K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

TL
9 tháng 3 2020

*Vai trò của nước Mỹ và nước Anh:

- 7/1940, Anh đánh bại Đức trong chiến dịch "Sư tử biển"

- Chủ trương thỏa hiệp và sự thù ghét chủ nghĩa cộng sản của 2 nước Anh, Mỹ đã tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít phát triển, đồng thời đẩy Liên Xô vào thế cô lập, phải kí hòa ước với Đức

⇒ Chính sách của Anh, Mỹ đã gián tiếp gây ra chiến tranh thế giới II

⇒ Tạo điều kiện cho phát xít gây chiến tranh xâm lược, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô

Từ 5/7 đến 23/8/1943, bẻ gẫy cuộc phản công của Đức ở vòng cung Cuốc-xcơ -> 6/1944, đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô

- Anh, Mĩ không liên kết chặt chẽ với Liên Xô chống phát xít.

- Anh chủ trương thỏa hiệp, nhường đất cho Đức

- Mỹ thực hiện "Đạo luật trung lập" (8/1935)

- Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

- Bị cô lập, Liên Xô buộc phải kí "Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau" (23/8/1939)

*Vai trò của Liên Xô:

- 12/1941, đẩy lùi quân Đức khỏi cửa ngõ thủ đô Moscow ⇒ kế hoạch "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức phá sản.

- Trong suốt cuộc chiến tranh, cả 3 nước đã có đóng góp rất lớn trong việc tiêu diệt phe Trục.

- Tuy nhiên, nếu không có thái độ kiên quyết của Liên Xô thì Anh, Mỹ đã không cùng hợp tác để chống lại quân phát xít

- Liên Xô là nước có vai trò quan trọng nhất dẫn đến chiến thắng của phe Đông Minh

- Mỹ, Anh tham gia cuộc chiến với tư cách là chiến tranh đế quốc, còn với Liên Xô là chiến tranh chống đế quốc xâm lược.

9 tháng 3 2020

Hội nghị Muy-ních (29/9/1938)

Kết quả

Ban đầu tham gia với vai trò cung cấp vũ khí cho cuộc chiến

Stalingrad

10/1942, thắng trận En Alamen (Ai Cập)

Vai trò của 3 nước trong chiến tranh

Kết luận

1/1/1942, tham gia tuyên ngôn Liên Hợp Quốc

- Với tư cách là nước đứng đầu trong khối Liên Minh, Anh đã tham gia vào các cuộc chiến và sự kiện mang tính bước ngoặt, khiến cho quân phe Trục thảm bại.

- Ban đầu còn thù ghét Liên Xô, nhưng khi bị Đức đe dọa đã nhanh chóng liên kết với Liên Xô chống lại Đức.

2. Nước Mỹ

Vai trò dẫn đến chiến tranh

3/9/1939, Anh tuyên chiến với Đức

- Hồng quân Liên Xô đã chịu đựng gánh nặng lớn nhất của chiến tranh và tiêu diệt đại bộ phận lực lượng phát xít trên mặt trận Xô - Đức

- Chiến thắng của quân đội Liên Xô làm thay đổi cục diện chiến tranh góp phần giành thắng lợi cho các lực lượng chống phát xít

Vai trò của 3 nước Liên Xô - Mỹ - Anh trong chiến tranh thế giới II

1. Nước Anh

6 và 9/8/1945, ném 2 quả bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagaxaki -> Nhật đầu hàng

Kết luận

7/12/1941,Nhât tấn công Trân Châu Cảng -> Mỹ tuyên chiến với phe Trục

Kết luận

Lá cờ Liên Xô cắm trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức (30/4/1945)

Tổng kết

Mùa hè 1944, đổ bộ lên Nooc-man-đi (Pháp)

1/1945, bắt đầu tấn công Đức -> 30/4/1945, giành thắng lợi -> Đức đầu hàng

- Tuy tham chiến muộn, nhưng hành động này đã đem lại lợi ích không nhỏ cho phe Đồng Minh

