Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thi nhân đọc thơ trong sự hào hứng, có phần tự đắc:
Đương cơn tự đắc đọc đã thích
Trời nghe, trời cũng lấy làm hay
Chửa biết con in ra mấy mươi
- Giọng của thi nhân truyền cảm, hóm hỉnh, sảng khoái, cuốn hút
Thái độ của chư tiên khi nghe Tản Đà đọc thơ:
- Trời khen nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...
- Chư tiên xúc động, tán thưởng và hâm mộ: Tâm như nở dạ, Cơ lè lưỡi
+ Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày
+ Song Thành, Tiểu Ngọc lắng tai nghe
→ Tản Đà là người “ngông” khi lên lên Trời khẳng định tài năng thơ văn của mình.
- Nhà thơ ý thức về tài năng, thơ văn của mình, dám thể hiện cái tài đó
- Đó là phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa, có cốt cách, tâm hồn không muốn chấp nhận sự bằng phẳng, sự đơn điệu, nên thường tự đề cao, phóng đại cá tính của mình
- Giọng thơ của Tản Đà cũng thể hiện niềm khát khao chân thành trong tâm hồn thi sĩ. Giữa chốn hạ giới rẻ như bèo, thân phận bị rẻ rúng, khinh bỉ, ông không tìm được tri kỉ
- Giọng kể của tác giả: đa dạng, hóm hỉnh có phần ngôn nghênh, tự đắc
Khác với thơ ca trung đại có tính phi ngã thì trong thơ của Tản Đà có tính phi ngã
Đoạn thơ tạo ra hai hình ảnh đối lập: hình ảnh nhà thơ trước khi gặp lí tưởng cách mạng, được tái hiện trong kí ức và hình ảnh sau khi đến với lí tưởng cách mạng
- Trước khi gặp lí tưởng: quanh quẩn, bế tác, nhỏ bé, chán nản
- Khi gặp lí tưởng: cánh chim vui say, liệng trong không gian rộng lớn, bát ngát. Tâm hồn được giải phóng, rộng mở, hòa nhập với đời
- Từ hai hình ảnh đối lập, nhà thơ về thực tại:
+ Cánh chim buồn nhớ gió mây
+ Hình ảnh con chim tự do trong cảnh giam cầm
+ Nhớ gió mây gợi niềm say mê, khao khát, hoài bão, cùng đồng chí chiến đấu.
Hình ảnh thể hiện lý tưởng, biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng:
- Câu thơ mở đầu đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời nhà thơ
+ Nắng hạ: ánh nắng đẹp và chói chang nhất, mạnh mẽ nhất → lý tưởng cách mạng sức mạnh soi sáng đối với nhà thơ
+ Động từ “bừng” như một nguồn sáng mang lại sự sống mãnh liệt
- Mặt trời chân lý: biện pháp nghệ thuật ẩn dụ lý tưởng cách mạng như ánh mặt trời kết hợp với động từ “chói” thể hiện sức mạnh chiếu sáng thức tỉnh
- Niềm vui được đứng trong hàng ngũ Đảng khiến tâm hồn nhà thơ “rộn tiếng chim”, ngập tràn sự sống “một vườn hoa lá”.
→ Khổ thơ đầu thể hiện niềm hân hoan, tự hào khi được đứng trong hàng ngũ Đảng. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ
- Các từ, cụm từ mang tính chất tự xưng, đó là: Ông Hi Văn tài bộ, tay ngất ngưởng, ông ngất ngưởng, phường Hàn Phú.
- Những cách tự xưng này đã góp phần thể hiện cái ngất ngưởng, thái độ tự tôn, sự ngông ngạo của Nguyễn Công Trứ, làm nổi bật hình ảnh cái tôi cá nhân cao ngạo của tác giả.
Tham khảo:
Bài thơ Thương vợ là tác phẩm nằm trong nhóm những bài thơ Tú Xương viết về bà Tú, cũng là một trong số những bài thơ chân thành và xúc động nhất của tác giả về người vợ thân thương của mình. Được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ đã thay Tú Xương bày tỏ tình yêu thương và sự trân trọng đối với sự hi sinh cao cả của vợ mình.
Thương vợ Tú Xương thật sự là một bài thơ chân thành và xúc động, điều đó sẽ được minh chứng qua những dòng cảm nhận sau đây.
