Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau. Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy bi tráng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc này cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, đó là vẻ đẹp dũng mãnh hay chỉ là vẻ đẹp oai hùng, cao sang của một vị chúa tể trong rừng sâu mà nhà thơ muốn diễn tả?
Tham khảo:
Cảm nhận về bức tranh tứ bình trong bài Nhớ rừngViết đoạn văn khoảng 15 câu nêu cảm nhận của em về bức tranh tứ bình trong bài nhớ rừng của Thế Lữ trong đoạn văn có sd câu cảm thán Theo dõi Vi phạm Trả lời (1) Bức tranh tứ bình trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ thật lộng lẫy. Bức tranh thứ nhất hiện lên trong hồi tưởng, hoài niệm mà lung linh sống động, hư thực viô nó được hồi tưởng trong luyến tiếc đắm say và khát khao.Có biết bao đêm trăng vàng như thế đi qua đời hổ nhưng chúa sơn lâm lại nhớ nhất đêm bên bờ suối, hổ say mồi chỉ là bản năng của loài thú nhưng chúa sơn lâm còn sau đắm cả đêm trăng vàng,say vì uống ánh trăng tan,ở đây hổ hiện lên như một thi sĩ biết đắm say, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, cách gọi"đêm vàng" làm cho đêm trăng trở nên lung linh, huyền ảo hơn và giờ đây trở nên quý giá vô ngần trong hoài niệm bì đó chính là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh thứ 2,mưa ngàn được miêu tả thật dữ dội,mưa mịt mù, rung chuyển cả núi rừng có thể kèm theo cả sấm chớp làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Trong hoàn cảnh ấy, chúa sơn lâm ko mảy may trước uy lực của trời đất, cái vẻ"lặng ngắm" chứa đựng cả 1 sức mạnh chế ngự, 1 bản lĩnh vững vàng ko gì lay chuyển được. Câu thơ gợi 1 chút thích thú về sự sở hữu một giang sơn to lớn đang từng ngày thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình,hổ như nhà hiền triết biết suy ngẫm, hưởng thụ. Sau bức tranh âm u dữ dội của những ngày mưa là bức tranh tươi sáng tưng bừng của bình minh,hổ hiện ra trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễn nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên, một cách sinh hoạt rất riêng:đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng sao,ngày mưa rung chuyển thì hổ lại ngắm giang sơn đổi mới, lúc vạn vật thức dậy cùng mặt trời,xây xanh nắng gội thì hổ vẫn ngủ,hổ hoạt động theo cách riêng của mình,của chúa sơn lâm muốn gì được đấy.Ông chúa này có thể chi phối chế ngự kẻ khác chứ ko để kẻ khác chế ngự mình, giấc ngủ của hổ thật đặc biệt âm thanh cảnh vật ngoài kia chỉ có thể tô điểm cho giấc ngủ của ông thêm đẹp mà thôi.Bức tranh cuối cùng là cảnh ghê gớm nhất, đẹp một cách dữ dội mà hùng tráng nhất, đó là bức tranh sơn mài rực rỡ trong gam màu đỏ:đỏ của màu máu lênh láng, đỏ của ánh mặt trời gay gắt. Đó lại là cảnh sau rừng vắng vẻ,bí hiểm, rùng rợn,cách nói "đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là cách nói giàu hình ảnh vầng thái dương của vũ trụ chỉ là mảnh bé nhỏ , dưới con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm hổ đợi mặt trời xuống núi để có thể hoàn toàn chế ngự cả thiên nhiên. Bốn bức tranh ấy cùng vẽ 1 con hổ nhưng với phông cảnh và tư thế khác nhau:1thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền,1 nhà hiền triết lặng lẽ say ngắm giang sơn, 1 lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu,1 bạo chúa ngạo mạn với mặt trời.
Tham Khảo
Bức tranh tứ bình trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ thật lộng lẫy. Bức tranh thứ nhất hiện lên trong hồi tưởng, hoài niệm mà lung linh sống động, hư thực viô nó được hồi tưởng trong luyến tiếc đắm say và khát khao.Có biết bao đêm trăng vàng như thế đi qua đời hổ nhưng chúa sơn lâm lại nhớ nhất đêm bên bờ suối, hổ say mồi chỉ là bản năng của loài thú nhưng chúa sơn lâm còn sau đắm cả đêm trăng vàng,say vì uống ánh trăng tan,ở đây hổ hiện lên như một thi sĩ biết đắm say, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Đặc biệt, cách gọi"đêm vàng" làm cho đêm trăng trở nên lung linh, huyền ảo hơn và giờ đây trở nên quý giá vô ngần trong hoài niệm bì đó chính là đêm của tự do và ảo mộng. Bức tranh thứ 2,mưa ngàn được miêu tả thật dữ dội,mưa mịt mù, rung chuyển cả núi rừng có thể kèm theo cả sấm chớp làm kinh hoàng những con thú hèn yếu. Trong hoàn cảnh ấy, chúa sơn lâm ko mảy may trước uy lực của trời đất, cái vẻ"lặng ngắm" chứa đựng cả 1 sức mạnh chế ngự, 1 bản lĩnh vững vàng ko gì lay chuyển được. Câu thơ gợi 1 chút thích thú về sự sở hữu một giang sơn to lớn đang từng ngày thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình,hổ như nhà hiền triết biết suy ngẫm, hưởng thụ. Sau bức tranh âm u dữ dội của những ngày mưa là bức tranh tươi sáng tưng bừng của bình minh,hổ hiện ra trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễn nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên, một cách sinh hoạt rất riêng:đêm vạn vật chìm trong giấc ngủ thì hổ thức cùng vũ trụ trăng sao,ngày mưa rung chuyển thì hổ lại ngắm giang sơn đổi mới, lúc vạn vật thức dậy cùng mặt trời,xây xanh nắng gội thì hổ vẫn ngủ,hổ hoạt động theo cách riêng của mình,của chúa sơn lâm muốn gì được đấy.Ông chúa này có thể chi phối chế ngự kẻ khác chứ ko để kẻ khác chế ngự mình, giấc ngủ của hổ thật đặc biệt âm thanh cảnh vật ngoài kia chỉ có thể tô điểm cho giấc ngủ của ông thêm đẹp mà thôi.Bức tranh cuối cùng là cảnh ghê gớm nhất, đẹp một cách dữ dội mà hùng tráng nhất, đó là bức tranh sơn mài rực rỡ trong gam màu đỏ:đỏ của màu máu lênh láng, đỏ của ánh mặt trời gay gắt. Đó lại là cảnh sau rừng vắng vẻ,bí hiểm, rùng rợn,cách nói"đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là cách nói giàu hình ảnh vầng thái dương của vũ trụ chỉ là mảnh bé nhỏ , dưới con mắt ngạo mạn và khinh miệt của chúa sơn lâm hổ đợi mặt trời xuống núi để có thể hoàn toàn chế ngự cả thiên nhiên. Bốn bức tranh ấy cùng vẽ 1 con hổ nhưng với phông cảnh và tư thế khác nhau:1thi sĩ rình trăng chốn lâm tuyền,1 nhà hiền triết lặng lẽ say ngắm giang sơn, 1 lãnh chúa rừng xanh giữa bầy ca điểu,1 bạo chúa ngạo mạn với mặt trời.