+ Giúp Liên Xô thoát khỏi gọng kìm từ Nhật và Đức, đồng thời tiếp tế thêm nhiều hàng hóa quân sự cho các nước Đồng Minh

+ Việc thả 2 quả bom nguyên tử đã buộc Nhật đầu hàng vô điều kiện, kết thúc chiến tranh sớm hơn dự kiến

1. Vai trò của Anh và Mỹ

- 7/1940, Anh đánh bại Đức trong chiến dịch "Sư tử biển"

- Chủ trương thỏa hiệp và sự thù ghét chủ nghĩa cộng sản của 2 nước Anh, Mỹ đã tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít phát triển, đồng thời đẩy Liên Xô vào thế cô lập, phải kí hòa ước với Đức

=> Chính sách của Anh, Mỹ đã gián tiếp gây ra chiến tranh thế giới II

=> Tạo điều kiện cho phát xít gây chiến tranh xâm lược, đẩy chiến tranh về phía Liên Xô

Từ 5/7 đến 23/8/1943, bẻ gẫy cuộc phản công của Đức ở vòng cung Cuốc-xcơ -> 6/1944, đã giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô

- Anh, Mĩ không liên kết chặt chẽ với Liên Xô chống phát xít.

- Anh chủ trương thỏa hiệp, nhường đất cho Đức

- Mỹ thực hiện "Đạo luật trung lập" (8/1935)

- Chủ trương liên kết với Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh

- Bị cô lập, Liên Xô buộc phải kí "Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau" (23/8/1939)

3. Liên Xô

Từ 11/1942 đến 2/1943, Liên Xô dành thắng lợi trong cuộc phản công tại thành phố Stalingrad -> cùng với đồng minh đồng loạt tấn công trên mọi mặt trận

2/1945, tham gia hội nghị I-an-ta (Liên Xô)

2. Vai trò của Liên Xô

Lược đồ thế trận ở Châu Á - Thái Bình Dương (1941-1945)

- 12/1941, đẩy lùi quân Đức khỏi cửa ngõ thủ đô Moscow -> kế hoạch "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức phá sản.

- Trong suốt cuộc chiến tranh, cả 3 nước đã có đóng góp rất lớn trong việc tiêu diệt phe Trục.

- Tuy nhiên, nếu không có thái độ kiên quyết của Liên Xô thì Anh, Mỹ đã không cùng hợp tác để chống lại quân phát xít

- Liên Xô là nước có vai trò quan trọng nhất dẫn đến chiến thắng của phe Đông Minh

- Mỹ, Anh tham gia cuộc chiến với tư cách là chiến tranh đế quốc, còn với Liên Xô là chiến tranh chống đế quốc xâm lược

31 tháng 3 2016

a. Những nhân tố góp phần đánh bại chủ nghĩa quân phiệt Nhật:

- Sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít Đức và Italia ở Châu Âu làm cho Nhật Bản mất chỗ dựa, rơi vào tình thế hoang mang tuyệt vọng.

- Việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki tạo tâm lí hoảng sợ, không còn ý chí chiến đấu.

- Việc Liên Xô tham chiến ở Viễn Đông đặt Nhật Bản vào tình thế thất bại không thể tránh khỏi.

- Ở Trung Quốc, quân giải phóng chuyển sang tấn công quân Nhật.

- Sức ép của nhân dân và phái chủ hòa trong nội bộ giới cầm quyền Nhật.

b. Vai trò của Liên Xô, Anh -Mĩ:

- Liên Xô: là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

+ Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng.

- Anh - Mĩ

+ Là lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương, góp phàn tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia.

+ Tấn công phát xít Đức từ phía tây, cùng với Liên Xô buộc Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.

+ Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật phải đầu hàng.

c. Bài học rút ra từ chiến tranh:

- CHủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít là nguồn gôc của chiến tranh.

- Chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa phát xít bảo vệ hòa bình thế giới là nguyện vọng của loài người tiến bộ.