Hai câu thơ đầu đã giới thiệu cho người đọc biết về hoàn cảnh làm ăn buôn bán của bà Tú:
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Trong hai câu thơ này, ta có thể cảm nhận được hoàn cảnh lam lũ, nhọc nhằn và hình ảnh tất tả, xuôi ngược của bà Tú qua thời gian và địa điểm được nhắc đến trong thơ. Những điều đó được gợi nên bằng các từ: “quanh năm” và “mom sông”. Trong khi từ “quanh năm” thể hiện sự xuyên suốt, ròng rã từ ngày này qua tháng nọ vì công việc tất bật thì từ “mom sông” lại gợi nên sự bấp bênh của nơi mà bà Tú làm việc, vì đó là phần đất dôi ra phía lòng sông, chông chênh và nguy hiểm. Thế nhưng thời gian và địa điểm làm việc vẫn chưa nói lên tất cả những khó nhọc mà người vợ của Tú Xương phải vượt qua, vì bà còn phải “nuôi đủ” cả “năm con” và “một chồng”. Thông thường, việc nuôi lớn các con cần sự sẻ chia của cả vợ và chồng mà đôi khi cũng còn chật vật. Ở đây, gánh lo của một người phụ nữ như bà lại thêm gấp nhiều lần người bình thường vì bà là trụ cột của gia đình.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Đọc hai câu thơ tiếp theo, ta lại thấm thía hơn những gian khó, nhọc nhằn của người vợ. Những cảm nhận ấy được Tú Xương khéo léo gợi lên một lần nữa trong lòng người đọc qua những từ ngữ, hình ảnh mà ông sử dụng: “lặn lội”, “thân cò”, “khi quãng vắng”, “eo sèo”, “buổi đò đông”.
Hai từ đầu tiên “lặn lội”, “thân cò” dễ giúp người đọc liên tưởng đến chất liệu nghệ thuật của văn học dân gian nên nỗi gian truân, lam lũ của người phụ nữ như bà Tú lại thêm phần được cảm nhận rõ rệt hơn. Những từ còn lại có vai trò khắc họa không gian và thời gian rợn ngợp, nguy hiểm, bấp bênh và chen chúc mà bà Tú phải đối mặt và phải cứng rắn để vượt qua.
Tuy số lượng câu chữ ít ỏi nhưng điều mà hai dòng thơ thể diễn tả lại có biên độ rộng hơn rất nhiều lần. Đó không chỉ là sự bươn chải vất vả của bà Tú mà ẩn sâu trong đó là tấm lòng cảm thương sâu sắc, da diết mà ông Tú dành cho bà.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cặp câu này đã tô đậm đức hi sinh của bà Tú. Dù có thể cuộc đời đặt bà vào hoàn cảnh có nhiều khó khăn, thử thách, bà không than phiền hay trách cứ mà chỉ nhẹ nhàng xem đó là “duyên”, “nợ” của cuộc đời mình. Thế nên bà nhận về mình trách nhiệm với gia đình, với chồng con, giữ thái độ chấp nhận “âu đành phận” và cũng chẳng “dám quản công” mà phàn nàn. Ấy là điều đáng quý. Ngược lại, là một người đàn ông nhưng khi thấy gánh nặng trụ cột đè nặng lên vai người vợ, nhận ra những điều này và quan trọng là nói lên trong thơ, ông Tú có lẽ nhận ra rất rõ sự chịu thương chịu khó của bà, đồng thời như trách chính bản thân mình, xem mình là “duyên”, nhưng cũng vừa là “nợ” của bà.
Đặc biệt, trong hai câu thơ này, Trần Tế Xương đã vận dụng sáng tạo và thành công thành ngữ “năm nắng mười mưa” để nói lên đức tính cao quý của bà Tú nói riêng và những người phụ nữ Việt Nam nói chung.
Hai câu thơ cuối bộc lộ rất rõ tình cảm và thái độ của tác giả trong bài thơ, đó dường như là tiếng lòng, là nỗi niềm mà nhà thơ muốn gửi gắm sau tất cả:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.
Cụm từ “cha mẹ thói đời” thể hiện thái độ có phần gay gắt của Tú Xương đối với nếp xấu chung của xã hội và người đời, dù hữu ý hay vô tình cũng đã ít nhiều tác động đến những nhọc nhằn, lam lũ mà bà Tú gánh chịu.
Hơn hết, ông Tú cũng nghiêm khắc phê bình bản thân mình, điều đó thể hiện rất rõ nét trong câu thơ cuối: “Có chồng hờ hững cũng như không”. Ông nhận khiếm khuyết của mình, có thể xem mình là nguyên nhân sâu xa nhất khiến bà Tú phải khổ. Nhìn nhận một cách công bằng, dù cách đánh giá của ông Tú về chính mình có mức độ khách quan như thế nào thì việc ông nghiêm nghị xem xét mình đã là một biểu hiện của một nhân cách cao đẹp của một người đàn ông trượng nghĩa.
Bài thơ mang đậm tính nhân văn, chất thơ trữ tình pha chút trào phúng, nhà thơ đã khắc hoạ nên một bức tranh chân dung tuyệt đẹp về người vợ tảo tần chịu thương, chịu khó của mình và đồng thời cũng thể hiện vẻ đẹp trong nhân cách của chính nhà thơ. Tấm lòng thương yêu cảm phục và biết ơn của nhà thơ đối với vợ mình vì mình mà chịu nhiều cay đắng, khó nhọc.
- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.
- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.
=> Đáp án B