Tham khảo
Mười sáu câu đầu bài thơ Nhớ rừng là một bức tranh tứ bình đặc sắc. Thế Lữ đã vẽ lên bốn cảnh rừng núi với những vẻ đẹp khác nhau, trong những khoảnh khắc khác nhau. Cảnh có màu vàng óng ả của trăng, màu xanh trong vắt của nước suối đại ngàn, màu trắng đen mờ ảo của cỏ cây hoa lá. Hổ ta đang đứng trên bờ, say sưa ngắm nhìn cảnh vật đẹp đến say lòng ấy. Mưa rừng không phải là “mưa bay như khói qua chiều”, không phải là “mưa giăng mắc cửi”, càng không phải là “mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng” mà mịt mù, dữ dội rung chuyển cả núi rừng. Một buổi bình minh tinh khôi rạng rỡ, chim chóc reo ca, cây cối gọi mời, mọi vật đã thức giấc đón bình minh lên. Riêng hổ ta lại ngủ, một giấc ngủ lạ đời : giấc ngủ “tưng bừng”. Hổ có giấc ngủ riêng của hổ, cảnh vật xung quanh có ồn ào, sôi động bao nhiêu càng làm cho giấc ngủ hổ thêm say, giấc mơ hổ thêm đẹp. Bức tranh cuối cùng tuyệt đẹp, đẹp một cách lộng lẫy bi tráng. Màu vàng óng ả của trăng, màu đen mờ ảo của những trận mưa rừng, cả màu hồng tươi của nắng mới đều không còn nữa thay vào đó là màu đỏ rực của máu và của ánh mặt trời sắp tắt. Hổ ta lúc này cũng không còn say sưa, mơ mộng như đêm nào, ngày nào mà đã hiện nguyên hình là một mãnh thú. Bên hổ, dưới chân hổ là cảnh “lênh láng máu” của những con thú yếu hèn. Ngoài xa, trên bầu trời cao rộng mênh mông ấy mặt trời cũng chỉ là một mảnh. Ta có cảm giác mặt trời cũng bé đi qua cái nhìn của hổ. Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, đó là vẻ đẹp dũng mãnh hay chỉ là vẻ đẹp oai hùng, cao sang của một vị chúa tể trong rừng sâu mà nhà thơ muốn diễn tả? (Câu hỏi tu từ)
Khổ 3 bài thơ nhớ rừng là 1 bộ tranh tứ bình lộng lẫy hiện ra giữa nỗi tiếc nhớ khôn nguôi và tâm trạng uất hận của con hổ khi sa cơ, thất thế. Người ta nói “thi trung hữu họa” (trong thơ có tranh),quả thật là như vậy ;và điều trên được thể hiện rõ qua bài thơ NHỚ RỪNG.Tuy cả bài đều xuất hiện những bức tranh llộng lẫy,đa màu của thiên nhiên nhưng chúng ta vẫn nên để ý hơn cả là bức tranh tứ bình được khắc họa vô cùng rõ nét ,chân thật trong khổ 3.Trước hết con hổ hiện lên thật lãng mạn trông như thi sĩ đứng bên bờ suối ,uống ánh trăng tan.Khi thì nó lại mang dáng vẻ của một nhà hiền triết khi vào những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn lặng ngắm giang sơn đổi mới.Trong những buổi bình minh cây xanh nắng gội,tiếng chim vang khắp tưng bừng thì nó là một bậc đế vương hiền lành.Cuối cùng ,khi đã đến lúc mà nó mong chờ là cái mảnh mặt trời tắt hẳn thì nó trở về là chính nó-vị chúa tể tàn bạo ,dữ dội,làm chủ bóng tối.Qua bút pháp lãng mạn của Thế Lữ ,ông đã vẽ nên một bộ tranh ko gì có thể sánh bằng,tuyệt đpẹ ,hùng vĩ.Phóng khoáng !Và đồng thời cũng đã làm sống dậy một thời huy hoàng ,quyền uy của vị chúa tể rừng già
Thê áy tâm trạng uất hận của con hổ đâu bn. Câu nghi vấn bộc lộ cảm xúc??
Gợi ý cho em các ý:
MB: Giới thiệu về nhà thơ Thế Lữ và khổ 3 của bài thơ ''Nhớ rừng''
Thân bài:
"Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan.''