- Cần có sự hợp tác của các quốc gia có chế độ chính trị, xã hội khác nhau để chống lại âm mưu gây chiến, xung đột, khủng bố.

4 tháng 4 2016

  Liên Xô đóng vai trò quan trọng, là một lực lượng đi đầu, chủ chốt và quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật, kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2. Chống phát xít và chống chiến tranh, song bị cự tuyệt. 
Liên Xô đã đề nghị hợp tác với phe Đồng minh, thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, song bị cự tuyệt. 
+ Anh, Pháp, Mỹ dung dưỡng, thoả hiệp với phát xít. 
Trong chiến tranh (1941 – 1945): 
* Mặt trận Xô – Đức: 
- Chiến thắng bảo vệ Mát-xcơ-va: hai tháng sau cuộc nội chiến, Đức bị tổn thất 40 vạn lính. Từ 
6-12-1941, Liên Xô phản công ở Mát-xcơ-va. Chỉ còn cách Mát-xcơ-va 20 km, song quân Đức không vào được thủ đô, lại bị đẩy lùi 400 km. Chiến thắng Mát-xcơ-va có ý nghĩa quan trọng, tiêu hoa sinh lực địch, phá tan kế hoạch đánh “chớp nhoáng” của Hít-le . 
- Chiến thắng Xta-lin-grát: tiêu diệt đạo quân 35 vạn tên của thống chế Paolút là trận đánh lớn và tiêu biểu nhất về nghệ thuật quân sự cũng như có ý nghĩa xoay chuyển toàn cục của nó, đánh dấu sự thất bại của phe phát xít. 
- Liên xô tham gia chiến tranh đã làm cho tính chất của chiến tranh thay đổi: Liên xô trở thành trụ cột, lực lượng đoàn kết của các nước chống phát xít, chính phủ Anh, Mỹ đứng về phía Liên xô và lực lượng dân chủ chống phát xít (mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập (1/1/1942) 
- Chiến thắng ở “vòng cung Cuốc-xcơ” (đầu 1943). 
- Giải phóng toàn bộ lãnh thổ Xô viết (cuối 1944). 
- Tiến qua Đông Âu, phối hợp giải phóng các nước Đông Âu (cuối 1944 – đầu 1945). 
- Công phá Béc-lin (từ 16/5 đến 30/4/1945), gặp quân Đồng minh ở Toóc-gâu (bên bờ sông En- 
bơ). 
- Đêm 8/5/1945, chính phủ mới ở Đức đã kí kết văn kiện đầu hành không điều kiện. 
- Thắng lợi của Liên xô đã tạo điều kiện cho Anh, Mĩ có những thắng lợi khác ở Bắc phi, Italia. 
* Đánh quân phiệt Nhật Bản: 
+ Liên xô tham gia chống Nhật (8/8/1945), đánh tan đội quân Quan Đông mạnh nhất của Nhật ở 
Trung Quốc và Triều Tiên. Góp phần quan trọng buộc quân phiệt Nhật ký điều ước đầu hàng đồng minh không điều kiện (15/8/1945) kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hi. 
Như vậy, Liên Xô giữ một vai trò là lực lượng đi đầu và là lực lượng chủ chốt góp phần quyết 
định thắng lợi, đánh bại chủ nghĩa phát xít, bảo vệ nền văn minh nhân loại.

4 tháng 4 2016

Chứng minh Liên Xô có vai trò to lớn và quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai.

Trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa phát xít, trong khi các cường quốc tư bản thỏa hiệp phát xít thì Liên Xô lại có thái độ kiên quyết chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Liên Xô giành hàng loạt các thắng lợi đẩy phe phát xít vào thế phòng ngự bị động và tiến tới tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh:

- Chiến tranh Mát-xco-va của Liên Xô

+ Cuối 1941, Đức mở 2 cuộc tấn công mãnh liệt vào Mát-xco-va hòng kết thúc chiến tranh nhưng bị Hồng quân Liên Xô bẻ gãy. Ngày 6-12-1941 dưới sự chỉ huy của tướng Giu-cốp, Hông quân Liên Xô bắt đầu phản công quyết liệt, đẩy lùi quân địch ra khỏi cửa ngõ Thủ đô Mát-xco-va hàng trăm kilomet.

