thương, gắn bó.
Trong vườn nhà em có rất nhiều cây ăn quả khác nhau, nó được ông em trồng, trong đó em thấy có cây bưởi được ông chăm sóc nhiều nhất và em cũng rất thích ăn bưởi.
Cây bưởi được ông em trồng ở trước cổng, em chứng kiến nó từ khi nó mới được trồng đến khi nó lớn lên và ra quả, khi được trồng nó mới chỉ bé đến đầu gối em, cây của nó nhỏ xíu, lá to, và mơn mởn… ngày nào ông em cũng tưới nước cho nó, nó lớn lên và xanh mướt, mỗi ngày em đều quan sát nó và em thấy nó lớn nhanh như thổi, ông em còn bón phân cho nó nữa, hình ảnh của cây bưởi luôn trong tâm trí của em, cây bưởi lớn và tươi non, mỗi khi cây bưởi có sâu là ông em lại chăm chút ngồi bắt sâu cho nó, cứ đà như vậy nó phát triển nhanh lắm, ông em còn thường xuyên tưới vôi vào để trị những con sâu to, khi nó lớn lên thân của nó to ra, có màu nâu, thân hình hơi xù xì, bởi màu nâu của thân cây nên tạo nên những cành to và cũng có màu nâu, lá của nó to, có mùi thơm, hoa của nó có màu trắng, những nụ hoa bưởi khi gặp những cơn gió là nó nở ra những vị thơm mát và tràn đầy sức sống, khi cây bưởi lớn lên nó bắt đầu ra lộc và đâm hoa nảy lộc.
Hình ảnh của cây bưởi luôn hiện lên trước cổng nhà em, những ngọn bưởi vươn lên và phát triển phấp phơ trong những làn gió, ông em thường tỉa cành cho nó, những ngọn của nó vươn lên hướng vào ánh nắng mặt trờ ông em tỉa đi để cho nó ra nhiều cành, mỗi cành lớn lên thì sẽ có rất nhiều quả, quả bưởi nhà em rất to, nó tròn và khi ra quả thì nó màu xanh khi chín nó có màu vàng, lõi của quả bưởi màu hồng, mỗi khi gọt bưởi mùi vị thơm dịu mát của nó lại hiện lên, nó làm cho không khí thoang thoảng hương thơm, những mùi vị đó tạo nên những cảm giác nhẹ nhàng và có hương vị dễ chịu, mỗi khi có mưa to là rễ của nó lại lộ ra, rễ của nó dài có màu xám, cả cây nhìn tổng quan thì rất lớn, quả sai sum xuê, cùng với rất nhiều nụ hoa sắp nở ra hoa, hình ảnh của cây bưởi đẹp và mang những nét đậm đà của quê hương, ngày tết thường thì sẽ thờ bằng chuối và bồng, nó có tác dụng rất lớn trong ẩm thực và trang trí.
Em rất thích cây bưởi trước cổng nhà em bởi nó mang một vẻ đẹp bình dị và em rất thích mùi hương bưởi nó thơm và dịu mát, cây bưởi to lên làm chỗ che mát cho em vui chơi.Ở nhà bà tôi, có trồng một cây bưởi. Bà kể lại rằng từ trước khi qua đời, ông tôi đã trồng cây bưởi này, đúng dịp mẹ sinh tôi. Đến bây giờ cây đã cao to bằng ngôi nhà hai tầng. Dầm mưa dãi nắng nhiều năm, thân cây trở nên bạc phếch, đã thế còn mọc những u tròn, sần sùi, to bằng cái nắm tay. Cành cây vươn xa, tán lá rộng tỏa bóng mát cho chúng tôi ngày còn thơ ấu. Lá cây màu xanh sẫm, trông như những nậm rượu nhỏ, đu đưa trong gió. Hoa bưởi nhỏ xinh, trắng muốt tỏa hương thơm dìu dịu, thu hút nhiều loại ong bướm ve vãn. Hương bưởi đã từng đi vào rất nhiều bài thơ hay, nổi tiếng.
Vào tháng giêng, tháng hai Âm lịch, khi mưa xuân phơi phới đầy đường làng, những cánh hoa trăng trắng nhỏ xinh cuộn tròn theo gió, đuổi nhau trên những con đường gạch. Nhớ những ngày còn bé, lũ trẻ chúng tôi thường rủ nhau vào vườn nhặt những cành hoa kết thành vòng đeo đầy cổ, đầy tay. Có vài cậu nhóc nghịch ngợm, leo trèo làm cho những cánh hoa đang cựa mình tung ra, rơi lả tả xuống sân. Lũ con gái nhìn lên, xuýt xoa, tiếc nuối. Lại những buổi trưa hè, tôi hay trốn mẹ ra ngồi gốc bưởi vừa thưởng thức mùi hương ngọt ngào, quyến rũ mà đến tận bây giờ vẫn không thể quên được. Mùng một đầu tháng hay ngày rằm, mẹ tôi thường ra vườn từ sớm, hái những cành hoa bưởi còn đọng sương mai trân trọng đặt lên bàn thờ thắp hương. Nhìn bóng mẹ lặng lẽ đứng bên bàn thờ, tôi càng thêm nhớ tới ông hơn.
Ngày còn bé, hai chị em tôi rất điệu, chỉ thích để tóc dài rồi tết thành hai bím. Qua cả mùa đông hanh hao, ẩm ướt mà tóc cuả chúng tôi vẫn mượt mà, óng ả. Bởi mẹ tôi thường hái lá bưởi cùng một số các lá khác trong vườn đun nước gội đầu cho chúng tôi, mẹ bảo như thế tóc mới đẹp. Mùi hương nhẹ nhàng thoang thoảng cùng cái mượt mà, tinh khiết của dầu bưởi đan vào từng sợi tóc. Cuối tháng ba, cây bưởi bắt đầu ra hoa kết trái. Ban đầu, nó chỉ bé bằng quả bóng bàn nhỏ. Thế rồi quả bưởi to dần theo năm tháng. Nó to bằng quả cam rồi đến bằng miệng bát ô tô. Vào tháng tám, những trái bưởi to, tròn trịa, mọng nước sai lúc lỉu trên cây. Quả bưởi chuyển từ màu xanh sẫm sang rám vàng trông rất bắt mắt. Mỗi lần về quê, bà thường ra vườn chọn những quả bưởi to tròn và ngọt nhất bổ ra cho cả nhà cùng nếm thử. Đưa múi bưởi chạm vào đầu lưỡi, mùi vị ngọt lịm, thơm thơm như tan trong miệng mà không ở nơi nào có được.
Giờ tôi đã khôn lớn, đã bước chân vào trường cấp hai, được đi đến nhiều nơi nhưng kí ức quê hương vời mùi hương hoa bưởi vẫn luôn đánh thức tôi nhớ về tuổi thơ yêu dấu.
Quê tôi giờ đã đổi mới, không còn những vườn bưởi trắng hoa mỗi độ xuân về nữa, thay vào đó mọc lên nhiều nhà cao tầng, nhà máy san sát. Nhà nào cũng chỉ trồng vài gốc bưởi để làm cảnh. Nhưng cây bưởi vẫn mãi mãi là người bạn tuổi thơ của tôi, là một phần trong những kỉ niệm không bao giờ phôi pha...