Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Nguyên nhân sâu xa:
- Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
* Nguyên nhân trực tiếp:
- Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).
- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.
a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.
- Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.
b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?
* Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.
* Chứng minh nhận định
- Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít.
+ Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít).
+ Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng.
- Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai.
=> Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này.
- Tuy nhiên thí sinh phải nói được sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới lần thứ 2 nổ ra 1/9/1939.
Chiến tranh thế giới thứ II bùng nổ (9-1939)
+ Bộ máy thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương phát xít hoá, thủ tiêu toàn bộ những thành quả mà chúng ta đã giành được trong những
năm 1936-1939, chúng đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam.
+ Đảng Cộng sản Đông Dương rút vào hoạt động bí mật.
+ Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VI (11-1939) đề ra chủ trương, đường lối cho cách mạng Việt Nam thể hiện trong nghị quyết:
- Xác định kẻ thù chủ yếu trước mắt là đế quốc và phát xít.
- Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay khẩu hiệu “chính quyền công nông” bằng khẩu hiệu “Chính phủ cộng hoà dân chủ Đông Dương”.
- Chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.
-Chuyển công tác Đảng về nông thôn. Hội nghị TW lần thứ VI đánh dấu sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Đảng ta.
Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh (8-1945)
-Ngay khi được tin Nhật đầu hàng đồng minh ngày 24/8/1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc và thành lập Uỷ Ban khởi nghĩa toàn quốc, Uỷ ban khởi nghĩa ra quân lệnh số 1, hạ lệnh khởi nghĩa.
+ Ngày 16/8/1945 Quốc dân đại hội họp ở Tân Trào tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa thông qua mười chính sách của Việt Minh, thành lập
Uỷ Ban dân tộc giải phóng Việt Nam, quy định Quốc kỳ, Quốc ca.
+ Chiều ngày 16/8 một đơn vị quân giải phóng do Võ Nguyên Giáp chỉ huy xuất phát từ Tân Trào tiến về thị xã Thái Nguyên mở đầu cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước.
câu 3
Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. Khối Đồng minh (Liên Xô, Mĩ, Anh) đã chiến thắng.
- Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người (60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật và những thiệt hại vật chất khổng lồ).
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
câu 4
Lịch sử thế giới hiện đại (1917 - 1945) bao gồm những nội dung chính sau:
1. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga (1917) thắng lợi, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội đã trở thành hiện thực ở một nước, mở ra thời kì mới trong lịch sử của nhân loại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 có bước chuyển biến mới: giai cấp công nhân trưởng thành, nhiều Đảng Cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập, lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.
3. Phong trào độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc là đòn tấn công và tư bản chủ nghĩa, trong phong trào đó, giai cấp vô sản trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào.
4. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn đến hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế và đẩy nhân loại đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh mới.
5. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là cuộc chiến tranh gây ra những tổn thất khủng khiếp nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triển của lịch sử thế giới hiện đại.
I. Con đường dẫn đến chiến tranh
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937)
- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít (còn gọi là phe Trục Béclin - Rôma - Tôkiô.
Lễ kí kết hiệp ước thành lập Liên minh phe Trục phát xít
- Trong những năm 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược:
+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
+ Italia xâm lược Ê-ti-ôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban nha (1936 - 1939).
+ Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc-xai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu...
- Trước hoạt động bành trướng ảnh hưởng của lực lượng phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,...) đã có những động thái khác nhau:
+ Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Mỹ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.
=> Do vậy, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình trên để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.
2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới
a) Hội nghị Muy-ních:
- Hoàn cảnh triệu tập:
+ 3/1938, Đức thôn tính áo. Sau đó, Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.
+ Trong khi Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược; Anh - Pháp tiếp tục thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.
=> 29/9/1938, Hội nghị Muy-nich được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia.
- Nội dung: Anh - Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.
- Đánh giá:
+ Hội nghị Muy-nich là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của các nước Mỹ, Anh, Pháp.
+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc trong việc tiêu diệt Liên Xô.
b) Quan hệ quốc tế sau Hội nghị Muy-ních
- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (03/1939); tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.
- 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô "hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau".
=> Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-nich, thực hiện mưu đồ thôn tính Châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.
- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít (còn gọi là phe Trục Béclin - Rôma - Tôkiô.
- Trong những năm 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược:
+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.
+ Italia xâm lược Ê-ti-ôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban nha (1936 - 1939).
+ Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc-xai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu...
- Trước hoạt động bành trướng ảnh hưởng của lực lượng phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,...) đã có những động thái khác nhau:
+ Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
+ Mỹ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.
=> Do vậy, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình trên để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.
Chủ yếu vẫn do thị trường và thuộc địa nhé!