+ Ý nghĩa: chiến thắng Mát-xco-va đã giáng một đòn thiệt hại nặng nề vào đạo quân trung tâm của phát xít Đức, làm thất bại hoàn toàn chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Hitle.

- Chiến thắng ở Xta-lin-grat:

+ Sau thất bại ở Mát-xco-va, mùa hè 1942, Đức chuyển hướng tấn công xuống phía nam nhằm chiếm Xta-lin-grat (nay là Von-ga-grat) "nút sống" của Liên Xô. Nhưng sau hơn 2 tháng, Đức vẫn không chiếm được thành phố này.

+ 19-11-1942 đến 2-2-1943, Liên Xô phản công và giành chiến thắng ở Xta-lin-grat. Hồng quân đã tấn công, bao vây, chia cắt để tiêu diệt và bắt sống toàn bộ đạo quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn (2/3 bị tiêu diệt, 1/3 bị bắt sống, trong đó có chỉ huy Phôn Pao-lut và 24 viên tướng).

+ Ý nghĩa: Chiến thắng vĩ đại Xta-lin-grat đã tạo nên bước ngoặt, xoay chuyển tình thế của cuộc chiến: ưu thế chuyển từ phe Trục phát xít sang phe Đồng minh. Sau trận Xta-lin-grat, Liên Xô và phe Đồng minh đã chuyển sang phản công khắp các mặt trận.

- Chiến thắng ở vòng cung Cuốc-xco:

+ Tư 5-7 đến 23-8-1943, Hồng quân Liên Xô phản công Đức tại vòng cung Cuốc - xco (Trận đấu xe tăng vĩ đại nhất). Đánh tan 30 sư đoàn, loại khỏi vòng chiến 50 vạn quân Đức, giải vây cho Xta-lin-grat, đến 6-1944 giải phóng phần lớn lãnh thổ Liên Xô.

+ Đầu 1944, cuộc tổng phản công của Hồng Quân Liên Xô diễn ra liên tục trên toàn mặt trận, đánh tan đạo quân trung tâm mạnh nhất của Đức, tiêu diệt 17 sư đoàn địch, quét sạch quân xâm lược ra khỏi lãnh thổ Liên Xô. Tiếp đó, Liên Xô tiến quân giải phóng các nước Đông Âu, tiến sát biên giới nước Đức.

- Trận tấn công vào Béc-lin của Hồng quân Liên Xô.

+ 16-4 đến 2-5-1945, Hồng quân Liên Xô tấn công vào Béc lin, cuộc chiến diễn ra ác liệt. Hồng quân Liên Xô đã đập tan sự kháng cự của hơn 1 triệu quân phát xít Đức.

+ 30-4-1945, Hồng quân Liên Xô đã cắm cờ chiến thắng trên nóc tòa nhà Quốc hội Đức, Hít le tự sát dưới hầm chỉ huy. Ngày 2-5-1945, Béc Lin treo cờ đầu hàng. Cùng ngày, quân Đức ở Italia cũng đầu hàng.

+ 9-5-1945, Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện, chiến tranh két thúc ở Châu Âu.

+ 8-8-1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, tấn công và tiêu diệt đạo quân QUan Đông ở Mãn Châu.

+ Ngày 15-8-1945, Nhật chấp nhận đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế thới thứ hai kết thúc.

 

11 tháng 4 2016

Chính sách đối ngoại của ba lực lượng: Liên Xô, các nước Anh, Mĩ, Pháp và chủ nghĩa phát xít trước Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939-1945).

* Chính sách đối ngoại của Liên Xô:

- Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương hợp tác với các nước tư bản thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít và nguy cơ chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại.

- Liên Xô kiên quyết đứng về các nước Ê-ti-ô-pia, Tây Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược.

- Trước thái độ hai mặt của các nước Tư bản, ngày 23-8-1939, Liên Xô kí với Đức "Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau", tạo thời hòa hoãn để tránh chiến tranh và bảo vệ quyền lợi mỗi nước.

* Chính sách đối ngoại của Anh, Pháp, Mĩ:

- Giới cầm quyền Mĩ đề ra Đạo luật trung lập (8-1935), không tham gia Hội Quốc liên và thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài Châu Mĩ.

- Anh, Pháp cũng lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, đồng thời vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, Anh, Pháp từ chối đề nghị hợp tác chóng chủ nghĩa phát xít của Liên Xô và thực hiện chính sách nhượng bộ chủ nghĩa phát xít để đổi lấy hòa bình. Ngày 29-9-1938, Anh, Pháp kí hiệp ước Muy-ních đồng ý trao vùng Xuy đét của tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy cam kết của Hít le về việc dừng thôn tính ở Châu Âu.

- Chính sách không can thiệp của Mĩ và nhượng bộ của Anh, Pháp đã không cứu được hòa bình, mà lại khuyến khích bọn phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược.

* Chính sách đối ngoại của chủ nghĩa phát xít:

- Từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933), ba nước Đức, Italia và Nhật Bản đã đi theo đường lối gây chiến tranh chia lại thế giới. Đức và Nhật Bản rút ra khỏi Hội Quốc liên (1933) để cùng với Italia liên kết thành khối liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật (1937), được mệnh danh là "Trục Béc-lin, Rô-ma, Tô-ky-ô" còn gọi  là phe Trục. Khối liên minh này vừa chống Quốc tế cộng sản, vừa nhằm gây chến tranh chia lại thế giới.

- Từ năm 1931-1937, Nhạt Bản mở rộng chiến tranh xâm lược Trung Quốc. Phát xít Italia xâm lược Ê-tô-ô-pia và cùng với Đức gây cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha. Hít le đẩy mạnh chiến tranh xâm lược hướng tới mục tiêu thành lập một nước "Đại đức" bao gồm các lãnh thổ có dân Đức sinh sống ở Châu Âu. Năm 1938, Hít le thôn tính Áo, sau đó là Tiệp Khắc (1939) và chuẩn bị tân công Ba Lan.

15 tháng 2 2021

 Vai trò của Liên Xô, Anh -Mĩ:

- Liên Xô: là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

+ Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng.

- Anh - Mĩ

+ Là lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương, góp phàn tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia.

+ Tấn công phát xít Đức từ phía tây, cùng với Liên Xô buộc Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.

+ Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật phải đầu hàng.

16 tháng 2 2021

Thank you vẻy much

6 tháng 4 2022

Kết cục:

 với sự thất bại hoàn toàn của các nước phát xít Đức-Ý- Nhật BảnKhối đồng minh Liên Xô- Anh-Mĩ giành thắng lợi.

Vai trò ( Tham khảo ) 

 

- Liên Xô: là trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

+ Tập hợp được các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đông, góp phần quan trọng buộc phát xít Nhật đầu hàng.

- Anh - Mĩ

+ Là lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương, góp phàn tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Italia.

+ Tấn công phát xít Đức từ phía tây, cùng với Liên Xô buộc Đức đầu hàng, chiến tranh kết thúc ở Châu Âu.

+ Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật phải đầu hàng.

9 tháng 3 2020

I. Con đường dẫn đến chiến tranh

1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931-1937)

- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít (còn gọi là phe Trục Béclin - Rôma - Tôkiô.

Lễ kí kết hiệp ước thành lập Liên minh phe Trục phát xít

- Trong những năm 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược:

+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

+ Italia xâm lược Ê-ti-ôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban nha (1936 - 1939).

+ Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc-xai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu...

- Trước hoạt động bành trướng ảnh hưởng của lực lượng phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,...) đã có những động thái khác nhau:

+ Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ Mỹ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.

=> Do vậy, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình trên để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.

2. Từ Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới

a) Hội nghị Muy-ních:

- Hoàn cảnh triệu tập:

+ 3/1938, Đức thôn tính áo. Sau đó, Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc.