Khái quát khung cảnh của đêm trăng vàng lung linh:
+ ''Đêm vàng bên bờ suối'': Đêm trăng vàng yên bình, lung linh, ánh trăng chiếu vàng rọi bóng cây, xuống sông suối, phản chiếu hình ảnh hùng dũng của ''chúa Sơn Lâm''
+ Đại từ ''ta'' thể hiện sự oai linh của hổ
+ ''say mồi'': Hổ say mê với men chiến thắng khi mà nó còn tự do, là chúa của muôn loài.
+ Bptt ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ''uống ánh trăng tan'' khiến cho anh trăng càng thêm lộng lẫy, mênh mông, rộng lớn
''Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới.''
Những ngày mưa ở rừng già:
+ ''những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn'': Những ngày mưa rừng già rộng lớn đã khiến cho muôn loài sợ hãi, lẩn tránh nhưng với hổ thì vẫn rất bình thản, thư thái.
+ ''lặng ngắm'': sự trầm lặng và thư thái ngắm nhìn khu rừng của hổ, như một nốt trầm mặc trong bản hùng ca rừng già.
+ ''giang sơn đổi mới'': hổ ngắm khu rừng nơi nó là loài đứng đầu đổi mới từng chút một. Một thời uy nghiêm của hổ nay đã không còn mà chỉ còn chuỗi ngày cô độc trong cũi sắt.
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Sau cơn mưa, trời lại sáng:
+ Sau những ngày mưa rừng u tối, rừng lại về những ngày trong trẻo, yên bình ''nắng gội'' để muôn loài lại trở lại cuộc sống.
+ ''bình minh cây xanh'': Khung cảnh bình yên, thơ mộng sau cơn mưa, khi mặt trời vừa lên trên rừng già, khởi đầu của một cuộc sống yên bình với muôn loài.
+ ''tiếng chim ca'', ''tưng bừng'': không khí vui tươi, náo nhiệt của các loài chim đã khiến cho hổ cảm thấy khoan khoái và chìm vào giấc ngủ mà nó thấy thoải mái nhất.
Cảm nhận của em về toàn bộ đoạn thơ?
Kết bài:
Tình cảm của hổ đối với rừng là gì?
Qua đó, có thể hiện sự đối lập với cuộc sống hiện tại của hổ không?
_mingnguyet.hoc24_
Tham Khảo
“Trong bài thơ “Nhớ rừng”, bức tranh tứ bình trong nỗi nhớ da diết của con hổ hiện lên thật đẹp, thật trong sáng , thật hùng vĩ”..Hai câu thơ đầu mở ra là khung cảnh " Đêm vàng bên bờ suối ". Đó là cảnh đẹp diễm lệ khi con hổ " say mồi đứng uống ánh trăng tan". Nó thật lãng mạn, con hổ như một chàng thi sĩ đang đứng uống ánh trăng tan dần tan dần trên bầu trời đêm mơ mộng hồi tưởng về quá khứ. Đó hình hình ảnh một bậc đế vương đang lặng ngắm giang sơn đang thay một màu áo mới, một giang sơn ngập tràn sắc xanh của vạn vật: " Nào đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn/ Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới". Hình ảnh " Bình minh cây xanh nắng gội" , " tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng" là hình ảnh một bậc đế vương mà các loài động vật khác phải phục tùng, ca hát cho giấc ngủ của vị chúa sơn lâm cùng vs ánh bình minh chan hoà, dịu ấm.Bức tranh cuối cùng " chiều lênh láng máu sau rừng" hiện lên như một bước ngoặt thay đổi hoàn toàn. Thật dữ dội! ( câu cảm thán). Biện pháp đảo ngữ càng khiến cho bức tranh trở nên dữ dội hơn nữa. Hình ảnh con hổ đang chờ đợi mặt trời lụi tàn để nó chiếm lấy " riêng phần bí mật" trong vũ trụ: khi màn đêm buông xuống, bao phủ khắp núi rừng và nó sẽ hoàn toàn chiếm lĩnh cái thế giới rừng sâu bí hiểm đầy bóng tối, nơi mà nó có thể mặc sức tung hoành, một nơi mà nó gầm lên một tiếng là muôn loài phải khiếp sợ. Câu hỏi tu từ, điệp ngữ " nào đâu" xuất hiện từ đầu đến cuối bức tranh không chỉ vì chỉ đích đến con hổ mà nó còn như lời than nuối tiếc khôn nguôi của con hổ. Nỗi nhớ về những năm tháng quá khứ tươi đẹp như một nhát giao khứa sâu vào trái tim của con hổ. Một vị chúa sơn lâm giờ lại chỉ biết luẩn quẩn quanh những cây cối, gò đá trang trí...
