K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2016

Dương Đình Nghệ vốn là một hào trưởng, người làng Giàng (nay thuộc xã Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa). Thời Khúc Hạo cầm quyền (907-917), Dương Đình Nghệ từng là một trong những bộ tướng của họ Khúc. Năm 917, Khúc Hạo mất, con là Khúc Thừa Mỹ lên nối nghiệp cha. Dương Đình Nghệ tiếp tục làm bộ tướng cho Khúc Thừa Mỹ (917-930). Năm 930, Nam Hán - một tiểu vương quốc do họ Lưu lập nên đã xua quân sang bắt Tiết độ sứ Khúc Thừa Mỹ, đánh chiếm thành Đại La, sai Lý Tiến làm thứ sử.

Trước tình hình này, Dương Đình Nghệ đã tập hợp hơn 3.000 binh sĩ dấy quân khởi nghĩa ở Ái Châu, dùng Ngô Quyền, Đinh Công Trứ, Kiều Công Tiễn... làm nha tướng. Tháng 3-931, Dương Đình Nghệ ra quân từ Ái Châu, đánh đuổi thứ sử Lý Tiến của nước Nam Hán. Lý Tiến bỏ chạy, Dương Đình Nghệ giải phóng thành Đại La.

Sau đó, Lưu Cung là vua Nam Hán lại sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đó ông tự lập làm Tiết độ sứ. Lưu Cung sai Trần Bảo mang quân sang tiếp viện. Dương Đình Nghệ chủ động mở cửa thành nghênh đón địch, tiêu diệt viện binh Nam Hán, chém chết Trần Bảo. Sau đập tan quân tiếp viện của kẻ thù, ông tự lập mình làm Tiết độ sứ, dựng nền độc lập tự chủ cho nước Nam.

Sau thành công này, Kiều Công Tiễn là một danh tướng được Dương Đình Nghệ tin cậy đã đắc ý sinh kiêu và âm mưu phản nghịch. Kiều Công Tiễn vốn là hào trưởng Phong Châu (Phú Thọ) từ thời họ Khúc tự chủ. Khi vua Nam Hán xâm chiếm Tĩnh Hải quân (tên gọi Việt Nam lúc đó), bắt Khúc Thừa Mỹ, tướng cũ của họ Khúc là Dương Đình Nghệ tập hợp lực lượng ở Ái Châu để chống Hán. Một số tài liệu nói rằng Dương Đình Nghệ nhận tất cả 3.000 tráng sĩ đến đầu quân làm “con nuôi” (nghĩa tử) và Kiều Công Tiễn cũng ở trong số đó. Tháng 4-937, Tiễn cùng với người em ruột là Kiều Thuận lên kế hoạch ám sát Dương Đình Nghệ, chiếm đóng thành Đại La rồi tự xưng là Tiết độ sứ và nắm quyền trị nước.

Sau khi Dương Đình Nghệ bị sát hại, một số tướng cũ của Dương Đình Nghệ mà tiêu biểu là Ngô Quyền - con rể đã quyết tâm tiêu diệt Kiều Công Tiễn. Khi đó, Ngô Quyền đang trấn thủ Ái Châu đã tập hợp lực lượng và phát lời kêu gọi mọi người chống Công Tiễn. Các hào trưởng, hào kiệt nhiều nơi như Dương Tam Kha, Đinh Công Trứ, Kiều Công Hãn, Đỗ Cảnh Thạc... về theo. Lúc này Công Tiễn bị cô lập.

Sợ bị Ngô Quyền trả thù, năm 938, Kiều Công Tiễn cho người sang nhà Nam Hán để xin viện binh. Vua Nam Hán đã sai con là Vạn vương Hoằng Thao đưa quân sang xâm chiếm nước Nam. Tháng 4-938, Ngô Quyền mang quân ra Bắc. Đạo quân tiên phong do Dương Tam Kha và con trưởng Ngô Quyền là Ngô Xương Ngập chỉ huy. Đạo quân này nhanh chóng hạ thành Đại La, giết chết Kiều Công Tiễn. Khi đó quân Hán chưa kịp đến cứu giúp Tiễn và Kiều Công Tiễn xưng Tiết độ sứ chưa đầy 1 năm. Quân Nam Hán cũng bị Ngô Quyền dẹp tan trong trận Bạch Đằng nổi tiếng.

Lời bàn:

Theo sử cũ còn lưu truyền đến ngày nay, việc tổ chức quân đội đánh đuổi quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ là cuộc chiến giành lại đất đai đã mất từ tay người Bắc chứ không phải là “phòng thủ, kháng chiến” trên cơ sở đã có để chống người Bắc sang. Và với việc đánh bại liên tiếp hai đạo quân Nam Hán, hạ thành, giết tướng cứu viện, đồng thời đánh trận đối đầu và thắng ngay không cần dùng chiến thuật du kích, vu hồi, trường kỳ... Dương Đình Nghệ đã chứng tỏ rõ ông là một vị tướng thiện chiến và huấn luyện được một đạo quân tinh nhuệ dù không thật hùng hậu. Sở dĩ Đình Nghệ làm được điều đó vì ông đã nêu cao tinh thần đoàn kết nội bộ, tận tâm thương yêu tướng sĩ khiến họ đồng lòng hết sức đánh giặc và đã thu được thắng lợi nhanh chóng.

Mặc dù chiến thắng quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ không được các sử gia đương thời cũng như ngày nay đánh giá cao như trận Bạch Đằng của người con rể là Ngô Quyền sau này, nhưng nó có tác động cổ vũ tinh thần rất lớn cho người nước Nam thời bấy giờ. Và hơn nữa, trận đánh này đã chỉ rõ cho các thế hệ sau ông thấy rằng, dù đã bị Bắc thuộc 1000 năm, nhưng người Nam vẫn hoàn toàn đủ sức đứng vững và đương đầu được với các cuộc tấn công của người Bắc để tách riêng thành một cõi độc lập và khẳng định nhân dân ta có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc.

3 tháng 5 2016

ong dinh nghe la mot dien vien dien anh noi tieng o trung quoc

4 tháng 12 2016

1.

Khi đã chiếm được đất Văn Lang, An Dương Vương đổi tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong Khê.

Khu đất chọn để đắp thành là một quả đồi đất rắn như đá. Ðám đông người hì hục đào đất, khuân đất hết ngày nọ sang ngày kia, tòa thành cao dần. An Dương Vương cùng đoàn tùy tùng đến xem rất lấy làm hài lòng, cho là một tòa thành có thể đứng vững muôn đời, sấm sét không lay chuyển, mưa bão không làm sạt được, và quân giặc cũng không thể phá nổi.

Nhưng một đêm cả bức tường thành quanh co đều đổ sập xuống như đất bằng. Vua An Dương Vương đến xem rất lấy làm tức giận. Ngài hỏi dò dân chúng gần đó, họ kể lại: Ban đêm họ nghe thấy những bước chân rầm rập ở các khắp ngã kéo đến với những tiếng xì xào có thể là ma quỉ. Người đâu mà lại đông đến thế ! Họ sợ quá nên không dám nhìn ra. Rồi họ lại nghe những tiếng đổ ầm ầm như sấm dậy.

An Dương Vương sai các tướng lãnh đốc thúc đắp lại thành cho kỳ được. Ðám người hăng hái đắp lại không ngừng. Tường thành mỗi ngày một cao dần và lại cao như tường thành cũ. Nhưng rồi một đêm cả dãy tường thành lại sập xuống như đất bằng. An Dương Vương sai người đi hỏi dân chúng ở gần đó thì họ lại nói như trước. Ban đêm họ cũng nghe thấy những bước chân rầm rập như thiên binh vạn mã trẩy qua rồi lại những tiềng huỳnh huỵch tiếp đến những tiếng ầm ầm như sấm động.

An Dương Vương lại xem chỗ địa thành để cầu trời phù hộ mình đắp cho xong tòa thành. Vua đi vòng quanh chân tường vừa đi vừa suy nghĩ. Ðột nhiên vua thấy một ông già râu tóc bạc từ phía xa đi lại. Ðến gần An Dương Vương ông tự xưng mình là thổ thần của vùng đất này, nói với vua rằng:

- Nhà vua đừng lo, sáng mai nhà vua ra đợi ở bờ sông sẽ có sứ giả Thanh Giang đến giúp nhà vua đắp thành.

Nói xong ông già biến mất.

Hôm sau mới tờ mờ sáng, An Dương Vương đã ra tận bờ sông để đợi Giang sứ. Vừa bắt đầu tan sương thì có một con rùa vàng rất lớn nổi lên mặt sông từ phía Ðông bơi vào bờ đến gần nhà vua, rùa tự xưng mình là thần Kim Quy sứ giả của vua Thủy Tề. An Dương Vương sai đặt Giang sứ lên một chiếc mâm vàng và khiêng vào cung. Vua hỏi kế đắp thành, thần Kim Quy bảo rằng:

 

 

- Ở núi Thất Diệu có một con gà trắng sống lâu năm thành tinh có phép biến hoá khôn lường. Nó thường hãm hại khách qua đường và khách ngủ ở quán trọ trong vùng này. Các vua thời trước cùng bọn nhạc công chết đi đều chôn ở núi Thất Diệu, những u hồn ấy từ lâu không tan lẩn khuất trong khe đá ở hang sâu. Những u hồn ấy có thù với nhà vua nên đêm thanh vắng họp thành từng đàn từng lũ đến xúi dục con tinh gà trắng phá thành đang xây của nhà vua. Con tinh gà trắng đã dẫn những u hồn ấy đến chân thành dùng phép ma phá đổ tường thành rồi gần sáng lại bay về núi. Con tinh gà trắng có tiền duyên với con gái lão chủ quán gần chân núi nên hay hiện hình làm khách bộ hành ghé vào nhà lão khi thì nhập vào con gái lão khi thì nhập vào con gà trắng của lão. Muốn đắp cho được thành, trước hết phải trừ cho tiệt giống yêu ma và giết đứa con gái cùng con gà trắng của lão chủ quán kia đi.

 

Nghe lời thần mách bảo, Vua sai mấy viên tướng đem quân vào rừng mai phục rồi vua cải trang cùng thần Kim Quy giả làm khách bộ hành đến quán xin ngủ trọ. Chủ quán từ chối lấy cớ là trong núi có nhiều yêu quái hay làm hại khách đi đường. Nhưng An Dương Vương và thần Kim Quy nhất định xin ở. Chủ quán phải chiều theo ý hai người.

 

Ðêm đêm An Dương Vương nghe thấy những bước chân rầm rập ở ngoài. Những bước chân từ khắp các ngả đi lại rộn ràng rồi thốt nhiên có bàn tay rất mạnh đập vào cái phên nhà lão chủ quán tiếp đến tiếng gọi người con gái lão. Thần Kim Quy lên tiếng nạt nộ, tiếng ngoài im ngay. Những tiếng chân bước cũng xa dần.

Gần sáng lại có những tiếng chân rầm rập ở ngoài, thần Kim Quy bảo An Dương Vương mở cửa phên ra gọi quân mai phuc đuổi theo đám yêu tinh đang rút lui về Thất Diệu, quân lính vừa đuổi vừa giương nỏ bắn theo. Cứ một loạt tên bay đi là lại nổi lên những tiếng ma kêu quỷ khóc rùng rợn. Tiếng rên rỉ khóc than mỗi lúc một thưa dần. Ðến khi mặt trời mọc thì yêu khí tan. Quân lính của An Dương Vương đào được rất nhiều hài cốt và nhạc khí cổ trong các hang núi, họ chất thành từng đống cao đốt đi rồi tro than đổ xuống suối cho tan hẳn oan hồn.

An Dương Vương và thần Kim Quy trở về quán trọ bảo chủ quán hiến cho mình con gà trắng để tạ trời đất. Gà vừa bị cắt tiết thì con gái chủ quán cũng lăn ra chết. Giữa lúc ấy có một con chim tứ trong nhà bay vụt ra, thần Kim Quy biết đó là con yêu tinh đã tìm đường chạy trốn, liền tung phép giết chết.

Yêu ma đã trừ xong, thần Kim Quy lại hiện nguyên hình là con rùa vàng rất lớn. Thần rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương, dặn rằng:

 

- Nhà vua giữ lấy móng chân này để làm lẫy nỏ. Khi có giặc thì đem ra bắn, một phát có thể giết được hàng ngìn quân giặc.

Nói xong, thần biến mất, nhờ có thần Kim Quy trừ hết yêu ma. An Dương Vương ra lệnh cho quân lính và nhân dân xây lại thành. Chẳng bao lâu tòa thành đắp xong, rộng tới ngàn trượng, vừa dầy vừa cao xoáy vòng như hình con ốc, nên gọi là Loa thành.

2.

Bốn câu thơ nói về truyện Mị Châu-Trọng Thủy.Tôi liên tưởng đến việc "dại dột" của Mị Châu cho Trọng Thủy xem trộm nỏ thần và còn đánh dấu đường cho giặc đuổi An Dương Vương.

20 tháng 3 2020

Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp theo)

26 tháng 4 2023

help me

 

Câu 1 : Trong cuốn “ Việt Nam thi văn hợp tuyển ” của Dương Quảng Hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố phường Hà Nội có câu như sau :Câu 2: Nêu tên những thắng lợi tiêu biểu của lực lượng vũ trang thủ đô từ khi thành lập đến nay. Cảm nhận của em về một trong những thắng lợi đó. Hãy kể một câu chuyện (nhân vật hoặc sự kiện) em biết liên quan đến lịch sử.Câu 3: Bằng những kiến...
Đọc tiếp

Câu 1 : Trong cuốn “ Việt Nam thi văn hợp tuyển ” của Dương Quảng Hàm ghi lại bài ca dao về 36 phố phường Hà Nội có câu như sau :

Câu 2: Nêu tên những thắng lợi tiêu biểu của lực lượng vũ trang thủ đô từ khi thành lập đến nay. Cảm nhận của em về một trong những thắng lợi đó. Hãy kể một câu chuyện (nhân vật hoặc sự kiện) em biết liên quan đến lịch sử.

Câu 3: Bằng những kiến thức lịch sử chọn lọc, hãy khẳng định quá trình xác lập và thực thi chủ quyền một cách liên tục của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng sa và Trường Sa. Em cần làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc? Mong giúp mình nhanh mình vội lắm mai lộp rồi giúp với đọc nhiều trên mạng rồi nhưng giống nhau quá ai giúp mình làm khác đc ko
4
5 tháng 10 2016
* Ngày 19/8/1945, các đội tiền thân của Lực lượng vũ trang Thủ đô (LLVT Thủ đô) đã làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở Hà Nội.
* Ngày 19/10/1946, Chiến khu XI - Tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập trên cơ sở Khu đặc biệt Hà Nội.
* Sau khi được thành lập, ngày 19/12/1946, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp hành quyết định của Thường vụ Trung ương Đảng, quân và dân Chiến khu XI với tinh thần "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh" đã nổ súng mở đầu cho toàn quốc kháng chiến và từ đó kiên cường chiến đấu giam chân địch trong Thành phố suốt 60 ngày đêm (vượt gấp đôi chỉ tiêu Trung ương giao), tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp, bảo vệ tuyệt đối an toàn Trung ương Đảng, Chính phủ, tạo điều kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài.
* Làm nòng cốt cho nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang góp phần đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Một số chiến công tiêu biểu:
- Trận đánh sân bay Bạch Mai: Diễn ra vào đêm ngày 17 và rạng sáng ngày 18/01/1950. Trong trận đánh này, ta tổ chức lực lượng tập kích vào sân bay của địch, lực lượng gồm 32 chiến sỹ được lựa chọn từ Tiểu đoàn 108. Kết quả, ta phá hủy 25 máy bay các loại, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và nhiều trang bị của địch. Đây là một trận đánh điển hình về việc dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh nhuệ để đánh các mục tiêu lớn của địch. Trận đánh để lại nhiều kinh nghiệm và thiết thực góp phần vào việc hình thành lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
- Trận đánh ở Khu Cháy (Ứng Hòa): Diễn ra vào hai ngày 18 và 19/6/1951. Lực lượng của ta gồm 2 Đại đội của Tỉnh đội Hà Đông phối hợp với lực lượng chủ lực của Tiểu đoàn 122/Đại đoàn 320 và lực lượng du kích của địa phương. Lực lượng của địch khoảng 10 Tiểu đoàn với nhiều xe cơ giới và súng các loại. Sau 2 ngày chiến đấu ác liệt, ta tiêu diệt gần 3 Đại đội địch, bắt 200 tên và thu nhiều vũ khí. Với chiến công ở Khu Cháy, quân và dân Hà Đông đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư khen ngợi, động viên.
- Trận đánh sân bay Gia Lâm: Sân bay Gia Lâm là một sân bay lớn của miền Bắc Đông Dương, từ sân bay này, nhiều loại máy bay của địch đi ném bom bắn phá hậu phương của ta và tiếp tế cho các mặt trận của chúng. Sân bay được bảo vệ với lực lượng lên đến 2.000 tên cùng hệ thống đồn bốt, hàng rào thép gai, bãi mìn dày đặc xung quanh. Lực lượng ta tham gia trận đánh gồm 16 đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu được tuyển chọn từ Đại đội 8. Trận đánh diễn ra vào đêm ngày 3 và rạng sáng ngày 4/3/1954, với chiến thuật tập kích sau đó nhanh chóng rút lui an toàn, ta đã phá hủy 18 máy bay địch, đốt phá một kho xăng, một nhà sửa chữa máy bay và tiêu diệt 16 tên. Trận đánh sân bay Gia Lâm là trận đánh tiêu biểu dùng lực lượng nhỏ, tinh nhuệ, với lối đánh táo bạo, bất ngờ thọc sâu, đánh hiểm, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh cũng đã góp phần gây nhiều khó khăn cho địch trong việc tiếp tế, ứng cứu cho tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
* Ngày 10/10/1954, LLVT Thủ đô đã góp phần tích cực cùng với bộ đội chủ lực tiến hành tiếp quản Thủ đô bảo đảm tuyệt đối an toàn, nhanh chóng tiếp quản toàn bộ Thành phố Hà Nội, bao gồm hàng loạt các căn cứ quân sự cùng 129 công sở, xí nghiệp, bệnh viện, trường học được giữ nguyên vẹn.
* LLVT Thủ đô phối hợp với các lực lượng đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là trong chiến dịch 12 ngày đêm, từ 18/12/1972 – 30/12/1972. Trong chiến dịch này, đế quốc Mỹ đã huy động tối đa sức mạnh không lực Hoa Kỳ đánh phá hủy diệt Hà Nội. Chúng sử dụng 444 lần chiếc B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật, trong đó có hàng trăm lần chiếc F111, ném khoảng 10.000 tấn bom đạn xuống 4 thị trấn, 39 phố, 67 xã và 4 khu vực đông dân.
Không khuất phục, quân dân Hà Nội phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không, Không quân quốc gia kiên cường, dũng cảm chiến đấu bắn rơi 32 máy bay, trong đó có 25 chiếc máy bay B52, 2 F111 và 5 máy bay chiến thuật. Chiến thắng của quân dân Hà Nội đã làm nên một "Điện Biên Phủ trên không", làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Hà Nội không trở về "thời kỳ đồ đá" mà trở thành "Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người", buộc đế quốc Mỹ ký kết Hiệp định Pa-ri "Về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam", cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam, tạo nên thời cơ chiến lược cho cách mạng Việt Nam tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
* Ngày 05/3/1979, Bộ Chính trị ra Quyết định số 35/QĐ-TW, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Sắc lệnh số 28/LCT thành lập Quân khu Thủ đô Hà Nội (trên cơ sở Bộ Tư lệnh Thủ đô).
* Ngày 18/8/1999, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1285/QĐ-QP chuyển giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây từ Quân khu III về trực thuộc Quân khu Thủ đô.
* Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 về mở rộng địa giới hành chính Hà Nội, ngày 16/7/2008, Chủ tịch nước ký Lệnh số 16/2008/L-CTN về tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Bộ Trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 2194/QĐ-BQP ngày 25/7/2008 hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự thành phố Hà Nội thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Quyết định số 2192/QĐ-BQP hợp nhất Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây thuộc Quân khu Thủ đô Hà Nội vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và Quyết định số 2196/QĐ-BQP sáp nhập Ban chỉ huy quân sự huyện Mê Linh thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc - Quân khu 2 vào Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.Từ những đội tiền thân ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, lực lượng nhỏ, lẻ, trình độ học vấn thấp, chưa được trang bị kiến thức quân sự, vũ khí thô sơ, nhưng với lòng yêu nước, quyết tâm đi theo Đảng Cộng sản, chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, LLVT Thủ đô Hà Nội qua đấu tranh cách mạng đã nhanh chóng phát triển về mọi mặt: Tổ chức, quân số, trang bị vũ khí kỹ thuật, trình độ kỹ, chiến thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đấu tranh giành chính quyền và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong từng thời kỳ lịch sử.
Từ sau Cách mạng tháng Tám, LLVT Thủ đô Hà Nội cùng các tầng lớp nhân dân mưu trí, ngoan cường, kiên quyết đấu tranh đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của tập đoàn đế quốc và các thế lực thù địch, phản cách mạng trong và ngoài nước, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình thế "Ngàn cân treo sợi tóc", vững bước đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, oanh liệt và vẻ vang.
Để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện, ngày 19 tháng 10 năm 1946, Chiến khu XI – tổ chức hành chính quân sự thống nhất của các LLVT Thủ đô Hà Nội được thành lập. Chiến khu XI đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương. Ngày 25 tháng 7 năm 1947, trước yêu cầu của cuộc kháng chiến, Trung ương quyết định mở rộng địa bàn hoạt động của Chiến khu XI bao gồm: Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây. Từ kết qủa phân tích, đánh giá khách quan, khoa học sự ra đời, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, sự phát triển, trưởng thành,chiến đấu, chiến thắng của Chiến khu XI, qua các cuộc Hội thảo khoa học, ngày 31 tháng 5 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 1850/QĐ-QP công nhận ngày 19 tháng 10 năm 1946 là Ngày truyền thống của Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.
Suốt chặng đường 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, LLVT Thủ đô Hà Nội đã kiên trì trụ vững, bám dân, bám đất, xây dựng cơ sở, dựa vào dân chiến đấu và lập nên bao chiến công hiển hách, vẻ vang. Nhiều trận đánh tiêu biểu, hiệu quả, góp phần tạo ra bước ngoặt quan trọng, để lại kinh nghiệm quý về chiến tranh nhân dân, làm phong phú nghệ thuật quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam và Thăng Long – Hà Nội. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, LLVT Thủ đô Hà Nội vừa sản xuất, vừa tăng cường chi viện cho các chiến trường, đồng thời dũng cảm kiên cường, mưu trí, sáng tạo, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Phòng không - Không quân quốc gia đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ, đỉnh cao là Chiến dịch phòng không bảo vệ Thủ đô Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, làm nên trận "Điện Biên Phủ trên không" trên bầu trời Hà Nội – Kỳ tích của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, để Hà Nội trở thành "Thủ đô lương tri và phẩm giá con người". Thời kỳ cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, LLVT Thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, vượt mọi khó khăn, vừa tăng cường chi viện cho các mặt trận bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là lực lượng nòng cốt góp phần cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô làm thất bại âm mưu, thủ đoạn, hoạt động "diễn biến hòa bình", bạo loạnlật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quá cách mạng, tham gia xây dựng kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
Trải qua 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành LLVT Thủ đô Hà Nội được Đảng, Nhà nước 3 lần tuyên dương Đơn vị Anh hùng LLVT nhân dân, 1 Huân chương Sao vàng, 3 Huân chương Hồ Chí Minh, 4 Huân chương Chiến công, 2 Huân chương Bảo vệ Tổ quốc, 2.361 bà mẹ đượcphong tặng và truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam Anh hùng, 231 đơn vị và 63 cá nhân thuộc LLVT Thủ đô Hà Nội được phong tặng và truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân…Hà Nội - Thứ 6, ngày 09/09/2016 20:54:46Ra đời trong sự đấu tranh cách mạng, lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích, tự vệ của thành phố Hà Nội trong các thời kỳ năm 1945 đến nay của tỉnh Hà Đông, tỉnh sơn Tây thuộc chiến khu 11 (XI) về Mặt trận Hà Nội thời kỳ kháng chiến chống pháp; tỉnh Hà Tây giai đoạn 1999 - T7.2008 đã kế thừa phát huy truyền thống anh hùng bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc, truyền thống "nghìn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội", truyền thống văn hóa "Xứ Đoài" cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô viết nên trang sử hào hùng thời đại mới, làm rạng danh non song đất nước Việt Nam.

