Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngay giữa sân trường tôi sừng sững một cây phượng. Tôi không biết "bác" được trồng từ lúc nào. Tôi chỉ biết rằng khi tôi cắp sách tới trưởng thì "bác" đã già, già lắm.
Nhìn từ xa, cây như một người khổng lồ, mái tóc màu xanh. Thân cây to, hai người ôm không xuể. vỏ cây xù xì nổi lên những u cục như người bị bướu. Nhưng ít ai biết rằng trong lớp vỏ xù xì đó dòng nhựa mát lành đang cuồn cuộn chảy để nuôi cây. Mùa xuân về, cây đâm chồi nảy lộc. Lá phượng giống lá me, mỏng, nhìn như những hạt cốm non. Những cành cây mập mạp như hàng trăm cánh tay đưa ra, đón ánh sáng mặt trời để sưởi ấm cho mình. Rồi những tiếng ve râm ran đầu tiên của mùa hạ cất lên, cây bắt đầu trổ hoa. Khi chưa muốn khoe vẻ đẹp của mình, hoa e lệ ẩn mình trong khi đài hoa xanh mỡ màng. Từng nụ, từng nụ uống sương đêm và tắm nắng mai rồi từ từ hé nở. Hoa phượng có năm cánh, mượt như nhung, toàn một màu đỏ thắm. Nhị hoa dài, xung quanh có một lớp phấn hung hung vàng. Hết mùa hoa, trên cây lấp ló những chùm quả phượng. Quả phượng giống quả bồ kết nhưng dài và to hơn.
Mỗi lần hoa phượng nở, lòng chúng tôi rộn lên bao cảm xúc, vừa vui lại vừa buồn, lại xen cả lo lắng. Tôi vui vì sắp dược nghỉ hè, buồn phải xa ngôi trường, còn lo lắng vì mùa thi đang đến. Các bạn ơi! Hôm nay bắt đầu ngày thi rồi đây. Buổi trưa, tôi vui vẻ đến khoe điểm mười đỏ chói với "bác" phượng già.
Hàng ngày, chúng tôi tưới nước cho cây. Đôi lúc lại có một số cậu học trò tinh nghịch trèo lên cây để hái quả. Làm sao quên được những kỉ niệm êm đẹp về người "bạn già" luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn với chúng tôi trong học tập. Thế rồi, chúng tôi phải nghỉ hè, xa bạn bè, xa cô giáo, xa "bác" phượng kính yêu.
Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn.
Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán.
Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.
Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.
- ông mặt nở nụ cười trời toả nắng tựa như nụ cười của ông tiên.
chúc bạn học tốt.
Chú gà trống bước đi như một ông tướng
( Nhớ đồng ý kết bạn đấy nhá Trần Phương Anh )
Theo đề bài, nếu số thứ hai giảm đi 468 đơn vị thì được số thứ nhất. Vậy hiệu 2 số là 468.( ở đây sẽ viết thêm sơ đồ)
Tổng hai số là:
1000 * 2 = 2000
Số thứ nhất là:
( 2000 + 468) : 2= 1234
Số thứ hai là:
1234 - 468 = 766
ĐS: Số thứ nhất: 1234
Số thứ hai : 766
Biện pháp so sánh :Đối chiếu 2 sự vật,hay nhiều sự vật,sự việc có những nét tương đồng để tăng sức gợi hình,gợi cảm cho bài văn.
Biện pháp nhân hóa:Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
Biện pháp điệp ngữ:Là BPTT nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.
Biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, tương phản, liệt kê, chơi chữ
Biện pháp đão ngữ :Đảo ngũ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngũ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,… => Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu...
Mik thiếu
Câu hỏi tu từ:Câu hỏi tu từ là một dạng câu hỏi không yêu cầu trả lời. Đó chính là loại câu hỏihướng suy nghĩ của người đọc vào nội dung nhất định nhằm tăng khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc. Và tăng cường sức biểu cảm cho bài thơ, văn. Câu hỏi tu từ là loại câu hỏi được dùng nhiều trong văn học nghệ thuật.
Tả cây bàng : Tưởng gốc bàng chẳng có gì lạ lẫm với chúng em nhưng nó cũng có những nét đặc biệt. Gốc bàng đại lão ở sân trường to hơn hai vòng tay chúng em, chỗ lồi chỗ lõm, da xù xì, đen nhẻm. Từ những chỗ lồi của gốc bàng, rễ cây nổi lên, bò ngoằn ngoèo trên mặt đất. Không biết bạn học sinh nào nghịch ngợm đã khắc lên gốc bàng mấy hình ngôi sao, một tên lớp 10A1 niên khoá nào không rõ. Làm cây đau và thành sẹo như thế là không tốt. Chúng em đều thích và yêu cây bàng. Chúng em quét lá, nhặt rác và vui chơi dưới gốc bàng, không làm cây trầy sứt, gãy cành. Vững chãi đỡ mấy tầng lá xòe rộng che mát sân trường, gốc bàng thì thầm cùng học sinh bài ca bóng mát yêu thương không dứt.
Tham khảo thôi nha , đừng chép !
mình cần một bài hay có câu cảm và dùng biện pháp so sánh hoặc nhân hóa
Sau vườn nhà em có trồng nhiều loại hoa đẹp như: hoa mai, hoa hồng, hoa lan, hoa cúc,… nhưng trong đó em thích nhất là cây hoa hồng nhung được bố em trồng từ khi em còn nhỏ tí.
Nhìn từ xa em thấy cây hoa hồng nhung có dáng vẻ khẳng khiu, mảnh dẻ, cây cao khoảng đầu gối của em. Gốc cây to bằng ngón cái của em. Rễ cây ăn sâu vào lòng đất giúp cây không bị đổ. Thân cây có màu xanh thẩm và nhiều gai nhọn. Cành đâm tua tủa và phủ đầy lá xanh. Lá hồng có hình bầu dục, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi nham nhám, xung quanh lá có viền răng cưa. Nụ hoa hồng hé nở có màu xanh mơn mởn, khi nở to bằng cái chun uống nước khoe màu đỏ thắm tươi.
Cánh hoa hồng mỏng manh , mịn màng như nhung xếp bọc lấy nhau, e ấp như một nàng công chúa đang làm duyên che lấp nhị vàng. Từ những cánh hoa, một mùi thơm thoang thoảng tỏa ra, bay theo làn gió hòa cùng không khí trong lành của ánh nắng ban mai quyến rũ ong bướm đến hút mật, những hạt sương mai lấp lánh càng làm tăng thêm vẻ yêu kiều của đóa hoa hồng.
Em rất yêu thích cây hoa hồng nhung vì hoa hồng tô điểm cho vẻ đẹp của cuộc sống, có thể làm quà tặng người thân, trang trí nhà cửa…Mỗi khi học bài xong, em thường giúp bố chăm sóc cây vì mẹ bảo hoa liền cành mới giữ được vẻ đẹp tự nhiên và màu sắc lâu bền.
Học sinh đặt đúng câu kể Ai làm gì có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa.