K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 12 2022

Qua bức bích họa, có thể thấy rằng người nguyên thủy đã có nhận thức về những thứ xung quan mình đặc biệt là những con mồi mà họ săn bắt, họ miêu tả khá chi tiết về con hươu, dê,.. và màu sắc của chúng. Chứng tỏ đời sống của người nguyên thủy trong giai đoạn này có sự phát triển cả về đời sống vật chất và đời sống tinh thần cũng vô cùng phong phú và đa dạng. (mặc dù chưa bằng các thời kì sau đó)

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
18 tháng 11 2023

Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho ta thấy được cuộc sống vật chất của con người thời bấy giờ: 

+ Nhà ở: Chủ yếu là nhà sàn

+ Sản xuất: Làm nông nghiệp, trồng lúa nước

+ Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền…

10 tháng 1 2023

Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang:

+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm.

+ Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức. Các chàng trai đấu vật hoặc đua thuyền trên sông.

+ Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình…

+ Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).

+ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.

10 tháng 1 2023

Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thuộc các nền văn hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn là:

Văn hóa Hòa Bình: Chế tạo rìu ngắn, khắc hình trên vách hang Đồng Nội

Văn hóa Bắc Sơn: Chế tạo công cụ mài, chày và bàn nghiền thức ăn

Văn hóa Quỳnh Văn: dùng vỏ sò, vỏ điệp trang trí, chế tạo đồ gốm đáy nhọn.

10 tháng 1 2023

 Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ cổ đại là:

– Ấn Độ là nơi khởi phát của tôn giáo, trong đó hai tôn giáo chính là Hin-đu và Phật giáo.

– Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ viết từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn.

– Văn học Ấn Độ phong phú và nhiều thể loại, tiêu biểu nhất là sử thi.

– Công trình kiến trúc Hinđu giáo và Phật giáo đồ sộ, được xây dựng nhiều nơi

– Người Ấn Độ biết làm ra lịch, tạo ra các chữ số mà ngày nay vẫn còn đang sử dụng.

16 tháng 12 2022

Những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Trung Quốc là:

Về tư tưởng: có nhiều thuyết học, tư tưởng, chính trị học, nổi bật nhất kaf: Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia.Về chữ viết: Chữ giáp cốt và chữ viết trên thẻ tre, gỗVề văn học: Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng như Kinh Thi (thời Xuân Thu), Sở từ (thời Chiến Quốc)...Về sử học: Có các tác phẩm nổi tiếng như Sử Kí (Tư Mã Thiên), Tam quốc chí.Về y học: Biết dùng cây cỏ tự nhiên để làm thuốc chữa bệnh với các danh y nổi tiếng như Hoa Đà, Biển Thước...Về kỹ thuật: Phát minh quan trọng về kĩ thuật làm giấy, la bàn, kĩ thuật in...Về kiến trúc: xây dựng vạn lý trường thành, là biểu tượng của nền văn minh Trung Quốc
10 tháng 1 2023

 Sự chuyển biến trong đời sống xã hội của con người khi kim loại xuất hiện:

Công cụ kim loại xuất hiện và ngày càng được sử dụng phổ biến đã đưa đến nhiều chuyển biến trong xã hội của con người:

- Xuất hiện tình trạng “tư hữu” do một số người có chức quyền trong thị tộc, bộ lạc đã chiếm hữu một phần của cải tập thể thành của riêng. Điều này khiến cho quan hệ “công bằng và bình đẳng” trong xã hội bị phá vỡ.

- Xã hội dần có sự phân hóa thành kẻ giàu – người nghèo, giai cấp thống trị và giai cấp bị thống trị.

* Sự chuyển biến của quan hệ xã hội:

- Trong xã hội nguyên thủy: “công bằng và bình đẳng” được coi là nguyên tắc vàng trong mối quan hệ giữa người với người.

- Trong xã hội có giai cấp: quan hệ công bằng – bình đẳng bị phá vỡ, thay vào đó là mối quan hệ bất bình đẳng giữa các giai cấp. 

+ Giai cấp thống trị (những người giàu có) nắm trong tay quyền lực, được hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi.

+ Giai cấp bị thống trị (những người nghèo khổ) không được hưởng đặc quyền, đặc lợi; bị giai cấp thống trị áp bức.

10 tháng 1 2023

- Đời sống vật chất của người nguyên thủy được thể hiện trên các phương diện: công cụ lao động; phương thức lao động; địa bàn cư trú.

- Điểm khác biệt về: công cụ lao động, cách thức lao động, địa bàn cư trú của Người tinh khôn so với Người tối cổ:

+ Công cụ lao động: sử dụng kĩ thuật mài nhẵn, khoan lỗ… để chế tạo ra những công cụ sắc bén hơn; biết làm ra đồ gốm…

+ Cách thức lao động: dần có sự chuyển biến từ săn bắn và hái lượm sang trồng trọt và chăn nuôi.

+ Địa bàn cư trú: làm nhà/ dựng lều; sinh sống ở những khu vực ven sống, suối..

10 tháng 1 2023

Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:

– Về tôn giáo: Phật giáo và Hin- đu giáo của Ấn Độ theo chân nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á.

– Về chữ viết và văn học: Nhờ hệ thống chữ cổ Ấn Độ, người ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng. Ngoài ra,  họ còn tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi.

– Về kiến trúc và điêu khắc: Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu.

6 tháng 1 2023

Đời sống nguyên thủy  ở Việt Nam: họ sống phụ thuộc vào tự nhiên với:

Cách thức lao động:

– Họ di chuyển từ khu rừng này sang khu rừng khác để kiếm ăn

– Phụ nữ trẻ em hái lượm, các loại quả hạt

– Đàn ông nhận các công việc nặng nhọc nguy hiểm như săn bắt thú rừng

– Họ thuần dưỡng các con vật , chăn nuôi, trồng ngũ cốc, rau quả

Họ đã biết cách sử dụng lửa để nấu chín đồ ăn, xua đuổi thú dữ, sưởi ấm,…