Trước và trong cách mạng Tháng Tám, các đội tiền thân của lực lượng vũ trang thủ đô như "Đội Danh dự Việt Minh", "Đoàn thanh niên tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu", "Đội Tự vệ chiến đấu cứu quốc Hoàng Diệu",... luôn xung kích đi đầu làm nòng cốt cho các tầng lớp nhân dân Hà Nội đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, chủ động, tích cực chuẩn bị mọi điều kiện, khi thời cơ đến vùng dậy khởi nghĩa giành chính quyền Hà Nội, góp phần quyết định thắng lợi, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang của cách mạng Tháng tám năm 1945, đập tan ách thống trị hơn 80 năm của chủ nghĩa thực dân, lật nhào chế độ phong kiến ngự trị mấy nghìn năm, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, mang lại quyền làm chủ cho nhân dân Việt Nam.

Lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội đã cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô kiên quyết đấu tranh đập tan các âm mưu, kế hoạch chống phá kẻ thù, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, góp phần đưa cách mạng Việt Nam thoát ra khỏi tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".

Để chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài, toàn dân, toàn diện ngày 19 tháng 10 năm 1946, Chiến khu 11 – tổ chức hành chính quân sự thống nhất của lực lượng vũ trang Thủ đô được thành lập. Bước vào cuộc khánh chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, Khu ủy, Bộ chỉ huy Chiến khu 11, quân và dân Hà Nội đã vinh dự nổ súng mở đầu toàn quốc kháng chiến, kiên cường chiến đấu giam chân địch trong suốt 60 ngày đêm, tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, tạo điều kiện cho Trung ương Đảng, Chính phủ rút lên chiến khu an toàn.

Xuất phát từ vị trí địa lý và bề dày lịch sử văn hóa truyền thống, nên lực lượng vũ trang Hà Tây luôn có quan hệ mật thiết với lực lượng vũ trang Hà Nội về tất cả tổ chức hoạt động trong suốt quá trình xây dựng chiến đấu và trưởng thành. Tỉnh Hà Tây được thành lập tháng 4 năm 1965 trên cơ sở hợp nhất tỉnh Hà Đông và tỉnh Sơn Tây, với diện tích tự nhiên 2.147 km2 gồm cả núi, rừng, trung du và đồng bằng rộng lớn. Vị trí địa lý của Hà Tây có tầm quan trọng về chiến lược, là "áo giáp chở che", là cầu nối giữa Thủ đô Hà Nội với các vùng kinh tế quan trọng khác. Hà Tây có bề dày lịch sử văn hóa, nơi khởi phát của nhiều cuộc khởi nghĩa và kháng chiến để giành và giữ chủ quyền quốc gia dân tộc. Hà Tây đã sinh ra, nuôi dưỡng những danh nhân văn hóa, anh hùng giải phóng dân tộc, trong đó nhiều danh nhân có vai trò quyết định tạo nên bước ngoặt cho sự phát triển lịch sử dân tộc như: Thánh Tản, Phạm Tu, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Nguyễn Trãi….