+ Trong khi Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược; Anh - Pháp tiếp tục thoả hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức.

=> 29/9/1938, Hội nghị Muy-nich được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức, Italia.

- Nội dung: Anh - Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở Châu Âu.

- Đánh giá:

+ Hội nghị Muy-nich là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của các nước Mỹ, Anh, Pháp.

+ Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc trong việc tiêu diệt Liên Xô.

b) Quan hệ quốc tế sau Hội nghị Muy-ních

- Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (03/1939); tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan.

- 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô "hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau".

=> Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-nich, thực hiện mưu đồ thôn tính Châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô.

9 tháng 3 2020

- Đầu những năm 30, các nước Đức, Italia, Nhật Bản liên kết với nhau thành lập khối liên minh phát xít (còn gọi là phe Trục Béclin - Rôma - Tôkiô.

- Trong những năm 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược:

+ Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

+ Italia xâm lược Ê-ti-ôpia (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tây Ban nha (1936 - 1939).

+ Đức công khai xoá bỏ hoà ước Véc-xai, âm mưu thành lập một nước "Đại Đức" ở châu Âu...

- Trước hoạt động bành trướng ảnh hưởng của lực lượng phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh,...) đã có những động thái khác nhau:

+ Liên xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

+ Mỹ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô.

=> Do vậy, chính quyền các nước phát xít đã lợi dụng tình hình trên để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược.

Chủ yếu vẫn do thị trường và thuộc địa nhé!

5 tháng 2 2017

Tại sao nhân dan thời Trần lại sẵn sàng đoàn kết với Triều đình chồng giặc ngoại giữ nước

7 tháng 4 2018

a. Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

   - Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ trước hết là do những mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.

   - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã làm sâu sắc thêm những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc, dẫn đến việc lên cầm quyền của các thế lực phát xít ở Đức, I-ta-lia, Nhật Bản,... Trong những năm 30 của thế kỉ XX, các nước phát xít Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản đã liên kết với nhau thành liên minh phát xít (còn được gọi là Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô). Khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác trên thế giới.

   - Thái độ thỏa hiệp, nhượng bộ, dung dưỡng của Anh, Pháp, Mĩ đối với các nước phát xít hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô, đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng.

   b. Có đúng hay không khi cho rằng “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ”?

   * Phát biểu về nhận định: “Các nước Anh, Pháp, Mĩ phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai” là nhận định chính xác.

   * Chứng minh nhận định

   - Các nước Anh, Pháp, Mĩ có chung một mục đích là giữ nguyên trạng hệ thống Véc-xai – Oa-sinh-tơn có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít, nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Do đó, Anh, Pháp, Mĩ không có thái độ quyết liệt trong việc chống phát xít, chống nguy cơ chiến tranh, mà ngược lại, họ lại dung dưỡng, thảo hiệp với phát xít. 

   + Giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để cùng chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít, hòng đẩy mũi nhọn chiến tranh về phía Liên Xô với âm mưa làm suy yếu cả hai kẻ thù (Liên Xô và chủ nghĩa phát xít). 

   + Mĩ là nước giàu mạnh nhất, nhưng lại theo “chủ nghĩa biệt lập”, tháng 8/1935, Quốc hội Mĩ thông qua “Đạo luật trung lập” – thực hiện không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ. Hành động này của Mĩ đã gián tiếp tiếp tay cho chủ nghĩa phát xít tăng cường bành trướng ảnh hưởng. 

   - Thái độ dung dưỡng, thỏa hiệp với của các nước Anh, Pháp, Mĩ đã tạo điều kiện thuận lợi cho phe phát xít tăng cường các hoạt động xâm lược thuộc địa, bành trướng ảnh hưởng, thúc đẩy sự bùng nổ của Chiến tranh thế giới thứ hai. 

    => Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, mà đại diện là ba nước: Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản; nhưng các nước Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm về sự bùng nổ của cuộc chiến tranh này.