Gợi ý:
- Mở đoạn: Giới thiệu tác giả
- tác phẩm và chủ đề của đoạn thơ.
- Thân đoạn: + Bức tranh thứ nhất: . "đêm vàng": đêm trăng sáng, ánh trăng hòa vào dòng suối như tan ra.
. Con hổ " say mồi" sau bữa ăn no hay đang say sưa ngắm cảnh đẹp đêm trăng.
. Câu hỏi tu từ bắt đầu "nào đâu" gợi nhắc một quá khứ tươi đẹp.
=> Con hổ hiện lên như một thi sĩ trong đêm trăng đẹp
Thế Lữ đến với phong trào Thơ mới ngay từ buổi đầu từ buổi đầu. Không hề có những tuyên bố lớn lao, hay định hướng rõ ràng cho tư tưởng, Thế Lữ âm thầm đóng góp những bài thơ và từng bước khẳng định vị trí của mình trong làng thơ. Có lẽ, đó là tính cách của Thế Lữ khi ông cho rằng nghệ thuật là phải thầm lặng. Trong nghệ thuật không nhất thiết phải kêu ca. Ông dùng sức mạnh của nghệ thuật để khẳng định xu hướng mới chứ không đi vào lí luận dài dòng. Và trong giai đoạn đầu ông đã thắng lớn, khẳng định mạnh mẽ sự tồn tại và phát triển của nền thơ mới, tạo động lực cho thế hệ sau tiếp tục phát triển đến thắng lợi hoàn toàn. Một trong những bài thơ tiêu biểu, đầy sức mạnh của ông trong giai đoạn ấy chính là Nhớ rừng.
Ở trong Nhớ rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.
Trở lại thời kì này, vào những năm đầu thế kỉ 20, tình cảnh đất nước thật điêu đứng. Sau những cuộc khai thác thuộc địa tàn khốc của thực dân Pháp khiến cho đất nước ta rơi vào tình trạng kiệt quệ, người dân vô cùng cực khổ, tình hình xã hội hết sức căng thẳng, tù túng. Những người trẻ tuổi như thế hệ của Thế Lữ luôn khao khát tìm lấy một hướng giải thoát nhưng đành bất lực trước thực tại. Thêm vào đó, trào lưu tư tưởng phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta, tình thần tự do và khát vọng sống không ngừng sôi sục tiếp thêm sức mạnh cho nền văn học phát triển.
Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.
Đầu thế kỉ 20, bối cảnh ở nước ta vô cùng bức bối. Pháp tăng cường vơ vét của cải và đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Trong khi đó, các luồng văn hóa mới mẻ phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta hình thành một tầng lớp thành niên mới. Họ cảm thấy bức bách trong hoàn cảnh khủng bố ngột ngạt và không ngừng khao khát tìm kiếm một cuộc sống mới.
Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình, Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Chính bị giam cầm một cách vô lí, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ và không ngừng mơ ước được tự do.
Mở đầu bài thơ, Thế Lữ dựng lên bức tranh con hổ trong vườn bách thú thấm đẫm tâm trạng buồn rầu:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”.
