Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cậu tham khảo ở đây nha:
https://olm.vn/hoi-dap/detail/98851196430.html
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng."
-Trong câu thơ trên, nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng biện pháp so sánh không ngang bằng rất thành công. Bóng Bác Hồ được so sánh với “ngọn lửa hồng”. Và kết quả cùa phép so sánh thật thú vị: “Bóng Bác cao lồng lộng” - “ấm hơn” - “ngọn lửa hồng”. Nhờ phép so sánh đó, người đọc cảm nhận được tình yêu thương của Bác dành cho những người chiến sĩ, những người dân công thật ấm áp, vĩ đại biết nhường nào. Tình cảm bao la ấy như đang bao trùm lên, động viên nhân dân trong những ngày tháng chiến đấu gian nan, vất vả.
Đoạn thơ trên được trích từ bài thơ đêm nay Bác không nhủ của nhà thơ Minh Huệ. Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy súc động của anh đội viên, vừa lớn lao vĩ đại ấm áp mà chân tình. Hai câu thơ đầu "Anh đội viên mơ màng, Như nằm trông giấc mộng, Bóng Bác cao lồng lộng, Ấm hơn ngọn lửa hồng" sử dụng phép so sánh để diễn tả trạng thái mơ màng nửa thức nửa ngủ của anh đội viên. Chính trong trạng thái ấy mà anh thấy hình ảnh Bác hiện lên vừa lung linh lớn lao:
"Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng"
Một hình ảnh so sánh nữa xuất hiện. Chính là tình cảm bao la của Bác được so sánh: "Ấm hơn ngọn lửa hồng", tình cảm ấy đã sưởi ấm, xua tan cái giá lạnh, cái hoang vu của rừng khuya, cái nhọc nhằn của người chiến sĩ trong đêm đông giá lạnh.
4 câu thơ ngắn gọn với hai hình ảnh so sánh độc đáo vùa gợi tả hình ảnh Bác vĩ đại gần gũi, vừa thể hiện tình cảm thân thiết ngưỡng mộ của anh đội viên với Bác.
a) Con đường uốn lượn như múa
b)Cánh đồng lúa chín như những thỏi vàng
c)Hàng cây bên đường như những chú lính đứng gác
d)Mùa đông cây hồng trụi hết lá,chỉ còn những quả hồng trên cành như những binh sĩ dũng cảm.
g) Bầu trời đầy sao như những cái đốm của con báo.
e)Bình minh lên,chim chóc cất tiếng hót líu lo như 1 dàn đồng ca
Còn bài 2 mình chưa nghĩ ra
cho cau van sau : duong huong thư như một pho tượng đồng đúc các bắp thịt cuồn cuộn .hai ham rang can chat quai ham banh ra cap mat nay lua ghi tren ngon sao giong nhu mot hiep si cua truong son oai linh hung vi
chi ra hinh anh so sanh trongn cau van tren nhungn hinh anh so sanh do co tac dung gì khi mieu ta nhan vat duong huong thu
Trả lời
a) Biện pháp nghệ thuật : mk in đậm troq câu phía trên nhs !
b) Tác dụng :
- Giúp cho ng` ta hình hung đc thân hình cường tráng , khỏe mạnh ,vững chãi của dượng Hương Thư
- Đồng thời cx cho ta thấy sự quả cảm ,tư thế hào hùng lm chủ thiên nhiên
- Các biện pháp nghệ thuật : phép tu từ nhân hóa, so sánh ; dùng từ đặc tả, từ láy, trình tự quan sát miêu tả từ xa đến gần vừa khái quát vừa cụ thể sinh động.
- Phép nhân hóa : Cây gạo được nhân hóa bằng từ dùng để chỉ hành động của con người qua từ nhân hóa là từ "gọi" có tác dụng làm cho cây gạo trở nên gần gũi có tình cảm thân thiết yêu quý bạn bè chia xẻ niềm vui như con người.
- Phép so sánh 1 : Cây gạo với hình ảnh "tháp đèn khổng lồ" phương diện so sánh là "sừng sững" gọi cho người đọc thấy sự lớn lao hoành tráng và đẹp dẽ của cây gạo với nhiều màu sắc hoa lá rực rỡ và tươi xanh.
- Phép so sánh 2 : hàng ngàn bông hoa với hình ảnh "hàng ngàn ngọn lửa hồng" giúp ta liên tưởng cây gạo nở hoa đỏ rực như một cây đèn khổng lồ với những đốm lửa hồng rung rinh trong gió.
- Phép so sánh 3 : Hàng ngàn búp nõn với hình ảnh "hàng ngàn ánh nến trong xanh" gợi cho người đọc cảm nhận được độ xanh non mỡ hàng trong trẻo tràn đầy nhựa sống của búp nõn cùng với màu hông của hoa rực rỡ.
- Sự kết hợp khéo léo tự nhiên của các phép từ với việc sử dụng các từ đặc tả : "khổng lồ", "lửa hồng", "trong xanh" đã tả được hình ảnh đẹp đẽ, rực rỡ, sống động và gần gũi thân thiết của cây gạo vào mùa xuân ở mọi miền quê hương đất nước Việt Nam, giúp người đọc thêm yêu quê hương đất nước mình trong đó có hoa gạo nở vào mùa xuân thật tươi đẹp.
Tiếng chim ríu rít, líu lo báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Ông mặt trời từ từ nhô ra khỏi màn sương sớm. Khói bếp nhà ai là là bay trong gió. Đàn gà con liếp chiếp gọi nhau, tíu tít theo chân mẹ ùa vào dòng người đang hỏi hả ra đồng.
Bầu trời xanh xanh, êm đềm, trong treo. Vừa đi, tôi vừa ríu rít chuyện trò với mẹ, vừa tung tăng chạy theo những cánh bướm đang chặp chờn bay lượn. Chẳng mấy chốc cánh đồng đã hiện ra trước mắt tôi. Chà! Toàn là một màu vàng óng ả. Biển lúa mênh mông xa tít tận chân trời. Từ xa nhìn lại, cả cánh đồng như một tấm thảm vàng trải rộng. Thoang thoảng đâu đây mùi lúa chín. Hương lúa ngọt ngào man mác quyện vào trong gió, phả vào mũi tôi. Bước qua chiếc cầu nhỏ nối giữa dòng kênh, đến gần, cánh đồng hiện ra rõ hơn. Những ruộng lúa vàng mượt mà, óng ả như những dải lụa mềm thướt tha. Những cây lúa nặng trĩu bông sai chíu chít. Những hạt lúa tròn căng đung đưa trước gió. Trời cao xanh vời vợi, mấy đám mây trắng bồng bềnh trôi. Ông mặt trời rạng rỡ toả ánh sáng lung linh làm lấp lánh những giọt sương long lanh còn đọng trên kẽ lá, vương trên những ngọn cỏ xanh rờn. Hương lúa nếp chín thơm ngào ngạt lan toả khắp cánh đồng. Tiếng sáo diều ngân nga, vi vu, nghe thật vui tai. làm bừng lên không khí rộn ràng, êm ả nơi làng quê. Những cánh diều chao lượn trên không như vờn vào mây trắng, như đua nhau cùng chị gió, cùng những cánh chim đang tung cánh giữa trời xanh. Xa xa, thấp thoáng những chiếc nón trắng nhấp nhô giữa mênh mông biển lúa như những chiếc nấm xinh xinh mọc lên giữa cánh đồng. Tôi sung sướng, say sưa và mải miết ngắm nhìn. Dòng kênh cuồn cuộn chảy, mấy chú cá tung tăng bơi lội, quẫy mạnh làm tung bọt nước trắng xoá. Mặt trời đã lên cao, ánh nắng rực rỡ chói chang tràn xuống cánh đồng. Trên con đường mịn màng thơm mùi lúa chín mấy em bé tung tăng dắt trâu về chuồng. Những chú trâu thong thả bước từng bước nặng nề còn mấy chú nghé bụng đã căng tròn quấn quýt chạy theo chân mẹ. Các bác nông dân vừa đi vừa chuyện trò vui vẻ.
Cả cánh đồng mênh mông bát ngát với những ruộng lúa vàng trĩu bông, những hạt lúa tròn căng hứa hẹn một vụ mùa bội thu, hứa hẹn một cuộc sống ấm no và hạnh phúc, nhà nhà đầy ắp tiếng cười, ”đầy sân thóc vàng”.
Tôi theo mẹ ra về mà lòng tràn đầy vui sướng. Vui vì xóm làng, quê hương thân yêu của tôi không còn nghèo như trước nữa mà sẽ ấm no, sẽ yên vui và hạnh phúc, các bạn nhỏ như tôi sẽ được cắp sách đến trường trên con đường làng thơm mùi lúa chín. Về đến nhà mà mùi hương dịu ngọt ấy vẫn còn quyện mãi trong tôi.
Ôi quê hương của tôi
Biết bao nhiêu cảnh đẹp
Nhưng cảnh mà tuyệt nhất
Chính là cánh đồng quê!
Nhìn từ xa, cánh đồng lúa trông như một tấm thảm khổng lồ trải dài vô tận đang được một làn sương mờ ảo bao phủ. Ông mặt trời từ sau lũy tre làng từ từ nhô lên tỏa ánh nắng ban mai ấm áp xuống trân gian làm cho lớp sương mờ ảo kia dần tan biến để lộ ra những bông lúa trĩu hạt đang chuẩn bị gặt và nhất là những giọt sương nhỏ lấp lánh đẹp như những viên pha lê. Những cây lúa mới cấy ngày nào mà giờ đây đã lướn và chuẩn bị gặt đi. Cây lúa cứng, mọc thành khóm to đẫy một nắm tay người lớn. Lá lúa ram ráp, phần trên hơi nhọn. Bông lua scăng tròn nặng trĩu hạt. Chị gió tinh nghịch thổi một là gió xuống cánh đồng làm chúng như đang chơi đuổi bắt. Thi thoảng xuất hiện vài ba anh cò trắng đi kiếm mồi. Con kênh dọc bờ sông nay cũng đã dần được nghỉ ngơi sau một vụ mùa mệt mỏi làm việc. Mới sớm mà cũng đã có vài bác nông dân ra gặt. Vừa gặt mọi người đều cừoi nói vui vẻ vì năm nay được màu bội thu.
Ôi! Cánh đồng quê tôi thật là đẹp.
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thột.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:
Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thăm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm...
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, hình ảnh này có rất nhiều ý nghĩa, trước hết đó là hình ảnh thực rất đẹp, là ngọn lửa tự tay Bác đốt lên, tỏa sáng, tỏa ấm giữa rừng khuya giá lạnh.