Trước cách mạng Tháng Tám, nhiều địa phương trên địa bàn Hà Đông, Sơn Tây được xây dựng thành căn cứ của Trung ương Đảng, của Xứ ủy Bắc kỳ và Thành ủy Hà Nội. Trong những ngày Tổng khởi nghĩa, lực lượng vũ trang nhân dân Hà Đông tổ chức lực lượng phối hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân Hà Nội tiến hành tổng khởi nghĩa thành công. Sau đó một số lực lực vũ trang Hà Đông được điều động tăng cường cho Hà Nội, làm nhiệm vụ bảo vệ Trung ương Đảng và chính phủ trong những ngày đầu xây dựng chính quyền cách mạng và chiến đấu giam chân địch trong thành phố.

Sau khi Hà Nội bị tạm chiếm, Chiến khu 11 được tách khỏi chiến khu 2 và mở rộng địa bàn bao gồm cả Hà Nội, Hà Đông và Sơn Tây, còn gọi là Sơn Lưỡng Hà. Ngày 25 tháng 01 năm 1948, chiến khu 11 được hợp nhất với chiến khu 2 và chiến 3 thành lập liên khu 3, theo sắc lệnh 120/SL của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến, các địa phương thuộc các tỉnh Sơn Tây, Hà Đông là địa bàn hoạt động của các đơn vị lực lượng vũ trang Mặt trận Hà Nội. Nhiều địa phương thuộc các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây được xây dựng thành căn cứ kháng chiến và căn cứ của Bộ chỉ huy Mặt trận Hà Nội, đơn vị hành chính ngoại thành Hà Nội.

Từ tháng 12 năm 1978 đến tháng 9 năm 1989, lực lượng vũ trang địa bàn huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Đan Phượng, Thạch Thất, Hoài Đức và thị xã Sơn Tây thuộc lực lượng vũ trang và địa giới hành chính quân sự Quân khu Thủ đô; sau đó từ tháng 9 năm 1991 đến tháng 8 năm 1999 thuộc địa giới hành chính và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây, Quân khu 3. Trong quá trình xây dựng chiến đấu, trưởng thành dù cơ cấu tổ chức thuộc chiến khu, mặt trận, liên khu hay quân khu nào, lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Hà Tây cũng luôn phát huy truyền thống  cách mạng, truyền thống văn hóa vùng quê "Xứ Đoài", sát cánh quân và dân Hà Nội kiên cường, dũng cảm chiến đấu, lập nên những chiến công hiển hách, tô thắm trang sử vàng chói lọi nghìn năm Thăng Long - Hà Nội.

Gương chiến đấu dũng cảm của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Thủ đô, mà tiêu biểu là các đội "Cảm tử quân", đã trở thành nhiều biểu tượng của truyền thống "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" của lực lượng vũ trang Thủ đô.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, lực lượng vũ trang Thủ đô vừa sản xuất, vừa tăng cường chi viện đắc lực cho chiến trường, vừa dũng cảm, kiên cường phối hợp với các lực lượng chiến đấu đánh thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đặc biệt là cuối tháng 12 năm 1972, trong chiến dịch "Điện Biên Phủ trên không", đã làm tiêu tan huyền thoại sức mạnh không lực (máy bay B52) của lực lượng Hoa Kỳ, để Hà Nộ trở thành "thủ đô phẩm giá con người".

Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên Chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nối tiếp truyền thống cha anh, cán bộ, chiến lược lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, dũng cảm kiên cường, mưu trí sáng tạo, vượt qua khó khăn, vừa tăng cường chi viện lực lượng cho các trận bảo vệ biên giới, làm nhiệm vụ quốc tế, vừa là lược lượng nòng cốt cùng các tầng lớp nhân dân Thủ đô làm thất bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của kẻ thủ, từng bước làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chiến lược "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, góp phần bảo vệ xây dựng kiến thiết Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại, phồn vinh.

