Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
a) Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng: . * Thuận lợi: Điều kiện tự nhiên: • Có vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế- xã hội với các vùng trong cả nước. • Địa hình tương đối bằng phẳng. • Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có một mùa đông lạnh là điều kiện thuận lợi để đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính. • Hệ thống sông ngòi dày đặc (lớn nhất là sông Hồng, sông Thái Bình) có lượng nước dồi dào quanh năm, thuận lợi cho tưới tiêu. • Đất phù sa sông Hồng rất màu mỡ thích hợp cho thâm canh lúa nước. • Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp năng lượng. • Tài nguyên biển phong phú thuận lợi cho khai thác, nuôi trồng thủy sản. Điều kiện dân cư- xã hội: • Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta, nguồn lao động dồi dào, mặt bằng dân trí cao. • Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất cả nước. • Một số đô thị được hình thành từ lâu đời (Thành phố Hà Nội, Hải Phòng). * Khó khăn: • Mùa đông khí hậu lạnh, ẩm, nấm mốc sâu bệnh dễ phát triển ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. • Mật độ dân số cao, kinh tế chuyển dịch chậm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. • Diện tích đất phèn, đất lầy thụt lớn cần được cải tạo. • Mùa lũ nước sông Hồng dâng cao gây ngập lụt, khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. b) Ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo hướng nông- lâm kết hợp ở trung du và miền núi Bắc Bộ. . • Tăng độ che phủ rừng. Hạn chế lũ quét, xói mòn đất. • Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dòng sông, điều tiết nước cho các hồ thủy điện và thủy lợi. • Là cơ sở nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất giấy. • Góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp, tăng thu nhập, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc.
Refer'
a. Khí hậu nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp
thuận lợi và khó khăn của khí hậu nước ta trong sản xuất nông nghiệp:
- Thuận lợi:
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: nóng ẩm , mưa nhiều tập trung theo mùa.
=> Cây trồng vật nuôi sinh trưởng, phát triển nhanh; dễ dàng tiến hành các biện pháp thâm canh, xen canh, gối vụ.
+ Khí hậu phân hoá phức tạp theo không gian, theo thời gian, theo mùa.
=> Phát triển đa dạng hóa cơ cấu cây trồng: cây nhiệt đới, cây cận nhiệt và cả cây ôn đới
- Khó khăn: Thời tiết diễn biến thất thường, thiên tai thường xuyên xảy ra
+ Thời tiết diễn biến phức tạp, nhiều thiên tai bất thường xảy ra: Bão, lũ, lụt, mưa đá, sương
muối…….
+ Độ ẩm lớn, sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc phát triển mạnh…
b. Nhận xét và giải thích sự phân bố vùng trồng lúa ở nước ta
- Các vùng trồng lúa của nước ta phân bố chủ yếu ở các đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng duyên hải miền Trung. Ngoài ra, còn có ở các cánh đồng thuộc Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.
- Các vùng này có nhiều điều kiện thuận lợi là: đồng bằng phù sa màu mỡ, cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, nhất là về thuỷ lợi, đông dân cư,.
c. Phân tích vai trò, ý nghĩa của việc trồng cây công nghiệp ở nước ta
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
- Giải quyết việc làm, sử dụng hợp lí nguồn lao động và tài nguyên thiên nhiên ở trung du, miền núi cũng như ở khu vực nông thôn.
Câu 2:
Sông ngoài Châu á:
-Khá ptrien và có nhìu hệ thống sông lớn như hoàng hà, trường giang, mê công,ấn .hằng
-Các sông Châu á phân bố k đều và có chế độ nước khá phức tạp:
+Ở Bắc á mạng lưới sông dày và các sông chảy từ nam lên bắc
+ở đông á nam á và đông nam á mạng lưới sông dày và có nhiều sông lớn
+ở tây nam á và vùng nội địa sông ngoài kếm phát triên.
C
Tham khảo
Câu 1:
Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:
+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
Câu 2:
Nam Á có ba miền địa hình khác nhau.
– Phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a cao, đồ sộ, chạy theo hướng tây bắc – đông nam dài gần 2600km, rộng trung bình từ 320-400km.
– Nằm giữa là đồng bằng Ấn – Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ biển A-rap đến vịnh Ben – gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250 -350 km.
– Phía nam là sơn nguyên Đê – can tương đối thấp bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Câu 3:
- Dân số đứng thứ 1 trong các khu vực châu Á (năm 2020: 1,9 tỉ người), mật độ dân số cao nhất với khoảng 303 người/km2
- Dân cư phân bố không đồng đều:
+ Tập trung đông đúc ở sườn phía nam dãy Hi-ma-lay-a, đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển dãy Gát Tây và Gát Đông.
+ Thưa thớt ở sơn nguyên Đê-can, Tây Bắc Ấn Độ và Pa-ki-xtan, sườn phía bắc dãy Hi-ma-lay-a.
- Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
Câu 4:
- Dân cư tập trung đông đúc ở vùng đồng bằng, ven biển và các đô thị, vì những nơi này có nhiều thuận lợi về diều kiện sống (địa hình, đất đai, nguồn nước, giao thông, trình độ phát triển kinh tế,...).
- Dân cư thưa thớt ở miền núi, vi ở đây có nhiều khó khăn cho cư trú và sinh hoạt (địa hình dốc, giao thông khó khăn,...).
Câu 5:
Thành tựu nông nghiệp của các nước châu Á:
* Trồng trọt:
- Cây lương thực:
+ Lúa gạo là cây lương thực quan trọng nhất, được trồng chủ yếu trên các đồng bằng phù sa màu mỡ. Ngoài ra có lúa mì và ngô được trồng ở các vùng đất cao và khí hậu khô hơn.
+ Châu Á chiếm gần 93% sản lượng lúa gạo và 39% sản lượng lúa mì thế giới (2003).
+ Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đông dân nhất thế giới, trước thường xuyên thiếu hụt lương thực, nay đã đủ và còn thừa để xuất khẩu.
+ Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhất và thứ hai thế giới.
- Cây công nghiệp lâu năm:
+ Gồm: cà phê, chè, cao su, dừa, chà là.
+ Đem lại nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng hàng đầu cho các nước.
* Chăn nuôi:
- Các vật nuôi chủ yếu là: trâu bò, lợn, gà, vịt, dê, bò, ngựa, cừu..
- Phương pháp chăn nuôi theo hình thức công nghiệp được phát triển mạnh mẽ, mang lại hiệu quả.
Câu 6: Khu vực Nam Á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Nam Á: là bộ phận nằm ở rìa phía nam của lục địa. Phía tây giáp biển A-rap. phía đông giáp vịnh Ben-gan, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía bắc là hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ.
- Các miền địa hình chính từ bắc xuống nam:
+ Phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-Iay-a hùng vĩ chạy theo hướng tây bắc - đông nam dài gần 2600 km. bề rộng trung hình từ 320 - 400km.
+ Nằm giữa: đồng Hằng Ấn - Hằng rộng và bằng phẳng, chạy từ bờ biển A- rap đến bờ vịnh Ben-gan dài hơn 3000km, bề rộng từ 250km đến 350km.
+ Phía nam: sơn nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng. Hai rìa phía tây và phía đông của sơn nguyên là các dãy Gát Tây và Gát Đông.
Câu 7:
Đặc điểm tự nhiên
a) Địa hình và sông ngòi khu vực Đông Á:
- Địa hình đa dạng: các hệ thống núi, sơn nguyên cao, hiểm trở phân bố ở phía Tây Trung Quốc.
+ Các vùng đồi núi thấp và đồng bằng rộng và bằng phẳng phân bố ở phía Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên.
- Sông ngòi:
+ 3 hệ thống sông lớn là: sông A-mua, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang bồi đắp thành những đồng bằng lớn.
+ Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ, đầu thu, nước cạn vào cuối đông, xuân.
- Phần hải đảo: nằm trong vành đai lửa "Thái Bình Dương", là miền núi trẻ thường có động đất và núi lửa.
b) Khí hậu và cảnh quan
+ Phần hải đảo và phần phía Đông lục địa có khí hậu gió mùa.
+ Phần phía Tây đất liền: khí hậu khô nên cảnh quan thảo nguyên khô, hoang mạc và bán hoang mạc phát triển.
2.- Là khu vực rộng lớn nằm ở phía tây nam chầu Á, diện tích: khoảng 7 triệu m2, dân sô' hơn 33 triệu người (năm 2005).
- Tài nguyên chủ yếu: dầu mỏ, khí tự nhiên...
+ Thời cổ đại đã xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rờ. Đây là nơi ra đời của các tôn giáo lớn. Phần lớn dân cư hiện nay theo đạo Hồi.
2.
1. Tây Nam Á
Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
- Diện tích: 7 triệu km2
- Dân số: 313 triệu người.
- Vị trí: Nằm ở Tây Nam châu Á, tiếp giáp 3 châu lục: Á, Âu, Phi; án ngữ trên đường hàng hải quốc tế từ Á sang Âu. Có vị trí chiến lược về kinh tế, giao thông, quân sự.
Bao gồm các nước: Armenia, Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, Palestin (dải Gaza và Bờ Tây sông Jordan), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen, Phần châu Á của: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia).
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên:
+ Khí hậu khô, nóng nhiều núi cao nguyên và hoang mạc.
+ Tài nguyên chủ yếu là dầu mỏ tập trung quanh vịnh Pec-xich.
- Đặc điểm xã hội:
+ Nơi ra đời nhiều tôn giáo, nền văn minh.
+ Hiện nay đa số dân cư theo đạo Hồi nhưng bị chia rẽ thành nhiều giáo phái mất ổn định.
2. Vai trò cung cấp cấp dầu mỏ
- Trữ lượng dầu mỏ lớn, Tây Nam Á chiếm 50% thế giới => nguồn cung chính cho thế giới.
=> trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc.