K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2021
Hồ Xuân Hương
28 tháng 11 2021

bánh trôi nước của tác giả Hồ Xuân Hương . ( học tốt )

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚCHồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là...
Đọc tiếp

CẢM NGHĨ VỀ BÀI THƠ BÁNH TRÔI NƯỚC

Hồ Xuân Hương là một nữ thi sĩ tài hoa của nước ta cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX. Bà đã gởi gắm vào thơ những điều suy tư, trăn trở trước hiện thực phức tạp của xã hội phong kiến. Đặc biệt, bà viết rất nhiều về phụ nữ với lòng cảm thông sâu sắc và ngợi ca những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của họ. Và “Bánh trôi nước” là một bài thơ như thế.

Bánh trôi nước là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn truyền thống của dân tộc. Trước hết, Hồ Xuân Hương đã vịnh về bánh trôi một cách rất tài tình:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn
            Bảy nổi ba chìm với nước non

        Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
            Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Đây là lời chiếc bánh trôi nước tự giới thiệu mình trước bàn dân thiên hạ: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Để làm được chiếc bánh trôi, người ta phải xay bột nếp, nhào bột với nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn nho nhỏ cỡ đầu ngón tay cái, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.

Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân gian. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Có thể nói, nhà thơ mượn lời của bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi cảm hứng, một ẩn dụ mà thôi:

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Từ “trắng” vừa tả cái bánh bằng bột trắng, đồng thời ta có thể liên tưởng đến nước da trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng của người phụ nữ Việt Nam. Từ “tròn” vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em. Do đó, chỉ qua câu thơ thứ nhất, người phụ nữ đã hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp từ bên trong tâm hồn. Vì thế, người phụ nữ xứng đáng có được cuộc sống ấm êm, hạnh phúc. Nhưng không, cuộc đời bất công lắm, dẫu đẹp người đẹp nết thế đó nhưng cuộc đời vẫn vùi dập họ. Ta có thể thấy điều này qua câu thơ thứ hai: “Bảy nổi ba chìm với nước non”. “Bảy nổi ba chìm” là một thành ngữ giàu tính biểu tượng, chỉ sự trôi nổi, lênh đênh giữa cuộc đời của người phụ nữ. “Nước non” là sông, là biển, là núi, là non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là cuộc đời con người. Việc nhà thơ đảo từ “bảy nổi” lên đầu thành ngữ càng nhấn mạnh hơn sự truân chuyên, lận đận của cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa.

Thân phận người phụ nữ càng đáng thương hơn qua câu thơ thứ ba: “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Nếu chiếc bánh trôi mềm - rắn phụ thuộc vào tay của kẻ nặn thì trong xã hội cũ, người phụ nữ không có quyền định đoạt cuộc đời mình. Quan hệ từ “mặc dầu” càng cho thấy sự phụ thuộc của họ vào xã hội. Cuộc đời người phụ nữ vô định cũng như trái bần trôi trôi nổi giữa con nước mênh mông trong bài ca dao kia:

“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu”

Câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu của họ, điều duy nhất họ làm chủ được là giữ tấm lòng mình: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. “Tấm lòng son” có thể hiểu là lòng sắt son, thủy chung của người phụ nữ. Dẫu cho cuộc đời có lắm trái ngang, có vùi dập như thế nào đi chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn tấm lòng kiên trinh của mình. Câu thơ còn thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận nhỏ bé, mong manh của người phụ nữ.

Với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã bày tỏ lòng cảm thông sâu sắc với thân phận lênh đênh, lận đận của người phụ nữ Việt Nam đồng thời ca ngợi những phẩm chất sáng ngời của họ. Qua đó, chúng ta càng thêm yêu mến và trân trọng hơn những người phự nữ xung quanh mình.

 

1.    Bài văn trên gồm có mấy phần? Chỉ rõ các phần đó.

2.    Xác định các yếu tố: liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm trong bài văn trên?

0
4 tháng 12 2019

1. Mở Bài

- Giới thiệu tác giả Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ "Qua Đèo Ngang":
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan là bức tranh cảnh - tình đặc sắc trong văn học trung đại Việt Nam.
+ Trước khung cảnh Đèo Ngang, người lữ khách xa quê đã bộc lộ niềm nhớ thương đất nước, quê nhà và những nỗi buồn sâu kín.

2. Thân Bài

- Cảnh sắc thiên nhiên Đèo Ngang:
+ Không gian, thời gian
+ Cảnh vật, âm thanh
+ Cuộc sống con người
- Tâm trạng của người lữ khách xa quê:
+ Nỗi nhớ đất nước, nhớ quê nhà
+ Nỗi buồn thầm lặng cô đơn

3. Kết Bài

Khái quát giá trị bài thơ:
+ Bài thơ "Qua Đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan đã mang đến cho người đọc những cảm xúc khác nhau, đầu tiên là niềm tự hào, say mê trong cảnh sắc thiên nhiên đất trời Đèo Ngang.
+ Khơi dậy nỗi nhớ quê hương, tình yêu đất nước và cuối cùng là sự cảm thông chia sẻ với nỗi lòng của nhà thơ.