Từ “gậm” thể hiện rõ ràng tâm trạng uất ức tột cùng của hổ. Ở đây lại là “gậm một khối căm hờn” . Nghĩa là nó tự nghiền ngẫm cái bi kịch của mình mà không hiểu tại sao lại như thế. Bởi không hiểu cho nên nó chán chường, mệt mỏi. Nó buông xuôi bấy lâu nay trong tư thế “nằm dài trong ngày tháng dần qua”.
Thật đáng sợ thay khi mà ta mong mỏi một điều gì đó mà không tin rằng nó chưa hẳn là có thật. Và càng đáng sợ hơn khi bao quanh con hổ là chiếc lồng sắt vững chắc. Cái mà nó không thể phá được và sẽ giam cầm nó vĩnh viễn. Thế nhưng, dù bất lực nhưng cái oai hùng của nó vẫn không hề mất đi:
“Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”.
Trước mắt hổ, những gì quen thuộc cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Loài người kia dù đã đủ sức giam cầm nó nhưng nó không hề sợ mà còn tỏ ra khinh thường, khiêu khích, không ngừng đe dọa. Nó tự bào chữa cho tình thế của mình và xem đó chỉ là một rủi ro. Bởi lỡ bước sa cơ nên phải chịu cảnh “nhục nhằn tù hãm”. Dường như, vai trò và sức mạnh của nó đã hoàn toàn bị loài người đánh cắp.
Nó luôn tự kiêu về sức mạnh của mình và liên tục hồi tưởng quá khứ mỗi khi tâm trạng rơi vào trạng thái bế tắc như thế này:
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…”
Chốn rừng thiêng xưa nơi hổ từng ngự trị là một khung cảnh ghê gớm. Qua nỗi nhớ của hổ, ta thấy rõ điều đó. Khung cảnh hiện lên với “bóng cả, cây già” thâm u,bí hiểm. Chốn sơn lâm với “tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi” làm kinh thiên động địa khiến muôn loài phải khiếp sợ mà lẩn tránh. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:
“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi”.
Từng sắc thái của hổ hiện lên trước mắt người đọc qua lớp ngôn từ sống động, đầy sức biểu cảm. Con hổ với tư thế tự do, kiêu hãnh, bước đi như sóng cuộn, mây vờn, lặng lẽ giữa bao la vũ trụ. Không có loài nào dám sánh bước cùng nó. Nó nhìn khắp không gian với đôi mắt thần sắc. Kể cả trong bóng tối cũng không gì che giấu nổi nó. Đó là một tư thế hoàn toàn tự chủ, thống trị cả ánh sáng lẫn màn đêm. Nó nhận thấy muôn loài đang run sợ, đáng thương như sắp đi vào cõi chết. Sức mạnh oai quyền của nó đủ sức lấn át mọi sự đối nghịch và sẵn sàng tiêu diệt tất cả.
Đó là uy quyền tuyệt đỉnh của vị chúa tể rừng xanh không gì địch nổi. Không gian thần bí với những loài cây không tên không tuổi mà con người chưa từng biết đến hay đặt chân đến. Nó tự hào về điều đó. Những gì nó biết và ngự trị vượt xa những gì con người đã biết và chiếm lĩnh. Đó là một bí mật mà nó không bao giờ muốn chia sẻ.
Chưa hết, hồi ức của hổ tiếp tục mơ về những tháng ngày lẫm liệt, gắn chặt với kỉ niệm không bao giờ quên:
“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Chín câu thơ là bốn bức tranh tuyệt đẹp về cảnh tượng đại ngàn và niềm vui sướng ngự trị của hổ. Nó say sưa thưởng thức và tự hào dù chỉ qua hồi tưởng. Những cảm xúc cuộn trào dữ dội, không ngừng làm cho nó say mê. Đó là những đêm vàng ánh trăng bên bờ suối êm đềm. Sau cuộc đi săn nó đắm mình trong ánh trăng huyền ảo. Đó là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, vũ trụ đi vào cơn quần vũ khủng khiếp. Đó là những bình minh rực rỡ ánh sáng và rộn rã tiếng chim ca ru mềm giấc ngủ. Đó là những chiều lênh láng máu sau rừng biểu hiện sức mạnh chinh phục và giết chóc của chúa sơn lâm.