Trong suốt quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội kế tục và phát huy truyền thống anh hùng, kiên cường chống ngoại xâm, sáng tạo trong lao động, đoàn kết, nhân ái, bao dung trong đối nhân xử thế của dân tộc, đồng thời kế thừa, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc "1000 năm Thăng Long - Hà Nội"., giá trị truyền thống văn hóa "Xứ Đoài", lập nên bao chiến công hiển hách, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Sự hy sinh, cống hiến, cùng những chiến công hiển hách của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lược lực lượng vũ trang Thủ đô đã hun đúc nên giá trị truyền thống tiêu biểu, đặc sắc đúng như lời khen tặng của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết "Quyết tử để tổ quốc quyết sinh" đoàn kết sáng tạo; Đề cao cảnh giác; tích cực rèn luyện; sẵn sàng chiến đấu; đã đánh là thắng !"
5 tháng 10 2016

CAU 2 NHA

30 tháng 5 2017

ê bạn

đây là sử mà

4 tháng 7 2017

Nhầm đề rồi bạn ơi

17 tháng 12 2016

2. Kẻ thù nham hiểm

Nội bộ bị chia rẽ

An Dương Vương chủ quan , khinh địch , mất cảnh giác với kẻ thù .

Sory vì ko biết câu 1

16 tháng 12 2022

haha

21 tháng 4 2016

Câu 1 :
Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa :
Mùa xuân năm 544, Lý Bí lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội), đặt niên hiệu là Thiên Đức, lập triều đình với hai ban văn, võ.Đứng đầu ban văn là Tinh Thiều , ban võ là Phạm Tu
Câu 2 :
:Họ Khúc đã giành lại độc lập cho đất nước :

- Lợi dụng nhà Đường suy yếu vì phải đối phó với các cuộc khởi nghĩa của nông dân Trung Quốc, Khúc Thừa Dụ tập hợp nhân dân nổi dậy.
- Năm 905, nhân lúc Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị cách chức, được nhân dân ủng hộ, Khúc Thừa Dụ đã tổ chức đánh chiếm thành Tống Bình, tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.
- Năm 906, vua Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ.
Câu 3 :
Ý nghĩa cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Dương Đình Nghệ :

- Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc ta..
- Khẳng định nhân dân ta có đủ sức mạnh để bảo vệ độc lập dân tộc...
- Tinh thần đoàn kết , yêu nước


 

14 tháng 5 2021

Dương Đình Nghệ ( cũng có sách viết là Dương Diên Nghệ ), quê ở làng Ràng, xã Dương Xá, nay thuộc huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá, sinh năm nào không rõ. Dưới thời họ Khúc, Dương Đình Nghệ vừa là hào trưởng của đất Dương Xá. vừa là một trong những bộ tướng của Khúc Hạo.

Khi quân Nam Hán xâm lược và đô hộ nước ta, Dương Đình Nghệ quyết chí nổi dậy giành độc lập. Sử cũ cho biết, ông nuôi đến 3000 nghĩa tử (con nuôi) trong nhà, đồng thời, ra sức hiệu triệu hào kiệt bốn phương hợp sức xướng nghĩa. Những nhân vật nổi tiếng đương thời như: Ngô Quyền ở Phong Châu (nay thuộc Sơn Tây, Hà Tây), Đinh Công Trứ ở Trường Châu (Ninh Bình) đều theo về với Dương Đình Nghệ.

​Năm 931, Dương Đình Nghệ đem quân ra quét sạch bọn đô hộ Nam Hán, tái lập nền độc lập và tự chủ. Ông tự xưng là tiết độ sứ, cử Đinh Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu, Ngô Quyền làm thứ sử Ái Châu.

14 tháng 5 2021

mk cop nha!thông cảm nha!

Nhận thấy nhà Nam Hán có ý định xâm lược nước ta, Khúc Hạo gửi con trai mình là Khúc Thừa Mĩ sang làm con tin.
Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mĩ lên thay. Tiếp tục sự nghiệp của cha, Khúc Thừa Mĩ đã cử sứ sang thần phục nhà Hậu Lương và được vua Lương phong cho chức Tiết độ sứ.
Mùa thu năm 930, quân Nam Hán đánh sang nước ta.

Khúc Thừa Mĩ chống cự không nổi, bị bắt đem về Quảng Châu. Nhà Nam Hán nhân đó cử Lý Tiến làm Thứ sử Giao Châu, đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình (Hà Nội).
Năm 931, một tướng cũ của Khúc Hạo là Dương Đình Nghệ được tin, đã đem quân từ Thanh Hoá ra Bắc bao vây, tấn công thành Tống Bình.
Quân Nam Hán lo sợ vội cho người về nước cầu cứu. Viện binh của địch chưa đến nơi thì Dương Đình Nghệ đã chiếm được Tống Bình và chủ động đón đánh quân tiếp viện. Quân tiếp viện của giặc vừa đến đã bị đánh tan tác. Tướng chỉ huy của chúng bị giết tại trận.
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.