8 tháng 10 2019

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Bánh trôi nước-một loại bánh dân dã, bình thường thấy quanh năm, được Hồ xuân Hương miêu tả một cách sinh động về màu sắc, hình dáng như là chiếc bánh đang tự nói về chính mình:

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

Qua đó, người phụ nữ Việt Nam có thể hóa thân vào những chiếc bánh dân dã đáng yêu ấy. Bà không dùng "khuôn mặt hình trái xoan", hay "đôi mày hình lá liễu" để mô tả vẻ đẹp quý phái của phụ nữ , trái lại bà dùng hình tượng "tròn", "trắng" để cho ta có thể liên tưởng đến một vẻ đẹp mạnh mẽ, xinh xắn. Bên cạnh đó, điệp từ "vừa" càng làm tăng thêm sự tự hào về vẻ đẹp ngoại hình của người phụ nữ Việt Nam. Người phụ nữ Việt Nam mạnh khỏe, xinh xắn, đáng yêu là thế, còn cuộc đời của họ thì sao? Trong xã hội phong kiến xưa, số phận người phụ nữ cũng lênh đênh chìm nổi như chiếc bánh trôi nước trong nồi.

"Bảy nổi ba chìm với nước non"

Cuộc đời long đong, gian truân đầy sóng gió dường như đã dành sẵn cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, nghe như một tiếng than thầm, cam chịu, nhưng cũng phảng phất vẻ cao ngạo của họ. Cũng nổi, cũng chìm, nhưng lại nổi chìm "với nước non".

"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"

Lời thơ có vẻ trở nên cam chịu, người phụ nữ xưa vốn không có một vai trò gì trong xã hội. Họ không tự quyết định được số phận của mình, cuộc đời họ từ khi mới sinh ra cho đến lúc lìa đời là một cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc. Khi còn nhỏ thì phụ thuộc vào cha mẹ, khi lấy chồng thì phụ thuộc vào chồng, chồng mất thì phụ thuộc vào con cái. Họ không có cuộc sống của riêng họ, cuộc sống của họ chỉ để tô điểm thêm cho cuộc sống của người khác. Thế nhưng, thơ của Hồ xuân Hương lại phảng phất chút phớt lờ, bất cần. Thấp thoáng đâu đó trong thơ bà có chút phản kháng, chống cự lại những quan điểm bất công thời ấy. Nếu như trong ca dao, người phụ nữ được ví: "Thân em như tấm lụa đào - Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" chỉ để thể hiện thân phận lênh đênh , thì trong thơ của Hồ xuân Hương ngoài việc miêu tả số phận người phụ nữ còn khẳng định nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ.

"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

Cuộc đời có bạc bẽo, bất công, cuộc sống có gian khổ, long đong như thế nào chăng nữa, người phụ nữ vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung cùng những phẩm chất tốt đẹp của mình. Đó là sự khẳng định của bà và đó cũng chính là phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam. Với hình tượng cái bánh trôi nước, Hồ xuân Hương đã nói lên được vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ, đồng thời cũng đã đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn đối với người phụ nữ - sự bình đẳng giới. Đây cũng chính là vấn đề mà xã hội tốt đẹp của chúng ta đang xây dựng. Cám ơn bà đã để lại cho đời một bài thơ thật đẹp.

#Châu's ngốc

Bài làm

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son"

* Biện pháp tu từ:

- Đối lậi: đối lặp từ : Nổi-chìm.

Tác dụng: làm nổi bật thân phận chìm nổi bấp bênh, không biết nương tựa vào ai trong xã hội xưa.

-  Đối lạp từ: Rắn-nát.

Tác dụng: Thể hiện người phụ nữ xa xưa lúc thì mạnh, lúc thì yếu

# Học tốt #

19 tháng 8 2019

Ẩn dụ: Hình ảnh bánh trôi nước là ẩn dụ cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Đó là những người phụ nữ đẹp cả hình thức vẫn tâm hồn bên trong, bị vùi dập, không được quyền quyết định hạnh phúc nhưng vẫn sáng ngời lòng thủy chung son sắt.

1 tháng 10 2021

nghệ thuật sanh só

30 tháng 12 2022

 Tốc độ bơi của rái cá trong 40s đầu là:

\(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{100}{40}=2,5\) (m/s)

Tốc độ của dòng nước là:

\(v=\dfrac{s}{t}=\dfrac{50}{40}=1,25\) (m/s)