Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo: Mùa xuân nho nhỏ là bài thơ độc đáo của Thanh Hải viết về mùa xuân. Mùa xuân đất nước hiện lên với hình ảnh thật đẹp của người cầm súng và người ra đồng. Người cầm súng chính là chiến sĩ hết mình bảo vệ quê hương và hi sinh hạnh phúc của mình. Người ra đồng là người lao động cần mẫn, chăm chỉ đã hết mình dựng xây quê hương. Họ trở thành biểu tượng thật đẹp cho hai nhiệm vụ song song của Tổ quốc là lao động và chiến đấu. Ta còn ấn tượng đậm nét với hình ảnh lộc. Lộc "giắt đầy trên lưng, trải dài nương mạ". Lộc ấy là lộc của mùa xuân, của thiên nhiên tươi đẹp cùng một niềm tin về một ngày mai tươi sáng. Điêp ngữ tất cả được THanh Hải sử dụng thật khéo trong khổ thơ này. Cái "hối hả, xôn xao" ấy gợi cn người đến với nhịp điệu sôi động, hối hả khẩn trương trong mọi công việc, trong mọi nhiệm vụ. Từ hình ảnh sống động của người ra đồng, của người cầm súng, ta càng thấy được niềm tin của nhà thơ vào tương lai tươi đẹp của đất nước. Bốn ngàn năm được Thanh Hải nhắc đến trong câu thơ chính là hành trình "vất vả, gian lao" mà nhân dân ta đã trải qua để con ngày hôm nay. Đất nước hữu hình hóa trở thành con người nhọc nhằn, vất vả. Đồng thời, ta còn thấy được sự chờ mong, niềm tin tươi sáng vào tương lai qua lời thơ "Đất nước như vì sao". Vì sao của hi vọng, vì sao của niềm tin, vì sao của lí tưởng. Chao ôi! Ta thấy được niềm tin mãnh liệt của nhà thơ với "Cứ đi lên phía trước". Rồi mai đây chúng ta sẽ đi về một ngày mai tươi sáng, đi về một hòa bình, hạnh phúc. So sánh của THanh Hải độc đáo kết hợp cùng cách nói gợi hình đã tạo nên sự vận động mạnh mẽ trong đất nước mùa xuân, trong con người mùa xuân. Tóm lại, khổ hai và khổ ba của bài thơ đã cho thấy được mùa xuân đất nước tươi đẹp trong tâm trí nhà thơ.
Refer:
Đoạn thơ trên trích trong bài thơ mùa xuân nho nhỏ của thanh hải được viết năm 1980 đã khắc họa thành công cảm xúc của tác giả trước mùa xuân thiên nhiên đất nước.Hình ảnh lộc xuân theo người ra đồng làm đẹp í thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu là 2 nhiệm vụ không thể tách rời.Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.Hình ảnh 'mùa xuân người cầm súng/Lộc giắt đầy trên lưng'làm chúng ta liên tưởng đến những người chiến sĩ ra trận mà mang trên vai những chồi non lộc biếc của dân tộc.Từ"lộc' còn làm cho ta liên tưởng dến hình ảnh người lính ra trận mang theo sức sống của cả dân tộc.Chính màu xanh sức sống đó đã tiếp cho người lính sức mạnh ,ý chí để họ diệt quân thù.Hình ảnh"Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ"nói về những người lao động ươm mầm cho sự sống,ươm những hạt mầm non trên những cách đồng quê.Từ "lộc" còn mang sức sống ,sức mạnh cho con người. Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…Nhà thơ đã cảm nhận mùa xuân bằng hai từ láy gợi cảm hối hả là vội vã ,khẩn trương, liên tục không dừng;Xôn xao khiến ta nghĩ đến tiếng âm vang vọng về hòa với nhau xao động.Tiếng lòng của tác giả như reo vui náo nữ trước tinh thần khẩn trương của mọi người.Mùa xuân đất nước đã được tác giả miêu tả thật tuyệt đẹp.
Thiếu trợ từ nữa em nhé, trong đoạn này chị thấy có đoạn có từ ''là'' chính là trợ từ em nhé!
Hình ảnh lộc xuân theo người ra đồng làm đẹp í thơ với cuộc sống lao động và chiến đấu là 2 nhiệm vụ không thể tách rời.Họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.
em tham khảo như sau nha:
Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!
=> Thành phần cảm thán: Ôi
Thành phần tình thái: Hẳn là
Phép lặp: Màu tím như....