1. Nêu những dấu hiệu thường gặp ở cây bị sâu, bệnh phá hoại.
A. Thay đổi về màu sắc. C. Thay đổi về hình thái các bộ phận của cây.
B. Thay đổi về cấu tạo. D. Tất cả đúng
2. Côn trùng có mấy đôi chân ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
3. Bệnh cây là _____ của cây do vi sinh vật gây hại hay điều kiện sống bất lợi gây nên.
A. Trạng thái bình thường C. Trạng thái tốt
B. Trạng thái không bình thường D. Trạng thái rất tốt.
4. Biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua mấy giai đoạn ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
5. Quả bị chảy nhựa là...
A. Cây phát triển bình thường. C. Cây thiếu oxy.
B. Cây thiếu chất ding dưỡng D. Cây bị sâu bệnh phá hoại.
6. Đầu của côn trùng có mấy đôi râu?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
7. Cách bón nào sau đây có ưu điểm: Cây dễ sử dụng, không bị chuyển thành chất khó tan do không tiếp xúc với đất, tiết kiệm phân bón.
A. Bón theo hốc. C. Bón vãi.
B. Bón phun trên lá. D. Bón theo hàng.
8. Vai trò của giống cây trồng là:
A. Tăng năng suất cây trồng.
B.Tăng năng suất, chất lượng nông sản và thay đổi cơ cấu cây trồng.
C. Tăng chất lượng nông sản.
D. Tăng năng suất, chất lượng nông sản.
9: Phân bón được chia làm mấy nhóm chính:
A.1 B.2 C. 3 D.4
10 . Bón lót là cách bón.
A. Bón trong quá trình sinh trưởng của cây. C. Bón nhiều lần.
B. Bón phân vào đất trước khi gieo trồng. D. Bón sau khi gieo trồng.
11. Có mấy nguyên tắc phòng trừ sâu, bệnh hại.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
12. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào sau đây có nhược điểm “ gây ngộ độc cho người và gia súc”.
A. Biện pháp thủ công C. Biện pháp sinh học
B. Biện pháp hóa học D. Biện pháp kiểm dịch thực vật
13. Biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào sau đây có ưu điểm “ an toàn với người lao động, không gây ô nhiễm môi trường”.
A. Biện pháp thủ công C. Biện pháp sinh học
B. Biện pháp hóa học D. Biện pháp kiểm dịch thực vật.
14. Phòng trừ sâu, bệnh hại cần đảm bảo những nguyên tắc nào sau đây.
A. Trừ sớm, trừ kịp thời, nhanh chóng và triệt để C. Phòng là chính.
B. Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. D. cả 3 đáp án trên
15. Phòng trừ sâu, bệnh hại bằng cách bắt sâu , vợt, bẫy đèn là biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại nào?
A. Biện pháp thủ công C. Biện pháp sinh học
B. Biện pháp hóa học D. Biện pháp kiểm dịch thực vật.
16. Lên luống thường áp dụng cho các loại cây nào sau đây.
A. Cây ngô, lúa , khoai C. Khoai lang, đậu, cây xu hào, cải bắp...
B. Cây đậu , rau cần, cây ăn quả. D. Cả 3 đáp án trên
17. Lên luống nhằm mục đích gì ?
A. Vùi lấp cỏ dại.
B. dễ chăm sóc, chống ngập úng, tạo tầng đất canh tác dày.
C. làm cho đất tơi xốp.
D. làm cho đất thoáng khí.
18. Người ta thường sử dụng loại phân nào để bón lót
A. Phân hữu cơ, phân lân C. Phân hữu cơ, phân đạm
B. phân lân, phân đạm D. Cả 3 đáp án trên.
19. Nước thuộc thành phần nào của đất? A. Phần khí. B. Phần lỏng. C.Phần rắn D. Cả ba đều sai.
20. Loại đất nào sau đây giữ nước tốt nhất?
A. Đất cát B. Đất sét C. Đất thịt D. Đất cát pha 21. Loại đất nào sau đây giữ nước kém nhất?
A. Đất cát B. Đất sét C. Đất thịt D. Đất cát pha 22. Phần khí của đất trồng có vai trò gì? A. Cung cấp nước cho cây C. Cung cấp oxi cho cây. B. Cung cấp chất dinh dưỡng D. Giúp cây đứng vững.
23. Biện pháp khai hoang lấn biển có mục đích gì đối với trồng trọt? A. Tăng diện tích đất ở B. Tăng sản lượng lương thực C. Tăng năng suất cây trồng D. Tăng diện tích đất trồng.
24. Công việc làm đất nào “ làm nhỏ đất , thu gom cỏ dại”
A. Cày đất B. Bừa và làm đất
C. Lên luống D. Cả 3 đáp án trên.
25. Người ta thường sử dụng loại phân nào để bón lót
A. Phân hữu cơ, phân lân B. Phân hữu cơ, phân đạm
C. phân lân, phân đạm D. Cả 3 đáp án trên.
26. Có mấy cách xử lí hạt giống ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
27. Một năm có mấy vụ gieo trồng ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
28. trong các yếu tố sau đây , yếu tố nào có tác dụng quyết định nhất đến thời vụ gieo trồng
A. Khí hậu C. Tình hình phát sinh sâu, bệnh
B. loại cây trồng. D. Cả A, B, C
29. Khoanh tròn vào loại cây nào là cây trồng ngắn ngày.
A. cây bưởi C. Cây cà phê
B. cây ngô D. Cây cao su
30. Khoanh tròn vào loại cây nào là cây trồng dài ngày.
A. cây bắp cải C. Cây lạc
B. cây ngô D. Cây chè
Đáp án C