Tất cả diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ đến đáng sợ. Con hổ chiếm giữ một sức mạnh phi thường ngang tầm trời đất. Ta có cảm tưởng như chính con hổ đã tạo ra quy luật trong một thế giới riêng nào đó mà ở đó nó định đoạt tất cả. Không có đối thoại, không có đối lực, tất cả đều tuân phục một cách triệt để. Thế nhưng, câu thơ cuối đã trả người đọc về với thực tại. Tất cả bây giờ chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hùng tráng, lẫm liệt để hồi cố nhằm lấy lại nghị lực mà sống tiếp. Thực tại khép lại giấc mơ huy hoàng:
– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
Nếu ở trên kia nó ngạo nghễ bao nhiêu thì giờ đây nó lại chán chường bấy nhiêu. Hai từ “than ôi!” như là tiếng kêu thống thiết , bất lực trước thực tại và tiếc nuối chốn cũ rừng xưa đã mãi mãi không còn. Bây giờ, nó quay về đối điện và khinh miệt thực tại:
“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”.
Trước mắt hổ, khung cảnh vườn bách thú thật tầm thường và giả dối. Tất cả đã bị ngụy tạo một cách vụng về, không che giấu nổi sự thấp kém của nó. Hổ khinh mạn điều đó khi so sánh với chốn rừng thiêng bí hiểm, âm u. Cảnh vật giả tạo, phù phiếm khiến nó thất vọng. Tất cả tầm thường, không một chút tương xúng nào với nó. Càng nhìn ngắm, nó càng ngao ngán.
Bởi thế, nó không nguôi nhung nhớ vì cảnh vật trước mắt càng làm cho nó thêm chán ghét. Ít ra, khi giam cầm nó cũng phải có cái gì đó đáng để cho nó khâm phục hoặc tự hào. Nhưng ở đây, sự đối lập quá lớn, quá tàn nhẫn. Điều đó khiến cho những mâu thuẫn trong nó không ngừng trỗi dậy trong tiếng kêu than thảm thiết:
Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
Câu thơ “Nơi ta không còn được thấy bao giờ!” xác nhận sự bất lực hoàn toàn của con hổ. Giờ đây, nó đã xác nhận phải sống với thực tại thấp kém này và tự nhắc nhở mình thôi mong nhớ hay hi vọng. Chiếc khung lòng mỏng manh nhưng giam giữ quá chặt. Kể cả sức mạnh như nó cũng không thể nào phá nổi. Nó chỉ khẩn xin một điều rằng những giấc mơ kia dẫu chỉ là mơ mộng thôi nhưng cứ tiếp tục đến để hồn của hổ được an ủi, được vỗ về mà tiếp tục sống hết những tháng ngày còn lại.
Qua tâm sự của con hổ, Thế Lữ cũng đã kín đáo thể hiện khát vọng tự do và tinh thần yêu nước của mình và thế hệ thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Tuy không tìm được lối thoát, cuối cùng cũng rơi vào bế tắc nhưng bài thơ đã thể hiện được sức sống của dân tộc trong thời kì nô lệ, luôn khát vọng vươn lên dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Niềm mơ mộng có sức mạnh cổ vũ tinh thần con người tiếp tục sống và đợi chờ cơ hội vượt thoát để làm nên cuộc cách mạng vĩ đại sau này.
Nếu xét về lý tưởng, Thế Lữ đã không có đóng góp gì đáng kể. Nhưng qua bài thơ Nhớ rừng người đọc nhận rõ đước sức mạnh sử dụng ngôn từ của ông. Nó giống như một đoàn quân ồ ạt xông tới, tung hoành mạnh mẽ. Người đọc không cần làm gì thêm, cứ thản nhiên đón nhận. Một thành công nữa của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng. Đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.